Dạy Con Trong Hoang Mang 2: Chuyển Hóa Chính Mình Để Giáo Dục Con Thơ
Giới Thiệu
**Dạy Con Trong "Hoang Mang" 2** tiếp nối thành công của phần 1, là cuốn sách được kỳ vọng sẽ mang đến cho các bậc phụ huynh một góc nhìn mới về giáo dục con cái. Thay vì tập trung vào kỹ năng dạy con, tác giả TS. Lê Nguyên Phương hướng đến việc **chuyển hóa chính bản thân người lớn**, để từ đó nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
Nội Dung Chính
Cuốn sách bao gồm 29 bài viết được phân chia thành các chủ đề, dựa trên những thắc mắc và mong muốn được hỗ trợ từ phía độc giả. Những chủ đề này được khai thác một cách sâu sắc, từ những vấn đề gia đình như **bạo hành gia đình, ly hôn, ảnh hưởng của việc chiều chuộng con cái**, đến những vấn đề xã hội như **nhân cách, đạo đức, thế giới quan**.
Những Điểm Nổi Bật
**Dạy Con Trong "Hoang Mang" 2** mang đến những điểm nổi bật:
* **Góc nhìn mới**: Thay đổi suy nghĩ, thay đổi cách giáo dục.
* **Nội dung thực tế**: Dựa trên những phản hồi và thắc mắc từ phía độc giả.
* **Phong cách chia sẻ chân thành**: Giúp các bậc phụ huynh cảm thấy đồng cảm và được đồng hành.
* **Hướng đến giải pháp**: Không chỉ chỉ ra vấn đề mà còn đưa ra những giải pháp khả thi.
Review Nội Dung
**"Thiên đàng đổ vỡ"** là một trong những bài viết ấn tượng, đề cập đến hậu quả nghiêm trọng của bạo lực gia đình. Tác giả phân tích chi tiết ảnh hưởng của bạo lực gia đình lên tâm lý trẻ thơ, từ những ám ảnh về tâm hồn đến những hệ lụy trong tương lai. Ông đưa ra những lời khuyên thiết thực cho các bậc cha mẹ về việc **hòa giải những tổn thương**, **xây dựng môi trường an toàn** cho con cái.
Ngoài ra, những chủ đề như **"Sau lời chia tay"**, **"Che khuất bầu trời"**, **"Công ơn dưỡng dục"**, **"Muối của đất công chính"** cũng được khai thác một cách sâu sắc, mang đến những bài học bổ ích về cách **xây dựng nhân cách**, **giáo dục đạo đức**, **nuôi dưỡng tâm hồn** cho trẻ.
Đối Tượng Độc Giả
**Dạy Con Trong "Hoang Mang" 2** phù hợp với:
* Các bậc cha mẹ đang gặp khó khăn trong việc giáo dục con cái.
* Những người muốn tìm hiểu thêm về tâm lý trẻ thơ và phương pháp nuôi dạy con hiệu quả.
* Những ai quan tâm đến vấn đề giáo dục và phát triển nhân cách.
Kết Luận
**Dạy Con Trong "Hoang Mang" 2** là một cuốn sách đáng đọc cho các bậc phụ huynh. Với những chia sẻ chân thành, những lời khuyên thiết thực, cuốn sách là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trên hành trình nuôi dạy con cái.
Dạy Con Trong "Hoang Mang" - Tập 1 (Tái Bản 2024)
Chuyển hóa chính mình để chuyển hóa con
Anbooks trân trọng giới thiệu đến quý độc giả tác phẩm **"Dạy con trong "Hoang Mang""** của tác giả TS. Lê Nguyên Phương - một chuyên gia tâm lý học đường người Việt với 20 năm kinh nghiệm lâm sàng từ khối mầm non đến đại học tại Mỹ. Sách được Anbooks phối hợp với NXB Tổng Hợp TPHCM xuất bản và phát hành.
Giải mã những hoang mang trong hành trình nuôi dạy con
Cuốn sách là tập hợp 30 bài viết, được TS. Lê Nguyên Phương tâm huyết chắt lọc từ kinh nghiệm thực tiễn và nghiên cứu chuyên sâu, mang đến những lời khuyên hữu ích và thiết thực cho các bậc phụ huynh và giáo viên.
**"Dạy con trong "Hoang Mang""** không chỉ đơn thuần là một cuốn sách giáo dục, mà còn là một hành trình đồng hành cùng bạn đọc, giúp bạn:
* **Hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến "hoang mang" trong việc nuôi dạy con.**
* **Nắm vững những kiến thức khoa học về tâm lý học giáo dục, tham vấn, và thần kinh để ứng dụng vào việc dạy con.**
* **Xây dựng những phương pháp giáo dục phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.**
* **Học cách kiểm soát cảm xúc, kiên nhẫn và yêu thương con vô điều kiện.**
* **Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, gắn kết với con cái.**
Review nội dung sách:
**"Dạy con trong "Hoang Mang""** được đánh giá là một cuốn sách đầy tâm huyết và giá trị. Ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, cách dẫn dắt logic, tác giả đã khéo léo kết hợp kiến thức chuyên môn với những câu chuyện thực tế, giúp bạn đọc dễ dàng tiếp thu và áp dụng vào cuộc sống.
Với nội dung phong phú, đầy đủ và chi tiết, cuốn sách mang đến cho bạn đọc những giải pháp hiệu quả, giúp bạn tự tin hơn trong việc nuôi dạy con cái, giúp con trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần.
**"Dạy con trong "Hoang Mang""** là một lựa chọn lý tưởng dành cho:
* Các bậc phụ huynh đang gặp khó khăn trong việc nuôi dạy con cái.
* Giáo viên, người làm công tác giáo dục.
* Những ai quan tâm đến việc phát triển tâm lý trẻ em.
**Hãy cùng hành trình "chuyển hóa chính mình để chuyển hóa con" cùng "Dạy con trong "Hoang Mang""!**
Học Sinh Tiểu Học Và Nghề Dạy Học Ở Bậc Tiểu Học
Dạy học là một nghề cao quý, nhưng dễ bị tổn thương. Cao quý vì nó liên quan đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ xã hội nào. Dễ bị tổn thương cũng vì lẽ đó: Giáo dục là việc của mọi người đang sống.
Giáo dục tiểu học là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, đặt nền móng cho toàn bộ tiến trình được giáo dục và tự giáo dục của một người. Theo mạch tư duy đó, sau khi xuất bản cuốn sách “Giáo dục hiện đại” (tác giả Hồ Ngọc Đại) – gợi mở tư duy về triết lí giáo dục và phương thức triển khai triết lí trên nền tảng công nghệ giáo dục, Fahasa trân trọng gửi đến bạn đọc cuốn sách thứ hai trong Tủ sách Giáo dục mới: “Học sinh tiểu học và nghề dạy học ở bậc Tiểu học” của cố PGS. TS Nguyễn Kế Hào, do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản lần đầu năm 1992.
Nếu cuốn “Giáo dục hiện đại” là triết học về giáo dục, thì cuốn “Học sinh tiểu học và nghề dạy học ở bậc Tiểu học” có thể ví như cẩm nang “cầm tay chỉ việc” cho các nhà giáo ở bậc Tiểu học. Đây là một tham chiếu cho bất kì nhà giáo, nhà nghiên cứu giáo dục nào trong việc triển khai từ triết lí giáo dục đến phương pháp giáo dục, và sau cùng là hoạt động giáo dục. Có thể nói, nếu GS. Hồ Ngọc Đại là tổng công trình sư của Công nghệ giáo dục, thì PGS. TS Nguyễn Kế Hào và các cộng sự chính là nhà thiết kế và thi công.
“Học sinh tiểu học và nghề dạy học ở bậc Tiểu học” mô tả chi tiết và cặn kẽ làm thế nào để giáo viên thiết lập mục tiêu giảng dạy, thiết kế hoạt động cho một tiết học, đảm bảo mục tiêu lấy học trò làm trung tâm trên cơ sở tâm lý học về trẻ em tiểu học. Cuốn sách cung cấp các hướng dẫn về sự chuẩn bị đúng đắn cho trẻ em 6 tuổi khi đến trường, đồng thời gửi đến giáo viên tiểu học những lưu ý, hướng dẫn quý giá về nghề dạy học ở bậc Tiểu học. Bạn đọc có thể cảm nhận cuốn sách như một lá thư của “ông thầy già” gửi đến các thế hệ giáo viên tiểu học để tiếp nối, với sự nghiêm cẩn, tình thương và sự gửi trao ân cần.
Fahasa muốn giới thiệu cuốn sách đã xuất bản cách đây 30 năm, đưa vào Tủ sách Giáo dục mới, bởi vì những gì tác giả viết ở đây vẫn còn ĐANG mới. Chúng tôi nhìn thấy sự tương đồng giữa các nguyên lí chuyển đổi số của thời đại này – thời đại số với triết lí giáo dục và phương pháp giáo dục của trường phái Công nghệ giáo dục mà tác giả - PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào cùng GS.TSKH Hồ Ngọc Đại tận tâm xây dựng.
Nước ta đang bước vào tiến trình chuyển đổi số toàn diện, và ngành giáo dục không nằm ngoài dòng chảy đó. Nếu như nhà trường truyền thống dạy trẻ theo phương thức “Thầy giảng giải – Trò ghi nhớ” theo kinh nghiệm, thì giáo dục hiện đại theo Công nghệ giáo dục chính là áp dụng phương thức “Thầy thiết kế – Trò thi công”, “Thầy tổ chức – trò hoạt động” theo nguyên lý chuyển đổi số. Tri thức mà trẻ em có được lúc này là tri thức sống: Trẻ tự mình làm ra, tự mình hiểu biết, tự mình thấm thía, từ đó, tự mình thấy ra vẻ đẹp của việc học, và tự mình hưởng thụ.
Cách Công nghệ giáo dục triển khai dạy học thông qua các chuỗi thao tác chính là nền tảng của Agile thinking (tư duy linh hoạt), cũng là nền tảng của Creative thinking (tư duy sáng tạo). Các phương pháp dạy học gần đây như: dạy học theo dự án (Project base learning); lấy học sinh làm trung tâm (Student – centered learning)… về bản chất đã được tác giả Nguyễn Kế Hào mô tả tương đồng trong thiết kế hoạt động dạy – học từ 30 năm trước.
Thật thú vị khi nhận ra rằng, từ vài chục năm trước, ở nước ta đã có những nhà tư tưởng, những nhà giáo dục hiện đại với phương pháp giáo dục mà họ đã và đang triển khai vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay, dù bối cảnh xã hội đã có nhiều thay đổi. Vì lẽ này, chúng tôi xin giữ nguyên nội dung cuốn sách mà không chỉnh lý bổ sung, với mục đích để bạn đọc thấy được giá trị lịch sử khi hình thành tác phẩm trong bối cảnh những năm đầu thập niên 1990.
Với lối viết giản dị, khúc chiết, trực diện – một đặc điểm dễ nhận thấy của các tác giả thuộc “Trường phái Công nghệ giáo dục” – cuốn sách dễ đọc, dễ ghi nhớ, dễ ứng dụng cho bất kỳ ai quan tâm và thực hành giáo dục, đặc biệt là giáo dục tiểu học. Cuốn sách cũng rất hữu ích với các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi tiểu học. Đây cũng là một tài liệu quý về giáo dục và lịch sử giáo dục Việt Nam.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình tác giả và Viện Công nghệ Giáo dục đã tạo điều kiện để chúng tôi đồng thực hiện việc tái bản cuốn sách này.
Trân trọng.
Đại Dịch! Tim Không Đập Thình Thịch: Corona Từ A - Z
Đại dịch tim không đập thình thịch ra đời trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn “tiền khẩn cấp" trong công cuộc chống dịch Covid-19, khi vô số nguồn tin liên quan đến dịch bệnh, gồm cả những nguồn tin sai lệch sự thật, lại đang tấn công cộng đồng từ bên ngoài, gây suy yếu cơ thể chúng ta qua “hệ miễn dịch tư tưởng”, tạo ra những náo loạn không cần thiết. Song song với những công văn và thông báo chính thức từ chính quyền, chúng ta cũng đọc thấy những mẩu tin đáng buồn như “Ngộ độc vì tự ý uống thuốc sốt rét phòng Covid-19” hay những bài viết về hiện tượng kỳ thị nhóm người Việt sinh sống tại nước ngoài quay về Việt Nam để tránh dịch. Đ ại dịch tim không đập thình thịch đ ược xuất bản với hy vọng mang đến kiến thức y khoa vững chắc về dịch Covid-19, đồng thời giúp mọi người dân Việt Nam hiểu được bản chất của các loại virus truyền nhiễm và những hành vi liên quan đến dịch tễ cộng đồng - là kiến thức hữu ích ngay cả khi dịch bệnh đã đi qua.
Điều đặc biệt của Đ ại dịch tim không đập thình thịch chính là việc đây là cu ốn cẩm nang này là lời giải thích y khoa về các bệnh lây nhiễm cộng đồng với trường hợp cụ thể là vi-rút Covid-19 được diễn giải qua lời của bác sĩ chuyên khoa nhiễm bằng văn phong hài hước, bình dân. Khác với những tài liệu cung cấp kiến thức y khoa đơn thuần, cuốn sách này là lời giải đáp cho thắc mắc của người dân, đến từ bác sĩ có kinh nghiệm làm việc liên quan tới các bệnh truyền nhiễm. Được viết từ lời chia sẻ của một bác sĩ người Việt, nhiều năm khám và chữa cho người Việt trong bối cảnh tại Việt Nam, cuốn sách mang đến độc giả Việt Nam những khái niệm và hướng dẫn cơ bản về dịch Covid-19, những điều mọi người nên làm trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay, và những điều mọi người có thể làm trong thời gian tới khi đã đi qua đỉnh dịch. Những chia sẻ này hy vọng sẽ giúp mọi người hiểu đúng hơn và có được thái độ hợp lý hơn khi chung sống với dịch bệnh và vô vàn những thông tin về dịch bệnh.
Năm chương sách và những bài tham khảo đi kèm tương ứng với từng mục thông tin, đi từ hiểu biết chung đến liên hệ y tế với từng đối tượng người dùng - trẻ em khi đi học, người lớn khi đi làm, từng cá nhân trong một cộng đồng chung.
Về tác giả:
Bác sĩ Trương Hữu Khanh tốt nghiệp Đại học Y Khoa năm 1988. Từ năm 1996 đến nay, bác sĩ Trương Hữu Khanh nắm giữ cương vị trưởng khoa Nhiễm - Nội thần kinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Bác sĩ Trương Hữu Khanh được mệnh danh là “khắc tinh” của vi trùng và vi khuẩn gây bệnh, là người đi tiên phong trong việc xây dựng phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng, hiện vẫn đang được tiếp tục áp dụng để cứu sống hàng trăm nghìn trẻ em trong thời gian dịch bùng phát.
Từ năm 2015 đến nay, bác sĩ Khanh đã lập và điều hành fanpage trên Facebook “Hỏi bác sĩ nhi đồng" để tương tác với cha mẹ và giải đáp các thắc mắc về bệnh của trẻ em. Đầu năm 2018, bác sĩ Khanh cho ra mắt cuốn sách “ H ỏi Bác Sĩ Nhi Đồng: Giải Đáp Thắc Mắc Của Cha Mẹ Về
Bệnh Con Nít”. Cuốn sách là nơi tập hợp một cách hệ thống toàn bộ những bài viết có tính hỏi đáp giữa cha mẹ trẻ em và bác sĩ nhi, là những chia sẻ hữu ích, thiết thực, để làm sách gối đầu giường cho các bà mẹ bỉm sữa.
Dạy Con Trong Hoang Mang II
Gửi gắm thông điệp “chuyển hóa chính mình để giáo dục trẻ thơ”
Với thông điệp “Chuyển hóa chính mình để giáo dục trẻ thơ”, bộ sách Dạy con trong “hoang mang” gửi đi một thông điệp khác biệt với những cuốn sách khác trên thị trường sách Việt Nam hiện nay: các bố mẹ cần chuyển hóa chính mình, “hòa giải” với quá khứ và những tổn thương của mình, để việc giáo dục con cái trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Đây chính là thông điệp chủ đạo xuyên suốt trong toàn bộ cuốn sách, và cũng chính là điều khiến bố mẹ Việt Nam đồng tình, chia sẻ giá trị của cuốn sách với nhiều người khác. Cuốn sách đã tạo nên một hiệu ứng xã hội tích cực trong 6 tháng cuối năm 2017.
Dựa trên những phản hồi của bạn đọc thông qua giải pháp Social Books của Anbooks và tác giả Lê Nguyên Phương, bao gồm những thắc mắc hỏi rõ thêm và gợi ý về những chủ đề mới, sau khi về Mỹ, TS. Lê Nguyên Phương đã bắt tay vào thực hiện Dạy con trong “hoang mang” 2. Sách bao gồm 29 bài viết dựa trên trục các chủ đề được bố mẹ Việt Nam quan tâm, gửi thắc mắc và cần hỗ trợ. Có những chủ đề được phân tích, chia sẻ trong một bài viết, nhưng cũng có những chủ đề được chia sẻ thành nhiều bài liên tiếp. Từ câu chuyện “Thiên đàng đổ vỡ”, chia sẻ về nỗi đau của những đứa trẻ phải chứng kiến bạo hành trong gia đình, những di chứng về tâm hồn mà chúng phải gánh chịu; ảnh hưởng rõ rệt của các di chứng này trong đời sống của con cái; đến “Sau lời chia tay” nói về những tổn thương trẻ có thể hứng chịu do quá trình ly hôn của cha mẹ và những diễn biến trong tâm lý, hành vi của trẻ theo tiến trình thời gian sau khi sự việc xảy ra; từ câu chuyện hiểu sao cho đúng về phương pháp “tâm bình an”, “nuôi con an yên” theo phong trào đang rộ lên thời gian gần đây, chính là “khả năng tự phục hồi cảm xúc” trong khoa học, đưa ra một cái nhìn thấu đáo nhưng cũng thẳng thắn chỉ ra những “lỗ hổng” trong nhận thức của nhiều người về vấn đề này.
Các chủ đề trong Dạy con trong “hoang mang” 2 mở rộng từ gia đình đến nhà trường, từ gia đình đến xã hội. Nếu “Để con nhảy múa” đề cập đến hiện tượng các bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng và khuôn phép lên con mình, khiến con không được tự do sáng tạo và thoải mái như chính con đáng có, đến những câu chuyện lớn về nhân sinh quan của đời người như “Công ơn dưỡng dục”, nói về mối tương quan giữa con người với thế giới, với vạn vật, hay “Muối của đất công chính”, nói về ý thức liêm chính trong xã hội có thể bắt đầu từ khi trẻ còn rất nhỏ…
Sau đây là những trích đoạn trong sách: Trích đoạn “Thiên đàng đổ vỡ”:
“Nhiều bậc cha mẹ tưởng rằng con cái sẽ nhanh chóng lãng quên khi lớn lên. Vâng, chúng rồi cũng sẽ lớn, có thể rồi cũng quên ít nhiều chi tiết của những cơn ác mộng hằng đêm. Nhưng cuộc đời của chúng là minh chứng cho hậu quả của một môi trường độc hại như thế. Chúng không còn biết một gia đình bình thường là như thế nào, có chăng chỉ là những mảnh vụn hạnh phúc của gia đình người khác kể vắn tắt qua câu chuyện của bạn, thoáng nhanh qua phim ảnh, hay trộm hưởng khi ghé chơi nhà một người quen. Những tấm gương trong gia đình nay trở nên méo mó dị thường như trong nhà kính của một hội chợ [fun mirror house], không có gì vui lạ mà lại què quặt bệnh hoạn. Những đứa con gái lớn lên lại có thể tìm những ông chồng lỗ mãng, ồn ào, tàn bạo như cha mình vì không quen thuộc với hình ảnh một người đàn ông dịu dàng, ôn tồn và nhỏ nhẹ. Những đứa con trai lớn lên lại có thể đe nẹt, dọa dẫm và hành hung vợ mình, không ưa thích những người đàn bà cứng cỏi, độc lập và mạnh mẽ. Mặc cảm vì là phụ nữ, trẻ gái lớn lên lại chịu đựng chồng bạo hành vì nghĩ mình cũng “ngu dại” như cha mình đã từng mắng nhiếc mẹ mình. Tự kiêu là đàn ông, trẻ nam lớn lên lại chứng tỏ bằng cách trừng mắt, nạt nộ, tát đá như cha mình đã từng đối xử với mẹ mình. Quan hệ thân mật giữa vợ chồng dường như chỉ chứa đựng bạo lực và trấn áp để đạt được những gì mà đáng lẽ ra chỉ cần một yêu cầu dịu dàng thì cũng đã được đáp ứng.”
...
“Những hướng tiếp cận thành công trong điều trị và hỗ trợ tâm lý cho những gia đình bạo hành thường là việc giúp ổn định môi trường cho trẻ và gia đình. Đôi khi cha mẹ không hiểu biết hoặc đong lường được hết những tổn thương do chính họ gây ra trong việc xung đột với nhau. Bản thân cha mẹ cũng cần phải được điều trị chữa lành những chấn thương và nội kết ấy. Chính người cha phải tự hóa giải những bất mãn với công việc, xã hội và đời sống của mình để từ đó làm hòa với vợ con và ngay cả với bản thân. Những ấn tượng bạo hành từ trong gia đình của người cha ở nhiều trường hợp là nguyên nhân trực tiếp nhất cho việc tái diễn bạo hành ở thế hệ kế tiếp. Riêng đối với người mẹ, chính người mẹ phải được chữa lành đồng thời cung cấp những kỹ năng tự vệ cho mình và con cái. Lo cho người mẹ được ổn định tinh thần để họ có thể chăm sóc con cái là việc cần thiết. Cả hai cha mẹ đừng vội vã vì mê tín mà tìm kiếm những nguyên nhân từ kiếp trước. Hãy nhìn vào những trải nghiệm từ nhỏ của mỗi người trong gia đình riêng của mình để xem đâu là nguyên nhân của những cuồng nộ và tàn bạo, những bạc nhược và cam chịu trong hành vi và lời nói của mình.”
NHỮNG CHỦ ĐỀ TRONG CUỐN DẠY CON TRONG HOANG MANG 2
1. Quan hệ bạn bè của các con
Áp lực phục tùng: Ảnh hưởng và áp lực của bạn bè trong học đường
Lạc lõng giữa sân trường: Nhu cầu có bạn bè của trẻ và những hệ lụy của nó
2. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
Cha, người dẫn đường: Vai trò của người cha trong việc xây dựng sự nghiệp cho con
Con là chân sự: Giá trị của con trẻ đối với sức khỏe và tinh thần của cha mẹ
Mẹ là thượng đế: Vai trò của cha mẹ trong việc xây dựng cơ cấu nhận thức và nhân sinh quan của con
Tứ đại đồng đường: Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong việc nuôi dạy con trẻ
3. Nhận diện và điều hòa cảm xúc
Đối mặt quỷ dữ: Nhận diện và giải quyết sự giận dữ
Buồn ơi chào mi: Nhận diện và xây dựng thái độ tích cực với chứng trầm cảm và cảm xúc ưu sầu
Trong nỗi cô đơn: Nhận diện và xây dựng thái độ tích cực với nỗi cô độc và cô đơn.
Những vết thương đời: Chứng Chấn thương Phức tạp và ảnh hưởng của nó với tâm lý của trẻ
Sư nhỏ đứng dậy: Xây dựng thái độ tích cực và vượt khó đối với những cảm xúc trong tâm hồn
4. Ảnh hưởng của một số tình huống trong gia đình và cách dạy con
Đóng vai cha mẹ: Ảnh hưởng của việc trẻ phải gánh vác việc gia đình quá sớm
Che khuất bầu trời: Ảnh hưởng của việc kiểm soát con cái quá mức của cha mẹ
Thiên đàng đổ vỡ: Ảnh hưởng của bạo hành gia đình đối với con cái.
Thế hệ thủy tinh: Ảnh hưởng của việc chiều chuộng con quá đáng.
Sau lời chia tay: Ảnh hưởng của việc ly dị đối với con cái
5. Sự khác biệt cá tính của con trẻ cùng một gia đình
Hũ mắm đầu giàn: Vai trò và yếu tố tâm lý của con trưởng
Cha mẹ sinh con, trời sinh tính: Các yếu tố gia đình ảnh hưởng đến sự hình thành cá tính của trẻ
6. Xây dựng nhân cách và các giá trị sống
Làm kẻ bàng quan: Xây dựng tinh thần dấn thân
Than thân trách phận: Xây dựng tinh thần chịu trách nhiệm
Làm người cương trực: Xây dựng tính cách cương trực
Công ơn dưỡng dục: Xây dựng thế giới quan sinh thái
Muối của đất công chính: Xây dựng tiêu chí đạo đức và luân lý
Nuôi con vượt khó: Xây dựng khả năng vượt khó
Để con nhảy múa: Xây dựng tính cách xả ly và hoan hỉ
O tròn như quả trứng gà: Xây dựng cảm hứng học tập và đọc sách
Trứng khôn hơn rận: Xây dựng kỹ năng tư duy
Đàn bà biết gì: Xây dựng thái độ tôn trọng nữ giới
Giáo Dục Hiện Đại
Một cuốn sách hay thì bản thân cuốn sách là lời giới thiệu sinh động nhất về chính nó. Tuy nhiên, theo lệ thường, chúng tôi vẫn mạo muội muốn chia sẻ vài dòng về cuốn GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI mà bạn cầm trên tay, như một lời chào thân thương với bạn đọc.
Chúng tôi tìm thấy ở cuốn sách nhỏ này những kiến giải giản đơn, thân thuộc và dễ hiểu.
Lối viết giản dị, khúc chiết của tác giả mở cho chúng ta cánh cửa vào khu vườn suy niệm. “Nền giáo dục hiện đại có triết lý của mình: Trẻ em hiện đại tự sinh ra chính mình, tự trở thành chính mình, thành một cá nhân duy nhất, có một không hai trên hành tinh này”; “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là đổi mới tận nguyên lí triết học của nghiệp vụ sư phạm”.
Có thể với nhiều người, những gì tác giả trình bày trong cuốn sách không phải là mới mẻ. Tháo ra, lắp lại, biến đổi để tạo ra giá trị mới là nguyên lý căn bản của chuyển đổi số. Cá nhân hoá và phát triển toàn diện cũng không mới. Trao quyền cho trẻ tự học cũng không mới. Thầy cô và cha mẹ lùi lại để trẻ lớn lên cũng không mới. Nhưng thật lạ. Cuốn sách này vẫn mới: sâu sắc, căn cơ, tường minh, dẫn dắt.
Trong 45 năm qua, đã có hàng triệu học trò được hưởng cái sâu sắc, căn cơ, tường minh, dẫn dắt ấy, và rất nhiều người trong số họ đã trở thành bậc thầy của những người khác nữa, có cống hiến lớn lao cho xã hội Việt Nam hiện đại. Rất nhiều người tự hào là học trò của thầy Hồ Ngọc Đại, của Công nghệ giáo dục, đã lớn lên, đi ra thế giới rồi trở về Việt Nam xây dựng đất nước. Nhiều thế hệ học trò luôn tự hào mình là học sinh Trường Thực nghiệm.
Trong lời tựa cho cuốn sách Giải pháp giáo dục xuất bản lần đầu năm 1992, tác giả viết: “Mỗi tác giả không có nhiều tư tưởng. Nhưng nhờ ánh sáng của những tư tưởng ấy mà có thể nhìn thấy nhiều vấn đề trong cuộc sống. Ánh sáng tư tưởng cũng như ánh sáng quang học, có màu sắc khác nhau, độ sáng hơn kém nhau, nhưng dù khác biệt đến đâu, thì tư tưởng nào cũng toả sáng cho tư duy”.
Chúng tôi trân trọng cơ hội được giới thiệu tác phẩm đặc biệt này. Đây là vinh dự và may mắn của chúng tôi. Hy vọng cuốn sách sẽ tiếp tục toả sáng cho tư duy của bạn.
Trân trọng.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi