Bức tranh quê hương trong tiểu thuyết Dòng Sông Thơ Ấu sở dĩ sinh động vì đều là những hồi ức có thật. Tui theo kháng chiến 30 năm, mỗi khi nghe trên thế giới có dòng sông cạn thì tui lại nghĩ không biết dòng sông bên nhà mình ra sao.
Dòng sông thời nhỏ của tui trải qua hai cuộc chiến tranh vẫn tràn trề sức sống. Ban đầu, tui viết dòng sông đó trong Đất lửa, Nguyễn Tuân chê “hiền quá”.
Sau ngày miền Nam giải phóng, tui đưa Nguyễn Tuân về ngồi nhậu trước nhà tui ngó ra dòng sông. Chỉ nghe loáng thoáng vài câu chuyện sông nước thôi, Nguyễn Tuân đã nhắc: “Dòng sông là nguồn cảm hứng của văn chương Nam bộ đấy, viết tiếp đi!"
Năm 1980 tui viết những chữ mở đầu Dòng Sông Thơ Ấu... (Nhà văn Nguyễn Quang Sáng)
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng (1932-2014)
Quê quán: Xã Mỹ Luông, nay là thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt 2 năm 2000
Tác phẩm văn học:
Con Chim Vàng (1956), Người Quê Hương (1968), Đất Lửa (1963), Chiếc Lược Ngà (1966), Bông Cẩm Thạch (1969), Cái Áo Thằng Hình Rơm (1975), Mùa Gió Chướng (1975), Dòng Sông Thơ Ấu (1985), Bàn Thờ Tổ Của Một Cô Đào (1985), Con Mèo Của Foujita (1991), Nhà Văn Về Làng (2008)…
Kịch bản điện ảnh:
Cánh Đồng Hoang (1978), Pho Tượng (1981), Cho Đến Bao Giờ (1982), Mùa Nước Nổi (1986), Dòng Sông Hát (1988), Thời Thơ Ấu (1995), Giữa Dòng (1995), Mùa Gió Chướng (1977)…
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi