Câu chuyện kể về Eito, từ hai tuổi, cậu bị mẹ đẻ bỏ rơi, và được nhà Tsukioka nhận nuôi. Và cậu sẽ vẫn cứ lớn lên yên bình như thế, vẫn trưởng thành như bao đứa trẻ khác, không những thế cậu còn là một học sinh gương mẫu trong một ngôi trường hạng nhất nhì của thành phố. Từ nhỏ tới lớn cậu luôn là một “cậu bé ngoan”, nghe lời, học hành chăm chỉ và đạt kết quả tốt.
Thế nhưng, còn có một người khác trong cậu, luôn lo lắng, bồn chồn, hoang mang. Và con người ấy, luôn bị ám ảnh, ám ảnh bởi sự theo dõi của một “con ma”, ám ảnh nỗi sợ bị bỏ rơi, ám ảnh nếu như cậu không như con người cậu tạo ra cho thế giới thấy cậu sẽ bị vứt bỏ lại ở bên lề khiến tâm trí cậu mãi không yên. Một biến cố diễn ra đột ngột trong chuỗi những ngày lặp lại y như nhau của Eito, và từ biến cố ấy lần đầu tiên Etio mới được sống một cách thật sự, là chính bản thân mình. Hoá ra “Hãy để tôi một mình” không phải điều cậu mong muốn…
Vẫn với thủ pháp thường thấy với thể loại tiểu thuyết của Nhật, Hãy để tôi một mình là hành trình tìm lại bản thân, tìm lai sự bình an, ‘lối về nhà’ của cậu bé, cũng như những nhân vật trong câu chuyện. Bởi rằng: “Mỗi người đều có một trái tim, mặc dù con đường đi khác nhau, nhưng đều trở về chung cùng một ánh sáng. Hành trình trở về có thể khác nhau, có thể đi lang thang hết lần này đến lần khác, đôi khi có thể cách xa nhau, nhưng dù cho như thế, cuối cùng mọi người cũng sẽ tìm thấy con đường trở về nhà”.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi