Buổi Hoàng Hôn Của Những Thần Tượng
Hoàng hôn của những thần tượng là tác phẩm cuối cùng, tổng quát lại mọi tư tưởng triết học căn bản của Friedrich Nietzche. Cuốn sách được hoàn thành năm 1988, ban đầu có tên Làm cách nào triết lý với cây búa, sau đó được đổi lại, phỏng theo tên vở nhạc kịch “Hoàng hôn của những thần thánh” của Richard Wagner.
Thần tượng, với Nietzche là chân lý. Chân lý nào rồi cũng sụp đổ, cũng đến lúc bước vào hoàng hôn, lụi tàn và biến mất. Đó chính là tư tưởng triết học chủ đạo trong suốt cuộc đời nghiền ngẫm của Nietzche, cũng như trong tác phẩm này. Tất cả thực tại, quan điểm, lý tưởng, đều sẽ tiêu vong. Nhưng dòng chảy cuộc sống thì vẫn không ngừng, và sẽ chỉ đi theo chính bản năng, chỉ có bản năng là đẹp đẽ giữa mọi điều thối tha.
Để tiệm cận đến mục tiêu triết học cá nhân, Nietzche đi theo con đường phê bình những triết gia, những dòng tư tưởng cổ kim. Đó là những nhân vật lỗi lạc như: Socrate, Platon, Renan, Rousseau, Sainte – Beuve, G. Eliot, George Sand, Schopenhauer, Comte, Kant, Schiller, Zola, Victor Hugo, Listz, Carlyle; những giá trị xưa nay như: thiện ác, đẹp xấu, đúng sai, dân chủ, tiến bộ… Với một lối viết hàm súc, cách lập luận sâu sắc của thứ văn chương bác học, Hoàng hôn của những thần tượng đã khám phá mọi sự giả tạo trong các tư tưởng đó, quyết liệt và không nể nang. Chân thực, đó là những gì cần thiết nhất, đối với Nietzche. Chân thực gắn với bản năng, và vượt lên tất cả, bản năng đồng nghĩa với hạnh phúc.
-Nguyễn Hữu Hiệu-
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi