Già Ham Sách - Mơ Giấc Mơ Chữ Nghĩa
Mỗi nhà nghiên cứu trong Già ham sách dẫu có khác nhau về khuynh hướng và phương pháp nghiên cứu, nhưng đều có chung một tấm lòng với mảnh đất Nam Bộ. Có những nhà trí thức trước 1975 như GS. Nguyễn Khắc Dương, GS. Nguyễn Văn Trung, Nhà văn Nguyễn Khắc Phê; cũng có những nhà khoa học trưởng thành sau 1975 như: PGS. TS. Bùi Mạnh Nhị, PGS. TS. Nguyễn Thành Thi, PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Xuân, PGS. TS. Nguyễn Công Lý, PGS. TS. Võ Văn Nhơn, PGS. TS. Nguyễn Hữu Hiếu, PGS. TS. Nguyễn Kim Châu, PGS. TS. Trần Lê Hoa Tranh, PGS. TS. Bùi Thanh Truyền, PGS. TS. Trần Hoài Anh, PGS. TS. Lê Quang Trường, TS. Phan Mạnh Hùng. Điểm chung của những nhà nghiên cứu là đều gắn bó với hoạt động nhỏ với hoạt giáo dục ở các trường đại học và vì vậy, việc nghiên cứu - giảng dạy không tách rời, góp phần tạo nên giá trị trang viết. Trần Bảo Định không chỉ làm rõ giá trị khoa học mà còn nhấn mạnh hình tượng nhà sư phạm ở các nhân vật trí thức này.
Giữa các nhà nghiên cứu và Trần Bảo Định có chung ý hướng tìm hiểu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc ở Nam Bộ. Già ham sách ra đời từ sự cộng hưởng của tình yêu mễn văn hóa - văn học Nam Bộ nói riêng và giá trị thẩm mỹ văn chương nói chung. Qua tập sách, Trần Bảo Định thực sự mong mỏi có thể liên kết, tập hợp các nỗ lực bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Nam Bộ để có thể tác động đến nhận thức và kêu gọi thế hệ trẻ tham gia vào công cuộc giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc hiện nay. Bởi ông hiểu rằng: Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao (Ca dao).
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi