1. Trang Chủ
  2. ///
Logo Banner Home

Nhà Xuất Bản NXB Công Thương

Tổng hợp sách của nhà xuất bản NXB Công Thương tại KhoSach.com.vn
name

Khi người lãnh đạo ở một tầm cao mới, họ làm cho thế giới tốt đẹp hơn bởi họ không chỉ quan tâm đến kết quả và các mối quan hệ mà còn tập trung vào những điều vĩ đại hơn thế. Điều này đòi hỏi một kiểu lãnh đạo đặc biệt: lãnh đạo phục vụ. Ước muốn của chúng tôi là phát triển một đội ngũ các nhà lãnh đạo phục vụ – những người đang thay đổi thế giới – đã thúc đẩy chúng tôi viết ra cuốn sách này – một tuyển tập những bài tiểu luận được kiểm duyệt kỹ lưỡng. Đây là sự chia sẻ niềm say mê về lãnh đạo phục vụ của hơn 40 tác giả mà Ken yêu thích, họ không chỉ là những chuyên gia về lãnh đạo phục vụ mà còn là tác giả của rất nhiều cuốn sách trong lĩnh vực này.

Cuốn sách này được sắp xếp thành sáu phần. Phần một, “Những nguyên tắc cơ bản của lãnh đạo phục vụ”, bao gồm những bài tiểu luận mô tả những đặc điểm cơ bản của lãnh đạo phục vụ. Phần hai, “Các yếu tố của lãnh đạo phục vụ”, làm sáng tỏ những quan điểm khác nhau về người lãnh đạo phục vụ. Phần ba, “Các bài học trong lãnh đạo phục vụ”, tập trung vào điều mà cá nhân mỗi chúng ta học được từ việc quan sát hành động của các nhà lãnh đạo phục vụ trong thực tiễn. Phần bốn, “Một lễ rửa tội của nhà lãnh đạo”, khắc họa những đặc điểm nổi bật để nhận diện người lãnh đạo phục vụ kinh điển. Phần năm, “Áp dụng lãnh đạo phục vụ trong công việc”, đánh giá những lợi ích trực tiếp của những người đã làm cho lãnh đạo phục vụ trở nên sống động trong tổ chức của họ. Phần sáu, “Sự thay đổi người lãnh đạo phục vụ”, minh họa rõ nét cách mà lãnh đạo phục vụ có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả lẫn sự hài lòng của con người trong các tổ chức.

Mục lục:

Những người đóng góp

Lời nói đầu của John Maxwell

Lời nói đầu

PHẦN MỘT: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ

Chương 1: Lãnh đạo phục vụ là gì?

Chương 2: Đặc điểm của lãnh đạo phục vụ

Chương 3: Lãnh đạo phục vụ là lãnh đạo có ý thức

Chương 4: Lãnh đạo phục vụ với mức độ lan tỏa của niềm tin

Chương 5: Người lãnh đạo vĩ đại phục vụ

Chương 6: Lãnh đạo phục vụ

Chương 7: Lãnh đạo phục vụ tạo ra một nơi làm việc tuyệt vời cho tất cả mọi người

Chương 8: Lãnh đạo chăn cừu

Chương 9: Sự phát triển của lãnh đạo phục vụ

PHẦN HAI: CÁC YẾU TỐ CỦA LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ

Chương 10: Một câu hỏi mà mọi nhà lãnh đạo phục vụ đều nên hỏi

Chương 11: Trong việc phục vụ người khác

Chương 12: Lãnh đạo phục vụ tụng ca những người khác

Chương 13: Trọng tâm của nhà lãnh đạo phục vụ

Chương 14: Những gì bạn nhìn thấy quyết định cách bạn phục vụ

Chương 15: Lòng trắc ẩn

Chương 16: Cách phát hiện những thành viên lý tưởng cho đội

Chương 17: Nhận dạng người lãnh đạo phục vụ

Chương 18: Bốn góc trong vũ trụ của nhà lãnh đạo

PHẦN BA: CÁC BÀI HỌC TRONG LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ

Chương 19: Tìm kiếm tiếng nói của bạn

Chương 20: Một bài học từ bố của tôi

Chương 21: Vũng nước không phải là vấn đề

Chương 22: Năm bài học thử nghiệm trong quân đội của các nhà lãnh đạo phục vụ

Chương 23: Một lễ rửa tội của nhà lãnh đạo

Chương 24: Những điều lớn lao và nhỏ bé

Chương 25: Khen ngợi cấp dưới

PHẦN BỐN: VÍ DỤ VỀ LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ

Chương 26: Chúa Giê-su

Chương 27: Andrew Young

Chương 28: Pat Summitt

Chương 29: Dallas Willard

Chương 30: Henry Blackaby

Chương 31: Frances Hesselbein

Chương 32: Charlie “Tremendous” Jones

PHẦN NĂM: ÁP DỤNG LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ TRONG CÔNG VIỆC

Chương 33: Cư xử với mọi người như với các thành viên trong gia đình

Chương 34: Phát triển và sử dụng khả năng lãnh đạo phục vụ trong quân đội

Chương 35: Lãnh đạo là phục vụ

Chương 36: Phục vụ nhìn từ quan điểm của phòng quản lý nhân sự

Chương 37: Đó là cách bạn cư xử với mọi người

Chương 38: Cách lãnh đạo phục vụ định hình nền văn hóa nhà thờ của chúng tôi

PHẦN SÁU: NGƯỜI LÃNH ĐẠO PHỤC VỤ XOAY CHUYỂN TÌNH THẾ

Chương 39: Ra khỏi đám cháy, vào vùng ánh sáng

Chương 40: Phục vụ mọi người

Chương 41: Waste Connections

Chương 42: Đừng đánh dấu bài tôi, hãy giúp tôi đạt một điểm A

Nhận xét cuối cùng

Thông tin tác giả:

Ken Blanchard – là một chuyên gia về lãnh đạo có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Ông cũng là đồng tác giả của cuốn sách bán chạy The New One Minute Manager (Tạm dịch: Quản lý một phút mới) và hơn 60 cuốn sách khác. Ken là đồng sáng lập và là lãnh đạo tinh thần của tập đoàn The Ken Blanchard Companies, một công ty tư vấn và đào tạo quốc tế mà ông và vợ của mình, Margie, bắt đầu vào năm 1979 ở San Diego, California. Bên cạnh vai trò diễn giả kiêm nhà tư vấn nổi tiếng, Ken còn là đồng sáng lập của Lead Like Jesus, một đoàn mục sư quốc tế cam kết giúp mọi người trở thành các nhà lãnh đạo phục vụ.

Renee Broadwell – là biên tập viên của tập đoàn Ken Blanchard trong hơn 10 năm, làm việc trực tiếp cùng Ken với tư cách là tổng biên tập của một số dự án sách lớn. Cô cũng làm việc với tư cách là biên tập viên phụ trách một số bài báo, blog và các phương tiện truyền thông khác cùng với một số dự án đặc biệt, cộng tác với các phòng ban Blanchard khác nhau. Renee trước đây từng nắm giữ các vị trí ở Alaska Airlines, Nordstrom, Inc., và The Art Institute of California, San Diego.

Trích đoạn sách:

Một bài học từ bố của tôi

Rửa chân

Phyllis Hennecy Hendry

Tôi gặp Phyllis Hennecy Hendry lần đầu khi cô ấy mời tôi đến nói chuyện tại cuộc gặp mặt tháng Mười hai của Phòng Thương mại Augusta, Georgia. Cô ấy đề nghị tôi đến đó diễn thuyết miễn phí để tăng cơ hội chơi golf tại Aygusta National, quê hương của giải golf Masters. Là một người thích chơi golf, tất nhiên tôi đồng ý. Mọi người mà tôi nói chuyện tại Augusta đều nói rằng, là một nhà lãnh đạo, Phyllis xứng đáng được chấm điểm 12/10. Do vậy, Phil Hodges và tôi đã mời cô trở thành chủ tịch đồng thời là CEO của đoàn mục sư Lead Like Jesus. Hãy đọc bài luận của cô ấy và tìm hiểu xem trái tim lãnh đạo phục vụ của Phyllis đến từ đâu. – KB

 

 

Tôi thường nghĩ lại ngày bố của tôi nói với tôi rằng Chuas đã kêu gọi ông ấy làm mục sư. Dù ông đã làm việc giám sát xây dựng trong một thời gian khá dài, nhưng vì là một tín đồ tận tụy của chúa Giê-su, ông đã được kêu gọi giúp đỡ một nhà thờ lớn trong cộng đồng của chúng tôi khởi công xây dựng nhà thờ mới ở một khu vực khác của thành phố. Ông ấy sẽ trở thành một mục sư lưỡng nghiệp.

Khi bố thông báo điều này, tôi nhớ mình đã ôm ông và nói rằng tôi sẽ giúp đỡ. Tôi không bao giờ tưởng tượng được tất cả những bài học mà tôi sẽ học được khi giúp đỡ ông. Nhiệm vụ lớn nhất của tôi là đi cùng bố đến thăm mọi người trong cộng đồng vào các buổi sáng thứ Bảy và chơi đàn piano cho hội thánh vào Chủ nhật.

Ghé thăm ngài Lunn

Tôi sẽ không bao giờ quên ngày thứ bảy đầu tiên, khi chúng tôi ghé thăm ngài Lunn. Đó là một ông già kỳ quặc.Tôi nhớ mình đã nghĩ rằng những nếp nhăn của ông ấy gặp nhau ở những vị trí kỳ lạ quanh khuôn mặt ông ấy, đặc biệt là khi ông ấy cười.

Có thể đó là lý do ông ấy không cười nhiều. Đầu tiên, việc bố tôi muốn ghé thăm người đàn ông này mỗi sáng thứ bảy khiến tâm trí của một đứa bé tám tuổi như tôi có đôi chút ngạc nhiên.

Trong chuyến ghé thăm đầu tiên của chúng tôi, ngài Lunn đã nói rất rõ rằng ông ấy sẽ không tham dự các buổi lễ tại nhà thờ truyền giáo nhỏ mới của bố tôi. Nhưng ông ấy cũng nói rằng chúng tôi có thể đến nhà ông ấy bất cứ lúc nào, vậy nên bố tôi đã nghe theo.

Bố và tôi bắt đầu các buổi sáng thứ Bảy cùng nhau ở một nhà hàng địa phương nhỏ, và sau đó chúng tôi thực hiện các chuyến viếng thăm của mình, bắt đầu từ nhà ngài Lunn. Ông ấy và bố tôi sẽ ngồi trên những chiếc ghế xích đu ở phía trước hiên còn tôi thì ngồi ở bậc thềm. Trong lần ghé thăm thứ ba của chúng tôi, ngài Lunn hỏi liệu tôi có muốn uống một ly Nehi nho không, và tất nhiên tôi muốn. Sau đó, ông ấy dường như không còn thành kiến với tôi nữa.

Tôi nhớ bố đã không hề mời ngài Lunn đến nhà thờ thêm một lần nào nữa. Họ nói về chuyện câu cá và những tin tức thế giới. Họ nói về rất nhiều thứ. Những chuyến viếng thăm của chúng tôi luôn luôn kết thúc với câu nói của ngài Lunn: “Hãy quay trở lại bất cứ lúc nào anh muốn,” và một cái xoa đầu dành cho tôi.

Tôi từng hỏi bố: “Tại sao chúng ta cứ ghé thăm ngài Lunn mãi trong khi ông ấy đã nói rõ là sẽ không đến nhà thờ rồi hả bố?” Bố tôi giải thích rằng việc ghé thăm ngài Lunn là một trong số những việc quan trọng nhất chúng tôi cần làm vào ngày thứ Bảy. Ông nói: “Chúng ta đang rửa chân cho ngài Lunn.” Tôi thực sự thấy khó hiểu.

Sau đó bố nhắc tôi nhớ câu chuyện Chúa Giê-su rửa chân cho các môn đệ của mình để cho họ thấy rằng phục vụ mọi người là cách để làm mọi thứ. Và bằng việc ghé thăm ngài Lunn, chúng tôi đã phục vụ ông dù ông không bao giờ đến nhà thờ. “Bên cạnh đó thì, bố thực sự rất thích ông ấy,” bố tôi nói.

Điều gì đó khác biệt

Sau nhiều tháng thường xuyên ghé thăm vào các sáng thứ Bảy, bố tôi nghe một người hàng xóm nói ngài Lunn đang ở bệnh viện. Chúng tôi đến đó ngay lập tức. Ông ấy rất vui khi nhìn thấy chúng tôi, và tôi có thể nói rằng điều gì đó đã thay đổi.

Khi ngài Lunn trở về nhà từ bệnh viện, chúng tôi mang cho ông ấy súp và bánh mì ngô. Bố tôi thay bóng đèn và sửa chữa mấy thứ lặt vặt trong nhà cho ông. Tôi hát cho ông nghe. Ông cười nhiều hơn và thay vì xoa đầu tôi trước khi chúng tôi rời đi, ông ấy sẽ ôm cả bố lẫn tôi. Và ông ấy luôn luôn nói: “Cám ơn vì đã đến.”

Dù bố tôi không hề nhắc lại chuyện đến nhà thờ, ông ấy đã nói về Chúa Giê-su, kể cho ngài Lunn nghe về sự khác biệt mà Chúa Giê-su đã tạo ra trong cuộc sống của ông.

Ngài Lunn đôi khi đặt ra những câu hỏi, và bố tôi kiên nhẫn lắng nghe và trả lời từng câu một. Tôi nghĩ bố rất thông minh vì những câu hỏi đó dường như rất khó với tôi.

Như tôi đã nói, tôi phục vụ với tư cách là một người chơi piano trong nhà thờ bé nhỏ của chúng tôi dù tôi chỉ mới tám tuổi. Tôi đã chơi đàn từ khi lên năm, nhưng số tiết mục của tôi còn rất ít. Dường như không ai bận tâm. Một buổi sáng thứ bảy, khi chúng tôi kết thúc bài hát, tôi nhìn lên từ phím đàn của mình và thấy bố đang nhìn chằm chằm về phía cửa sau nhà thờ. Một giọt nước mắt lăn dài trên má ông. Tôi nhìn ra phía cửa và không thể tin được những gì mình đang nhìn thấy. Ngài Lunn đang đứng đó, trong ngày Chủ nhật tuyệt vời nhất của ông. Cuối buổi lễ, ngài Lunn đi thẳng xuống lối đi đến chỗ bố tôi. Ông ấy nói với tất cả mọi người trong nhà thờ buổi sáng hôm đó rằng ông ấy không biết nhiều về Kinh Thánh, nhưng ông ấy biết rằng ông ấy muốn những gì nhà truyền đạo có. Ông ấy đã đến để hiểu rằng Chúa Giê-su tạo ra sự khác biệt. Ông ấy nói: “Tôi muốn Chúa Giê-su cũng sống trong tôi.”

Vài tháng sau, ngài Lunn ốm nặng. Khi bố con tôi đến thăm ông ở bệnh viện và ở nhà, chúng tôi được biết những chuyến ghé thăm của chúng tôi vô cùng có ý nghĩa với ông ấy. Chúng tôi gặp gia đình ngài Lunn và ông ấy giới thiệu chúng tôi là “những người bạn tốt”. Một ngày, ngài Lunn bảo với tôi rằng ông ấy có một lời thỉnh cầu quan trọng dành cho tôi. Sau vài phút im lặng, ông ấy hỏi liệu tôi có thể hát trong đám tang của ông ấy không. Tất nhiên, với những giọt nước mắt lăn dài, tôi hứa là tôi sẽ làm thế. Tôi biết đó sẽ là cách cuối cùng tôi có thể rửa chân cho ông, như bố tôi đã dạy tôi.

Sự phục vụ thay đổi mọi thứ

Bố tôi dạy tôi hành động đơn giản để quan tâm đến ai đó và cách những người phục vụ thay đổi mọi thứ – theo đúng nghĩa đen. Dù ông đã mất hơn 30 năm trước, tôi vẫn nhớ ví dụ kỳ diệu của ông về việc phục vụ – không phải chỉ với ngài Lunn mà với vô số người khác, những người luôn gọi vào lúc nửa đêm, biết chắc rằng bố tôi sẽ hồi đáp.

Tôi thường nhớ lại những giờ phút tôi ở bên bố, nhớ cách bố lắng nghe, yêu thương và dạy dỗ tôi. Giờ đây, tôi biết rằng ông cũng rửa chân cho cả tôi nữa.

name

Khi Robin Chase đồng sáng lập ra Zipcar, cô không chỉ khởi sự một công cuộc kinh doanh mà còn đưa ra nền tảng cho một trong những ý tưởng quan trọng nhất về kinh tế và xã hội của thời đại: nền kinh tế hợp tác. Trong cuốn sách “Nền kinh tế chia sẻ: Tái thiết chủ nghĩa tư bản dựa trên sức mạnh kết nối”, cô mở rộng tư duy của chúng ta về các cách thức mà nền kinh tế có thể chuyển hóa và chỉ ra cách các Công ty Chia sẻ đang thay đổi bản chất của chủ nghĩa tư bản.

Những sức mạnh lớn lao nhất của con người được kết hợp với sức mạnh của các tập đoàn để tạo nên tổ chức chia sẻ, hình thành lực lượng sáng tạo và có thế lực. Các Công ty trong hợp tác này mang đến sức mạnh có tính công nghiệp về quy mô và tài nguyên, và những Người chia sẻ quy tụ lại những sức mạnh mang tính cá nhân như địa phương hóa, khác biệt hóa và tinh chỉnh hóa, mở khóa cho nền kinh tế hợp tác. Khi những nền tảng như vậy được khai thác đến mức tới hạn và đa dạng các bên tham gia, một hệ thống hoàn toàn mới được giải phóng.

Cuốn sách này sẽ trả lời nhiều câu hỏi xung quanh nền kinh tế chia sẻ:

Nền tảng kinh tế đằng sau sự chuyển đổi này là gì?

Cơ cấu tổ chức cung cấp quyền hạn cho nó là gì?

Nó có ý nghĩa gì đối với việc làm và cách mọi người tìm việc và kiếm sống?

Mô hình này có thể tạo ra những điều kỳ diệu nào?

Làm thế nào để bạn xây dựng được một nền tảng từ con số 0?

Vai trò của chính phủ là gì? Làm thế nào để các thể chế lớn chuyển đổi?

Công ty Chia sẻ dân chủ hóa quyền lực hay tước bỏ quyền lực của mọi người?

Làm thế nào chúng ta có thể sử dụng Công ty Chia sẻ để giải quyết những thách thức lớn nhất của chúng ta, chẳng hạn như vấn đề biến đổi khí hậu?

Tương lai của chúng ta sẽ như thế nào?

Mô hình Công ty Chia sẻ đã “thay áo” cho thế giới kinh doanh, tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ. Trong suốt cuốn sách này, Robin Chase sẽ cung cấp bằng chứng về cách thức mô hình Công ty Chia sẻ có thể tiếp nhận thế giới đang thay đổi nhanh chóng này và biến nó thành một thế giới mà chúng ta muốn sinh sống: bền vững, công bằng, phát triển mạnh mẽ và đầy tiềm năng.

Mục lục:

Giới thiệu

Phần 1: Những viên gạch nền

1. “Xin chào, Zipcar. Tôi Robin đây.”

2. Công suất dư thừa

3. Nền tảng cho sự tham gia

5. Kết hợp tất cả

Phần 2: Thực thi

6. Từ con số 0

7. Vì mọi người

8. Nắm bắt sự đổi thay

Phần 3: Biến đổi tương lai

9. Ai sở hữu vàng?

10. Chỉ rõ những thách thức lớn nhất

11. Điều gì xảy ra tiếp theo

Ghi chú

Trích đoạn sách:

Zipcar được thành lập vào ngày tựu trường tươi sáng vào tháng Chín năm 1999. Dù ở độ tuổi nào, tháng Chín luôn là thời điểm trong năm tôi thường dành để nghĩ về tương lai, sự thay đổi và những hứa hẹn của một năm dài phía trước. Có lẽ điều này là do tôi sống ở một thị trấn tập trung nhiều trường đại học ở vùng đông bắc với hàng đoàn nam thanh nữ tú với ba lô chất đầy đồ dùng kéo về đây ngay khi những hàng cây thay lá và những cơn gió ùa về. Tháng Chín năm đó Antje và tôi ngồi ở Ras Café, cách trường tiểu học của các con vài dãy nhà, vài giờ trước giờ tan học.

Tôi chắc hẳn là mảnh ghép hoàn hảo của cô ấy: đúng người, đúng nơi và đúng thời điểm. Gần đây tôi đã tham dự một buổi họp lớp Trường Quản trị Sloan thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và lắng nghe những câu chuyện khởi nghiệp và thành công của các bạn cùng lớp. Metro Boston là vườn ươm các công ty khởi nghiệp công nghệ vào thời điểm đó. Raytheon, DEC, Data General, Wang và EMC đều đã được thành lập ở đây – nó tương đương với Bờ Đông của Thung lũng Silicon. Sự bùng nổ dot-com làm say mê các nhà đầu tư và doanh nhân khởi nghiệp, đạt đến đỉnh điểm một năm sau đó, vào tháng Ba năm 2000, với chỉ số NASDAQ ở mức cao nhất mọi thời đại.

Tôi không chỉ sẵn sàng khởi nghiệp, mà còn nhắm đến thị trường chia sẻ xe hơi. Chồng tôi lái xe ô tô đến văn phòng ở ngoại ô mỗi sáng, và chiếc xe sẽ nằm trong một bãi đậu xe cả ngày. Và dù đôi khi chắc chắn mình cần một chiếc ô tô, nhưng tôi hoàn toàn không muốn mua một chiếc xe khác, đậu nó trên đường trong khu phố của mình, bảo dưỡng và bới tìm nó trong đống tuyết sau cơn bão. Tôi không muốn đối mặt với việc nhớ lại những ngày người ta quét dọn đường phố luân phiên hằng tháng và lao ra ngoài để đánh xe đi khi nghe thấy cảnh báo lúc 7 giờ sáng từ loa của xe đầu kéo. Đối với tôi, như hầu hết những người dân sống ở thành phố và không cần ô tô để đi làm, chi phí sở hữu một chiếc xe lớn hơn nhiều lợi ích nó có thể mang lại. Một lần, có thể là hai lần, do cần kíp, tôi buộc phải mượn xe của một người hàng xóm. Nhưng việc hỏi mượn thường xuyên sẽ khiến tôi cảm thấy mình là một kẻ ăn mày lười biếng. Tôi cần Zipcar.

Hai tháng sau khi bắt tay hợp tác, chúng tôi nhận được khoản đầu tư thiên thần đầu tiên, 50 nghìn đô-la, từ Jeannie Hammond, một người bạn cùng lớp ở MIT. Phần lớn số tiền đó dành cho Jim Lerner, một kỹ sư đã hợp tác chặt chẽ với tôi để xây dựng trang web đầu tiên của Zipcar, trang ứng dụng thành viên, quy trình đặt xe và thanh toán, hệ thống quản lý đội xe cơ bản và tích hợp cơ sở dữ liệu làm nền tảng cho những hoạt động kể trên. Một phần tiền đáng kể nhưng ít hơn để dành cho việc thiết kế logo và trang web. Bốn tháng sau, Zipcar còn 68 đô-la trong tài khoản ngân hàng và ba ngày trước khi ra mắt. Kế hoạch là đặt bốn chiếc ô tô vào bốn chỗ đậu xe riêng, ở bốn điểm dừng tàu điện ngầm liên tiếp giữa Cambridge và Boston. Chúng tôi đã có một chiếc Volkswagen Beetle màu vàng chanh mới được đặt tên là Betsy. Tôi đã tự mua chiếc xe, dùng căn nhà làm tài sản thế chấp và trả góp 299 đô-la mỗi tháng. Ba chiếc xe còn lại, tất cả đều là dòng Volkswagen – một chiếc Beetle, một chiếc Golf và một chiếc Passat – đã được lên lịch chuyển giao vào sáng hôm sau.

Sau đó, tôi nhận được cuộc gọi từ phó chủ tịch của công ty cho thuê. Anh ta thông báo với tôi rằng anh ta sẽ cảm thấy “thoải mái hơn” với khoản tiền đặt cọc 7.000 đô-la cho mỗi chiếc xe trước khi giao xe cho chúng tôi. Chắc hẳn bạn nghĩ tôi đang lo sốt vó. 

Thay vào đó, tôi chỉ cảm thấy mệt mỏi. Vạn sự khởi đầu nan. Đây chỉ là một trở ngại khác mà thôi. Lúc đó đã là buổi chiều muộn và tôi không còn tâm trí nào để suy nghĩ về các lựa chọn, vì vậy để đỡ căng thẳng và đã có lịch trình từ trước, 6 giờ tối hôm đó tôi đến tham dự buổi tiệc ra mắt một dự án khởi nghiệp khác. Buổi tiệc chiêu đãi diễn ra trong một khu nhà xưởng vừa được sửa sang lại: nền xi măng, tường mới sơn trắng, những chiếc bàn phục vụ ăn uống dài phủ khăn trắng kê sát tường. Tôi vừa bước vào thì Juan Enriquez, một nhà đầu tư thiên thần mà tôi đã liên hệ, xuất hiện. Sau này tôi trở nên thân thuộc với Juan hơn, nhưng vào tháng Sáu năm đó, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện ngắn trực tiếp và thẳng thắn.

“Chào, Robin. Zipcar thế nào rồi? Tôi có thể giúp gì cho cô?”

“Tôi cần 25.000 đô-la vào sáng mai.”

“Chốt,” anh ấy nói.

Và thực sự, đến chín giờ sáng hôm sau, khi tôi gọi đến ngân hàng, tiền đã vào tài khoản. Tôi trả tiền người cho thuê xe, nhận ô tô và bắt tay vào vận hành Zipcar.

Nhưng tôi vẫn phải huy động tiền mặt. Năm 2000, các mạng lưới trực tuyến và cổng tiếp thị kết nối những người cấp vốn với những nhà cải cách tiềm năng vẫn chưa lộ diện, vì vậy cho vay chia sẻ, huy động vốn từ cộng đồng và mua sắm một cửa không phải là lựa chọn đối với các nhà đầu tư thiên thần.

Lần đầu tôi được cảnh báo về việc các nhà đầu tư mạo hiểm và tôi có thể không có chung tầm nhìn là vào cuộc gặp lần thứ ba của tôi với một trong những người sáng lập ra một quỹ đầu tư mạo hiểm ở Boston. Chúng tôi đã ăn trưa cùng nhau trong phòng ăn thuộc tòa nhà văn phòng sau một cuộc họp. Tôi biết rằng ông ấy cũng có con – tận chín đứa! Tôi là con thứ năm trong một gia đình sáu người. Tôi nói với ông ấy rằng bộ phim yêu thích của tôi  hồi nhỏ là Peter Pan, và sau khi xem xong bộ phim lần đầu trên tivi, khi năm hoặc sáu tuổi, tôi đã trèo lên nóc tủ quần áo trong phòng ngủ chung rồi nhảy xuống với hy vọng mình có thể bay.

Tôi tiếp đất với một cú giáng mạnh.

Ông cũng kể cho tôi nghe chuyện ông từng đặt một trong những đứa con của mình, lúc hai tuổi, lên tủ trang điểm trong phòng ngủ. Giang tay về phía con, ông nói, “Nhảy xuống đi! Nhảy xuống đi!” Đứa bé ngập ngừng. “Nhảy đi! Bố sẽ đỡ,” ông lặp lại. Đứa bé nhảy xuống, còn ông lùi lại để thằng bé ngã. “Tôi đã dạy các con ngay từ khi còn nhỏ rằng chúng không được tin tưởng bất kỳ ai.”

Câu chuyện đó cứ lởn vởn trong đầu tôi trên chuyến tàu điện ngầm trở về nhà, và khi đi đón các con tôi lúc đó sáu, chín và mười hai tuổi từ trường về. Câu chuyện hiện ra trong đầu tôi suốt cả buổi chiều. Và tôi đã kể chuyện đó với chồng sau khi các con đã ngủ. Dường như tôi và các nhà đầu tư mạo hiểm có thế giới quan hoàn toàn khác nhau. Tôi nghĩ bạn có thể tin tưởng mọi người. Rằng đại đa số mọi người đều tốt. Rằng tôi có thể trông cậy cha tôi, và thậm chí một người xa lạ, giang tay đón đỡ nếu tôi ngã xuống. Mỗi ngày, tôi luôn cố gắng một cách ngây thơ để tìm kiếm và xây dựng thế giới mà mình muốn sống trong đó. Ngay từ đầu, tôi đã coi Zipcar là ví dụ cho thấy một lối tư duy khác về kinh doanh, trong đó các giả định về lòng tin, trách nhiệm và sự cộng tác đã thay đổi.

BA NIỀM TIN CỦA TÔI

Ba niềm tin cơ bản nhất của tôi, thứ khiến tôi tin rằng Zipcar sẽ ổn, đã khiến hầu hết các nhà đầu tư và phóng viên kinh doanh nín thở.

Luận điểm số 1 của Robin: Mọi người sẵn sàng “chia sẻ” ô tô thay vì sở hữu do tính hiệu quả kinh tế.

Phản ứng của nhà đầu tư: Người Mỹ có xu hướng tâm lý tự phụ và sở hữu. Người Mỹ có mối quan hệ đặc biệt với ô tô của mình và địa vị xã hội của họ gắn liền với ô tô. Chúng tôi không muốn sử dụng ô tô. Chúng tôi muốn sở hữu chúng.

Luận điểm số 2 của Robin: Một nền tảng công nghệ tận dụng mạng Internet và công nghệ không dây giúp việc chia sẻ trở nên dễ dàng hơn.

Phản ứng của nhà đầu tư: Rào cản công nghệ quá lớn, quá phức tạp. Nó chưa từng được thực hiện trước đây. Cô không phải là một kỹ sư.

Luận điểm số 3 của Robin: Công ty có thể tin tưởng để mọi người đón và trả xe mà không cần giám sát, hãy đổ đầy xăng bằng thẻ tín dụng của công ty và mang theo rác khi đi.

Phản ứng của nhà đầu tư: Những người làm việc đó ở châu Âu là người Thụy Sĩ! Người Mỹ chúng ta sẽ không bao giờ đối xử tốt với ô tô như vậy.

Từ “chia sẻ” được đặt trong ngoặc kép trong luận điểm đầu tiên vì tôi biết khoảng 40% những người được khảo sát vào mùa thu năm 1999 có những liên tưởng thực sự tiêu cực với từ đó. Đối với họ, chia sẻ ngụ ý “bẩn thỉu”, “chất lượng kém”, “phải chờ đợi” và “lối sống hippie” – những phẩm chất khác xa với dịch vụ mà chúng tôi dự định xây dựng. Kết quả là, tôi đã từ bỏ việc sử dụng từ chia sẻ, nhưng không từ bỏ ý tưởng. Chúng tôi tin rằng công nghệ sẽ biến việc chia sẻ thành một chuyển đổi liền mạch và hiệu quả. Zipcar sẽ cung cấp dịch vụ chất lượng cao và khách hàng của chúng tôi sẽ không phải điều phối với những người khác hoặc chờ đến lượt.

Hóa ra, niềm tin của tôi vào tiềm năng của xu thế chia sẻ đã báo trước những gì sẽ diễn ra trên mạng xã hội trong thập kỷ sau  đó. Facebook và các công ty truyền thông mạng xã hội khác đã định danh lại hoàn toàn từ chia sẻ. May mắn thay, dự đoán của tôi rằng mọi người sẵn sàng chia sẻ là chính xác. Chỉ một phút sau khi trang web Zipcar đi vào hoạt động (nhưng trước khi ra mắt), điện thoại đã đổ chuông.

“Xin chào, Zipcar xin nghe. Tôi Robin đây. Tôi có thể giúp gì cho anh?”

“Xin chào, tôi muốn thuê một chiếc ô tô.”

“Anh đang đùa tôi à? Chúng tôi chỉ vừa mới hoạt động! Điều này thật phi thường! Chắc chắn rồi!”

Và thế là Craig Kleffman trở thành thành viên đầu tiên của Zipcar. Anh ấy thuê ô tô của chúng tôi theo giờ để vận chuyển dàn trống của mình đến các buổi biểu diễn và thuê chúng theo ngày để tự đi đến các cuộc thi ba môn phối hợp diễn ra ở vùng ngoại ô mà anh ấy tham dự. Đối với những người như Craig, sống ở các thành phố và không cần lái xe ô tô đi làm, việc sở hữu ô tô cộng với việc phải đi thuê xe nghĩa là họ có nhiều xe hơn mức thực sự muốn sử dụng. Mọi người chọn Zipcar vì chia sẻ là sự lựa chọn thông minh hơn về mặt tài chính – và chúng tôi cũng tuyệt vời, thông minh, vui vẻ, tân tiến, tiện lợi và đáng tin cậy. Sau khi được Avis mua lại vào năm 2013, 13 năm sau khi thành lập, Zipcar đã sở hữu 760.000 thành viên chia sẻ 10.000 chiếc xe trên khắp Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh. Các giao dịch mua xe gần đây của các nhà cung cấp dịch vụ chia sẻ xe hơi địa phương ở Tây Ban Nha và Áo, cũng như ở Paris vào năm 2014 tiếp tục mở rộng phạm vi tiếp cận của Zipcar.

Mục tiêu của Zipcar là khiến việc thuê một chiếc xe hơi trở nên dễ dàng và thuận tiện như rút tiền mặt từ máy ATM. Chúng tôi cần cung cấp dịch vụ thuê xe ô tô đơn giản, thuận tiện, đáng tin cậy – giống như các máy ATM – ở khắp thành phố.

Người dùng cần có thể đặt trước và mở khóa xe ô tô trong vài giây, bất kỳ lúc nào và không có ai đứng chắn giữa họ và xe.

name

Gia đình có trẻ nhỏ nào cũng trải qua những tình huống rắc rối trong quá trình nuôi dạy và chăm sóc em bé của mình. Nhiều trường hợp, người lớn không biết xử lý thế nào để bé hiểu và nghe lời. Sử dụng đòn roi và la mắng có mang lại hiệu quả?

Bằng kinh nghiệm và kiến thức của mình, tác giả Koso Tokiko sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc đó.

Trong cuốn Lắng nghe để dạy con đúng cách, Koso Tokiko khuyến khích các phụ huynh nuôi dạy trẻ theo hướng tích cực, không sử dụng đòn roi hay la mắng. Thông qua việc trả lời các câu hỏi của bố mẹ về các tình huống hằng ngày, tác giả sẽ giúp bạn hiểu được suy nghĩ, cảm nhận của các bé và đưa ra các cách ứng phó phù hợp.  Koso Tokiko còn mở rộng các tình huống ra ngoài ngôi nhà như ở nơi công cộng hoặc tại trường lớp của bé.

Bên cạnh việc giúp bố mẹ hiểu được tâm tư của trẻ cũng như đưa ra các giải pháp cho từng tình huống, tác giả còn giúp tháo gỡ các vướng mắc trong các mối quan hệ trong gia đình, như mối quan hệ giữa anh chị em, mối quan hệ giữa vợ chồng, mối quan hệ giữa bố mẹ và ông bà…

Với suy nghĩ rằng trẻ chỉ có thể bộc lộ cảm xúc trung thực nhất khi có một môi trường sống an toàn và đảm bảo, tác giả khuyến khích các bố mẹ lắng nghe các bé cũng như xây dựng môi trường sống vui vẻ, hòa thuận để bé phát triển tốt nhất.

Ngoài ra, sách còn có phần minh họa của họa sĩ Tome Kamiooka giúp độc giả hình dung rõ hơn về các tình huống cũng như thấy hứng thú hơn trong quá trình đọc.

Thông tin tác giả:

Koso Tokiko sinh ra ở Tokyo.

Bà từng là tổng biên tập của tạp chí về chăm sóc sức khỏe trẻ em Miku.

Bà là cố vấn nuôi dạy trẻ, giám đốc của hai tổ chức phi lợi nhuận là Mạng lưới Quốc gia về Phòng chống Lạm dụng Trẻ em và Fathering Japan.

Năm 2000, bà và chồng đã thành lập trang web nuôi dạy trẻ “Kokodate” để mọi người có thể tiếp cận các thông tin về việc nuôi dạy trẻ.

Hiện tại, ngoài vai trò là thành viên của “Nhóm nghiên cứu về việc khuyến khích nuôi dạy trẻ không dùng bạo lực” của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, bà còn là thành viên của các tổ chức bảo vệ quyền con người và trẻ em. Bà cũng là bình luận viên về chăm sóc trẻ em trên nhiều chương trình truyền hình. Bà cũng là tác giả của cuốn Kỷ luật không nước mắt theo cách mẹ Nhật.

name

Tôi vẫn luôn cho rằng bản thân là người “không có tài năng”.

Bởi dù làm gì thì tôi cũng không thể nghiêm túc duy trì được lâu dài. Và dù là chơi thể thao hay học tập, tôi cũng chưa khi nào đạt được những thành tích đáng kể. Nhưng sau khi tìm hiểu về thói quen, tôi đã thay đổi suy nghĩ. Hiện tại, với tôi, việc có tài năng hay không đã không còn quan trọng.

Bởi tài năng không phải là thứ “được ban tặng” mà là thứ “được tạo ra” từ kết quả của việc duy trì các thói quen.

Tôi rất thích nhà văn Sakaguchi Kyohei. Trong những cuốn tiểu thuyết của mình, anh ấy sử dụng những từ ngữ hoàn toàn khác với các nhà văn khác. Anh ấy biết chơi guitar, đàn những bản nhạc khiến bao người rung động, và còn biết vẽ những bức tranh độc đáo. Gần đây, anh ấy còn đóng bàn ghế, đan lát đồ dùng. Anh ấy quả thực là một người tài năng.

Nhưng khi Sakaguchi Kyohei mới bắt đầu hoạt động, chính bố anh đã nói rằng: “Nếu không có tài năng thì không trở thành nhà văn được đâu”, và ngay cả em trai anh cũng từng nói: “Anh có thành công thì cũng chỉ là mèo mù vớ cá rán mà thôi!”... Nhưng Sakaguchi vẫn luôn nói rằng: “Quan trọng không phải là tài năng mà là tính kiên trì.” Dù là những người đang đứng ở vị trí hàng đầu trong các lĩnh vực như thể thao, nghệ thuật, như Ichiro hay Murakami Haruki thì họ cũng không tự nhận mình là thiên tài.

Trong khi đó, chúng ta lại luôn bị mê hoặc trước những truyền thuyết về các thiên tài. Ví dụ, trong bộ truyện tranh Dragon Ball, tài năng của các nhân vật luôn được đánh thức khi họ tức giận, hay Slam Dunk với nhân vật chính vốn chỉ biết đánh nhau thì lại được phát hiện khả năng bật nhảy, hay như bộ phim điện ảnh Hollywood The Matrix kể về người được chọn sẽ đột nhiên thức tỉnh năng lực của bản thân.

Càng trải nghiệm, bạn sẽ càng nhận ra rằng tài năng thực tế không giống với những câu chuyện hấp dẫn đó. Những người được coi là thiên tài đều phải nỗ lực hết mình. Có một câu danh ngôn như sau:

Thiên tài chẳng qua là sức mạnh của quá trình nỗ lực không ngừng. – Elbert Hubbard

Như vậy, có lẽ thiên tài chính là người luôn kiên trì, nỗ lực. Từ đây, tôi lại suy nghĩ: Vậy, mỗi chúng ta có tồn tại “khả năng duy trì nỗ lực” không?

Tôi cho rằng hiện tại, mọi người đang hiểu sai cũng như dùng sai hai từ “tài năng” và “nỗ lực”. Tài năng không phải là thứ sinh ra đã có, được ông trời ban cho, và nỗ lực cũng không phải là những đau khổ mà chúng ta phải nếm trải. Trong cuốn sách này, tôi muốn cùng bạn làm rõ hai từ đó thông qua việc tìm hiểu chủ đề “thói quen”. Đồng thời, tôi cũng muốn đem tài năng và nỗ lực quay về với những người bình thường nhất. Hai yếu tố tài năng và nỗ lực không phải chỉ có ở một nhóm người mà được hình thành dựa vào bản thân mỗi người chúng ta.

Cuốn sách này có thể tóm lược đơn giản như sau:

• Tài năng không phải là thứ “được trời ban” mà là thứ “được tạo ra” khi bạn duy trì nỗ lực.

• Bạn có thể duy trì sự nỗ lực lâu dài nếu biến nó thành thói quen của mình.

• Phương pháp để dưỡng thành các thói quen ấy là những thứ có thể học hỏi được.

Trong cuốn Lối sống tối giản của người Nhật, tôi đã được giải phóng khỏi tiền bạc và vật chất. Và với cuốn sách lần này, tôi cũng đã được giải phóng khỏi gánh nặng mang tên “nỗ lực” và “tài năng”.

Cuốn sách này đối với tôi có thể coi là “sự phát triển cá nhân cuối cùng”.

Và giờ, hãy bắt đầu chuẩn bị cho sự phát triển cuối cùng nào!

MỤC LỤC:

Lời mở đầu

Chương 1: Sức mạnh ý chí có sẵn ngay từ khi sinh ra?

Chương 2: Thói quen là gì?

Chương 3: 50 bước để tạo thành thói quen

Chương 4: Chúng ta được tạo nên từ những thói quen

Lời kết

TRÍCH Đ0ẠN SÁCH:

Thói quen là hành động gần như không cần suy nghĩ

Chẳng có người nào thảm hại tới mức không có nổi một thói quen và luôn bị sự lưỡng lự, do dự làm cho dằn vặt, khổ sở. Nếu có, với những người như vậy, dù chỉ châm một điếu thuốc, uống một cốc trà, hay cả thời gian thức dậy, đi ngủ mỗi ngày, hoặc giả như có chút chuyện gì đó xảy ra cũng đều cần đến ý chí. Họ dành phần lớn thời gian để đưa ra quyết định, hoặc tiêu phí nó trong sự hối hận. – William Shakespeare

Ở cuối Chương 1, tôi có viết rằng thói quen là “hành động gần như không cần suy nghĩ”. Tôi cho rằng tiến đến trạng thái của thói quen tức là bạn gần như không cần dùng tới ý thức mà hành động trong vô thức vậy. Trạng thái này không tồn tại tình trạng “trăn trở”, bạn không cần “quyết định” xem nên làm cái gì, hoặc phải “lựa chọn” xem nên sử dụng phương pháp nào... bởi trăn trở, quyết định, lựa chọn, đều là vấn đề của ý thức.

Theo một nghiên cứu của Đại học Duke, 45% hành động của chúng ta không đến từ quyết định ngay tại thời điểm đó mà do thói quen. Nói đến đây, chúng ta lại có một câu hỏi. Những quyết định như “bữa trưa ăn cơm hay ăn mì”, “ngày nghỉ đi đâu xem phim” chắc chắn đều được lựa chọn sau quá trình suy nghĩ. Vậy nếu thói quen là “hành động gần như không cần suy nghĩ” thì tỷ lệ 45% có phải là quá cao không?

Tuy nhiên, dù có người phân vân không biết bữa trưa đi ăn ở quán nào thì chắc hẳn cũng chẳng có ai thực sự đắn đo khi vào quán bia và gọi “cho tôi một cốc trà” cả.

Thói quen sau khi thức dậy

Hãy nghĩ đến những hành động của bạn sau khi thức dậy vào buổi sáng. Bạn rời khỏi giường, đi vệ sinh, tắm, ăn sáng, đánh răng rồi thay quần áo, buộc dây giày và ra khỏi nhà.

Mọi thứ dường như đã được lập trình sẵn và được thực hiện trôi chảy như một nghi thức vậy.

Thông thường, sẽ ít ai nghĩ đến chuyện lấy bao nhiêu kem đánh răng, đánh răng bên nào trước hay hôm nay thắt dây giày kiểu nào nhỉ!

Và vì mọi thứ đều được thực hiện mà không cần suy nghĩ nhiều nên hẳn là không có mấy ai coi những hoạt động buổi sáng này là thử thách khó khăn và phải nỗ lực để thực hiện chúng. Có thể nói với hầu hết người trưởng thành, những chuyện này đều đã là thói quen trong cuộc sống.

Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, chuyện thực hiện một loạt các hành động sau khi thức dậy buổi sáng lại cần rất nhiều nỗ lực. Ngay cả việc đi vệ sinh, các bé cũng không thể đi một mình, hay việc đánh răng, cài cúc áo, thậm chí thắt dây giày, dường như đều có một bức tường kiên cố dựng trước mặt, và để vượt qua bức tường thành đó, các bé cần đến một nỗ lực phi thường. Và có thể trước khi hoàn thành công tác chuẩn bị để ra khỏi nhà, các bé sẽ sử dụng hết sức mạnh ý chí của bản thân để rồi ngủ quên lúc nào không hay. Tuy nhiên, khi lặp đi lặp lại các hoạt động này trong thời gian dài, các bé tự nhiên sẽ hoàn thành được chúng. Dần dần, các hoạt động này gần như đều trở thành vô thức và chúng ta cũng không biết “tại sao chuyện như vậy thôi mà hồi trước lại khó nhọc đến thế...”

Vô tư lái xe

Dù đã thành người lớn nhưng chúng ta vẫn có những chuyện cần phải học. Năm ngoái, tôi lái xe trở lại sau 18 năm kể từ ngày lấy bằng. Ngày trước, chỉ nổ máy thôi nhưng tôi cũng phải thắt dây an toàn, giẫm chặt chân phanh, vặn chìa khóa rồi mới đổi sang phanh tay và gạt cần số P sang số D... Với mỗi động tác, tôi đều phải nhẩm đi nhẩm lại và kiểm tra thật cẩn thận.

Hiện tại, dù lái các xe số sàn phức tạp hơn, tôi cũng có thể thực hiện trơn tru trình tự ấy mà không cần nghĩ ngợi gì. Thật khó để giải thích điều này. Thời điểm chưa lái quen tay, chỉ mấy việc như vậy thôi nhưng tôi cũng cần tập trung ý thức. Vậy nên, mỗi khi nhìn những người lái xe có thể vừa lái vừa nghe nhạc, tôi vô cùng ngưỡng mộ. Nhưng giờ thì tôi cũng có thể vừa tập trung ý thức vào bài nghe tiếng Anh vừa có thể lái xe một cách vô tư như vậy.

Sáng nay, bạn xỏ giày bên nào trước?

Thời điểm không có vấn đề gì xảy ra và các hành động được lặp đi lặp lại như mọi lần, ý thức của con người sẽ không xuất hiện. Chuyện này cũng tương tự như khi không có sự kiện, vụ án nào xảy ra thì cũng sẽ không có bài báo nào được viết. Những tật ngồi bắt chéo chân hay gù lưng khó sửa bởi đó hầu như đều là những hoạt động được thực hiện mà không có sự tham gia của ý thức.

Hẳn không có mấy ai có thể nhớ được chính xác buổi sáng khi ra khỏi nhà đã xỏ giày bên chân nào trước. Đó là vì vấn đề “đi giày bên trái hay bên phải trước” không được ý thức quyết định mà chỉ là một hành động thông thường, diễn ra hằng ngày.

Nhà nghiên cứu não bộ Ikegaya Yuji từng đưa ra một ví dụ rất thú vị như sau: “Lúc nào ta cũng có thể nhìn thấy được mũi của chính mình nhưng lại chẳng ý thức được nó”. Đúng là mũi nằm trong tầm nhìn của mỗi chúng ta và chỉ cần muốn là chúng ta sẽ nhìn thấy. Nhưng nó lại không phải là một “tin tức” mới mẻ để được đăng trên “tờ báo”

name

Trầm cảm là một vòng xoáy tiêu cực. Hẳn ai cũng biết cảm giác mắc kẹt trong một vòng xoáy tiêu cực hay vòng xoáy đi xuống là như thế nào. Vòng xoáy tiêu cực xuất hiện là do những sự kiện xảy đến với bạn và những quyết định của bạn đã làm thay đổi hoạt động trong não bộ. Nếu hoạt động trong não bộ thay đổi theo hướng tồi tệ hơn, điều này sẽ lại tiếp tục khiến mọi thứ dần vượt kiểm soát, những thứ vượt kiểm soát đến lượt chúng lại tiếp tục tác động tới não bộ theo hướng tiêu cực...

Nhưng sẽ thế nào nếu cuộc đời bạn đi theo chiều hướng xoáy lên thay vì xoáy xuống? Sẽ thế nào nếu bỗng nhiên bạn trở nên sung sức hơn, ngủ ngon hơn, giao lưu với bạn bè nhiều hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn? Thường thì chỉ cần một vài cảm xúc tích cực để khởi động quá trình này, và rồi nó sẽ thúc đẩy những thay đổi tích cực trong các lĩnh vực khác của cuộc sống – đây chính là vòng xoáy tích cực hay vòng xoáy đi lên, và hiệu quả ưu việt của nó đã được chứng minh nhiều lần, trong hàng trăm nghiên cứu khoa học.

Bất kỳ thay đổi nhỏ nào cũng có thể là cú huých cần thiết cho não bộ để bắt đầu vòng xoáy đi lên. Cuốn sách này đưa ra những thay đổi cụ thể trong cuộc sống, từ đó dẫn đến những thay đổi trong hoạt động của mạch não để đảo ngược chiều hướng trầm cảm. Bước đầu tiên là rất quan trọng. Hãy vận dụng và bạn sẽ dần thấy được ích lợi của những thay đổi này nhé.

Trích đoạn sách

BỆNH TRẦM CẢM LÀ GÌ? Có cả tin vui và tin buồn. Tin buồn là chúng ta không biết chính xác bệnh trầm cảm là gì. Đúng là chúng ta biết các triệu chứng và những vùng não cũng như hóa chất thần kinh nào có liên quan, và chúng ta biết rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Nhưng chúng ta không hiểu rõ về trầm cảm như hiểu các rối loạn não bộ khác, như Parkinson hoặc Alzheimer. Ví dụ, đối với bệnh Parkinson, chúng ta có thể chỉ ra chính xác nguyên nhân là do mất một lượng nơ-ron dopamine nhất định. Đối với bệnh Alzheimer, chúng ta có thể chỉ ra nguyên nhân là do một số protein cụ thể. Nhưng những nguyên nhân về thần kinh của bệnh trầm cảm thì phức tạp hơn nhiều.

Trong khi hầu hết các bệnh khác được định nghĩa theo nguyên nhân gây bệnh (như ung thư, xơ gan), rối loạn trầm cảm đang được định nghĩa theo một loạt các triệu chứng. Hầu hết thời gian, bạn cảm thấy tồi tệ. Chẳng có gì thú vị và mọi thứ đều có vẻ khiến bạn quá tải. Bạn gặp vấn đề về giấc ngủ. Bạn thấy tội lỗi, lo lắng, thậm chí thấy cuộc đời này chẳng đáng sống. Đây là những dấu hiệu cho thấy não bạn đang mắc kẹt trong vòng xoáy tiêu cực của trầm cảm. Và nếu có đủ triệu chứng thì bạn được chẩn đoán trầm cảm. Không có xét nghiệm hay quét não bộ nào hết; chỉ dựa vào các triệu chứng, vậy thôi.

Tin vui là chúng ta có đủ kiến thức về bệnh trầm cảm để giúp bạn hiểu rõ hơn những gì đang xảy ra trong não bộ cũng như cách cải thiện. Ở các phần sau, bạn sẽ thấy việc tập thể dục, ngủ điều độ, vận động cơ hay kể cả là tỏ thái độ biết ơn cũng đều tác động đến hoạt động thần kinh, nhờ đó đảo ngược quá trình trầm cảm. Thực tế là bạn có được chẩn đoán trầm cảm hay không không quan trọng. Dù bạn chỉ đang lo lắng một chút hay hoàn toàn bấn loạn, những nguyên lý khoa học thần kinh này đều giúp ích cho bạn.

Về tác giả

Alex Korb là nhà thần kinh học chuyên nghiên cứu về não bộ. Ông có bằng tiến sĩ về thần kinh học tại Đại học California, Los Angeles, nơi ông viết nhiều bài báo khoa học về trầm cảm. Ngoài nghiên cứu ông còn là cố vấn khoa học trong ngành công nghệ sinh học và dược phẩm. Ông có nhiều kinh nghiệm tập Yoga và thực hành chánh niệm, rèn luyện thể lực. Ngoài ra, ông còn là một nghệ sĩ hài độc thoại. 

name

Có thể bạn chưa từng nghe nói đến yang sheng nhưng đây là khái niệm quan trọng nhất trong y học cổ truyền Trung Quốc. Nghĩa hiển ngôn của nó là “nuôi dưỡng cuộc sống”. Cụ thể hơn, yang sheng giúp bạn cân bằng bản thân cho một cuộc sống lâu dài, mẫn tuệ và hạnh phúc.

Sống theo các nguyên lý của yang sheng sẽ giúp bạn cải thiện cuộc sống trên nhiều phương diện, từ giấc ngủ cho đến việc tiêu hóa, từ da dẻ cho đến mức năng lượng. Lẽ dĩ nhiên là yang sheng cũng có lợi cho tâm trạng của bạn. Đạt đến sự cân bằng sẽ đưa bạn đến gần hơn với trạng thái an nhiên tự tại trong mọi phút giây. Tất cả những ích lợi này, bạn có thể có được chỉ với một ít phút mỗi ngày.

Khi biến yang sheng thành một thói quen hằng ngày, bạn sẽ trở nên chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe của mình, thông qua những kỹ thuật hiệu quả nhất và đã được thời gian kiểm chứng. Một khi bạn bắt đầu cảm thấy sự thay đổi căn bản trong mức năng lượng của mình, cũng như sự bình an nội tâm và sự gia tăng những phúc lợi khi thực hành yang sheng, bạn sẽ ngày càng muốn thực hành nhiều hơn. Sức khỏe nằm trong tay bạn, hãy yêu thương và chăm sóc cho cơ thể, tâm trí và tinh thần của bạn mỗi ngày.

MỤC LỤC:

Lời dẫn

Phần 1: Các nguyên lý mấu chốt

Các quan niệm của Đông y

Phần 2: Thực hành dưỡng sinh

1. Hơi thở

2. Tiêu hóa

3. Giấc ngủ

4. Luyện tập

5. Cảm xúc

6. Tinh thần

7. Làn da

Phần 3: Tự chữa lành theo mùa

Lời bạt

Đọc thêm

Danh mục tham khảo

Lời cảm ơn

Về tác giả

TRÍCH ĐOẠN SÁCH:

Âm và dương

Âm và dương đại diện cho sự hài hòa và cân bằng. Vạn vật trong vũ trụ – bao gồm cả cơ thể và sức khỏe của bạn – đều được tạo thành từ hai lực đối nghịch vốn luôn ở trạng thái thay đổi.

Âm mang tính nữ, dương mang tính nam. Âm thì thụ động và chậm, còn dương thì chủ động và nhanh.

Mặc dù đối nghịch nhau, nhưng âm và dương không thể tồn tại tách rời. Để có được sức khỏe tối ưu, bạn cần cân bằng năng lượng âm và dương trong cơ thể cũng như trong cuộc sống.

Để đạt đến trạng thái cân bằng này, bạn cần phải tìm hiểu đâu là âm và đâu là dương trong con người mình. Rất nhiều sự mất cân bằng trong đời sống hiện đại đến từ việc thế giới ngày nay mang quá nhiều năng lượng dương: nhanh, hiếu thắng, chủ động. Vì vậy, một trong những nội dung chính xuyên suốt cuốn sách này là cách chăm sóc phần âm bên trong cũng như đón nhận nhiều hơn những năng lượng mang tính thụ động, nuôi dưỡng vào cuộc sống.

Bởi chính bản chất tự nhiên của con người, cuộc sống của chúng ta sẽ luôn tạo ra sự mất cân bằng. Các triệu chứng dù gây ra khó chịu nhưng lại không phải là vấn đề. Chúng là những tín hiệu cảnh báo rằng bạn đang mất cân bằng âm dương. Các triệu chứng càng tệ tức là bạn càng mất cân bằng.

Bạn không cần phải có những điều chỉnh lớn. Hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ thông qua các kỹ thuật dưỡng sinh, ngay cả khi bạn chỉ thực hiện một phút mỗi lần. Hơn bao giờ hết, chúng ta cần những kỹ thuật này để tạo ra những khoảnh khắc bình tâm. Có thể xem mỗi kỹ thuật này là một công cụ giúp bạn nhanh chóng cân bằng lại năng lượng âm dương.

Âm dương là một trong những quy luật phổ quát áp dụng cho toàn bộ tự nhiên – bao gồm cả chúng ta. Vì chúng ta về cơ bản được kết nối với thiên nhiên, nên đồng bộ với thiên nhiên là cách tốt nhất để cân bằng âm dương của bạn. Đây là lý do dưỡng sinh quan niệm rằng sống hòa hợp với thiên nhiên là rất quan trọng.

Điều này nghe có vẻ khá lạ lẫm, nhưng một khi bắt đầu áp dụng lý thuyết vào thực tế, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy sự khác biệt.

Liệu pháp chải đầu

Tất cả các đường kinh lạc trên cơ thể đều có kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp với một vị trí nào đó trên đầu hoặc hộp sọ, do đó, việc chải đầu – thường là bằng lược ngọc hoặc đá – sẽ giúp kích thích chúng. Việc này cũng làm tăng tuần hoàn, cung cấp nhiều dưỡng chất cho nang tóc, từ đó thúc đẩy sự phát triển của tóc. Hơn hết, nếu bạn thích cảm giác được chạm vào đầu hoặc tóc, mát-xa đầu còn được chứng minh là một phương pháp giúp giảm căng thẳng nhanh chóng.

Tắm khoáng

Từ nhiều thế kỷ nay, người Trung Quốc đã biết rằng tắm với các nguyên liệu thơm và khoáng chất, kết hợp với các kỹ thuật thở sẽ giúp giảm căng thẳng rất hiệu quả. Chỉ mới gần đây khoa học mới bắt đầu hiểu được cách sưởi ấm thụ động – tức là làm nóng trong bồn tắm, dưới vòi hoa sen hoặc trong phòng tắm hơi – có thể làm giảm sưng viêm mạn tính, cải thiện tình trạng tim mạch và điều chỉnh mức đường huyết, từ đó cải thiện sức khỏe.

Theo một trong những cách tắm truyền thống của Trung Quốc, bạn tắm xen kẽ giữa nước nóng và nước lạnh hai đến ba lần, tẩy tế bào chết khi lỗ chân lông mở ra do hơi nóng, sau đó dùng nước lạnh để đóng chúng lại (xem Nghi thức tắm khoáng, trang 82). Lưu ý: Tránh nhiệt độ quá cao nếu bạn đang không khỏe, nhất là nếu bạn bị huyết áp cao hoặc thấp, có các vấn đề về da hoặc đang mang thai.

Ngâm chân

Khi tôi đề xuất việc tắm bồn, một số bệnh nhân nói rằng họ không có bồn tắm! Trên thực tế, bạn không cần đến bồn tắm mới thực hiện được kỹ thuật này. Người Trung Quốc đã có truyền thống và phương pháp thực hành ngâm chân của riêng họ, và tất cả những gì bạn cần là một cái chậu. Tôi thích ngâm chân – mặc dù đây là một kỹ thuật đơn giản và mộc mạc, nhưng cảm giác mà nó đem đến lại vô cùng xa xỉ.

Mỗi bàn chân có tới hơn 60 huyệt châm cứu, tương ứng với nhiều bộ phận và cơ quan của cơ thể. Đông y cho rằng khi bạn ngâm chân trong nước ấm, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên một chút và từ đó làm khai thông những điểm tắc nghẽn trong các kinh mạch.

name

TikTok là một phần mềm giao tiếp xã hội để tạo nhạc và có thể quay các video ngắn, đồng thời, đây cũng là cộng đồng video có độ dài 15 giây chuyên dành cho giới trẻ. Fan có thể lựa chọn ca khúc và quay một video ngắn 15 giây thông qua phần mềm này và tạo ra tác phẩm của chính mình. Không ít cá nhân thu được lợi tức trên TikTok. Ngoài ra, cũng có không ít công ty cũng xem TikTok như một địa điểm marketing mới của mình.

TikTok nổi tiếng, hay có thể nói là một hiện tượng vô cùng nổi tiếng. Khi TikTok nổi tiếng, một số thương hiệu hoạt động trên TikTok cũng nổi tiếng theo, đồng thời, những lợi tức mà thương gia và các cá nhân thu được trên TikTok là khá lớn. Kiếm tiền là mục tiêu cuối cùng của việc làm TikTok. Nếu tài khoản TikTok muốn hoạt động dài lâu mà chỉ có đam mê và yêu thích thì chưa đủ, mà nó cần có nhiều tài nguyên để duy trì, điều này đòi hỏi tài khoản TikTok phải kiếm được tiền, chỉ như vậy mới có thể giúp hoạt động giao dịch của bản thân trở nên lớn mạnh hơn. Bất kể là cá nhân hay công ty, nếu muốn có được thời gian của fan, ngoài việc sử dụng nội dung hấp dẫn để kích thích thị giác ra, điều quan trọng nhất chính là bồi dưỡng thói quen sử dụng của fan. Một khi fan đã “nghiện” thì tài khoản sẽ nổi tiếng hơn. Thành công của Tiktok chính là nắm bắt được điểm này.

Cho dù là sử dụng nền tảng giao tiếp xã hội nào cũng phải học được cách marketing cho bản thân. Nếu muốn tài khoản TikTok của bạn được chú ý nhiều hơn thì phải hấp dẫn được nhiều fan, phải nắm vững nhiều cách phát triển chuyên nghiệp để thể hiện bản thân trước mặt mọi người.

Xét từ góc độ thay đổi và sức mua của fan, chất lượng lưu lượng của TikTok là cao nhất và cũng phù hợp với hoạt động quảng cáo nhất. Hiện nay, lợi tức của TikTok đang ở giai đoạn tăng trong hình chữ U ngược, nếu muốn thu được nhiều lợi tức thì phải nắm bắt được. Vậy sử dụng TikTok như thế nào mới thu hút được nhiều lượng truy cập hơn? “Hướng dẫn kiếm tiền trên TikTok” sẽ giải quyết vấn đề đó. Cuốn sách này đề cập đến mọi khía cạnh việc làm TikTok bao gồm xác định vị trí, content, video, thu hút fan, phát triển, ma trận, lặp lại và kiếm tiền, với những ví dụ đầy đủ, bắt đầu từ khái niệm TikTok đến kỹ xảo thao tác thực tế.

TikTok có giá trị cao là điều không thể nào nghi ngờ, các cá nhân và thương gia hãy nhân cơ hội tốt để nắm vững kỹ xảo và phương hướng đặt nền tảng cho việc hoạt động TikTok, kịp thời thu lợi nhuận từ TikTok!

name

Cuốn sách Tôi đã kiếm 1 triệu đô đầu tiên trên internet như thế nào? - Và Bạn Cũng Có Thể Làm Như Thế hướng dẫn rất dễ hiểu, với từng bước cụ thể để gây dựng một công việc kinh doanh trên mạng Internet đang bùng nổ và dễ dàng kiếm lợi nhuận hàng triệu đô-la, Ewen Chia đã làm sáng tỏ những biệt ngữ trong marketing và chia sẻ những bí quyết và kỹ xảo vẫn đang giúp ông thu về một tài sản đáng mơ ước từ những vụ kinh doanh trực tuyến.

Dù bạn đang cố gắng tạo dựng và phát triển một công việc kinh doanh phát đạt trên Internet từ con số không hay đang tìm cách phát huy hết tiềm năng của công việc hiện tại, dù bạn không biết gì về Internet hay đã có một tấm bằng kinh doanh, bản kế hoạch kiếm triệu đô chi tiết của Ewen sẽ giúp bạn:

Tôi đã kiếm một triệu đô đầu tiên trên Internet như thế nào? và bạn cũng có thể làm như thế là cuốn sách đầu tiên của tác giả, diễn giả Ewen Chia được xuất bản tại Việt Nam. Cuốn sách này trình bày chi tiết cách thức marketing và kiếm tiền online − tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing), là hình thức giới thiệu, quảng bá các sản phẩm và dịch vụ cho công ty khác để hưởng hoa hồng (một dạng môi giới).

Điểm khác biệt cơ bản là, phương pháp này không đòi hỏi đầu tư vốn hay sản xuất sản phẩm, không phải tính toán hay điều hành hoạt động kinh doanh. Hoạt động chủ yếu của nó là quảng bá, giới thiệu sản phẩm đó đến người có nhu cầu. Mục đích là làm cho nhiều người mua sản phẩm và bạn sẽ nhận được nhiều tiền hoa hồng. Việc lựa chọn sản phẩm nào để giới thiệu, quảng bá thế nào, quảng bá cho ai, ở đâu, thị trường nà để khách hàng biết và mua sản phẩm chính là “bí quyết” giúp bạn có kiếm được nhiều tiền hay không. Phương pháp này chưa thực sự phổ biến trong môi trường trực tuyến của Việt nam hiện tại, nhưng chắc chắn sẽ lan truyền mạnh mẽ trong thời gian tới. Bởi lợi ích mà phương pháp này mang lại là vô cùng to lớn. Nó giúp kết nối thông tin giữa người mua và người bán, giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng một cách nhanh chóng, giảm chi phí qua trung gian.

Đặc biệt, với mô hình marketing này, thông tin được lan truyền nhanh chóng, giảm thiểu chi phí marketing theo truyền thống. Đưa thông tin, tin tức đến đúng người đọc và người dùng. Điều này ngày càng trở nên rất quan trọng, bởi khi thông tin, tin tức và sản phẩm càng ngày càng nhiều, người tiêu dùng hoang mang trong sự đa dạng và hỗn loạn, cần có một giải pháp để họ ra lựa chọn nhanh hơn.

Đó là lý do ra đời Affilate marketing. Ở nước ngoài, mô hình này hoạt động khá mạnh mẽ, giúp thương hiệu và sản phẩm nhanh chóng được người tiêu dùng biết đến. Đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, những sản phẩm trong thị trường ngách.

Cuốn sách rất hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về cách bán hàng và tiếp thị sản phẩm trên Internet, từ đó trở thành trung gian bán hàng cho nhà sản xuất đến người tiêu dùng.

Nhằm giới thiệu tới độc giả Việt Nam một phương pháp marketing trực tuyến mới và hiệu qủa, công ty cổ phần truyền thông trực tuyến Micronet và Công ty Sách Alpha đã hợp tác xuất bản cuốn sách Kinh doanh này. Hy vọng rằng cuốn sách là một cẩm nang đặc biệt cho các doanh nghiệp và cá nhân muốn tiếp thị, bán hàng và kiếm tiền Online.

Chúc các bạn thành công trong quá trình ứng dụng cuốn sách này để sớm trở thành triệu phú nhờ Internet!

“Bằng cách thuật lại câu chuyện của chính mình về marketing liên kết, Ewen Chia đưa ra chỉ dẫn rõ ràng cho bất kỳ ai muốn sử dụng công thức mà ông thấy thành công.”

PAUL EDWARDS, Đồng tác giả cuốn Kiếm tiền trong thế giới số “Ewen Chia là bậc thầy về marketing trên Internet. Ngay cả khi bạn chỉ áp dụng một phần nhỏ trong những điều ông truyền lại, bạn sẽ vẫn tiến xa hơn đến 10 bước so với những người đang cố kiếm tiền trực tuyến.”

JOEL COMM, Tác giả cuốn Kiếm tiền bằng Adsense

name

Guồng quay liên tục của cuộc sống khiến chúng ta dường như chao đảo và vô cùng căng thẳng. Hàng ngày, luôn có một núi công việc chờ chúng ta giải quyết, từ việc học tập, kinh doanh, nghiên cứu, gặp gỡ,... cho đến những công việc nhỏ lẻ và vụn vặt trong gia đình như rửa bát, dọn nhà cửa, cắt cỏ,... Chúng ta sẽ giải quyết tất cả những việc đó ra sao?

Trong thế giới đầy cạnh tranh ngày nay, nếu bạn không khác biệt, không thật sự vượt lên trên khả năng của những người khác, bạn sẽ không thể thành công và có được một nguồn tài chính đảm bảo. Bạn trở nên căng thẳng với vấn đề làm thế nào để vừa có đủ thời gian để trở nên khác biệt, giúp đảm bảo một sự nghiệp thành công vừa có đủ thời gian để đảm bảo một cuộc sống gia đình hạnh phúc.

Được đúc rút từ kinh nghiệm của bản thân Jack Canfield, chuyên gia hàng đầu thế giới về phát triển tiềm năng con người, và của nhiều chuyên gia cũng như những doanh nhân thành đạt, hạnh phúc nhất trên thế giới, cuốn sách này sẽ chỉ ra cho bạn cách thức để giải quyết những bế tắc đó trong cuộc sống thông qua việc tập trung giải quyết ba vấn đề chính: áp lực thời gian, tự do tài chính và sự cân bằng giữa cuộc sống gia đình và công việc.

Với 10 chiến thuật tập trung hiệu quả, Jack Canfield đã mang đến cho bạn những phương pháp rất thực tế và hữu dụng như: thay đổi thói quen xấu, thiết lập thói quen mới có hiệu quả; tập trung vào những điều mình làm tốt nhất; sống có mục đích; yêu cầu những gì bạn muốn; tạo dựng những mối quan hệ tuyệt vời... Những chiến thuật này sẽ là vũ khí đắc lực để giúp bạn tránh được những sai lầm và tạo cân bằng cho cuộc sống, tiết kiệm được thời gian, công sức.

Trong mỗi chương sách là những kế hoạch, phương pháp được minh họa bằng những mẩu giai thoại và những câu chuyện cuốn hút. Đồng thời cuối mỗi chương sách, tác giả đều chỉ ra những phương pháp hành động, những bài tập thực hành để giúp bạn thực hiện quá trình tập trung của mình.

Hãy thực hành theo những hướng dẫn trong cuốn sách, bạn sẽ nhận thấy cuộc sống của mình thay đổi từng ngày, từng giờ. Bạn sẽ có được một sự nghiệp thành đạt cùng một cuộc sống hạnh phúc và thanh thản.

name

Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc là cuốn sách quản trị kinh doanh không thể bỏ qua cho bất cứ nhà lãnh đạo nào. Cuốn sách chỉ cho ta biết các vấn đề như: tự kiểm soát cảm xúc, tự kiểm soát hành động, khả năng tự nhận thức bản thân, sự đổi mới, khả năng thích nghi, hy vọng, kiên trì, khả năng lắng nghe, cảm thông, đồng cảm, khích lệ, nâng đỡ người khác, tạo sự ảnh hưởng và liên kết các mối quan hệ …

Bí mật của thành công không phải là những gì mà bạn được dạy ở trường học. Vấn đề quan trọng nhất không phải là chỉ số IQ, không phải một bằng đại học quản trị kinh doanh, thậm chí không phải bí quyết kinh doanh hay nhiều năm kinh nghiệm. Yếu tố duy nhất và quan trọng nhất để đạt được thành công trong sự nghiệp đó là Trí Tuệ Xúc Cảm. Thực tế, trí tuệ xúc cảm là một tập hợp những kỹ năng mà bất cứ ai cũng có được và trong cuốn chỉ dẫn thiết thực này, Daniel Goleman đã nhận biết, giải thích về tầm quan trọng của trí tuệ xúc cảm, và chỉ ra cách thức để nuôi dưỡng, phát triển chúng.

90% các yếu tố quyết định sự nổi trội trong sự nghiệp của các nhà lãnh đạo là trí tuệ xúc cảm. Theo Goleman, nó là thành phần thiết yếu để đạt được và giữ nguyên vị trí đứng đầu trong bất kỳ lĩnh vực nào, thậm chí trong cả lĩnh vực công nghệ cao. Và các tổ chức đã vận hành theo những phương pháp trí tuệ xúc cảm đều là những công ty sẽ luôn tồn tại và phát triển năng động trong thị trường cạnh tranh hiện tại - và trong tương lai.

Được nghiên cứu toàn diện và được dẫn chứng bằng những minh họa thú vị về thành công, thất bại và những sự thay đổi mạnh mẽ trong lịch sử phát triển, Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc thực sự là một cuốn sách kỹ năng trong kinh doanh hay mà bạn nên có để phát triển bản thân cũng như sự nghiệp của mình.

name

Kiếm Hơn Triệu Đô - Media Buyer - Ngề Thu Nhập Cao Ít Người Biết

Bruce Cran mài giữa kỹ năng kinh doanh của ông nhờ sự chăm chỉ làm việc và kinh nghiệm. Là một cựu luật sư tranh tụng và chuyên gia tiếp thị trực tiếp hiện tại, Cran Đồng Sáng Lập DFO Global, là một trong những Công Ty Marketing theo hiệu suất hàng đầu thế giới. Giờ đây, ông sẵn sang chia sẻ những kiến thức đã mang đến thành công cho công ty mình. Bất kỳ ai hứng thú với việc theo đuổi sự nghiệp trong ngành tiếp thị số hoặc thương mại điện tử sẽ tìm thấy một gia tài kiến thức và các hướng dẫn trong những trang sách của Kiếm Hơn Triệu Đô.

Kiếm Hơn Triệu Đô sẽ chỉ cho bạn những điều cần và phải làm để trở thành một Media Buyer thông qua những chia sẻ, kinh nghiệm, các câu chuyện và những bí kíp của chuyên gia về thương mại điện tử kiêm CEO Bruce Cran. Bạn sẽ học thêm được về nghệ thuật marketing, Affiliate marketing, quảng cáo và cách thiết kế phễu bán hàng để thúc đẩy doanh số.

Về tác giả:

Tác giả Bruce Cran là Giám Đốc Điều Hành và nhà Đồng Sáng Lập của DFO Global Performance Commerce, một công ty đa quốc gia với hơn 400 chuyên gia đầu ngành và doanh thu trên 1 tỷ đô la. Ông đi từ vị trí luật sư trẻ nhất từng tranh tụng trước Tòa án Tối cao Canada đến vai trò lãnh đạo một trong những Công Ty Marketing theo hiệu suất lớn nhất thế giới. Là một chuyên gia trong việc xác định và tận dụng cơ hội thương mại điện tử tại các thị trường mới nổi cũng như phương tiện truyền thông mới, Bruce am hiểu sâu sắc về lĩnh vực kinh doanh quốc tế năng động và thay đổi liên tục. Kiếm Hơn Triệu Đô là cuốn sách đầu tay của ông.

name

Trí Tuệ Tài Chính - Dành Cho Nhà Quản Lý Không Chuyên Về Tài Chính

Là một nhà quản lý nhân sự, bạn phải sử dụng dữ liệu tài chính để đưa ra quyết định, phân bổ nguồn lực và lập ngân sách chi phí. Nhưng nếu giống như nhiều người làm ở vị trí này, bạn có thể cảm thấy không chắc chắn khi kết hợp tính toán tài chính vào công việc hằng ngày của mình. Và đây là lúc bạn cần đến Trí tuệ tài chính dành cho nhà quản lý nhân sự. Ba tác giả đã trình bày tất tần tật những hiểu biết cần thiết về tài chính dành riêng cho các chuyên gia nhân sự trong cuốn sách này.

Bạn sẽ khám phá ra:

- Lý do các giả định đằng sau dữ liệu tài chính lại quan trọng

- Những điều báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán và báo các lưu chuyển tiền tệ tiết lộ

- Những nguồn tài chính cần thiết khi bạn phát triển chiến lược vốn nhân lực

- Cách tính lợi tức đầu tư

- Cách sử dụng thông tin tài chính đễ hỗ trợ tốt hơn cho các đơn vị kinh doanh và thực hiện công việc của mình

- Cách truyền tải thông tin tài chính trong đội ngũ của bạn .

Trích đoạn:

1. Như tất cả những môn học quản trị kinh doanh khác, kế toán và tài chính thực sự cũng mang tính nghệ thuật không kém tính khoa học. Bạn có lẽ sẽ gọi đây là bí mật giấu kín của CFO hay của kiểm soát viên – ngoại trừ việc nó chẳng phải là bí mật; nó là một sự thật mà những người trong ngành tài chính đều biết.

2. Một vài sai lầm đắt giá mà người ta phạm phải trong kinh doanh liên quan đến việc tuyển dụng hoặc giảm biên chế nhân viên. Chắc hẳn bạn sẽ muốn hiểu cách các chi phí được phân bổ trước khi đưa ra những quyết định quản lý nhân sự quan trọng.

3. Các chuyên gia quản lý nhân sự đôi khi – thậm chí nhiều lần – bị mang tiếng xấu. Đáng buồn thay, họ bị cho rằng chỉ tập trung vào khía cạnh “mềm” của doanh nghiệp hơn là vào khía cạnh những số liệu “cứng”. Đó là một bất công vì những con số cuối cùng phụ thuộc vào con người và nhân sự là bộ phận chịu trách nhiệm nhiều nhất đối với các vấn đề về con người trong một công ty.

4. Nghệ thuật tài chính có thể dễ dàng được gọi là nghệ thuật tạo ra lợi nhuận, hoặc trong một số trường hợp, nghệ thuật này tạo ra lợi nhuận trông tốt hơn so với thực tế.

5. Bất kỳ báo cáo thu nhập nào đều bắt đầu với doanh số. Khi một doanh nghiệp bàn giao sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng, kế toán viên nói rằng công ty đã thực hiện việc bán hàng. Đừng bận tâm nếu khách hàng chưa thanh toán cho sản phẩm hoặc dịch vụ đã bàn giao, doanh nghiệp có thể tính số tiền bán hàng trên dòng trên cùng của báo cáo thu nhập của mình trong khoảng thời gian được đề cập.

6. Hầu hết các báo cáo thu nhập là “thực tế” và nếu không có tiêu đề khác, bạn có thể cho rằng đó là những gì bạn đang tìm kiếm. Chúng cho thấy những gì “thực sự” đã diễn ra với doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong khoảng thời gian đó theo các quy tắc kế toán.

7. Người làm công tác quản lý nhân sự nên hiểu chi phí của doanh nghiệp và ý nghĩa của chúng để hỗ trợ sản xuất, công nghệ thông tin, marketing,… Trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn như các công ty dầu mỏ, lương và phúc lợi chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí, và vì vậy các quyết định của nhân sự về lương thưởng có thể không ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận ròng.

8. Lợi nhuận hoạt động cho nhân viên biết nhiều thông tin. Lợi nhuận hoạt động tốt và tăng trưởng cho thấy nhân viên sẽ có thể giữ được công việc của họ và có cơ hội thăng tiến. Bộ phận nhân sự có thể cần phải chuyển trọng tâm sang phát triển nhân viên, tuyển dụng,

Lợi nhuận hoạt động giảm sẽ đòi hỏi một sự tập trung khác. Dù thế nào đi nữa, bộ phận nhân sự có thể là đối tác đúng lúc trong tổ chức nếu họ chú ý đến các con số và hiểu được ý nghĩa của chúng.

Về tác giả:

Tiến sĩ Karen Berman là nhà sáng lập, chủ tịch và đồng sở hữu của Business Literacy Institute, công ty tư vấn cung cấp các chương trình đào tạo theo yêu cầu của khách hàng với những sản phẩm và dịch vụ như Money Maps, keynotes cùng các sản phẩm và dịch vụ khác. Karen đã làm việc với rất nhiều công ty giúp họ hình thành nên những chương trình đào tạo kiến thức về tài chính chuyển đổi nhân viên, các cán bộ quản lý, các cấp lãnh đạo thành những đối tác kinh doanh.

Joe Knight là đồng sở hữu của Business Literacy Institute và Setpoint Systems. Ông đảm nhiệm vị trí Giám đốc Tài chính tại Setpoint và là giảng viên kiêm diễn giả chủ đạo gặp gỡ khách hàng trên toàn cầu, đồng thời giảng dạy về tài chính của Business Literacy Institute. Joe có bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh của Đại học California ở B.

name

Sống Như Một Cái Cây: Không Tham Lam, Không Chiến Đấu Vô Ích, Sống Khôn Ngoan Một Cách Thầm Lặng

Từ xa xưa, con người chúng ta đã sống gần gũi, chan hòa với thiên nhiên, yêu mến cỏ cây, hoa lá; và chủ đề thiên nhiên vốn luôn xuất hiện trong các bức tranh, các câu hát đồng dao, những vần thơ gần gũi, quen thuộc. Hay những lúc vui buồn, hoa cỏ luôn đồng hành cùng chúng ta, chia sẻ mọi nỗi niềm tâm sự. Vậy nên tìm hiểu cách sinh tồn của các loại thực vật chính là để làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần của con người.

Cây cối đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng mình có thể tồn tại ở bất kỳ đâu nếu bộ rễ của bản thân bám chắc và mạnh mẽ. Cây bách xù sinh trưởng ở những vùng đất khô cằn như thể mọc lên từ đá với bộ rễ chính đâm sâu xuống dưới mặt đất 12m để tìm nước.

Những loài cây khác nhau có những đặc tính khác nhau khiến chúng trở nên độc đáo và khác biệt. Nếu một cái cây còn có thể chống đỡ được nhiều khó khăn như vậy thì không lý gì một con người, với những điều kiện lý tưởng hơn lại không vượt qua được.

Các loài thực vật có thể sinh sống ở khắp mọi nơi, bất kể thời tiết và địa hình như thế nào. Để tồn tại được như vậy, mỗi loài đều phải tìm kiếm cách thức sinh tồn và vận dụng trí thông minh của mình. Trong cuốn sách này, tác giả sẽ giới thiệu năm kỹ năng sinh tồn được coi là “thông minh” và “xuất sắc” của các loài thực vật như vậy.

Giống như những cái cây, ta học được cách khởi đầu thật khiêm tốn, kiên nhẫn chờ đợi, lên kế hoạch và chiêm nghiệm để tìm ra hướng đi cho chính mình.

Những cái cây cũng dạy ta cách yêu nơi mình sống, dẫu cho đó là đầm lầy ẩm ướt ngập mặn hay là vùng hoang mạc khô cằn trơ sỏi đá, là nơi nắng nóng chiếu rọi trên đầu hay vùng băng tuyết giá lạnh, thì cũng mạnh mẽ thích nghi để sống và tồn tại.

Chúng dạy ta cả cách sống chan hòa, lạc quan, sáng tạo, chủ động hoặc thậm chí cũng có thể nghỉ ngơi một chút khi thấy gặp khó khăn. Hãy tận hưởng mọi khoảnh khắc quý giá trong hiện tại, thay vì lo lắng cho quá khứ và tương lai.

Trích đoạn:

1.Tạo nên “sức mạnh” mà người khác không có

Xung quanh chúng ta tồn tại những loài thực vật với cách sinh tồn thật đáng kinh ngạc. Đại diện trong số đó là thực vật ăn côn trùng. Đó là những thực vật bắt những côn trùng nhỏ như ruồi, bọ và hấp thụ chất dinh dưỡng từ chính những côn trùng ấy. Những loài đó mặc dù là thực vật nhưng lại sinh tồn bằng cách cách ăn động vật, và chúng cho thấy rằng thực vật cũng đang tiến hóa.

Loại thực vật ăn côn trùng nổi tiếng mà chúng ta thường biết đến là “Cây bắt ruồi”. Đặc điểm của loài thực vật này là hễ côn trùng chỉ cần đậu trên lá, cây sẽ ngay lập tức đóng lá lại, nhốt con vật bên trong và bắt đầu tiêu hóa chúng. Chính vì vậy mà nó được gọi bằng tên “Cây bẫy ruồi” hay “Địa ngục của ruồi”.

2. Không được coi là đương nhiên

Thực vật ngoài những tên gọi thông thường và quen thuộc mà chúng ta vẫn biết thì chúng còn có tên quốc tế, thường gọi là “tên khoa học”. Tên khoa học gồm hai phần là “tên chi” và “tên mô tả đặc tính của thực vật đó”. Loài thực vật tiếp theo mà tôi xin giới thiệu ở đây chính là “Hoa bỉ ngạn”, với tên khoa học là “Lycoris Radiata”.

Tên tiếng Anh của loại hoa này là “Red Spider Lily”. Tên này cũng được đặt theo dáng vẻ của hoa. “Red Spider” là “nhện đỏ”, “Lily” là thuộc họ hoa loa kèn. Do đó, ấn tượng về loài hoa này là “hoa loa kèn với hình dáng như con nhện đỏ xòe rộng những cái chân”. Vậy, loài thực vật này thực chất là gì?

3. Trái tim mong ước sự hoàn hảo là gì?

Phần lớn các loài hoa sẽ có đầy đủ cấu tạo gồm nhị và nhụy hoa, cũng là những bộ phận quan trọng của quá trình thụ phấn.

Tuy nhiên, có rất nhiều loài không mong muốn tự thụ phấn để tạo ra hạt giống thế hệ sau. Lý do là khi tự thụ phấn và tạo ra hạt giống thì sẽ chỉ sinh ra thế hệ sau có đặc tính giống hệt mình. Như vậy, nếu cây vốn có đặc tính thích ứng kém với sâu bệnh thì những thế hệ “họ hàng thân thích” đời sau cũng sẽ có đặc tính đó, và nếu để sâu bệnh lan rộng thì khả năng bị tiêu diệt hoàn toàn là rất cao. Vì vậy, nhiều loài thực vật không lựa chọn việc tự thụ phấn để tạo ra hạt giống.

Ngay cả động vật cũng có sự lựa chọn giống như vậy, nhưng với việc phân chia giới tính thành con đực và con cái, sự kết hợp đặc tính của con đực và con cái tạo ra thế hệ sau với nhiều đặc tính khác nhau sẽ có thể giúp loài vật đó sinh tồn được trong nhiều kiểu môi trường hơn.

Thông tin tác giả:

Osamu Tanaka: tốt nghiệp khoa nông nghiệp, đồng thời hoàn thành luận án Tiến sĩ tại Đại học Kyoto, Nhật Bản.

Ông làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện nghiên cứu Smithsonian và là Giáo sư tại khoa Khoa học và Công nghệ, Đại học Konan cho đến nay.

Mục lục:

Lời nói đầu

Chương 1: Chiến lược sinh tồn không cạnh tranh

Chương 2: Sự khéo léo và trí thông minh không kháng cự với môi trường

Chương 3: Không yêu cầu sự hoàn hảo

Chương 4: Kỹ năng sống một cách thầm lặng trong nghịch cảnh

Chương 5: Chuẩn bị cơ chế để đối mặt với khó khăn

name

7 Bài Học Lãnh Đạo Trong Khủng Hoảng

Để thử thách phẩm chất lãnh đạo của bạn, không có gì tốt bằng một cuộc khủng hoảng. Khủng hoảng sẽ kiến tạo hoặc phá hủy bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo. Nhiều nhà lãnh đạo và tổ chức đã bị hủy hoại bởi các cuộc khủng hoảng, trong khi các nhà lãnh đạo khác lại vượt qua thử thách để chứng minh dũng khí của mình.

Cũng giống như trong một cuộc chiến, cuộc khủng hoảng thử thách các giới hạn của bạn vì hiếm khi dự đoán được kết quả. Bạn phải sử dụng tất cả khôn ngoan để dẫn dắt tổ chức của mình vượt qua khủng hoảng và đồng thời phải tìm thấy cả sự can đảm nằm sâu bên trong để tiếp tục tiến về phía trước. Cuốn cẩm nang trên tay bạn sẽ đưa ra các bài học đã được kiểm chứng trong thời kỳ khó khăn giúp các nhà lãnh đạo đưa công ty của họ đi đúng hướng vững bền.

Tác giả đã rút ra 7 bài học được đúc kết từ những năm tháng ở vị trí lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh doanh, phi lợi nhuận, chính phủ và đào tạo. Bạn có thể áp dụng những bài học này ngay lập tức để đối phó với những khó khăn ở hiện tại và trong tương lai.

Trong cuốn sách này, 7 bài học tương ứng với 7 chương. Ở chương Kết luận, tác giả sẽ bày tỏ suy nghĩ của bản thân về những phẩm chất lãnh đạo thực sự và những gì cần thiết để theo đuổi Chính Bắc của bản thân khi bạn có thể đang đối mặt với thời điểm xác định trong cuộc đời mình.

Bài học 1: Đối mặt với thực tế, tự mình bắt đầu. Đối mặt với thực tế của cuộc khủng hoảng là bài học quan trọng nhất. Nếu như bạn không thừa nhận đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng, bao gồm cả vai trò của bạn trong việc tạo ra nó, bạn sẽ không thể giải quyết vấn đề.

Bài học 2: Đừng như dãy Altas, hãy bỏ gánh nặng xuống khỏi vai. Bạn không thể giải quyết mọi vấn đề một mình, vì vậy đừng cố gắng đặt cả thế giới lên vai của bạn. Tạo quan hệ với những nhân sự khác trong tổ chức và trong cuộc sống cá nhân để bạn có thể chia sẻ gánh nặng, và điều này sẽ giúp bạn trở thành người chiến thắng. Đây là một cơ hội tốt để giúp cho đội ngũ của bạn trở nên vững mạnh vì sức mạnh tập thể sẽ được phát huy tối đa trong khủng hoảng.

Bài học 3: Đào sâu tìm nguyên nhân gốc rễ. Khi xảy ra khủng hoảng, bạn sẽ có xu hướng chọn những giải pháp khắc phục nhanh chóng, tuy nhiên điều này sẽ dẫn đến việc không tìm ra các vấn đề thật sự và tổ chức của bạn có nguy cơ một lần nữa phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng. Cách duy nhất để giải quyết những vấn đề này là tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ và thực hiện các giải pháp dài hạn.

Bài học 4: Hãy sẵn sàng cho một chặng đường dài. Khi bạn đối mặt với những vấn đề quan trọng, phản ứng đầu tiên có thể là mọi thứ thực sự không thể tồi tệ như vậy. Nhưng trong giai đoạn đầu, bạn có thể chỉ nhìn được phần nổi của tảng băng và mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Trong một cuộc khủng hoảng, tiền mặt là vua. Để sống sót qua khủng hoảng, bạn cần phải chuẩn bị cho một cuộc đấu tranh lâu dài có thể phải đối mặt với tình hình tồi tệ nhất. Và vì vậy, bạn cần phải có một tâm thế thật sẵn sàng để vượt qua cuộc khủng hoảng.

Bài học 5: Đừng bao giờ lãng phí một cuộc khủng hoảng có lợi. Những thách thức bạn đang đối mặt rõ ràng lại tạo ra cơ hội tốt nhất để bạn thực hiện những thay đổi lớn trong tổ chức của mình. Cuộc khủng hoảng sẽ giúp giảm đáng kể những sự phản kháng vốn sẽ xuất hiện trong các thời điểm ổn định. Bạn nên nhanh chóng tiến hành các thay đổi cần thiết để củng cố tổ chức của mình sau khi đã hồi sinh tổ chức thành công.

Bài học 6: Khi trở thành tâm điểm chú ý: Hãy tuân thủ Chính Bắc của bạn. Trong khủng hoảng, mọi người đều quan sát những gì bạn làm. Dù muốn hay không, bạn vẫn là tâm điểm chú ý của cả bên trong và bên ngoài công ty. Bạn sẽ tập trung vào Chính Bắc của mình hay không chịu nổi áp lực?

Bài học 7: Hãy cứ tấn công; tập trung để giành được chiến thắng tại thời điểm hiện tại. Khi ra khỏi khủng hoảng, thị trường sẽ không bao giờ còn giống như lúc đang trong khủng hoảng. Vì vậy, đừng chỉ vùi đầu vào những lỗ hổng và chờ đợi hoạt động kinh doanh trở lại. Đây là cơ hội để bạn định hình lại thị trường và phát huy thế mạnh của mình. Trong khi những người khác đang khâu vá vết thương của họ, bạn hãy tập trung để giành chiến thắng.

name

Bơi Cùng Cá Mập Mà Không Bị Nuốt Chửng

Bơi cùng cá mập mà không bị nuốt chửng không chỉ là một bộ sưu tập những tư tưởng thông thái trong kinh doanh, mà còn là một kho báu vô giá những bài học có thể áp dụng ngay vào công việc kinh doanh, vào cuộc sống, các mối quan hệ và các mục tiêu của bạn.

SÁCH GỐI ĐẦU GIƯỜNG CỦA DOANH NHÂN MỌI THỜI ĐẠI

Có gì đặc biệt trong cuốn sách này? Quá nhiều thứ hay ho!

Trong cuốn sách này, Harvey Mackay đã tập hợp thành bộ sưu tập những bài học cuộc sống khó quên – nhanh chóng, đi thẳng vào những bài học, những nguyên tắc vô giá đối với cả những người thiếu kinh nghiệm lẫn người từng trải, về bất kỳ vấn đề nào trong công việc kinh doanh hay trong cuộc sống. Bạn sẽ rất hào hứng bàn luận về những bài học thú vị với những người cũng đọc cuốn sách này, dù người đó là đồng nghiệp, bạn bè hay người thân trong gia đình.

Chỉ những cái tên bài học thôi đã đủ thấy được sự sinh động và thông thái ẩn chứa trong đó:

- Hãy cười và nói “Không” cho tới khi chảy máu lưỡi.

- Ra quyết định bằng trái tim, bạn sẽ nhận về bệnh đau tim.

- Luyện tập không giúp bạn hoàn hảo, mà luyện tập hoàn hảo mới giúp bạn hoàn hảo

- 66 điều cần biết về khách hàng

- Tự đào giếng trước khi chết khát

name

Lãnh Đạo Giỏi Phải Biết Tạo Niềm Vui

Quản trị doanh nghiệp chưa bao giờ là công việc dễ dàng khi một người phải mang cả trách nhiệm vận hành một doanh nghiệp đi đến thành công, những quyết định của họ đều mang tính ảnh hưởng to lớn đến vận mệnh của doanh nghiệp đó. Lãnh đạo giỏi phải biết tạo niềm vui tập trung vào quản trị con người, một tập thể thống nhất sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển. Đây là cuốn sách về quản trị phù hợp với tất cả mọi người: Các nhà phát triển, nghệ sĩ, nhà văn, quản lý nhóm, nhà thiết kế, quản lý dự án, nhà đào tạo, doanh nhân và những người làm việc tự do, Tất cả mọi người, ở các mức độ khác nhau, đều phải chịu trách nhiệm về hoạt động quản trị.

Cuốn sách này sẽ chỉ cho bạn cách quản lý hiệu quả hơn, với ít nhà quản lý hơn, thông qua những phân tích về các phương pháp đã và đang được các công ty khác trên thế giới áp dụng. Hãy đọc cuốn sách này và đúc rút 20 năm trăn trở của tác giả thành vài ngày học hỏi của bạn. Jurgen Appelo sẽ chỉ cho bạn cách tạo dựng một doanh nghiệp/tổ chức hạnh phúc hơn thông qua các phương pháp thực hành vô cùng hiệu quả cùng nhiều hoạt động quản lý khác, mà trong nhiều trường hợp, bạn thậm chí không cần đến các nhà quản trị.

name

Đạo Đức Trong Kinh Doanh - Nền Tảng Để Phát Triển Doanh Nghiệp Bền Vững

Cuốn sách này là cánh cửa dẫn vào một đề tài đang biến động rất nhanh, vì thế bây giờ nó đã được cập nhật kỹ lưỡng bằng những thông tin mới. Nhiệm vụ của cuốn sách là trang bị kiến thức ban đầu cho độc giả về tất cả những khía cạnh quan trọng liên quan đến việc thực hành kinh doanh bền vững và có đạo đức, nhưng nó sẽ được trình bày hết sức cô đọng và súc tích.

Trong những năm gần đây, dưới áp lực của chiếc bóng đen mang tên khủng hoảng khí hậu, các vấn đề liên quan đến môi trường đã và đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới.

Cụm từ “phát triển bền vững” ngày càng được sử dụng nhiều hơn – khái niệm này chỉ sự dung hòa giữa khả năng tồn tại của Trái đất và khả năng tồn tại lâu dài của các doanh nghiệp. Chúng ta nhận ra được tầm quan trọng của việc không chỉ phải cứu lấy Trái đất, mà còn phải cứu lấy một thế giới an toàn và bình đẳng để chúng ta đều có thể tiếp tục phát triển.

Tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm bảo vệ cho những người xung quanh mình, và bảo vệ cho hành tinh chung của chúng ta. Hy vọng rằng bạn sẽ chung tay thực hiện những sự thay đổi (dù lớn hay nhỏ) trong phạm vi khả năng của bạn, và như vậy chúng ta có thể cùng nhau góp phần tạo nên sự khác biệt.

Cuốn sách gồm 5 phần:

- Bảo vệ lợi nhuận

- Bảo vệ nhân viên

- Bảo vệ khách hàng

- Bảo vệ Trái đất

- Marketing có đạo đức

name

Bạn Có Thể Đàm Phán Bất Cứ Điều Gì

Thế giới là một bàn đàm phán khổng lồ, và muốn hay không, bạn là một người tham dự. Bạn, với tư cách một cá nhân, sẽ có lúc mâu thuẩn với người khác: các thành viên trong gia đình, nhân viên bán hàng, đối thủ cạnh tranh, hoặc các thực thể với những cái tên đầy oai vệ như “Giới quyền uy” hoặc “cơ cấu quyền lực”. Cách bạn xử lý những mâu thuẫn này có thể quyết định không chỉ sự phát đạt của bạn, mà cả việc bạn có thể có được một cuộc sống đầy đủ, thú vị và thoải mái hay không.

Đàm phán là một lĩnh vực kiến thức và sự nỗ lực chú trọng vào việc làm hài lòng những người mà bạn muốn nhận từ họ (một hoặc nhiều) thứ gì đó. Chỉ đơn giản như vậy. Hầu như tất cả mọi thứ đều có thể thoả thuận được, nhưng làm thế nào để bước ra từ mỗi cuộc đàm phán trong tư thế của người đạt được mục tiêu?

Herb Cohen là một nhà đàm phán chuyên nghiệp trong hơn 40 năm, là cố vấn cho các tổng thống Jimmy Carter, Ronald Reagan về chống khủng bố, và là cố vấn cho các thương gia, tập đoàn và cơ quan chính phủ hàng đầu. Hoa kỳ như Bộ Ngoại giao, FIB, CIA, Bộ tư Pháp, Nhà Trắng…. Ngoài ra, ông còn tham gia giảng dạy tại các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ như Đại học Harvard, Đại học Michigan, viện Brookings, Học viện FBI.

Trong cuốn sách Bạn có thể đám phám bất cứ điều gì, Herb Cohen chia sẻ với chúng ta kinh nghiệm của 40 năm tham gia và kết thúc thành công hàng nghìn cuộc đàm phán lớn nhỏ. Cuốn sách không chỉ trình bày những yếu tố căn bản trong đàm phán và các kiểu đàm phán chủ yếu, mà còn đưa ra những ví dụ minh hoạ thú vị và thiết thực cho những hoàn cảnh khác nhau, đề xuất những giải pháp xử lý mềm dẻo, tế nhị nhưng hiệu quả mỗi tình huống hay xung đột, dù là trong gia đình (Khi trẻ con khóc đòi quà…), trong cuộc sống hàng ngày (Khi vợ bạn im lặ), trong công việc (Khi xin tăng lương….) hay môi trường kinh doanh (Khi khai thuế lợi tức, khi mua đất…). Vì thế, Bạn có thể đàm phán bất cứ điều gì đã trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ hơn 9 tháng liền, và đã được dịch ra trên 20 thứ tiếng.

name

Soundtracks - Tối Giản Trong Suy Nghĩ

Bạn có bao giờ thấy khó khăn khi nhắc nhở bản thân về những điều ngu ngốc đã lỡ nói rất lâu trước đây? Bạn có cần phải lên kế hoạch để suy diễn những tình huống xấu hổ từ năm lớp 8, dù bây giờ bạn đã 30 tuổi không? Bạn có cần phải ghi vào tờ lịch để chắc chắn sẽ dành cả cuối tuần để suy đoán tại sao ông sếp lại họp riêng với mình vào thứ Hai tới? “Mình sẽ có cả đống việc để suy diễn vào thứ Bảy này lúc hai giờ chiều!”. Đây có phải điều bạn hay làm, hay những suy nghĩ đó luôn xuất hiện mà không báo trước, xuất hiện mà không liên quan gì đến việc bạn đang làm vào thời điểm đó? Những điều đó được gọi là những bài hát tệ hại, những câu chuyện tiêu cực mà bạn tự nói với chính mình về bản thân và thế giới của bạn. Chúng tự động phát mà không cần bạn đồng ý hay bật lên. Ngay cả sợ hãi, nghi ngại hay bất an cũng không ngăn cản được chúng.

Danh sách nhạc mà bạn không để ý trong suốt cuộc đời là một cuộc đối thoại khá thú vị, và âm nhạc chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ câu chuyện. Những suy nghĩ của bạn là những bài hát trong đầu mà bạn vẫn thường lắng nghe, còn thường xuyên hơn cả những bài hát yêu thích.

Những năm tháng qua, bạn đã tự tạo dựng nên một bài hát cho sự nghiệp của mình. Bạn cũng có một bài hát riêng cho các mối quan hệ. Một ca khúc khác mà bạn cho là về những hy vọng, ước mơ, mục tiêu và tất cả các khía cạnh khác trong cuộc sống.

Nếu bạn lắng nghe những thanh âm của suy nghĩ đủ lâu, nó sẽ trở thành một bài hát trong danh sách nhạc cá nhân của bạn. Nếu những bài hát mà bạn hay nghe tích cực thì những suy nghĩ sẽ là bạn tốt, đưa bạn đến những hành trình mới với đầy sáng tạo và hy vọng. Nếu một ngày bị choán hết bởi những suy nghĩ tiêu cực, giống như một bài hát dở tệ, thì những suy nghĩ của bạn sẽ là kẻ thù tệ hại nhất, giữ chân bạn trên con đường thực hiện những gì bạn muốn.

Bạn có thể biến những suy nghĩ của mình thành hành động. Bạn có thể tận dụng thời gian, công sức và sự sáng tạo có thể tái tạo để tạo ra cuộc sống mà bạn muốn. Và nó bắt đầu bằng việc nhận ra bản chất của những suy nghĩ – là một bài hát của cuộc đời mình.

Bằng giọng văn hài hước cùng những dẫn chứng khoa học, cụ thể trong “Soundtracks – Tối giản trong suy nghĩ”, tác giả Jon Acuff sẽ hướng dẫn bạn cách thay đổi bài hát – những suy nghĩ mà chúng ta lặp lại mỗi ngày, thành những giai điệu tích cực, để chúng ta có được cuộc sống dễ dàng, hạnh phúc hơn.

- THÔNG TIN TÁC GIẢ

Jon Acuff được tạp chí Inc.Magazine vinh danh là 1 trong 100 diễn giả về quản lý, lãnh đạo nổi bật. Ông đã diễn thuyết ở nhiều quốc gia trên thế giới cho các tập đoàn lớn như Microsoft, Nissan, Walmart, Fed Ex và Comedy Central.

- LỜI KHEN DÀNH CHO CUỐN SÁCH

“Nếu bạn đã sẵn sàng thay đổi định hướng của cuộc đời, Jon Acuff ở đây để giúp bạn làm được điều đó. Đây là một cuốn sách đơn giản, có sức ảnh hưởng và hữu ích, nó là thứ bạn sẽ nhớ tới mỗi ngày trong suốt quãng đời còn lại”.

- Seth Godin, tác giả của Câu chuyện tiếp thị trong thời đại kỹ thuật số.

“Khoa học có thể tạo ra cảm giác như đang tham dự một bữa tiệc được không? Bởi vì đó là cảm giác mà cuốn sách này mang lại. Một bữa tiệc thông minh, thực tiễn, dựa trên nhiều nghiên cứu có thể khiến bạn cười lớn và cảm thấy tiếc nuối khi đọc đến trang cuối. Tôi chưa từng nghĩ về việc suy nghĩ theo cách nhìn trong cuốn sách này”.

- Kendra Adachi, tác giả nổi tiếng của New York Times với cuốn sách The Lazy Genius Way.

“Bạn có phải là người suy nghĩ quá nhiều không? Nếu đang phải nghĩ ngợi vì câu hỏi đó thì bạn nên mua cuốn sách mới này của Jon”.

- Jim Gaffigan, nghệ sĩ hài và tác giả của Food: A Love Story.

“Jon Acuff đã phát hiện ra chướng ngại cản trở chúng ta thành công, và tạo ra một kế hoạch để vượt qua nó. Cho nên đừng suy nghĩ quá nhiều để quyết định. Hãy chọn ngay cuốn sách hài hước hữu ích này đi, và chuẩn bị giấy để ghi chú nhé”.

- Daniel H.Pink, tác giả nổi tiếng của New York Times với cuốn sách When, Drive, và To Sell Is Human.

name

Nền Kinh Tế Trải Nghiệm - Biến Dịch Vụ Của Bạn Thành Trải Nghiệm Khách Hàng

Thời gian có hạn. Sự chú ý là khan hiếm. Bạn có đang thu hút khách hàng của mình không? Cửa hàng Apple, Disney, LEGO, Starbucks. Những cái tên này gợi lên hình ảnh về hàng hóa và dịch vụ đơn thuần hay chúng gợi lên một cái gì đó nhiều hơn - một cái gì đó trực quan? Chào mừng bạn đến với Nền kinh tế trải nghiệm, nơi các doanh nghiệp phải hình thành các kết nối độc đáo để đảm bảo tình cảm của khách hàng - và đảm bảo sự sống còn của chính họ. Cuốn sách chuyên sâu về đổi mới trải nghiệm này của Joe Pine và Jim Gilmore khám phá cách các công ty trở nên khác biệt và vượt trội bằng cách cung cấp trải nghiệm hấp dẫn cho khách hàng của họ, không chỉ khiến khách hàng trung thành mà còn mang lại lợi nhuận cao hơn. Được dịch sang mười ba ngôn ngữ, "Kinh tế trải nghiệm" đã trở thành cuốn sách cần phải đọc đối với các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp lớn và nhỏ, vì lợi nhuận và phi lợi nhuận, toàn cầu và địa phương. Giờ đây, với lời nói đầu hoàn toàn mới, Pine và Gilmore tạo ra một trường hợp mạnh mẽ hơn nữa cho trải nghiệm khi là mối liên kết quan trọng giữa một công ty và khách hàng của họ trong một thế giới ngày càng thiếu thời gian và mất tập trung. Với đầy đủ các ví dụ chi tiết và lời khuyên hữu ích, "Kinh tế trải nghiệm" giúp các công ty tạo ra những trải nghiệm cá nhân, ấn tượng và thậm chí có thể biến đổi, đưa ra kịch bản mà từ đó các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị theo những cách phù hợp với chiến lược tập trung vào khách hàng mạnh mẽ.

Nội dung

Chương 1: giới thiệu về nền kt trải nghiệm

Chương 2 của cuốn sách sẽ giới thiệu mô hình Bốn lĩnh vực trải nghiệm, đặc biệt tập trung vào việc giành lấy sự chú ý của khách hàng

Chương 3 sẽ tập trung vào việc làm sao để khiến các trải nghiệm trở

nên gắn kết thông qua các chủ đề.

Chương 4 và 5 đưa ra các nguyên tắc và khuôn khổ về tùy chỉnh

chương 6, 7 và 8: Công việc

là vở kịch & mỗi doanh nghiệp là một sân khấu”.

Dịch vụ là thời gian được tiết kiệm hiệu quả, còn trải nghiệm là sử dụng tốt thời gian. Ở đây, hãy nhận ra rằng sự chuyển hóa cung cấp thời gian được đầu tư tốt. Chương 9 và 10 cũng như phần kết đề cập cụ thể đến chiều chuyển hóa này của trải nghiệm.

Đánh giá chung về cuốn sách

Thông tin/ Đánh giá về bản gốc: hiệu ứng truyền thông, tầm ảnh hưởng của cuốn sách, giá trị mang lại/ độ phù hợp độc giả Việt

Sách cực kì hay thuộc top best seller của HBR. Dù xuất bản năm 1999 ở Mỹ nhưng nội dunng vẫn rất hữu dụng tại Việt Nam. Đây có thể nói là cuốn bách khoa toàn thư về trải nghiệm khách hàng và cung cấp những chỉ dẫn cụ thể để sáng tạo trải nghiệm cho khách hàng

Trích đánh giá của chuyên gia, tổ chức uy tín về cuốn sách

Những lời khen ngợi cho Kinh tế trải nghiệm:

"Một cuốn sách tuyệt vời và độc đáo." - Tom Peters, đồng tác giả cuốn sách Đi tìm sự hoàn hảo (In search of excellence)

"Một trong những cuốn sách kinh doanh hay nhất của thế kỷ XX, nay đã được đổi mới cho những thách thức của thế kỷ XXI." - Tom Kelley, Đối tác tại IDEO – công ty tư vấn hàng đầu thế giới

"Một lý lẽ đầy khiêu khích." - Fast Company

"Một cuốn sách khôn ngoan, sâu sắc và đầy tính khai sáng." - The Globe and Mail

"Joseph Pine và James Gilmore đã nắm bắt được... biểu hiện hấp dẫn nhất của văn hóa tiêu dùng trong thế kỷ XXI." – Tạp chí Psychology Today

"Một cái nhìn tốt về cách phát triển của mọi doanh nghiệp. Tạo ra một sản phẩm tốt và chờ đợi khách hàng mở cửa bước vào không bao giờ là đủ.” – Tạp chí Wired

Giải thưởng đạt được; thứ hạng trên Amazon hoặc Goodread

Được đánh giá gần 5* (2175 đánh giá) trên Amazon

Xếp hạng trên Amazon:

Xếp hạng cao trên Amazon:

17 in Business Pricing

28 in Product Management

87 in Customer Relations (Books)

Được 2205 ratings trên Goodreads, 3.82/5

Xuất bản lần đầu năm 1999 nay tái bản với giao diện mới

Được review trong top 14 cuốn sách nên đọc về trải nghiệm khách hàng

https://teambuilding.com/blog/customer-experience-books

Bài học sâu sắc ở đây là Howard Schultz đã nhận ra giá trị mà khách hàng tìm kiếm khi họ dành thời gian đến thưởng thức cafe trong lúc giao lưu, làm việc hay đơn giản chỉ để thư giãn. Starbucks rất hạn chế chi tiền cho quảng cáo, thay vào đó họ thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách cung cấp không gian thưởng thức cafe. (Bạn có để ý các tiệm Starbucks không hề có đèn chiếu sáng ở phía bên ngoài? Nguồn sáng duy nhất từ bên trong đã khiến khách hàng trở thành tâm điểm chú ý của người qua đường. Và hãy xem cách Starbucks kiếm tiền. Họ đã biến một thứ hàng hóa bình thường – những hạt cafe chưa rang với chi phí cho mỗi ly chỉ khoảng 2-3 xu – thành sản phẩm trải nghiệm có giá 3, 4, 5, hay 10 đô-la mỗi ly hoặc hơn tại các cửa hàng Reserve Roastery.

Chuỗi nhà hàng Chick-fil-A là một ví dụ minh họa cho sự bùng nổ của các dịch vụ dựa trên trải nghiệm mới. Không chỉ dừng lại ở hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống 6 ngày một tuần, Chick-fil-A giờ đây đang quản lý một danh mục trải nghiệm hấp dẫn, bao gồm cắm trại ngoài trời (campout) cho nhà hàng mới khai trương, những buổi hẹn hò của cha và con gái (Daddy-Daughter Date Nights), mẹ và con trai (Mother-Son Date Knight), ngày tri ân bò (Cow Appreciation Day), đêm trổ tài của bé (Kids Craft Night), sự kiện Cow Drops – các con bò bằng vải lông được thả xuống bằng dù từ trần nhà thi đấu thể thao, hay tour tham quan sân nội bộ chỉ nhận đặt chỗ trước tại trụ sở chính của công ty ở Atlanta, và cho những khách hàng B2B, hay đại hội thường niên được phát song song trên nhiều kênh,... Từng trải nghiệm lại là một cách để khiến khách hàng dành nhiều thời gian hơn trong suốt năm với Chick-fil-A.

Về tác giả:

B. Joseph Pine II và James H. Gilmore là đồng sáng lập của Strategic Horizons LLP, một studio về tư duy có trụ sở tại Ohio chuyên giúp các doanh nghiệp hình thành và thiết kế những cách thức mới để gia tăng giá trị cho các dịch vụ kinh tế của họ. Họ là đồng tác giả của Tính xác thực: Người tiêu dùng thực sự muốn gì. B. Joseph Pine II, người cũng đã viết Mass Customization: The New Frontier in Business Competition, là thành viên cấp cao của Hội đồng Tương lai Thiết kế và là Giảng viên trong Chương trình Thạc sĩ Quản lý Công nghệ của Đại học Columbia. James H. Gilmore là Trợ lý Giáo sư về Thiết kế và Đổi mới tại Trường Quản lý Weatherhead thuộc Đại học Case Western Reserve và là Thành viên Batten tại Trường Kinh doanh Darden của Đại học Virginia.

name

Kỹ Năng Bán Hàng Trực Tuyến

Cuốn sách cung cấp những cách thức biến các nền tảng giao tiếp trực tuyến trở thành những công cụ bán hàng vượt trội và hữu hiệu, có thể áp dụng cho tất cả các loại sản phẩm, bất kể độ phức tạp hoặc thời lượng chu kỳ bán hàng của bạn có kéo dài bao lâu, bất kể bạn đang bán hàng từ xa, thường xuyên gặp mặt khách hàng hay phải kết hợp cả hai. Bán hàng trực tuyến là nguồn tham khảo toàn diện và thực tế nhất từ trước đến nay, tập trung khai thác những kỹ năng bán hàng số và qua video.

Cuốn sách này sẽ giúp bạn:

Sử dụng hiệu quả hơn các công cụ giao tiếp trực tuyến để có thể kết nối, chinh phục và xây dựng những mối quan hệ dài lâu với người khác.

Tận dụng công nghệ, các công cụ số và những kênh giao tiếp trực tuyến để gia tăng số lượng mối quan hệ và thúc đẩy tốc độ xây dựng các mối quan hệ ấy.

Kết hợp nhiều kênh bán hàng trực tuyến và nhiều chiến thuật vào quá trình bán hàng của bạn nhằm tăng hiệu suất.

Sử dụng thuần thục những phương thức trực tuyến giúp bạn trở nên khác biệt với các đối thủ và chiếm được ưu thế cạnh tranh.

Giúp cho quá trình bán hàng trực tuyến trở nên gần gũi và chân thật hơn.

Đánh giá chung về cuốn sách

Thông tin/ Đánh giá về bản gốc: hiệu ứng truyền thông, tầm ảnh hưởng của cuốn sách, giá trị mang lại/ độ phù hợp độc giả Việt.

Cuốn sách mới ra trong thời điểm đại dịch Covid-19 khi việc bán hàng trực tuyến gia tăng đáng kể, cung cấp những kiến thức mới và cập nhật về bán hàng trực tuyến.

Trích đánh giá của chuyên gia, tổ chức uy tín về cuốn sách:

"Tôi hứa với bạn rằng Bán hàng trực tuyến là VÀNG. Một mỏ vàng mới. Mỏ vàng chưa được khai thác mà mọi tổ chức bán hàng và nhân viên bán hàng đang tìm kiếm để đạt được vị trí lãnh đạo và lợi thế cạnh tranh trong tâm trí, túi tiền và lòng trung thành của khách hàng."

― JEFFREY GITOMER, tác giả cuốn Bán hàng – không phải ai cũng biết

Giải thưởng đạt được; thứ hạng trên Amazon hoặc Goodread

Được đánh giá 4.6* (939 đánh giá) trên Amazon

Xếp hạng trên Amazon:

4 trong mục Business Sales (Sách)

9 trong mục Business Marketing

10 trong mục Telemarketing (Sách)

Về tác giả

Jeb Blount là tác giả của 13 cuốn sách và là nhà lãnh đạo đáng kính trong lĩnh vực bán hàng, lãnh đạo và nghiên cứu khách hàng.

Jeb Blount lãnh đạo tập đoàn Fortune trong 25 năm, với nhiều công ty lớn, vừa và nhỏ và các doanh nghiệp khởi nghiệp. Trang web của ông, SalesGravy.com, là trang web tiên phong trong lĩnh vực bán hàng và có lượt truy cập nhiều nhất trên thế giới.

Thông qua những chương trình tập huấn trên toàn cầu, Sales Gravy, Jeb Blount và đội ngũ huấn luyện của ông đã đưa ra lời khuyên cho những người “trên mọi người” trong những tổ chức danh giá nhất trên thế giới..

7
Logo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Chính Sách

Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.

Theo Dõi