Tôi đã đọcHồi ức línhtừ khi mới chỉ là những mẩu nhỏ ghi chép về cuộc sống ở chiến trường thời chống Mỹ, được đăng tải trên Facebook một người đồng đội của anh trai tôi. Ngay lập tức, những suy nghĩ mộc mạc nhưng không kém phần sâu sắc và những kỷ niệm của một thời trận mạc máu lửa được kể lại bằng một giọng chân thành, sôi nổi, pha trộn vẻ tinh nghịch của một chàng thanh niên Hà Nội với sự điềm tĩnh của một người đàn ông từng trải, đã cuốn hút tôi.
Tác giả củaHồi ức línhkhông phải là một nhà văn chuyên nghiệp. Anh viết tác phẩm của mình với suy nghĩ đơn giản: “Nếu những người trong cuộc không viết ra thì làm sao để mọi người biết, trong chiến tranh, chúng tôi đã sống và chiến đấu thực sự như thế nào. Bởi vậy với tư cách cá nhân, với con mắt nhìn của một người lính bình thường, tôi viết lại Hồi ức Lính này, để kể lại những điều mình đã thấy, đã nghe, đã làm, cùng những suy nghĩ và cảm nhận khi đó…”. Không có gì khiến người ta tin và xúc động bằng suy nghĩ trách nhiệm, giầu tính nhân văn như thế.
Với một độ lùi thời gian hơn 40 năm, những suy tư, chiêm nghiệm của người trong cuộc đã có sự đằm sâu hơn. Sáu năm trong cuộc đời quân ngũ, chỉ là một lát cắt trong cuộc sống của tác giảHồi ức lính, nhưng đó là phần đời dữ dội, có sức ám ảnh rất lớn. Đó là “món nợ” tinh thần của anh đối với đồng đội. Nó buộc anh phải ghi lại và chia sẻ. Để những người lính thế hệ anh nhớ lại và tự hào về những năm tháng mình đã sống, đã hy sinh, chiến đấu vì đất nước. Để thế hệ sau có được một hình dung đầy đủ hơn chiến tích của một thời và cái giá của những ngày đang sống hôm nay. Phải chăng như thế, Vũ Công Chiến đã phần nào âm thầm thực hiện sứ mệnh của một nhà văn!(trích giới thiệu của PGS.TS. Lưu Khánh Thơ)
Hồi ức línhcủa Vũ Công Chiến- Tặng thưởngcủa Hội Nhà văn Hà Nộidành cho tác phẩm đầu tay xuất sắc nhất 2017.
"...Có lẽ khoảng thời gian lùi sau chiến tranh quá xa là thời điểm để những người lính đã trải qua cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước viết đầy đủ hơn, bình tĩnh hơn, nhìn một cách thấu đáo về cuộc sống và chiến đấu mà họ đã trải qua.Hồi ức línhlà một cuốn sách như thế. Dù cuốn sách rất dày - hơn 700 trang, khổ lớn, co chữ nhỏ nhưng đọc rất lôi cuốn, hấp dẫn vì những trang viết giản dị, trung thực và ngồn ngộn tư liệu, chi tiết đời sống lạ lùng của những người lính chiến. Ở đây không thiếu những trang viết hóm hỉnh mà rất lính."
-trích Báo cáo về Giải thưởng 2017 của Ban chấp hành Hội nhà văn Hà Nội
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi