Hỡi Những Người Tiên Phong
Những mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa cá nhân vói xã hội luôn là chủ đề thường trực trong văn hóa Mỹ nói chung, trong văn học Mỹ nói riêng. Nước Mỹ đã luôn phải vật lộn với sự mất cân bằng giữa tính cá nhân và tính cộng đồng, giữa những ước mơ riêng tư và giấc mơ Mỹ vĩ đại.
Trong Hỡi những người tiên phong! (Pioneers! - 1913) Willa Cather đã đề cập mạnh mẽ đến sự mất cân bằng này. Câu chuyện của Alexandra Bergson đã đặt lên bàn cân tiềm năng của một cá nhân đặc biệt trước những ham muốn bình thường của con người và những sức ép từ lịch sử. Mối quan hệ của Alexandra Bergson với đất là hình ảnh thu nhỏ của cuộc đấu tranh vĩ đại giữa quyền tự quyết của con người với các thế lực lớn hơn đang thao túng họ.
Hỡi những người tiên phong! vì thế, như một sử thi độc đáo của Mỹ, truyền tải một cách trung thực hiện thực vất chất sắc nét và tầm nhìn thần thoại về sự biến đổi của biên giới nước Mỹ gắn liền với những người định cư ở đó. Tiểu thuyết này xứng đáng là một trong số các tác phẩm văn học kinh điển cho các thế hệ cùng đọc và chiêm nghiệm: quả ngọt sẽ đến với những người không đòi hỏi vùng đất nhiều như họ phục tùng nó, và trong quá trình đó, trở nên vĩ đại hơn.
MÙA XUÂN TRÊN THẢO NGUYÊN
Mảnh đất bằng chằn chẵn,
Màu mỡ, ủ dột, luôn im lặng
Luống mới cày trải dài hàng dặm
Đất đen nặng nề, mạnh mẽ, cộc cằn
Này lúa đang lớn, này cỏ đang lên
Đàn ngựa nhọc nhằn, người nông dân mệt mỏi
Những con đường dài vắng ngắt
Lửa hoàng hôn ủ rũ lụi dần
Bầu trời vĩnh hằng, lãnh đạm
Và Tuổi Trẻ vượt lên trên tất cả
Rực rỡ như đóa đồng dại
Cất tiếng ca như chim chiền chiện
Trên những luống cày
Chớp sáng như ngôi sao buổi chạng vạng
Sự ngọt ngào khó cưỡng
Háo hức mãnh liệt
Khao khát thôi thúc
Hát lên và hát lên
Từ đôi môi câm lặng
Từ bụi trần
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi