Nhìn chung, trong ngôn ngữ học, có quan niệm cho rằng trong những ngôn ngữ đơn tiết, không biến đổi, như tiếng Việt, tiếng Hoa, tiếng Lào, tiếng Thái Lan thì các âm tiết đều độc lập, và các ngôn ngữ này không có hình thái học.
Giáo sư Phan Ngọc từng viết: “Về thực chất, công trình này chỉ chứng minh tiếng Việt là một ngôn ngữ, và nhất định nó có chính tố, phụ tố như mọi ngôn ngữ. Làm sao tiếng Việt lại có thể là một ngôn ngữ trong đó các âm tiết đều trơ khấc chẳng liên quan gì với nhau về ngữ âm và ngữ nghĩa? Vậy tôi phải tìm ra cái bất biến là sự tồn tại của chính tố và phụ tố trong tiếng Việt”.
Ông đã cố gắng đi tìm ranh giới hình thái học đi qua âm tiết tiếng Việt. Cái xu hướng này không phải chỉ có mình ông. Một số nhà Việt ngữ học như L.C. Thompson, Hồ Lê, Trần Ngọc Thêm, Phi Tuyết Hinh,.. cũng đã làm.
Trong tiếng Việt có tồn tại các hình vị nhỏ hơn âm tiết hay không là một vấn đề còn đang tranh cãi. Vì thế, chúng ta có thể ghi nhận cách lập luận và những tư liệu mà tác giả tích lũy được để người sau tiếp tục suy ngẫm.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi