Độ Nhiễu - Sai Lầm Trong Phán Đoán
Hãy tưởng tượng hai bác sĩ trong cùng một thành phố đưa ra những chẩn đoán khác nhau cho những bệnh nhân có bệnh hệt nhau ― hoặc hai thẩm phán trong cùng một tòa án phán án khác hẳn nhau cho những người phạm cùng một tội. Giả sử những người phỏng vấn khác nhau trong cùng một công ty đưa ra quyết định khác nhau về những ứng viên xin việc không có gì khác nhau ― hoặc khiếu nại của khách hàng được giải quyết tùy thuộc vào việc ai trả lời điện thoại. Bây giờ hãy tưởng tượng rằng cùng một bác sĩ, cùng một thẩm phán, cùng một người phỏng vấn hoặc cùng một nhân viên dịch vụ khách hàng đưa ra các quyết định khác nhau tùy thuộc vào việc đó là buổi sáng hay buổi chiều, hay thứ hai chứ không phải thứ tư. Đây là những ví dụ về độ nhiễu: biến thiên trong các phán đoán lẽ ra phải giống hệt nhau.
Daniel Kahneman, Olivier Sibony và Cass R. Sunstein cho thấy tác động bất lợi của độ nhiễu trong nhiều lĩnh vực, bao gồm y khoa, luật, dự báo kinh tế, khoa học pháp y, bảo lãnh tại ngoại, bảo vệ trẻ em, chiến lược, đánh giá hiệu suất, và lựa chọn nhân sự. Ở đâu có phán đoán, ở đó có độ nhiễu. Tuy nhiên, hầu hết các cá nhân và tổ chức đều không biết. Họ phớt lờ độ nhiễu. Với một vài biện pháp khắc phục đơn giản, mọi người có thể giảm nhiễu và định kiến, từ đó đưa ra những quyết định tốt hơn nhiều.
Đầy ắp những ý tưởng độc đáo và cung cấp hiểu biết dựa trên cùng cách nghiên cứu đã khiến “Thinking, Fast and Slow” và “Nudge” trở thành sách bán chạy theo The New York Times, “Độ nhiễu” giải thích cách thức và lý do con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi độ nhiễu khi phán đoán ― và chúng ta có thể làm gì để giảm nhiễu.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.