Hồn bướm mơ tiên – Nửa chừng xuân hai cuốn tiểu thuyết của Khái Hưng với hai truyện tình. Một truyện tình được miêu tả trong sự đối lập giữa tình yêu tự do và khoái cảm hạnh phúc đời thường với sự gò bó và hà khắc giáo lý tôn giáo. Một truyện tình có sự xung đột giữa cái cũ và cái mới và nhân vật chính trong truyện là nạn nhân của sự xung đột này. Tuy nhiên họ đã tìm ra lối thoát nhờ đủ nghị lực hướng tới xây dựng tương lai và “vì người khác mà hi sinh ái tình cùng hạnh phúc”
Hồn bướm mơ tiên - Câu chuyện giản dị, không có gì ly kỳ gay cấn. Tác giả củng không diễn tả, phân tích tình yêu phức tạp, éo le như ta thường thấy trong các tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn và các tiểu thuyết đương thời. Cả cái mô-tip: xung đột ái tình - tôn giáo cũng không được khai thác triệt để nhằm thu hút hứng thú của độc giả. Đọc tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên, ta cảm nhận rõ ràng Khái Hưng mượn câu chuyện để nói về đạo Phật, để trình bày cái nhìn của ông đối với đạo Phật.
Nửa chừng xuân - Với một kết thúc lý. Ở đó, tình yêu được thăng hoa, nhân vật chính biến thành thánh thiện. Khái Hưng đã dùng những chi tiết hy sinh, thủ tiết, nhan sắc lộng lẫy… để mô tả Mai. Mai là phụ nữ hiếm có trong buổi giao thời, giàu tấm lòng vị tha, với khuôn mẫu đủ cả công, dung, ngôn, hạnh, với nghị lực chấp nhận khó khăn và vượt trở lực trên đường đời. Cả đời nàng chỉ biết thờ hai chữ hy sinh, hy sinh cho em, cho con và cho cả mối tình đầu trước mọi cám dỗ và thử thách mặc dù hạnh phúc lứa đôi đã chấm dứt ở tuổi nửa chừng.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi