Tác giả Machado De Assis là một nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch người Brazil. Ông được xem như là nhà văn vĩ đại nhất của văn học Mỹ Latinh nói chung và văn học Brazil nói riêng. Ông là tác giả của 5 tập thơ, 9 tiểu thuyết, 9 vở kịch và 200 truyện ngắn - là bậc thầy cổ điển của văn học Brazil và thế giới thế kỷ 19.
Nhà Điên được đăng tải dài kỳ trên tạp chí A Estacao ở Rio từ 15 tháng Mười 1881 đến 15 tháng Ba 1882, trước khi được tác giả Machado tuyển chọn đưa vào tập truyện Những giấy tờ rời rạc xuất bản năm 1882. Từ đó đến nay, Nhà Điên được tái bản liên tục tại Brazil dưới dạng tác phẩm riêng biệt hay in trong các hợp tuyển, được chuyển thể thành phim điện ảnh và truyện tranh và dịch sang nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Câu chuyện xảy ra vào cái năm nhà văn Pháp Flaubert đang viết Salammbo; đêm trước khi đất nước Hoa Anh Đào chìm trong khói lửa chiến tranh và ngôi làng nọ trở thành một tàn tích không hơn. Hervé Joncour được kỳ vọng trở thành một sĩ quan quân đội, nhưng rồi anh lại sống bằng nghề buôn bán trứng tằm.
Những chuyến du hành diệu vợi của Herve Joncour từ thị trấn Lavilledieu ở miền Nam nước Pháp đi đến – bộ hành, bằng ngựa, bằng tàu lửa, bằng tàu thủy – một ngôi làng bí ẩn ở đất nước Nhật Bản – ngôi làng mà những lữ khách phương xa phải chịu để cho kẻ lạ bịt mắt dẫn tới – để tìm mua trứng tằm duy trì nghề chăn tằm dệt lụa. Ở đó, anh phải lòng người thiếp của vị lãnh chúa Nguyên Mộc để rồi cả cuộc đời chìm trong ám ảnh về “đôi mắt không có dáng phương Đông” đó.
Lụa, nguyên tác tiếng Ý là Seta, được in lần đầu tiên vào năm 1996. Sau khi phát hành, Seta trở thành một hiện tượng văn học ở châu Âu, một bestseller quốc tế, gặt hái thành công từ giới phê bình đến công chúng: chỉ riêng châu Âu, con số bán được đã lên đến 700.000 cuốn trong vòng hai năm đầu tiên 1996 - 1997.
Seta được dịch sang 37 thứ tiếng, tính đến năm 2013, riêng ở Mỹ có hai bản dịch lần lượt vào năm 1997 và 2006. Dịch phẩm tiếng Việt của Quế Sơn (dịch từ bản tiếng Pháp (Soie), in năm 1997, có tham khảo nguyên tác tiếng Ý từ ấn bản 1996), được nhà xuất bản Trẻ giới thiệu lần đầu năm 2000. Sau đó, Việt Nam cũng đã có một bản dịch khác được ấn hành năm 2007.
Sau 20 năm, ấn bản Lụa năm 2021 do Phanbook phát hành đã có nhiều chỉnh lý mới sau khi dịch giả Quế Sơn đã bỏ nhiều thời gian rà soát lại bản dịch tiếng Việt với bản Seta in năm 2013 của nhà xuất bản Feltrinelli.
Việc bỏ ròng rã 20 năm để nhuận sắc cho một bản dịch dày chưa đến 150 trang của một tác phẩm nổi tiếng đã là một cuộc du hành ý nghĩa đối với dịch giả. Cuộc du hành ấy gặp gỡ chính tinh thần du hành bên trong tác phẩm văn chương đầy duy mỹ này.
VỀ TÁC GIẢ ALESSANDRO BARICCO:
Alessandro Baricco là nhà văn, đạo diễn, nhà nghiên cứu âm nhạc nổi tiếng người Ý.
Trong lĩnh vực văn chương, ông gây chú ý với tiểu thuyết đầu tay Castelli di rabbia (1991). Sau đó, ông viết đều và xuất bản những tiểu thuyết đầy dấu ấn: Noveccento. Un monologo (1994), Senza sangue (2002), Questa storia (2005) hay La Sposa giovane (2015),…
Tác phẩm đặc trưng nhất cho lối viết của Baricco là Lụa (tiếng Ý: Seta). Tác phẩm này đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và đã đưa tên tuổi ông đến với bạn đọc thế giới, trở thành sách bán chạy trên toàn cầu.
Năm 2017, Seta được đạo diễn Francois Girard dựng thành phim điện ảnh đáng chú ý.
Alessandro Baricco đã nhận các giải thưởng danh giá: Prix Médicis étranger (Pháp), Selezione Campiello, Viareggio, Palazzo al Bosco (Italy),…
Tác giả Nguyễn Tường Thiết là con út của nhà văn Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam. Trước 1975, là giáo sư Toán Lý Hóa; phụ trách nhà xuất bản Phượng Giang. Các tác phẩm tiêu biểu của ông được Phanbook phát hành:
- Nhất Linh - cha tôi (Hồi ký, Phanbook và NXB Phụ Nữ Việt Nam)
- Căn nhà An Đông của Mẹ tôi (Phanbook và NXB Đà Nẵng) là tập hợp các truyện, tùy bút trong cuốn Mùa hạ năm ấy và Căn nhà An Đông của Mẹ tôi đã được tác giả công bố trước đây tại Mỹ.
Cùng với cuốn hồi ký Nhất Linh - cha tôi, tập Căn nhà An Đông của Mẹ tôi là những mảnh ghép còn lại để người đọc hiểu thêm về một gia đình trí thức rất đặc biệt trong dòng lịch sử nhiều biến động.
Căn nhà An Đông của Mẹ tôi được tái hiện bằng một bút pháp uyển chuyển, tinh tế, đầy cuốn hút.
Một hòn đảo rác khổng lồ ập vào bờ biển Đài Loan đã làm biến đổi vĩnh viễn số phận hai con người xa lạ tưởng chừng không bao giờ có cơ hội gặp gỡ: một thiếu niên mười lăm tuổi từ một hòn đảo trên Thái Bình Dương và một nữ giáo sư có chồng và con trai bị mất tích trong một chuyến leo núi khát khao được kết liễu mạng sống của mình.
Kết hợp nhuần nhuyễn và táo bạo chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với dụ ngôn về môi trường, Người mắt kép là câu chuyện lạ thường về mối quan hệ trong gia đình, ý nghĩa của tình yêu, và những tác hại lâu dài của việc phá hủy thiên nhiên của con người.
“Chúng ta chưa từng đọc thứ gì như cuốn tiểu thuyết này. Chưa bao giờ. Nam Mỹ đã trao cho chúng ta chủ nghĩa hiện thực huyền ảo – còn Đài Loan thì trao cho chúng ta gì đây? Một cách kể mới về hiện thực mới của chúng ta, đẹp đẽ, thú vị, đáng sợ, phi lý, chân thật. Hoàn toàn không ủy mị nhưng cũng chưa bao giờ tàn bạo, Wu Ming-Yi đối xử với sự yếu ớt của con người và của thế giới bằng sự dịu dàng đầy can đảm.”
- Ursula K. Le Guin
Hai nhà báo thường trú tại Bắc Kinh Juan Pablo Cardenal và Heriberto Araujo đã đi qua hai mươi lăm quốc gia với hàng ngàn dặm để điều tra cách thức người Trung Quốc đang nhanh chóng đưa phần lớn thế giới vào quỹ đạo của Bắc Kinh. Từ các mỏ ở Peru đến các khu rừng ở Siberia, từ các con đập ở Sudan đến các mỏ ngọc của Miến Điện - ở khắp mọi nơi.
Đây là một tác phẩm xuất sắc của thể loại báo chí điều tra. Là cuốn sách đầu tiên đưa tin chi tiết về cuộc di cư của người Trung Quốc trong lịch sử và ghi lại tiếng nói của những người đang tham gia cũng như người dân bản địa.
Nhưng phần hấp dẫn nhất của cuốn sách là đề cập đến mặt khác của cuộc di cư này, đó là cách thức người Trung Quốc đang tác động trực tiếp và gián tiếp đến toàn thế giới. Những gì mà hai tác giả phát hiện là câu chuyện về con người, kinh tế, và chính trị, đang làm thay đổi tiến trình lịch sử và chưa bao giờ được khám phá, hoặc tường thuật sâu sắc và thực tế.
"Mạnh mẽ... Tuyệt vời... Cuốn sách đào sâu vào cốt lõi chính trị." -Michael Sheridan, Sunday Times
"Sống động và đầy tính nhân văn... [Đạo quân Trung Quốc thầm lặng] cung cấp thông tin cần thiết cho tất cả những ai muốn tìm hiểu cách tiếp cận toàn cầu của tập đoàn Trung Quốc đang thay đổi cuộc sống của mọi người trên hành tinh này." - Frank Dikötter, Literary Review
"Nghiên cứu [của Cardenal và Araújo] thật phi thường và những sự thật mà họ khai quật được khiến người ta giật mình... Người Trung Quốc nên suy ngẫm về những câu hỏi mà cuốn sách nêu ra. Nhẹ nhàng mà nói thì dường như có một trường hợp cần lời giải đáp." - Evening Standard
"Những hiểu biết tuyệt vời về nền kinh tế vĩ mô, nhưng cuối cùng những câu chuyện về con người mới là điều khiến [Đạo quân Trung Quốc thầm lặng] trở nên hấp dẫn... Nhất định phải đọc quyển sách này." - Prospect
"Bí mật thiêu đốt tâm can" (nguyên tác tiếng Đức: Brennendes Geheimnis, tiếng Anh: Burning Secret) từng được các đạo diễn Richus Gliese, Robert Siodmak, Andrew Birkin... chuyển thể thành kịch câm, phim điện ảnh. Năm 1956, đạo diễn lừng danh Stanley Kubrick cùng nhà văn Calder Willingham đã chuyển thể thành một kịch bản phim, nhưng việc sản xuất phim không thành, kịch bản thất lạc mãi đến 60 năm sau mới được phát hiện ra.
Nhận xét
"Zweig là nhà văn am hiểu về cuộc sống mà ông miêu tả, và là người có tài phân tích tuyệt vời..". - Stephen Spender, The New York Review of Books
"Zweig luôn thể hiện sự tinh tế trong văn phong, lòng trắc ẩn và sự am tường tâm lý con người." - Barthold Fles, The New Republic
"Đọc văn của Zweig không chỉ là bước vào thế giới của câu chuyện, mà là ngụp lặn trong đó." - Rachel Cohen, Bookforum
"Bí mật thiêu đốt tâm can" là tác phẩm quan trọng, điển hình của phong cách văn chương Stefan Zweig, được dịch ra nhiều thứ tiếng và tái bản nhiều lần trên toàn thế giới.
Đố kỵ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch người Nga Yuri Karlovich Olesha (1899 - 1960). Ông được coi là một trong những tiểu thuyết gia Nga vĩ đại nhất thế kỷ 20.
Tác phẩm được in lần đầu trên tạp chí văn học Red Virgin Soil vào năm 1927 và đã tạo ra một sự chấn động. Là một tác phẩm viết về nhiều khía cạnh của cá tính Xô-viết, câu chuyện được thể hiện qua những dẫn giải đậm chất thơ và qua một lối kể mang dấu ấn châm biến.
Đố kỵ là một khám phá súc tích và sâu sắc về những xung đột trong mô hình thời kỳ đầu của Liên Xô: cũ và mới, trí tưởng tượng với chủ nghĩa Hiện thực Xã hội . Phản ánh số phận của giới trí thức trong xã hội thời hậu cách mạng của Nga.
" Những câu chuyện của Olesha là một bộ phim đồ sộ và dài vô tận. Để đọc đoản thiên tiểu thuyết lẫy lừng của ông, Đố kỵ, ta phải hiểu nó dưới dạng một bộ phim, xem từng trang sách được chuyển lên màn ảnh để chứng kiến cuộc đối đầu kỳ vĩ của một người với chính những tạo vật đáng sợ của mình. Từng trang của Olesha đều đáng để đọc và hiểu lại một lần nữa". - The New York Time
HỒI KÝ VỀ GIA ĐÌNH NGUYỄN TƯỜNG
Chuyện nhà của những văn nhân trụ cột Tự Lực Văn Đoàn
Tác giả: Nguyễn Thị Thế
Những bí mật, thăng trầm của gia đình Nguyễn Tường – chiếc nôi sinh ra những văn nhân và chính trị gia quan trọng bậc nhất trong lịch sử văn hóa, chính trị Việt Nam thế kỷ XX – được tái hiện bằng một giọng văn dung dị, bình thản và chân thực.
Hồi ký về gia đình Nguyễn Tường là tác phẩm đầu tiên được Phanbook chọn lọc, giới thiệu trong TỦ SÁCH GIA ĐÌNH VIỆT NAM.
PHANBOOK và NXB PHỤ NỮ VIỆT NAM trân trọng giới thiệu!
---
Bà Nguyễn Thị Thế là thành viên thứ năm trong gia đình Nguyễn Tường, gồm: Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Tường Cẩm (Giám đốc báo Ngày Nay), Nguyễn Tường Tam (nhà văn Nhất Linh, chủ trương Tự Lực Văn Đoàn; chính trị gia), Nguyễn Tường Long (nhà văn Hoàng Đạo, nhóm Tự Lực Văn Đoàn), Nguyễn Thị Thế (còn gọi là cô Năm Thế), Nguyễn Tường Lân (nhà văn Thạch Lam, nhóm Tự Lực Văn Đoàn) và Nguyễn Tường Bách (bác sĩ).
Với những hồi ức được thể hiện cô đọng và chân thành, cuộc thiên di của gia đình Nguyễn Tường từ Hội An đến Cẩm Giàng (Hải Dương), từ Hà Nội vào Nam (Sài Gòn, Đà Lạt) sau những sự kiện lịch sử... được bà Nguyễn Thị Thế viết lại dưới dạng tập hợp chuỗi bài ngắn; xuất bản năm 1974 tại Sài Gòn. Họa sĩ Tạ Tỵ đã đánh giá đây “không những là một tài liệu chính xác nhất về gia đình Nguyễn Tường, nó còn là một cuốn sách văn học được viết ngoài văn chương”.
Sau hai cuốn sách của tác giả Nguyễn Tường Thiết: Nhất Linh, cha tôi và Căn nhà An Đông của mẹ tôi (Phanbook xuất bản năm 2020 và 2021), thì cuốn Hồi ký về gia đình Nguyễn Tường của Nguyễn Thị Thế là một tài liệu văn chương quý giá giúp độc giả hiểu hơn về “chuyện nhà” của những văn nhân làm nên Tự Lực Văn Đoàn, một gia tộc sinh ra và nuôi dưỡng những hình mẫu trí thức trong một giai đoạn lịch sử đất nước đầy biến động
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Thế (1908 - 1997)
Nguyên quán: Hội An - Quảng Nam
Thuở nhỏ sống ở trại Cẩm Giàng, Hải Dương
Sau 1954, chuyển vào Nam, sống tại Đà Lạt.
Định cư tại Mỹ từ năm 1984 cho đến khi qua đời.
Ngây Thơ Như Nàng
Tờ Daily Mail nhận định, “Cuốn tiểu thuyết hấp dẫn và cảm động này từng bước đốt cháy tâm can, bồi đắp dần xúc cảm mãnh liệt trong hành trình khai phá các chủ đề về căn tính, lạc lõng và ước vọng”.
Được kể song song giữa hai mạch truyện cách nhau gần nửa thế kỉ, Ngây thơ như nàng lấy bối cảnh khắp New York, Connecticut và Berlin. Độc giả lần theo cuộc đời xáo trộn của Yuki Oyama, một cô gái Nhật Bản với những nỗ lực để trở thành một nghệ sĩ, và Jay - đứa con trai đã trưởng thành từng bị cô bỏ rơi lúc hai tuổi, nay quay về để nối lại sợi dây mất kết nối..
Với tác phẩm đầu tay này, Rowan Hisayo Buchanan đã có màn chào sân văn chương ấn tượng khi lột tả được những diễn biến tâm trạng phức tạp của một phụ nữ mang nhiều dòng máu, đang vạ vật trong cơn sốt của thời đại, sự trưởng thành và việc tự chứng minh mình.
“Bức chân dung công phu về sự nhạy cảm của nghệ sĩ, câu chuyện cho thấy ảnh hưởng của những cá tính hướng nội lên thế giới… Một cuốn tiểu thuyết vô cùng cảm động và giàu tưởng tượng” – The Lonesome Reader.
“Cuốn tiểu thuyết xuất chúng đầu tay này sẽ khiến bạn rơi nước mắt” – Elle Canada.
Thông Tin Tác Giả
Rowan Hisayo Buchanan là nhà văn Mỹ gốc Nhật-Anh-Trung Quốc. Cô có bằng Cử nhân tại đại học Columbia, bằng MFA tại đại học Wiconsin-Madison và hiện đang theo học Tiến sĩ tại đại học East Anglia.
Tác phẩm của cô xuất hiện trên nhiều tạp chí như The Guardian, Granta, The White Review và The Havard Review. Cô nhận được học bổng Margins của Asian American Writer’s Workshop và được đề cử giải thưởng Jhalak Prize cho cuốn tiểu thuyết đầu tay Ngây thơ như nàng (Harmness like you)
Cô sống tại London, New York, Tokyo, Madison và Norwich.
Đỉnh Cao Đế Quốc - Đà Lạt Và Sự Hưng Vong Của Đông Dương Thuộc Pháp
“Đà Lạt sẽ còn quyến rũ mọi người lâu dài. Dường như nó gieo niềm hoài nhớ cho cả một thế hệ trẻ Việt Nam, những người xem nó như một nơi chốn lãng mạn và thoát ly. Cảm nhận đương đại này, về nhiều mặt, là sự đứt đoạn với cảm nhận thực dân Pháp về Đà Lạt như một sự thay thế cho nước Pháp, một bản sao thu nhỏ của mẫu quốc.” - Eric T. Jennings.
Cuốn sách Đỉnh cao đế quốc Đà Lạt và sự hưng vong của Đông Dương thuộc Pháp của sử gia Eric T. Jennings ra mắt bản tiếng Việt năm 2015; sau một thời gian trở thành “sách hiếm”, nay được Phanbook tái bản với một diện mạo mới trau chuốt về nội dung lẫn hình thức trình bày.
Đỉnh cao đế quốc: Đà Lạt và sự hưng vong của Đông Dương thuộc Pháp (nguyên tác: Imperial Heights: Dalat and The Making and Undoing of French Indochina) là tác phẩm biên khảo lịch sử đô thị thời thuộc địa của Eric T. Jennings, được xuất bản lần đầu vào năm 2011.
Cao nguyên Đà Lạt được bác sĩ, nhà thám hiểm Alexandre Yersin phát hiện ngày 21-6-1893. Thành phố Đà Lạt xinh đẹp được kiến tạo và xây dựng trong hơn 40 năm đầu của thế kỷ 20 từ những mục đích khác nhau qua từng giai đoạn của chính quyền thuộc địa.
Qua 14 chương sách, tác giả cung cấp những tài liệu, sự kiện làm nổi rõ bức tranh hình thành và phát triển thành phố này từ dấu chân khám phá của nhà thám hiểm Alexandre Yersin cho đến khi người Pháp rời khỏi Đông Dương vào đầu thập niên 1950. Đỉnh cao đế quốc, như cách nói của tác giả “là một cách trình bày bối cảnh trên bình diện sử học về Đà Lạt thời thuộc địa, trước khi xem xét một số di sản hậu thuộc địa của đô thị này”.
Nhà nghiên cứu Eric T. Jennings đã dành 10 năm để viết công trình này sau khi tham khảo hàng ngàn trang tài liệu gốc được lưu trữ ở các văn khố tại Paris, Canada, Việt Nam (các trung tâm lưu trữ tại Hà Nội, Tp.HCM và Đà Lạt).
TRÍCH DẪN:
“Khu nghỉ dưỡng cao nguyên này có tính quyết định trong việc kiến tạo một liên bang hiện đại ở Đông Dương của Toàn quyền Paul Doumer vào năm 1897 lẫn cơn hấp hối của chủ nghĩa thực dân qua các hội nghị Đà Lạt năm 1946.
Do nơi đây vừa có tính kiểu mẫu, vừa có tính hệ trọng đối với chế độ thuộc địa Pháp ở Đông Dương, do nơi đây đóng một vai trò chính yếu trong sự ra đời, tiến triển, và sụp đổ của Đông Dương thuộc Pháp, tôi sẽ xem xét qua nhiều khía cạnh.
- ERIC T. JENNINGS
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Eric T. Jennings sinh năm 1970, là giáo sư sử học ở Đại học Toronto, Canada. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách biên khảo nghiên cứu về lịch sử thực dân Pháp. Từ luận án tiến sĩ của mình, Jennings đã viết lại thành một cuốn sách mang tựa đề Vichy in the Tropics (Chính phủ Vichy ở vùng nhiệt đới) và được Trường Đại học Stanford xuất bản năm 2001.
Đến nay, Jennings đã viết năm cuốn sách về nhiều khía cạnh của lịch sử thực dân Pháp, tất cả đều được giới sử học quốc tế đánh giá xuất sắc và đều được dịch sang tiếng Pháp. Cuốn sử Đà Lạt Imperial Heights (Đỉnh cao đế quốc) là công trình thứ tư của Jennings. Cuốn sách này được Trường Đại học California xuất bản vào năm 2011 và sau đó, Nhà xuất bản Payot, Paris, xuất bản ở Pháp vào tháng Mười 2013 với tựa đề La Ville de l’éternel printemps (Thành phố của mùa xuân vĩnh cửu).
Tại sao một nền dân chủ khai sáng như Cộng hòa Weimar lại mọc lên một chế độ tàn ác nhất trong lịch sử loài người? Tại sao một chính phủ dân chủ lại để một kẻ độc tài như Hitler nắm quyền? Có phải chủ nghĩa Quốc xã hình thành bởi vì quyền lực không được kiểm soát? Có phải chủ nghĩa Quốc xã là một vấn đề riêng biệt của nước Đức, hay là biểu hiện của một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn? Có phải sự trỗi dậy của Hitler là tất yếu hay nó chỉ là ngẫu nhiên? Tất cả sẽ được Benjamin Carter Hett giải đáp phần nào trong tựa sách: CÁI CHẾT CỦA NỀN DÂN CHỦ.
Cái Chết Của Nền Dân Chủ - Những Bước Tiến Quyền Lực Của Hitler (tựa gốc: The Death of Democracy: Hitler’s Rise to Power and The Downfall of The Weimar Republic) là tác phẩm biên khảo lịch sử của Benjamin Carter Hett, được xuất bản lần đầu năm 2018 và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Cộng hòa Weimar (Weimar Republic) là tên gọi không chính thức của nước Đức từ 1918 đến 1933, khi một nền dân chủ cộng hòa được thiết lập, nối giữa Đế chế Đức theo chế độ quân chủ lập hiến trước năm 1918 và Đế chế Đức theo chế độ độc tài Quốc xã từ năm 1933 (Đế chế thứ Ba, Đệ tam Đế chế). Tên gọi Cộng hòa Weimar được đặt theo tên của thị trấn Weimar, nơi Quốc hội lập hiến của Đức làm việc và soạn thảo bản hiến pháp Cộng hòa đầu tiên, gọi là Hiến pháp Weimar.
------
“Uyên bác, giàu thông tin...hấp dẫn. Hett cho chúng ta thấy bài học về sự mong manh của nền dân chủ và sự nguy hiểm của niềm tin tự mãn rằng các thể chế tự do sẽ luôn bảo vệ chúng ta.” – The Times.
“Benjamin Carter Hett là một trong số ít các nhà sử học có khả năng suy nghĩ thấu đáo và biết cách kể một câu chuyện hay - mà không cần đơn giản hóa nó. Cuốn sách của ông đã giải quyết một trong những câu hỏi thú vị nhất lịch sử nước Đức: Làm thế nào mà một quốc gia có học thức và phát triển như Đức lại có thể rơi vào tay Adolf Hitler?” – Stefan Aust.
“[Một] nghiên cứu cực kỳ xuất sắc về sự kết thúc của chế độ lập hiến ở Đức... Được viết cẩn thận cùng nền tảng kiến thức tốt, với các bản vẽ thu nhỏ chỉn chu về các cá nhân và các cuộc thảo luận ngắn gọn về thể chế và kinh tế... [Benjamin Carter Hett] đã mô tả một cách nhạy cảm về một cuộc khủng hoảng đạo đức trước một thảm họa đạo đức” – Timothy Snyder, The New York Times Book Review.
Thông tin tác giả
Benjamin Carter Hett là sử gia người Canada, hiện sống tại Mỹ. Ông còn là Tiến sĩ Luật tại Đại học Luật Toronto và Tiến sĩ Sử học tại Đại học Harvard. Từ năm 2003, Benjamin Carter Hett trở thành giảng viên ngành lịch sử tại Đại học Hunter và Graduate Center, City University of New York.
Ông nghiên cứu sâu về lịch sử Đức Quốc xã và có các tác phẩm như: Death in the Tiergarten (2004), Crossing Hitler (2008), Burning the Reichstag (2013) đã gây tiếng vang lớn bởi phương pháp nghiên cứu hiện đại, sự uyên bác và tính hấp dẫn, được ghi nhận bằng giải thưởng Fraenkel Prize.
The Death of Democracy (Cái chết của nền dân chủ) là tác phẩm được dịch nhiều thứ tiếng và được giới nghiên cứu lịch sử đánh giá cao.
Giáo sư Trần Văn Thọ là chuyên gia tầm chính phủ về kinh tế. Góc nhìn của ông về kinh tế thế giới – Nhật Bản – và Việt Nam luôn được các nhà hoạch định chính sách quan tâm lắng nghe để đưa ra quyết sách ở tầm vĩ mô.
***
Đây là một cuốn sách cực kỳ quan trọng, được biên soạn rất công phu, phản ảnh kiến thức sâu và rộng của tác giả về cả lý thuyết lẫn thực hành của ngành kinh tế phát triển. Sách được đúc kết dựa trên các phân tích số lượng chặt chẽ và đem lại những kiến thức mới để hiểu quá trình Nhật Bản trở thành một cường quốc kính tế. Những bài học được tác giả rút ra từ Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam trên đường công nghiệp hoá và phát triển. Đặc biệt ấn tượng là kinh nghiệm Nhật Bản được tổng kết qua hai khái niệm nhà nước kiến tạo phát triển và năng lực xã hội.
***
KINH TẾ NHẬT BẢN
Giai đoạn phát triển thần kỳ 1955-1973
Tác giả: GIÁO SƯ TRẦN VĂN THỌ
PHANBOOK và NXB ĐÀ NẴNG trân trọng giới thiệu!
Trong lịch sử Nhật Bản, giai đoạn 1955-1973 rất đặc biệt. Giai đoạn đó làm nên một thời đại, thời đại phát triển thần kỳ. Trung bình mỗi năm tăng trưởng 10%, kéo dài gần 20 năm, rất hiệu suất và đạt toàn dụng lao động. Giai đoạn này đã đưa Nhật Bản vươn lên thành một cường quốc công nghiệp, theo kịp các nước tiên tiến phương Tây, thực hiện giấc mơ và mục tiêu của lãnh đạo thời Minh Trị Duy tân.
Xoay quanh hai từ khóa nhà nước kiến tạo phát triển và năng lực xã hội, cuốn sách này phân tích những yếu tố làm nên giai đoạn phát triển thần kỳ ấy. Ngoài khung phân tích kinh tế học phát triển để khảo sát chiến lược, chính sách về đầu tư, hội nhập, giáo dục đào tạo, du nhập và sử dụng công nghệ, , cuốn sách còn đặt vấn đề từ một cái nhìn rộng hơn, khảo sát tư tưởng và hành động của các chủ thể như lãnh đạo chính trị, quan chức, lãnh đạo doanh nghiệp, Sách kể nhiều mẩu chuyện kèm theo hình ảnh của những chính trị gia, quan chức, học giả, nhà doanh nghiệp tiêu biểu thời hậu chiến Nhật Bản, những người đã làm nên giai đoạn thần kỳ này. Cuốn sách có thêm hai phụ chương để giúp các độc giả muốn biết về kinh tế Nhật sau giai đoạn phát triển thần kỳ (1974-2020).
Kinh nghiệm Nhật Bản với hai từ khóa nhà nước kiến tạo phát triển và năng lực xã hội cho thấy nhiều hàm ý đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển sắp tới.
Nhịp Thở Chao Nghiêng
Kết thúc cuộc Thế chiến thứ hai, những người gốc Đức ở Rumani từ 17 đến 45 tuổi, không kể đàn ông hay đàn bà, đều bị lùa lên xe chở gia súc và đi đến những khu trại tập trung của Liên Xô. Những đợt lao động cưỡng bức như vậy được cho là để trừng phạt và chuộc tội cho những tội ác của chế độ Đức Quốc xã. Hàng trăm ngàn người phải làm việc như một cỗ máy, nhưng lại là một cỗ máy rệu rã – vì đói, bị lưu đày và truất hữu nhân tính.
PHANBOOK và NXB Hội Nhà Văn trân trọng giới thiệu!
--------------------------
Nhịp thở chao nghiêng (nguyên tác: Atemschaukel) của tác giả Herta Müller là quyển tiểu thuyết đoạt giải Nobel năm 2009. Đây cũng là tác phẩm đầu tiên được xuất bản tại Việt Nam của nhà văn này.
Sau Thế chiến thứ Hai, Leo Auberg, chàng trai 17 tuổi người Đức sống ở Rumani bị lùa vào trại lao động của Liên Xô. Câu chuyện dược Herta Müller viết với một lỗi văn chương tiểu thuyết hồi tưởng dồn nén, lãnh lẽo, sắc bén nhưng đây tính thơ trên bức tranh cuộc sống tàn bạo và khốn cùng.
Xưởng gạch, mỏ than, công trường... là nơi con người bị cưỡng bách trong một cỗ máy rệu rã. Họ rơi vào nỗi ám ảnh, ảo giác về cái đói, cái chết. Leo Auberg trải qua thế giới “Gulag” của các bản năng sinh tồn tầm thường, từ tăm tối huyễn tưởng thiên đường. Nhân tính, tự do hay tình yêu bị thứ thực tế tàn nhẫn làm cho biến dạng, rút kiệt dần dần...
-------------------------
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Müller sinh năm 1953; là nhà văn người Đức sinh trưởng tại Rumani. Bà nổi tiếng với những tác phẩm miêu tả cuộc sống khó khăn ở Rumani dưới chế độ độc tài Nicolae Ceaușescu. Bà là chuyên gia nghiên cứu tiếng Đức và văn học lãng mạn tại Đại học Timișoara (Rumani).
Tuyển truyện ngắn đầu tay của Herta Müller Niederungen (Vùng đất thấp) ra mắt tại Rumani năm 1982 nhưng bị kiểm duyệt. Sau hai năm, tác phẩm này xuất bản đầy đủ ở Đức và gây tiếng vang. Năm 1987, bà di tản sang Đức. Từ năm 1995, Herta Müller trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Ngôn ngữ và Thơ ca Đức.
Các tác phẩm tiêu biểu: Der Fuchs war damals schon der Juger (Con cáo từng là thợ săn, 1992), Herztier (1994), Heute war ich mir lieber nicht begegnet (Giấy triệu tập, 1997)... Bà từng nhận nhiều giải thưởng danh giá như: Kleist, Frankz, Kafka, Impac, Roswwitha, Aristeion và huy chương Carl Zuckmayer.
Herta Müller được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel Văn học vào năm 2009 “vì những cống hiến cho thi ca và những tác phẩm văn xuôi bộc trực, miêu tả một quê hương mà tác giả phải lìa xa.”
Vành Đai Sao Thổ
Vành đai Sao Thổ (nguyên tác: Die Ringe des Saturn: Eine Englische Wallfahrt, ra mắt năm 1995) là danh tác thứ tư của tác giả W.G. Sebald do Phanbook chọn giới thiệu (các tác phẩm đã ấn hành trước đây: Ký ức lạc loài, Austerlitz - Một cái tên và Chóng mặt). W.G. Sebald là một trong những tác giả Đức quan trọng nhất trong thời hậu chiến.
Tác phẩm hướng tới những chủ đề quen thuộc trong lối viết của Sebald: thời gian, ký ức, danh tính và là sự kết hợp của một cuốn sách - tiểu thuyết, du lịch, tiểu sử, thần thoại và hồi ký.
Đó là lời của một người kể chuyện không tên trong một chuyến đi dạo ở Suffolk. Ngoài việc mô tả những nơi anh thấy và những người anh gặp, Sebald còn kể về nhiều chuyện khác nhau của lịch sử và văn học (bao gồm cả việc giới thiệu nghề trồng dâu nuôi tằm sang châu Âu và các tác phẩm của Thomas Browne...).
Cả một lịch sử trôi nổi, cô đơn và tổn thương hậu chiến tranh Thế giới thứ 2 của những người Đức được thể hiện qua tác phẩm đậm chất “Sebaldian” này.
Tờ The New York Review of Books nhận định về tác phẩm này: “Sao Thổ hoàn thành chu kỳ quay quanh mặt trời khoảng ba mươi năm một lần. Trong khi đó, tất cả mọi người đều bị phân tâm bởi vành đai của Sao Thổ, mặt trăng và đường nét hài hoà giữa chúng, trên thực tế, những vành đai Sao Thổ trong đoạn trích của quyển sách “rất có thể là… những mảnh vỡ từ mặt trăng bị phá huỷ do quá gần với hành tinh và do hiệu ứng thuỷ triều”.
Cho dù lịch sử có lặp lại thường xuyên đến mấy, chúng vẫn luôn là những đống đổ nát và những tảng đá chống chất lên nhau. Đó là nỗi đau của sự tuyệt chủng.
Sinh (1944-2001) là một trong những nhà văn, học giả người Đức quan trọng sau Thế chiến Thứ hai. Các tác phẩm của ông xoay quanh chủ đề người Đức và ký ức, sự lãng quên và những thương tổn tinh thần trong thời hậu chiến. Ngoài ra, ông còn viết về sự hủy diệt, mất mát của các nền văn minh, của truyền thống và các biểu trưng lịch sử văn hóa thông qua những vật thế. Văn chương của ông được giới phê bình, học thuật đánh giá cao.
Lược Sử Trái Tim - Hiểu Về Sự Sống Và Tim Mạch Học
Lược sử trái tim (nguyên tác: Heart: A history) của tác giả Sandeep Jauhar là một biên khảo thú vị không chỉ dừng ở khía cạnh y học. Cuốn sách mô tả thế nào là trái tim, ngành y học đã chữa trị trái tim ra sao, và trong tương lai, làm thế nào để chúng ta có thể chung sống – và duy trì sự sống – với trái tim theo cách đúng đắn nhất.
Trong nhiều thế kỷ, trái tim con người dường như nằm ngoài tầm hiểu biết của chúng ta: một sự hội tụ những bối rối, bằng cách nào đó, nó là động lực của cảm xúc và là nơi ngự trị của linh hồn. Bác sĩ tim mạch Sandeep Jauhar đã khéo léo xen kẽ quá trình hành nghề y của mình, vốn gắn liền với gia đình và sự nghiệp, cùng lịch sử hiểu biết của con người về tim và những tiến bộ trong lĩnh vực tim mạch. Các chương đầu tập trung vào lịch sử, rất hấp dẫn, nhưng cuộc điều tra chỉ thực sự bùng nổ khi Jauhar đi sâu vào những khám phá lớn lao cuối thế kỷ 19 và 20.
Với ngôn ngữ dễ tiếp cận, tác giả viết về Tiến sĩ Daniel Hale Williams, một bác sĩ phẫu thuật người Mỹ gốc Phi, người đã thực hiện ca phẫu thuật tim hở đầu tiên vào năm 1893. Jauhar mô tả chi tiết hấp dẫn về việc phát minh ra máy tim phổi, sự phát triển của quy trình thông tim, sự xuất hiện của các khối u mạch vành, sự phát minh ra máy tạo nhịp tim, ca ghép tim đầu tiên của người hiến tặng thành công và trái tim cơ học đầu tiên, đồng thời nhắc nhở chúng ta về việc đời sống tình cảm tác động đáng kể lên sức khỏe tim mạch của chúng ta như thế nào.
Lược sử trái tim, có thể nói, chính là bản đo lường đầy đủ về cơ quan duy nhất có thể tự chuyển động, quyết định sự sống còn của con người.
Những lời khen tặng
“Cuốn sách mới hấp dẫn của Sandeep Jauhar, Lược sử trái tim, khiến tôi gần như bị cuốn hút vào bộ phận cơ thể đang rung động này, tác giả dường như đã lôi cuốn người đọc ngay từ những trang đầu tiên.” - Randi Hutter Epstein, The New York Times Book Review
“Độc giả sẽ thót tim trước những câu chuyện về những nhà nghiên cưu táo bạo tự lấy thân mình thử nghiệm và những bác sĩ phẫu thuật tiên phong ghi dấu ấn nơi những bênh nhân tử vong [] trong quá trính hoàn thiện máy móc, thiết bị và kỹ thuật mang công dụng thần kỳ như sửa chữa những trái tim dị tật nguy hiểm, các khiếm khuyết; và khi họ thành công, tuổi thọ bệnh nhân được kéo dài.” - Kirkus
“Cuốn sách mới nhất của ông [Sandeep Jauhar], Lược sử trái tim, là một hiện tượng gần như “hoàn hảo”, đề cập đến những ngôi sao sáng nhất và cao quý nhất trong lĩnh vực, đồng thời nhìn nhận những mảng tối còn sót lại trên bầu trời y học nà Rất sâu sắc và uyên bác.” - Laura Kolbe, The Wall Street Journal
“Jauhar đã kết hợp lịch sử y học với những tiết lộ về cuộc gặp gỡ bi thảm của chính gia đình ông với bệnh tim, mang đến sự chiêm nghiệm bằng lối viết khéo léo và hoàn toàn chân thành về cơ quan nội tạng quý giá nhất và thường bị chúng ta hiểu lầm.” - Carl Hays, Booklist
Lâu Đài Của Những Số Phận Giao Thoa
Tiểu thuyết Lâu đài của những số phận giao thoa được nhà văn Italo Calvino cho ra mắt vào năm 1973 với nguyên tác tiếng Ý. Tác phẩm gồm một chuỗi truyện kể được chia thành hai phần khác nhau: Lâu đài của những số phận giao thoa và Tửu quán của những số phận giao thoa.
Xuyên suốt tác phẩm là câu chuyện của hai nhóm lữ khách, một nhóm qua đêm ở lâu đài và nhóm còn lại trú chân ở một tửu quán. Điều kỳ lạ là tất cả lữ khách đều mất đi khả năng nói sau • khi băng qua khu rừng đầy ma lực. Dù là ở lâu đài hay tửu quán, các lữ khách đều đang cố gắng kể lại câu chuyện đời mình bằng các lá bài tarot. Họ lựa chọn các lá bài, sắp xếp chúng theo trật tự thời gian và đặt chúng lên bàn ở một vị trí nhất định nào đó.
Dẫu người kể đã cố gắng trình bày câu chuyện nhưng sự vô ngôn - bất đắc dĩ và việc mỗi lá bài tarot có nhiều cách diễn giải khác nhau đã khiến cho câu chuyện mà người để đưa ra và người nghe tiếp nhận luôn tồn tại một khoảng cách.
Một tác phẩm mang đậm phong cách văn chương Italo Calvino; đưa người đọc đi vào cõi diệu vợi, biến ảo và thuần khiết của thế giới tưởng tượng.
“Có lẽ nhà văn Ý được dịch nhiều nhất, được ngưỡng mộ nhất ở Việt Nam là Italo Calvino với một bút pháp đầu biến hóa trong trò chơi sáng tạo không ngừng gây kinh ngạc: huyền ảo, lạ lùng, không tưởng, mê cung, một truyền... mà cũng cực thực, thân thuộc, sáng chói, bao dung. Mô thức với trung tâm và đối xứng nhưng lại phân mảnh và tán hoa. Cấu trúc và thiết kế từng chi tiết lại vẫn chơi đùa và đảo hoán cả tóc tơ. Trang nghiêm và nhẹ nhàng. Duy tụ và nghịch lý.”
- Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu
Tại Sao Ta Yêu
Tại sao ta yêu? là tập hợp 16 bài viết của tác giả Hiền Trang về những nhân vật nổi tiếng trong các lĩnh vực: văn chương, hội họa, âm nhạc, điện ảnh… Điểm chung giữa họ là được Hiền Trang yêu mến, đúng như chính lời tác giả bộc bạch: “Mình tin tất cả những gì mình chọn viết, không chỉ là về văn chương, mà dù là âm nhạc hay điện ảnh, cũng đều xuất phát từ một cách tiếp cận mà thôi: tình yêu.” Chính bằng thứ tình cảm thuần khiết ấy cùng với lượng kiến thức phong phú; tác giả của cuốn sách sẽ đưa bạn đọc du ngoạn cùng cô trên hành trình về với thế giới của riêng cô - thế giới của tình yêu và cái đẹp.
“Cuộc viết như Yêu. Cái viết như Jazz. Nồng nàn. Ngẫu hứng. Thật lòng. Trên một nền kiến văn rộng rãi, chắc chắn, đầu nguồn. Phiêu và cuốn hút. Hiền Trang đặt định một lối viết: phá chấp, tự tin, tự do.”_Nhà phê bình Văn Giá
“Trong cuốn sách này của mình, Kai đã cho chúng ta thấy cách mà việc thực hành dừng lại và nhìn sâu có thể trở thành một công cụ mạnh mẽ để ta có thể vượt qua những khổ đau, vốn do những tư duy và hành vi sai lầm về kinh tế của chúng ta gây nên.”
_ Thích Nhất Hạnh
“Đối với Romhardt, tỉnh thức cho phép tâm trí nhìn về thế giới đúng như bản chất của nó, và việc tu tập tỉnh thức sẽ đưa bạn đến sự tự vấn về niềm tin theo lề thói quen thuộc của bản thân và thế giới chúng ta. Trong quyển sách này, ông khám phá xem người ta tiêu thụ những gì, bao nhiêu, thế nào và tại sao như vậy, từ đó nối kết những bất mãn của một nền kinh tế tiêu dùng với giáo lý của Phật giáo về lòng từ bi, về mối quan hệ tương liên giữa vạn vật... Những phân tích thông minh và sâu sắc của Romhardt đã cho thấy mặt trái nguy hiểm của chủ nghĩa tiêu dùng đang hoành hành khắp nơi hiện nay.”
_Publishers Weekly
“Được viết bởi giọng văn hấp dẫn và rất thực tế, quyển sách này mang đến cho bạn đọc cách tiếp cận hết sức ý nghĩa và giàu lòng từ bi đối với một lĩnh vực trong đời sống chúng ta, vốn thường gắn với sự tham lam, độc hại, những hành vi vô đạo đức và đặc biệt là tư duy kẻ thắng - người thua.”
_ Manhattan Book Review
-----------------------------------------------
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Kai Rowhardt - người Đức, hoạt động với tư cách là diễn giả, tác giả, người thuyết trình, người chủ trì khóa ẩn tu, nhà huấn luyện và nhà đào tạo. Trước đây, ông từng làm tham vấn quản lý và là học giả nghiên cứu trong lĩnh vực quả lý kiến thức.
Ở tuổi 31, Kai trải qua một cuộc khủng hoảng bản sắc sâu sắc; biến cố này đã đưa ông tới Phật giáo và Tu viện Làng Mai. Tại đây ông dành trọn 2 năm để sống và tu tập dưới sự chỉ dẫn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.Ông nhận được sắc phong từ Dòng tu Tiếp Hiện vào năm 2002, chính thức gia nhập Pháp hệ và nhận đèn truyền Pháp từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh vào năm 2010.
Hiện tại, Kai là giảng sư thuyết giảng Phật Pháp theo trường phái của Tu viện Làng Mai.
The Way Of The Superior Man - Lối Đi Của Người Đàn Ông Vượt Trội
“Cởi mở và nhân ái! David Deida đã tìm ra thứ ngôn ngữ mới sống động cho những điều khó thể hiện!” _Coleman Barks, tác giả của The Essential Rumi
“Đôi khi, ai đó xuất hiện, những việc họ làm rõ ràng là một bước tiến. Những ý tưởng của họ dường như sẽ trả lời cho một số câu hỏi chung về vấn đề văn hóa hiện có. Những cuốn sách và chuyên đề nghiên cứu của họ làm nên những tiếng thì thào bí mật, và trong một khoảng thời gian, ý tưởng của họ trở thành một phần trong ngôn ngữ văn hóa của chúng ta. David Deida là một người như vậy. Không lâu nữa, ý tưởng của ông sẽ lan rộng như lửa gặp gió.” _Marianne Williamson, tác giả của A Return to Love
“Tất cả chúng ta là Thượng đế, là Nữ thần, là linh hồn thuần khiết trong những khoảnh khắc của khoái cảm thân xác, những người đàn ông và phụ nữ thông tuệ luôn sử dụng khoái cảm đó để biểu lộ những bí mật sâu kín của linh hồn. David Deida là một người thông tuệ như thế.” _Ken Wilber, tác giả của Grace and Grit
THÔNG TIN TÁC GIẢ
DAVID DEIDA
Nổi tiếng là một trong những bậc thầy giảng dạy về tình dục sâu sắc nhất trong thời đại của chúng ta, tác giả best-seller David Deida tiếp tục cách mạng hóa các phương pháp giúp phái nam lẫn phái nữ phát triển về mặt tinh thần và thể xác. Những quyển sách của ông đã được xuất bản ra hơn hai mươi ngôn ngữ. Các buổi hội thảo của ông về thực hành tinh thần cơ bản được công nhận là một trong những đóng góp đáng tin cậy và độc đáo trong lĩnh vực phát triển bản thân hiện nay.
The Anarchy - Đế Chế Đông Ấn Anh
Câu chuyện về quá trình Công ty Đông Ấn Anh đã xâm chiếm những vùng lãnh thổ rộng lớn của châu Á như thế nào, và hệ quả tai hại của tình trạng một công ty điều hành một quốc gia.
Vào tháng 8 năm 1765, Công ty Đông Ấn đã đánh bại vị hoàng đế Mughal trẻ tuổi và thay thế ông bằng một chính quyền do các thương nhân Anh điều hành, và họ thu thuế bằng một đạo quân tư nhân.
Chính quyền mới thành lập đó đánh dấu cột mốc Công ty Đông Ấn không còn là một công ty bình thường nữa, mà hết sức khác thường: một tập đoàn quốc tế biến thành một quyền lực thuộc địa hiếu chiến. Trong 47 năm tiếp theo, Công ty đã vươn tay ngày một xa, cho tới khi gần như toàn bộ lãnh thổ Ấn Độ phía nam Delhi trên thực tế thuộc quyền cai quản từ một văn phòng hội đồng quản trị ở thành phố London.
Đế chế Đông Ấn Anh – Một lịch sử của giao thương, quyền lực và sự tham tàn kể lại câu chuyện lịch sử ấn tượng bậc nhất: bằng cách nào mà Đế chế Mughal – vốn đã thống trị nền thương mại và sản xuất thế giới, nắm trong tay nguồn lực gần như vô hạn – lại tan tành và bị thay thế bởi một tập đoàn đa quốc gia cách nơi đó hàng nghìn dặm, bên kia biển lớn, một tập đoàn chỉ chịu trách nhiệm với các cổ đông, hầu hết chưa từng nhìn thấy Ấn Độ và chẳng hề biết gì về đất nước mà của cải từ đó đã trả cổ tức cho họ. Sử dụng các nguồn tư liệu trước kia chưa có ai tìm hiểu, Dalrymple kể câu chuyện về Công ty Đông Ấn theo cách chưa từng thấy và vẽ ra chân dung những hệ quả tai hại của việc lạm dụng quyền lực doanh nghiệp.
MỘT TRONG NHỮNG CUỐN SÁCH ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT TRONG NĂM CỦA TỔNG THỐNG BARACK OBAMA
Sách hay nhất năm, theo The Wall Street Journal và NPR
“Tuyệt diệu... Một câu chuyện sống động và giàu chi tiết... đáng đọc với tất cả mọi người”. _The New York Times Book Review
THÔNG TIN TÁC GIẢ
WILLIAM DALRYMPLE
Là một trong những sử gia lớn của Anh và tác giả có sách bán chạy từng giành giải Wolfson: White Mughals, The Last Mughal, cũng là cuốn giành giải Duff Cooper, và giải Hemingway và Kapucinski cho cuốn Return of a King. Ông là hội viên Hội Hoàng gia Văn chương, Hội Hoàng gia châu Á, Hội Hoàng gia Edinburgh; từng là học giả khách mời ở các Đại học Princeton và Brown. Ông viết thường xuyên cho New York Review of Books, New Yorker và Guardian. Năm 2018, ông được trao tặng Huy chương Chủ tịch danh giá của Viện Hàn lâm Anh vì thành tựu xuất sắc và đồng sáng lập Hội chợ Văn chương Jaipur.
Bộ Sưu Tập Cát
Cuốn sách này đưa độc giả đến thưởng ngoạn các phòng triển lãm Paris, tản bộ qua những khu vườn Nhật Bản, dừng chân trước những bức tượng, phù điêu hoang phế ở Iran hay thành kính bước vào ngôi đền ẩn mật trong khu rừng Mexico... Cứ thế, theo chân lữ-khách-học-giả Italo Calvino, độc giả chậm rãi lật từng trang trong “bộ sưu tập” ngôn ngữ độc đáo, hàm chứa một kho báu văn hóa thông tuệ và đầy biến ảo.
Từ “những thứ được quan sát” tưởng chừng thoáng qua, Italo Calvino cho thấy một cách quan sát khác biệt; qua đó giải mã những cơ tầng thời gian, khai mở các trật tự, chiều kích bất ngờ của tâm trí cá nhân bừng nở bên trong tâm trí thế giới.
Đà Nẵng Ngày Tháng Cũ Và Những Câu Chuyện Miền Nam Giai Đoạn 1954-1975
Một thành phố biển đồng thời là thành phố ven sông, một đô thị sân bay, một điểm dừng chân với những ngôi chợ xưa cung ứng thổ sản theo những con lạch dẫn về thương cảng, một vùng địa chính trị quan trọng ôm vào mình quần đảo Hoàng Sa thiêng liêng..., Đà Nẵng có nhiều câu chuyện kỳ thú về lịch sử văn hóa, đâu chỉ đóng khung ở một khái niệm khô khan là trung tâm kinh tế của miền Trung.
Tác giả Võ Hà, qua 10 bài biên khảo tỉ mỉ của mình, trong đó hơn phân nửa là những bài viết về các câu chuyện Đà Nẵng từ thời kỳ nhượng địa Tourane đến năm 1975; số còn lại là những chuyện miền Nam Việt Nam trước 1975 trong mối liên hệ với Đà Nẵng đã cho thấy điều đó.
Chọn một cách viết từ tốn và thận trọng, Võ Hà đi từ các nguồn tài liệu dân gian: hò, vè, các giai thoại, trước tác địa chí, văn chương, rồi “cố định” lại bằng các sử liệu tìm thấy từ các kho lưu trữ địa phương và quốc gia. Khá nhiều tài liệu gốc được khảo cứu kỹ lưỡng.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Võ Hà sinh năm 1984 tốt nghiệp Cử nhân Khoa học Sư phạm Lịch sử. Hiện anh đang sinh sống làm việc tại Đà Nẵng.
Gió Nổi Lên
Giống như “làng K.” luôn hiện ra trong những khuôn hình tuyệt đẹp giữa thiên nhiên nguyên sơ trong trẻo - cho dù khoác chiếc áo mùa hè với muôn vàn loài hoa khoe sắc trong Ngôi làng thơ mộng, hay trở thành “thung lũng khuất bóng tịch liêu” vùi mình dưới lớp tuyết phủ dày giữa mùa đông cô quạnh trong Gió nổi lên - cả hai tác phẩm nối liền nhau trong cuốn sách này đều có vẻ đẹp lung linh của phiến băng trong suốt.
Trong suốt có thể là trạng thái nguyên vẹn tinh khôi chưa nhuốm màu ố tạp, nhưng cũng có thể là trạng thái khi sự vẩn đục do khuấy động đã tan biến, lắng sâu. Vì thế, không chỉ có vẻ đẹp lung linh khi tình yêu chớm nở rạng ngời trong Ngôi làng thơ mộng, mà trong Gió nổi lên, khi hai người yêu nhau bị viễn cảnh chết chóc và chia ly đe dọa, thì tình yêu của họ như bỗng trở thành phiến hóa thạch trong veo, tuy chẳng còn ngát hương như quãng đời trước đó nhưng vẫn sáng long lanh trong bóng tối đau buồn.
-Dịch giả Lam Anh-
THÔNG TIN TÁC GIẢ
HORI TATSUO (1904 - 1953)
Là nhà văn, nhà thơ và dịch giả người Nhật. Sinh thời, ông tự xem mình là môn đồ của Akutagawa và bày tỏ lòng yêu thích văn hóa cổ Nhật Bản, nhưng đồng thời, văn chương của ông cũng thể hiện những ảnh hưởng rõ nét của các tác giả Tây phương.
Sau cú sốc từ cái chết của Akutagawa năm 1927, ông công bố tác phẩm Gia đình linh thiêng (1930) để thương tiếc thầy mình, và tiếp theo sau là Ngôi làng thơ mộng (1933 – 1934) và Gió nổi lên (1936 – 1938). Chính các tác phẩm này đã định hình phong cách văn chương Hori Tatsuo và đưa tên tuổi ông ra thế giới.
Các tác phẩm tiêu biểu khác của ông: Nhật ký của Kagerou (1937 – 1939), Naoko (1941), v.v.
Một bảo tàng mang tên ông được đặt tại thị trấn Karuizawa, nơi ông và vị hôn thê từng dưỡng bệnh – chính bởi căn bệnh lao đã trở thành nguyên cớ cho các chủ đề về tình yêu và cái chết trong sáng tác của ông.
Sậy
Sậy – cuốn tiểu thuyết thứ 9 của nhà văn Thuận kể về một cô gái là nghiên cứu sinh, xách va-li về nước sau mười năm theo đuổi đam mê văn chương trên đất Pháp, chẳng vì một lý do nào cả. Con đường trở về Sài Gòn của cô tình cờ phơi bày rất nhiều bí mật gia đình: Ba cô, chị cô và cả chính cuộc tình vô vọng của cô.
Vài thập kỷ trước, ba cô cũng xách va-li về nước sau nhiều năm du học với lý tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng quê hương mà ông luôn ngóng vọng. Nhưng ông nhanh chóng vỡ mộng để bắt đầu cuộc sống lưu vong trên chính quê hương của mình, bởi những nghi ngờ, tị hiềm, toan tính...
Sậy đặt vào trung tâm tiểu thuyết một vài cá nhân vô danh bị cuốn đi trong guồng quay của lịch sử. Trong Sậy, Thuận đặt thêm các nghi vấn về niềm tin và cái giá phải trả; về chủ đề tha hương và câu hỏi “Sống thế nào giữa hai nền văn hóa?” vốn thường trực trong các tác phẩm trước đây của cô. Tiểu thuyết này là một dụng công của nhà văn trong việc thể hiện những giằng xé chọn lựa của con người thời toàn cầu hóa với những giá trị truyền thống, những điểm khó hóa giải giữa lịch sử cá nhân và cộng đồng.
Trích dẫn tiểu thuyết Sậy
“Nếu yên tĩnh được người Pháp coi là đức tính ở hàng xóm láng giềng, thì với người Việt lại là thứ dễ gây ác cảm. Ở đây hầu như chẳng ai sợ tiếng ồn. Họ có khả năng ăn, ngủ, học bài, ngâm thơ, chơi đàn và làm tình ngay cạnh loa phóng thanh, karaoke, chợ trời, cửa hàng mài dao kéo và tiếng kèn đám ma. Trở về Việt Nam, đôi tai của ba tôi trở nên rất nhạy, không phải với tiếng động mà với sự im lặng. Bởi vì nếu tiếng động để lộ gần như tất cả tính chất của sự việc thì chỉ có trời mới biết điều gì ẩn sau một sự im lặng.
Kẻ nào đó đang bí mật theo dõi, điều tra, ghi chép, làm báo cáo về chúng ta ngay cạnh chúng ta?”
Thông tin tác giả: Thuận
Là nhà văn, dịch giả và hiện định cư tại Paris.
Sài Gòn Đẹp Xưa
Cuốn sách là những biên khảo, ghi chép, tùy bút về Sài Gòn với hai phần chính: Còn vọng xưa và Nơi chốn cũ. Đó là câu chuyện về lối phục sức, giải trí, ẩm thực... của người dân vùng đất này. Đó cũng là những ký ức thân thương về một thời nghèo khó với cơm “Lâm vố” hay “Thời tận dụng”. Đó còn là kỷ niệm về những địa danh nổi tiếng Sài Gòn một thuở: chợ Bến Thành, đường Duy Tân, đường Pasteur, cầu Bông, ngã tư Hàng Sanh...
“Người lưu giữ ký ức phố thị” – nhà văn Phạm Công Luận, qua cuốn sách này sẽ tiếp tục phục dựng lại những sinh hoạt đời sống của Sài Gòn bằng những câu chuyện nhỏ, để khi ghép vào, bạn đọc sẽ thấy bức tranh toàn cảnh về Sài Gòn một thuở.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
PHẠM CÔNG LUẬN
Hiện là nhà báo và là tác giả của những tựa sách đang bán chạy nhất thị trường sách hiện nay. Tác phẩm đã xuất bản:
- Với ngày như lá tháng như mây (2022)
- Sài Gòn - Gia Định – Chợ Lớn: Ký ức rực rỡ (2022)
- Hồn đô thị (2022)
- Sài Gòn – ngoảnh lại trăm năm (2021)
- Tùy bút - Hồi ký - Giai thoại trên bảo Xuân Sài Gòn xưa (2020-2021)
- Những bức tranh phù thế (2019)
- Sài Gòn – Phong vị báo Xuân xưa (2018)
- Sài Gòn – Chuyện đời của phố (5 tập, 2014-2018)
- Trên đường rong ruổi (2014)
- Nếu biết trăm năm là bữa bạn (bút danh chung Phạm Lữ Ân, đồng tác giả Đặng Nguyễn Đông Vy, 2012)
- Những lối về ấu thơ (viết chung với Đặng Nguyễn Đông Vy, 2012)
- Những sắc màu Nhật Bản (viết chung với Asako Kato, 1997)
- Đường phượng bay (1995)
- Chú bé Thất Sơn (1993)
Chuyện Nghề Của Thủy
“Có thể nói không ngần ngại rằng anh (Trần Văn Thủy) là người làm phim tài liệu chính luận giỏi nhất nước ta. Trần Văn Thủy có một cái gì hơi giống Trịnh Công Sơn, bởi sự hoà quyện tuyệt vời giữa hình ảnh và lời bình, nâng giá trị của tư liệu lên rất nhiều. Một nhà văn chinh luận sâu sắc trong vai trog một đạo diễn, luôn trực diện với những vấn đề nóng hổi của nhân sinh.”
_Nhà văn Nguyên Ngọc
“Cái được nhất, cà cũng mang lại cho anh (Trần Văn Thủy) nhiều trắc trở nhất là anh thẳng quá. Sự thẳng thắn là điếu đáng trọng nhất của nhân cách người nghệ sĩ. Bao giờ anh cũng đi thẳng vào tâm điểm rất nóng của thời cuộc, vơi sự nhạy cảm và trách nhiệm công dân rất đáng trân trọng.”
_ Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã
THÔNG TIN TÁC GIẢ
TRẦN VĂN THỦY
Là tác giả và đồng tác giả những tựa sách:
- Nếu đi hết biển
- In whose eyes
- Trong đống tro tàn
- Chuyện nghề của Thủy
“Trải qua một thời gian dài, rất dài, chúng tôi mới chiêm nghiệm ra rằng: Để thấu hiểu nỗi đau của con người không phải là việc dễ dàng gì.
Vâng! Không thể là một việc dễ dàng gì, nhất là khi ta không sống cuộc sống của người đời.
Chỉ có sống cuộc sống của người đời, chia sẻ những nỗi buồn và niềm vui của người đời, thì may ra mới tìm được, hiểu được, nghĩ được và làm đúng được đôi điều. Nhưng, cũng như chúng tôi, không mấy ai lại lẩm cẩm từ chối một cuộc sống đầy đủ hơn, quyền thế hơn để sống cuộc sống như mọi người - cái nghịch lý là ở chỗ đó và cuối cùng, dù nhọc lòng, mất công, những điều chúng tôi, những người làm phim biết được chỉ bằng giọt nước, còn những điều chưa biết lại là biển cả.”
Không Phủi Cũng Rơi
Trong mỗi chúng ta ai đều đang có sẵn một sự tĩnh lặng và quân bình rất tự nhiên. Một tuệ giác trong sáng và sự an nhiên rộng mở vốn sẵn có, mà ta không cần phải nỗ lực để tìm cầu hay đạt đến.
Quyển sách nhỏ này chia sẻ hành trình quay về và khám phá ấy, mong được độc giả tiếp nhận như một người bạn thân quen. Bạn có thể mở ra đọc vài dòng, vài đoạn, không cần phải theo trình tự nào hết. Như một ngày đi giữa rừng thu, với nhiều chiếc lá đủ màu khác nhau trên con đường nhỏ, bạn có thể nhặt lên một chiếc lá nào thích hợp với tâm trạng mình.
Mỗi tờ lá, tuy màu sắc khác biệt, nhưng cũng đều chứa đựng toàn vẹn một mùa thu đất trời.
_Minh tánh Nguyễn Duy Nhiên_
---------------------------------------
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Minh Tánh NGUYỄN DUY NHIÊN
Là kỹ sư ngành điện toán, hiện sống tại miền Đông Bắc Hoa Kỳ;
Tác giả, dịch giả của hơn 20 cuốn sách về thiền tập ứng dụng trong đời sống hằng ngày được xuất bản tại Việt Nam.
Các tác phẩm, dịch phẩm của ông đã trở thành sách gối đầu giường của nhiều thiền sinh, truyền cảm hứng sống chánh niệm, tỉnh thức và thương yêu.
Các tác phẩm, dịch phẩm tiêu biểu:
- Trên núi chớ tìm non
- Chỉ là nắm lá trong tay
- Đừng lỗi hẹn với hiện tại
- Đức Phật bên trong (Nguyễn Duy Nhiên tuyển dịch)
- 30 ngày thiền quán (Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch)
- Thiền tâm, sơ tâm (Shunryu Suzuki - Nguyễn Duy Nhiên dịch)
- Nơi ấy cũng là bây giờ và ở đây (Jon Kabat-Zimn - Nguyễn Duy Nhiên dịch)
Hiệu Lực Cầu Nguyện
Người cầu nguyện và đấng được cầu nguyên là hai thực tại gọi là không pháp, tức là hai thực tại không tách rời nhau được.
Không pháp có thể được dịch là interrelated realities. Điều đó rất căn bản trong đạo Bụt.
Tôi tin chắc rằng trong Cơ Đốc giáo, những người giác ngộ, những người tu lâu, những người có tuệ giác, cũng thấy được như vậy. Họ thấy rằng Chúa ở trong trái tim của mình, Chúa là mình, và mình là Chúa; không phải mình và Chúa là hai thực tại riêng biệt.
Chúng ta không bị chia cách bởi những danh từ. Nếu thật sự tu học thì chúng ta có cùng một bản chất của tình thương, của chánh niệm, của tuệ giác với Bụt, với Chúa. Vì vậy cho nên có những tín hữu Ki-tô thấy rất rõ rằng đối tượng của cầu nguyện và người cầu nguyện không phải là hai đối tượng tách biệt.
Ứng Dụng Sáng Tạo Trong Thiết Kế
Tác giả, PGS.TS. Nguyên Hạnh Nguyên, một danh nhân kiến trúc với nhiều thành tích đáng kể. Cuốn sách này không chỉ là nguồn cảm hứng mới mẻ mà còn là hướng dẫn thực tế cho việc áp dụng sáng tạo trong thiết kế. Bạn sẽ khám phá những giải pháp thiết kế độc đáo và sáng tạo từ một chuyên gia hàng đầu.
---------------------------------------------
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Với hơn 25 năm giảng dạy và thiết kế, KTS Nguyên Hạnh Nguyên đã để lại dấu ấn quan trọng trong ngành. Là người phụ nữ dấn thân vào nhiều công việc khác nhau, những công trình do chị thiết kế phản ánh tính bản sắc vượt thời gian và tư duy sáng tạo nhạy bén.
Một Ngày Kia … Đến Bờ
Với cách viết "vui vui" và độc đáo của riêng mình, tác giả mang lại một cái nhìn nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về cuộc sống, thúc đẩy người đọc tự nhìn lại bản thân và nhận ra rằng cuộc đời ngắn ngủi này không đáng để chúng ta giữ lại quá nhiều khổ đau do chính mình tạo ra. Cuốn sách không chỉ là một bức tranh về Thiền, mà còn là hành trình tìm kiếm sự giải thoát và ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
Đặc biệt, tác giả đề cập đến khái niệm "well-dying" - sự thoải mái trong việc chấp nhận cái chết và chuẩn bị cho một cuộc hành trình mới. Cuốn sách không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là hướng dẫn cho những người muốn khám phá ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống và cái chết.
Hãy để "Một ngày kia ... đến bờ" làm thay đổi cách nhìn của bạn về cuộc sống và truyền cảm hứng cho một hành trình tâm linh mới.
Ông Đạo Và Giếng Nước Thơm Trong
Trong một túp lều nhỏ được làm bằng tre và rơm giữa lòng núi Nưa (Thanh Hóa), chỉ có một cái chõng nhỏ và một bàn thờ làm bằng tre. Sư Ông Làng Mai, lúc đó lag một em bé 10 tuổi, nhìn vào túp lều để tìm ông đạo.
Ông đạo đang ở đâu? Túp lều vắng bóng người. Sư Ông đi tìm. Và tiếng từng giọt nước thánh thót như tiếng chuông giữa rừng yên tĩnh gọi Sư Ông dừng lại bên một giếng nước thơm trong.
Mời các em cùng nắm tay Sư Ông đi gặp ông đạo nhé.
Đừng Như Con Ếch Lên Dây Cót
"Chưa bao giờ các kiến thức và quan điểm lại nhiều và đa dạng đến thế. Các vấn đề khoa học được thảo luận ở khắp mọi nơi, dù là về v.i.r.u.s và hệ miễn dịch, về sự khác biệt sinh học giữa nữ giới và nam giới, về tâm lý của những kẻ m.ưu s.át hay tính di truyền của trí thông minh. Ở đấy, không hiếm khi thực tế khách quan và khẳng định chủ quan cũng như nguyên nhân và hậu quả bị lẫn lộn.
Vậy đây là thời điểm để Nguyễn-Kim Mai Thi làm một cuộc kiểm chứng những dữ kiện thực tế cơ bản. Dựa trên những nhận thức khoa học mới nhất, cô ra sức xem xét những vấn đề nóng bỏng của thời đại chúng ta và chỉ ra cái đúng, sai và hợp lý. Cô tìm hiểu cặn kẽ, tỉ mỉ những vấn đề đang được tranh luận, trên nền tảng của những dữ liệu, diễn đạt một cách dễ hiểu và hoàn toàn bác bỏ những điều nhảm nhí"
_NXB Droemer_
--------------------------------------------
THÔNG TIN TÁC GIẢ
NGUYỄN-KIM MAI THI
- Là Tiến sĩ hóa học người Đức gốc Việt và đồng thời là một nữ ký gi.ả chuyên về khoa học.
- Cô điều hành chương trình Khoa học Terra X của đài ZDF (Đài Truyền hình Đức số 2) cũng như chương trình MAITHINK X trên đài ZDF-neo và sản xuất kênh Youtube maiLab với hàng triệu lượt đăng ký theo dõi.
- Năm 2019, NXB Droemer xuất bản cuốn sách đầu tiên của cô "Ngộ quá, cái gì cũng HÓA!".
- "Đừng như con ếch lên dây cót" là tác phẩm best-seller tiếp theo của cô, với hơn 165.000 bản từng được bán ra.
Hỗn Độn Hoàn Hảo - Sự Trỗi Dậy Khó Ngờ Của Nền Giáo Dục Bậc Cao Hoa Kỳ
- Quyển sách của tác giả David F. Labaree mô tả xuất sắc sự vươn lên thần kỳ khó tin được của giáo dục bậc cao Hoa Kỳ, rất đáng đọc và tham khảo cho mọi người quan tâm đến việc xây dựng hệ thống đại học. Dưới đây là một số ý tưởng nổi bật của quyển sách để quý độc giả cảm nhận được tinh thần và những đề tài mà quyển sách muốn bàn tới.
- Một quyển sách thật truyền cảm hứng và cung cấp cho người đọc nhiều nhận thức, hiểu biết thấu đáo rất thú vị về giáo dục bậc cao của Hoa Kỳ xuyên qua những mặt lăng kính bất ngờ được tác giả làm cho trong suốt. Những kinh nghiệm quý báu đó có thể làm giàu cho tri thức và cổ vũ những nhà làm giáo dục bậc cao Việt Nam trong nhiệm vụ thiêng liêng xây dựng hệ thống giáo dục bậc cao Việt Nam hiệu quả, với đại học nghiên cứu là những đầu tàu, để phục vụ lợi ích quốc gia phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong lý tính sáng sủa của nhận thức, và trong tầm nhìn phát triển khoa học, đổi mới sáng tạo, vì sự phồn vinh và an ninh của quốc gia.
David F. Labare
Ăn Mặc - Một Lịch Sử Bị Che Đậy Đằng Sau Vải Vóc Và Trang Phục
- Quyển sách này không nhằm mục đích bao trùm toàn bộ lịch sử của vải vóc cũng như quá trình sản xuất và tầm quan trọng của nó với thế giới. Thay vào đó, tôi muốn kể câu chuyện về những gì mình đã thấy, về cách chúng ta đã từ bối cảnh may mặc cho bản thân là thứ công việc hằng ngày chuyển sang việc khoác lên người những thứ quần áo đến từ một hệ thống phức tạp và khó hiểu, đã tách chúng ta khỏi hành động sáng tạo, khỏi đất đai của chúng ta, khỏi các quyền lợi của chúng ta với tư cách là người tiêu dùng cũng như người lao động.
- Tôi đã khám phá ra nhiều điều đau lòng trong những năm tháng dành ra để nghiên cứu và viết quyển sách này, nhưng cũng có nhiều điều đáng để tôn vinh. Tôi đã gặp nhiều người đang tìm cách tạo ra vải theo cách riêng của họ, đòi lại cái quyền làm ra thứ gì đó vừa hữu ích vừa đẹp đẽ.
- Tôi nhận thấy có điều gì đó kỳ lạ của mình khi được vây quanh bởi những vật dụng thường ngày, chẳng hạn như quần áo, mà nguồn gốc của chúng vẫn còn là một điều bí ẩn. Điều này đã làm tôi thấy thật quái lạ và lấn cấn. Một phần của dự án này là câu trả lời cho sự thôi thúc, hay khao khát muốn biết mọi thứ đến từ đâu. Xét cho cùng, quần áo của chúng ta không chỉ tự nhiên mà có từ các nhà máy hoặc từ các quốc gia được ghi trên nhãn. Chúng đến từ lịch sử của chúng ta.
Sofi Thanhauser
Đường Xa Nắng Mới
- Tác giả Nguyễn Tường Bách sinh năm 1948 tại Thừa Thiên Huế, ông du học ở Đức năm 1967, hiện đang sinh sống tại CHLB Đức. Ông là tác giả của các tựa sách nổi tiếng như Mùi Hương Trầm, Mộng đời bất tuyệt, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai.
- Đường xa nắng mới của Nguyễn Tường Bách không chỉ đưa độc giả phiêu lãng khắp nơi qua những chuyến du hành thú vị, mà còn chia sẻ với người đọc những trải nghiệm sâu sắc trên con đường ngao du thế giới bên ngoài để chứng nghiệm những đổi thay trong nội tâm.
- Hơn phân nửa tập sách là bút ký ghi lại cuộc hành hương chiêm bái núi Kailash (Tây Tạng) ở độ cao trên 5.000m do tác giả và 21 người Việt Nam cùng tổ chức đi vào tháng 8-2011. Do vậy, tập bút ký vừa mang tính thời sự vừa ướp đậm những trải nghiệm tâm linh với nét nhìn tinh tế trong mỗi sự vật.
Bồ Tát Ngàn Tay Ngàn Mắt - Bìa Cứng
VÌ SAO SƯ ÔNG ĐI TU?
“Bé Em ngày xưa nay là Sư Ông, một thiền sư đi giảng dạy chánh niệm, đem bình an đến cho hàng triệu người, và đã có hàng trăm ngàn đệ tử xuất gia, tại gia ở Việt Nam, Tây phương và khắp nơi trên thế giới”…
---
Qua cuốn sách này, bạn đọc sẽ được dõi theo những câu chuyện giản dị, trong trẻo của những em nhỏ ngoan ngoãn, thông minh và sớm có ước mơ cao đẹp. Bạn sẽ biết được “Vì sao Sư Ông đi tu?”, “Bụt là ai?”, “Bụt ở đâu?”, “Bồ Tát Ngàn Tay Ngàn Mắt là ai?” và nhận ra ngay trong chính mình cũng có nhiều phẩm chất tốt đẹp như các em nhỏ nơi đây.
---
Về Thiền sư THÍCH NHẤT HẠNH
“Thích Nhất Hạnh là một trong những tiếng nói quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Hơn bao giờ hết, đây là lúc chúng ta cần lắng nghe vị thầy này.” – Sogyal Rinpoche
Xâm Chiếm - The Social Conquest Of Earth
Khởi đi từ ba câu hỏi đơn giản: Chúng ta tới từ đâu? Chúng ta là gì? Chúng ta đang đi đâu?, XÂM CHIẾM – Mê cung tiến hóa và sự thống trị mặt đất của loài người (2012) đã làm mới lại câu chuyện tiến hóa của loài người, và đồng thời, làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi trong giới khoa học khi bác bỏ thuyết chọn lọc huyết thống và phô bày những nguồn gốc “chưa được biết tới” của thân phận con người, và cũng là của văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật, v.v.
Cho rằng tôn giáo và triết học không thể giải quyết thỏa đáng những câu hỏi trên, và quyết bằng khoa học, truy tìm câu chuyện sáng thế duy nhất của nhân loại, Edward O. Wilson đã chứng minh được tuyên bố của chính mình rằng câu trả lời của khoa học không chỉ đúng mà còn thú vị hơn.
Qua công trình này, Edward O. Wilson – cha đẻ của bộ môn sinh học xã hội và thuật ngữ đa dạng sinh học – cũng làm rõ lý do vì sao con người thống trị mặt đất, điều gắn chặt với tính xã hội cao của loài người, và vì sao những loài có tính xã hội cao khác không đạt tới cấp độ loài người.
________________
THÔNG TIN TÁC GIẢ:
Edward O. Wilson (1929 - 2021) - Sinh ra ở Alabama, Hoa Kỳ; là nhà sinh vật học và nhà tự nhiên học nổi tiếng của Đại học Harvard.
60 cuốn sách cùng hơn 400 bài báo đã giúp ông giành hơn 100 giải thưởng về khoa học và văn chương, trong đó có 2 giải Pulitzer cho tác phẩm On Human Nature (1979) và The Ants (đồng tác giả với Bert Holldobler, 1991). Wilson cũng lấn sân sang thể loại hư cấu, với Anthill (2010), một cuốn tiểu thuyết bán chạy. Ngoài nghiên cứu và viết lách, Wilson còn hoạt động năng nổ trong công tác bảo tồn tự nhiên.
Xâm chiếm (nguyên tác: The Social Conquest of Earth, 2012) được xem là bản tổng kết cho sự nghiệp lừng lẫy của ông - cha đẻ của bộ môn sinh học xã hội và thuật ngữ đa dạng sinh học.
Vườn Yêu
Đa cảnh giới, chồng chập chiều kích, các nhân vật trẻ tuổi đi xuyên từ không/thời gian này đến không/thời gian khác tròn cuộc phiêu du dục tính bất tận. Họ mắc kẹt và tự giải thoát. Họ dấn thân và chấp nhận thứ hấp lực tự nhiên của hệ vũ trụ rộng lớn xoay chuyển. Tất cả diễn ra mặc nhiên.
Thần và người. Thiêng và phàm. Tu tập và mê say lạc thú. Eroticism và Meditation. Vân vân.
Nguyễn Hải Nhật Huy triển khai một thứ văn chương đa tuyến, khoáng đạt, tự do, trong một thể loại có tính tự tri cao - tiểu thuyết.
Đây không phải là một cuốn tiểu thuyết bình thường.
Vẻ Đẹp Của Những Vật Dụng Hàng Ngày
Cuốn sáchVẻ Đẹp Của Những Vật Dụng Hàng Ngàylà tuyển tập các bài tiểu luận của Yanagi Sōetsu qua nhiều thời kỳ (từ năm 1920 đến những năm 1960) về nghệ thuật thủ công dân gian. Lấy cảm hứng từ tác phẩm của những nghệ nhân giản dị mà Yanagi gặp trong chuyến hành trình cả đời của ông qua Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên, cuốn sách là lời biện hộ chân thành cho những đồ vật thủ công chân chất và khiêm tốn, những đồ vật thể hiện vẻ đẹp “vị tha” của những điều hàng ngày, từ những tách trà truyền thống, bình hoa đến giấy viết. Ông cũng đồng thời kêu gọi chúng ta đào sâu và biến đổi mối quan hệ của mình với những đồ vật xung quanh.
Sách được dịch từ phiên bản tiếng Anh The Beauty of Everyday things, thuộc bộ sách kinh điển của NXB Penguin năm 2018. Dịch bởi nhóm dịch giả thuộc LAITA Design.
Vẻ Đẹp Của Những Vật Dụng Hàng Ngàylà một cuốn sách hay về văn hoá, xã hội cũng như nghệ thuật. Cuốn sách phù hợp với bất cứ ai say mê nghệ thuật thủ công và yêu mến cái đẹp. Không những thế, sách còn mang đến cái nhìn rõ nét, sinh động để nâng cao nhận thức thẩm mỹ, giúp thế giới quan của mỗi người trở nên đẹp hơn, đáng sống hơn, có nhiều động lực để hoàn thiện hơn. Nó giúp chúng ta rủ đi lớp bụi, che phủ những vẻ đẹp lộng lẫy, mà vốn vẫn hiện diện xung quanh chúng ta mà không phải tìm kiếm đâu xa. Đây quả là một món quà tinh thần ý nghĩa dành cho những người yêu mến sách!
Nước Bùn Vẫn Trong
Với nhan đề "Nước bùn vẫn trong" chúng tôi muốn chia sẻ rằng, nước trong một cốc có thể bị đục vì bùn, nhưng nước không phải là bùn. Bản chất của nước bao giờ cũng vẫn trong. Đôi khi cuộc sống của chúng ta bị vẩn đục, che phủ bởi bởi những phiền não, cảm xúc khó khăn, nhưng những phiền não đó không phải là bản chất của mình.
Cho dù chúng ta nghĩ rằng trong ta có những điều sai trật gì, sự thật là trong ta vẫn có nhiều điều đúng tốt hơn. Bản chất của chúng ta là tốt lành và hạnh phúc, nhưng tiềm năng này thường bị ngăn ngại vì những vướng mắc về tâm lý và cảm xúc, những nội kết trong ta.
....
"Tôi mong rằng đây không chỉ là một cuốn sách, mà còn là bức tranh sinh động về hành trình chuyển hóa và khám phá bất tận, khi chúng ta biết quay trở về và thành thật với chính mình, cùng một trái tim rộng mở và bao dung." - Minh tánh Nguyễn Duy Nhiên
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.