Combo Sách Lập Trình Quỹ Đạo Cuộc Đời + NYM - Tôi Của Tương Lai + Đừng Chạy Theo Số Đông (Bộ 3 Cuốn)
1. Lập Trình Quỹ Đạo Cuộc Đời
Chào mừng bạn đã đến với Lập trình Quỹ Đạo Cuộc Đời, mình là Kiên Trần - tác giả của quyển sách này.
Đây không phải sách phát triển bản thân.
Đây là sách giúp bạn am hiểu bản thân và lập trình nên Quỹ Đạo Cuộc Đời cho riêng bạn.
Bạn không thể phát triển nếu bạn không am hiểu cách bản thân bạn và xã hội vận hành.
Đúng vậy, nhiều sách trên thị trường hiện nay xem bạn giống như robot – có thể huy động sự kiên nhẫn, động lực, ý chí, sức mạnh theo ý muốn. Sai sai sai.
Họ khuyên bạn trở thành người tốt, liêm khiết (integrity) nhưng họ chỉ dừng lại ở giáo điều. Sai sai và sai. Kết quả là sau khi đọc xong, bạn quên 90% nội dung và tự hỏi tại sao quỹ đạo cuộc đời không thay đổi. Bạn thấy hay nhưng không hoàn toàn bị thuyết phục.
Lập trình Quỹ Đạo Cuộc Đời đem đến cho bạn những hệ tư duy khiến bạn hiểu vấn đề một cách tường tận qua những ví dụ và lập luận logic. Bạn có cơ hội được đi sâu khám phá bản chất của mọi hành vi. Mình muốn bạn trước khi phát triển bản thân, có thể nhận thức được mọi thứ rõ như ban ngày. Đọc vị được chính bạn, sau đó đến người khác và các chiến thuật tồn tại ở cái thế kỷ XXI hỗn loạn này.
Hãy mang cuốn sách này bên bạn và xem nó như một người bạn. Nhất là những khi bạn cảm thấy tội lỗi, mệt mỏi và muốn bỏ cuộc. Nó là cuốn cẩm nang giúp bạn tìm ra lý do tại sao bạn có những cảm xúc đấy. Nó giúp bạn hiểu bản thân bạn hơn.
Mình muốn bạn hãy xem cuốn sách này mới chỉ là sự bắt đầu.
Đã đến lúc bạn tự lập trình nên quỹ đạo cuộc đời của chính bạn dựa trên những hệ tư duy bạn lĩnh hội được trong Lập trình Quỹ Đạo Cuộc Đời.
Một lần nữa, cảm ơn bạn. Quỹ Đạo Cuộc Đời là của bạn, hãy tận hưởng việc lập trình nó mỗi ngày.
2. NYM - Tôi Của Tương Lai
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong xã hội đã tạo ra sự khác biệt giữa các thế hệ loài người. Khi nói đến Thế hệ X, người ta nghĩ đến sự tiết kiệm, giản dị và hướng đến sự ổn định trong cuộc sống. Nói đến Thế hệ Y, những từ thường được dùng là: tự tin và giỏi công nghệ. Còn bây giờ, chúng ta đang đứng ở một thời điểm vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển giao tới thế hệ Z – thế hệ nhiều thay đổi nhất mà chúng ta từng biết.
Thế hệ Z (GenZ) của những người sinh từ năm 1995 còn được gọi là iGen bởi thế giới của họ là “iEverything”, với sự phát triển cực thịnh của IoT và trí tuệ nhân tạo. NYM – một sản phẩm trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi tác giả Nguyễn Phi Vân, “đứa” luôn tự nhận mình là thế hệ loài người tiếp theo chính là đại diện của một GenZ xuất chúng trong tương lai. Và NYM cũng là nhân vật chính, một người dẫn dắt trong quyển sách mới nhất của chị Nguyễn Phi Vân: NYM – Tôi của tương lai.
Với NYM – Tôi của tương lai, tác giả Nguyễn Phi Vân sẽ khiến chúng ta đi lạc vào một thế giới mới: nơi một “con robot” luôn tự nhận mình là người hơn một con người; nơi hai AI bàn luận về sex; nơi AI giải nghĩa cho chúng ta những phát minh sẽ định hình thế kỷ mới...
Những mẩu tâm sự của Nym – một trí tuệ nhân tạo – đại diện cho những thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang thay đổi cục diện hệ sinh thái của con người, mối quan hệ bản chất người – máy. Máy móc đang thay đổi cách chúng ta trải nghiệm và thỏa mãn những nhu cầu từ bản năng nhất như “ăn, ngủ, tình dục” đến nhu cầu bậc cao hơn như an toàn, nhu cầu xã hội – kết đôi, nhu cầu được tôn trọng – thừa nhận (với tín nhiệm công dân số), rồi nhu cầu được bất tử (với digital afterlife). Công nghệ cũng đã thay đổi bản chất về sự học, về giáo dục, và thế giới nghề nghiệp tương lai.
Cảm nhận của Nym cũng chính là những cảm giác hoang mang, hốt hoảng, bất an, choáng ngợp của chính chúng ta trước sự trưởng thành và thông minh của máy móc, những nguy cơ tổn thương sức khỏe tâm thần của con người trong xã hội tương lai. Con người đã thua máy móc ngay từ vạch xuất phát nếu vẫn giữ giáo dục đồng phục, giáo dục tường bao (giáo dục giới hạn trong lớp học và trong bốn bức tường). Máy móc sẽ tranh hết tất cả những công việc con người có thể làm nếu giáo dục không tạo ra những con người độc bản với tư duy phản biện, sức sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp. Ngay cả trong cuộc đua về “tính người” cũng chưa biết máy móc hay con người sẽ nhân bản hơn.
Hoang mang lo lắng là không thể phủ nhận, nhưng cách thức tốt nhất để vượt lên là dũng cảm đối diện. Đọc NYM – Tôi của tương lai chính là một cách để chúng ta đối diện, đổi mới bản thân và thay đổi cách nhìn về thế giới tương lai.
3. Đừng Chạy Theo Số Đông
Nếu tất cả mọi người ai cũng làm chủ doanh nghiệp, thì ai sẽ đi làm thuê?
Tôi.
Bởi lúc đó họ sẽ phải đấu giá để có được tôi.
Nhưng điều này không bao giờ xảy ra. Bởi ngay từ trong trứng đến lúc mọc cánh, chúng ta đã được dạy phải làm cho người khác cả đời. Chỉ có 1% được dạy khác.
Bạn không chạy theo số đông.
Bạn LÀ số đông.
Tuy nhiên bạn đừng nhầm lẫn. Cuốn sách này không chỉ nói về vấn đề “làm thuê” hay “làm riêng”. Đây chỉ là một trong những khía cạnh rất nhỏ.
Cuốn sách này muốn làm nổi bật một hệ tư duy ngầm lớn và khủng khiếp hơn thế mà chúng ta không nhận ra. Một sức hút vô hình nhưng mạnh mẽ.
Chạy theo số đông.
Phần lớn mục đích sống và thói quen của bạn không do bạn quyết định. Số đông quyết định hộ bạn mà bạn không nhận ra. Họ “dạy” bạn. Họ “khuyên” bạn. Những lời khuyên và răn dạy có lúc thể hiện qua lời nói và văn bản trực tiếp rõ ràng.
Nhưng phần lớn nó hàm ý và không rõ ràng. Họ có thể không khuyên bạn trực tiếp. Mà đơn giản hàng triệu người làm theo một thứ hoặc đi theo một con đường nên “chắc chắn nó phải đúng”. Phải không?
Nếu không đúng tại sao cả xã hội lại làm vậy? Thậm chí “cả Tây cũng làm vậy”?
Bạn làm theo một cách vô thức. Có một sức hút vô hình từ xã hội, số đông khiến bạn mất kiểm soát nhưng vẫn nghĩ mình đang kiểm soát. “Nó” hút bạn theo con đường mà “nó” chọn cho bạn. “Nó” âm thầm thuyết phục bạn đó là “đam mê” thật sự của bạn. “Mục đích sống” thực sự của bạn. Hoặc nếu không, nếu bạn cưỡng lại, nghi ngờ, “nó” thuyết phục bạn hãy “kiên trì” theo nó. Hứa hẹn với bạn một tương lai tốt đẹp màu hồng vào một ngày nào đó.
Không xa. ????
Giống như sức hút của nam châm. Không màu không mùi không vị. Bạn không nhìn được nó. Không nghe thấy nó. Không ngửi thấy nó. Không sờ thấy nó. Nhưng nó hút. Và hút mạnh. Dù bạn không nhìn thấy.
Số đông (quần thể) mà chúng ta đang sống là một cục nam châm khổng lồ. Có những “quy luật ngầm” chúng ta tự hiểu với nhau. Bất thành văn. Chúng ta làm theo mà không suy nghĩ. Không đánh giá. Không chút nghi ngờ.
Để thành công bạn phải học thật giỏi. Tham gia các hoạt động ngoại khóa. Học hết hàng thập kỷ, càng nhiều bằng cấp chứng chỉ càng tốt, sau đó xin việc. Nếu may mắn và được ban ơn bạn sẽ có một công việc dài hạn tại một công ty lớn. Lương cao.
Tết đến xuân về, họ hàng sum vầy: “Cháu làm ở đâu?”.
“Cháu làm ở Vietcombank.”
“Cháu làm ở CenGroup.”
“Cháu học ở ĐH XYZ ABC.”
Oai chứ.
Nhưng một tuần có 7 ngày. Đổi 5 ngày cực nhọc để lấy lại 2 ngày cuối tuần. Bạn vẫn chấp nhận đánh đổi và tự hào.
Trong suốt nhiều năm.
Có điều gì đó sai sai.
Cuộc đời có 80 năm (nếu may mắn). Đánh đổi 65 năm học và cày để đổi lại 10-15 năm “về hưu” vào trại dưỡng lão chơi bingo (nếu may mắn). Còn nếu không may mắn, bạn tự hỏi tiền để làm gì khi sức khỏe và đam mê không còn.
Phần sau của cuốn sách mình sẽ cho bạn thấy tại sao sự tự hào (pride) về bản chất là thứ cầm tù chúng ta. Không phải thứ giải phóng như bạn vẫn nghĩ.
***
Đừng chạy theo số đông không phải cuốn sách xúi bạn trở thành người kiêu ngạo cực đoan xa lánh số đông.
Nó là cuốn sách nói lên sự cực đoan kiêu ngạo của số đông và phơi bày hệ thống tư duy công nghiệp (mà số đông nghĩ là hiện đại).
Và biến bạn trở thành một “số ít” bình thường, hiện đại nhưng khiêm nhường.
Bởi bạn nhận ra về bản chất, số đông cũng chỉ là nạn nhân.
- Kiên Trần
1. Lập Trình Quỹ Đạo Cuộc Đời
2. NYM - Tôi Của Tương Lai
3. Đừng Chạy Theo Số Đông
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi