“Ba ơi mình đi đâu?” đã mở ra một thế giới nơi bóng tối ngự trị: thế giới của tật nguyền, của nỗi đau, của day dứt, của thất vọng… Nhưng lối dẫn dắt của Jean-Louis Fournier, một bậc thầy trào phúng đen, lại khiến ta phải cười, phải khóc, phải suy ngẫm và khi gấp sách cũng chính là lúc ta thôi bi lụy. Bởi chính ông, người cha có tới “hai ngày tận thế”, bằng cuốn sách mỏng nhưng lay động tâm can này, đã thắp lên niềm vui sống căn bản, dù mong manh nhưng không bao giờ lụi tắt.
“Một cuốn sách nhỏ để đến với điều cốt tủy.” Tác giả của nó đã muốn như thế khi lần đầu tiên đối diện nỗi đau tật nguyền của các con trai bằng văn chương. Sự dung dị, cảm động và độc đáo tràn đầy ở đó đã khiến “Ba ơi, mình đi đâu?” trở thành một kiệt tác nhỏ, đoạt giải Fémina, là tâm điểm của mùa sách văn học Pháp 2008.
Nhận định
“Thoạt tiên ta sẽ sững sờ kinh ngạc trước câu chuyện nơi chừng ấy bi kịch hòa trộn với chừng ấy điều nực cười, chừng ấy bất hạnh, chừng ấy điều khủng khiếp hòa trộn với chừng ấy tình yêu thương và niềm âu yếm... Ta sẽ không bao giờ quên được Mathieu và Thomas.” - Telerama
“Một cuốn sách nhỏ để đến với điều cốt tủy.” - Jean-Louis Fournier
“Câu chuyện Jean-Louis Fournier dành cho hai cậu con trai tật nguyền của ông khiến người ta phải ngưỡng mộ... Những lá thư cảm ơn, những lá thư chia sẻ, những lá thư hết sức giản dị đến từ khắp bốn phương trời.” - Le Monde
“Câu chuyện thường ngày với hai cậu con trai tật nguyền được viết thành những chương ngắn chừng một hoặc hai trang, trong đó chất hài hước, theo chủ định của tác giả, trước tiên sẽ là một niềm trìu mến chưa hề chau truốt.” - Cecile Mazin
“Viết và hài hước để vượt qua tật nguyền.” - Déclic magazine
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi