Bí Ẩn Của Vốn - Vì Sao Chủ Nghĩa Tư Bản Thành Công Ở Phương Tây Và Thất Bại Ở Mọi Nơi Khác
Nhà kinh tế học vĩ đại người Pháp Jean Baptiste Say đã tin rằng “về bản chất, vốn luôn là phi vật chất vì không phải vật chất tạo ra vốn mà là giá trị của vật chất ấy, giá trị không có cái hữu hình”.
Vì sao căn nguyên của vốn lại trở nên bí ẩn như vậy? Vì sao các quốc gia giàu có của thế giới, với những lời khuyên kinh tế quá ngắn ngủi, lại không giải thích quyền sở hữu chính thức cần thiết đến thế nào cho việc hình thành vốn? Câu trả lời là, cực kỳ khó mường tượng ra quá trình nằm trong hệ thống quyền sở hữu chính thức... Nó được che giấu trong hàng ngàn đạo luật, chế độ, quy chế và các định chế điều khiển hệ thống.
Cho đến nay, các nước phương Tây đã vui sướng coi hệ thống tạo vốn của họ là hoàn toàn đương nhiên và không cho phép lịch sử được ghi chép vào văn bản. Lịch sử đó phải được khôi phục lại. Cuốn sách Bí ẩn của vốn: Vì sao chủ nghĩa tư bản thành công ở phương Tây và thất bại ở mọi nơi khác của tác giả Hernando de Soto, nhà kinh tế học người Peru, nổi tiếng với các công trình nghiên cứu về kinh tế không chính thức và tầm quan trọng của kinh tế và quyền sở hữu; chủ tịch Học viện Tự do và Dân chủ, có trụ sở tại Lima Peru là một nỗ lực nhằm mở lại cuộc thăm dò nguồn gốc của vốn và do đó giải thích cách thức sửa chữa những thất bại kinh tế của các nước nghèo.
Cuốn sách được dịch từ nguyên bản tiếng Anh bởi dịch giả Nguyễn Quang A và xuất bản lần thứ nhất năm 2006, lần thứ hai năm 2016, lần thứ ba năm 2017 và đây là lần xuất bản thứ tư.
Đây là cuốn sách có giá trị nghiên cứu, tham khảo tốt, đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của đông đảo các nhà nghiên cứu, quản lý, giảng viên, sinh viên…
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi