Chính Sách Tôn Giáo Của Mỹ Và Góc Nhìn Tham Chiếu Với Việt Nam
"Tôn giáo và chính sách tôn giáo là những vấn đề vô cùng phức tạp ở các quốc gia, đặc biệt ở Mỹ. Nếu ta hỏi một người Mỹ rằng họ có tự do tôn giáo hay không, trong đa số trường hợp câu trả lời sẽ là “có”. Nhưng rất có thể, hiếm hoi, ta sẽ nhận được câu trả lời khác hoặc thậm chí là ngược lại. Điều này phản ánh đúng tình hình đời sống tôn giáo của M.ỹ.
Tự do tôn giáo ở M.ỹ được xem như “tự do đầu tiên” của con người. Từ cái “tự do đầu tiên” đó, tôn giáo không chỉ len lỏi và tác động đến đời sống của đa số người M.ỹ mà còn trở thành một bộ phận quan trọng của toàn bộ nền kinh tế nước Mỹ. Tôn giáo chính là nền tảng tinh thần, đồng thời có đóng góp lớn cho kinh tế, văn hóa - xã hội. Sở dĩ nước Mỹ đã phát huy được nguồn lực, đóng góp đáng kể của tôn giáo cho phát triển xã hội, trước hết do đại bộ phận người M.ỹ là tín đồ tôn giáo, đồng thời họ rất chú trọng xây dựng chính sách tôn giáo phù hợp, đã tạo ra hành lang pháp lý rộng rãi cho các tổ chức tôn giáo hoạt động, đảm bảo tự do, bình đẳng tôn giáo, tránh sự tham dự của nhà nước vào hoạt động nội bộ của tôn giáo và ngược lại, nhưng lại phát huy cao độ tính năng động, tích cực của các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp tôn giáo đóng góp cho xã hội.
Chính sách tôn giáo của M.ỹ và góc nhìn tham chiếu với Việt Nam của Tiến sĩ Phạm Thanh Hằng. Đây là công trình chuyên khảo được nghiên cứu rất công phu và trình bày một cách khoa học, rõ ràng những vấn đề cơ bản của chính sách tôn giáo của Mỹ. Đặc biệt, tác giả đem đến một “góc nhìn” mới, chỉ ra những thành công và hạn chế trong chính sách tôn giáo của Mỹ và phân tích những tác động đối với Việt Nam; làm sâu sắc hơn quan điểm về công tác tôn giáo của Dảng C.ộ s.ản Việt Nam được đề ra mới nhất trong Văn kiện Đại hội XIII."
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi