Khao - Phất
Phất rồi ông mới ăn khao
Thơ ngang chạy dọc bán rao một thời
Ông đồ phấn, ông đồ vôi
Bao giờ xé xác để tôi ăn mừng.
“Khao-Phất” của Bùi Huy Phồn là một tập hợp của hai bộ tiểu thuyết Khao – tiểu thuyết trào phúng năm 1946 và Phất – tiểu thuyết năm 1961.
Hai tiểu thuyết trong 2 giai đoạn đầy biến động của lịch sử Việt Nam.
Khao là một trong những tác phẩm được cây bút trào phúng Đồ Phồn thể hiện mục đích, khẳng định khi ví văn học trào phúng như một liều thuốc chữa bệnh và phát biểu: “văn học trào phúng là một bộ môn gồm các thể thơ, văn, kịch dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng tình cảm con người chống lại cái xấu xa, đả kích cái lạc hậu, thoái hóa, đặng dọn đường cho cái tốt, cái tiến bộ có thêm thuận lợi mà phát huy thúc đẩy xã hội tiến tới”.
Phất là một tác phẩm đã gây được ấn tượng đối với công chúng một thời của Bùi Huy Phồn. Cuốn tiểu thuyết tái hiện một cách khá sinh động đời sống của giai cấp tư sản Việt Nam thời kỳ Hà Nội bị thực dân Pháp tạm chiếm. Với thế mạnh của một vốn hiểu biết phong phú, ngòi bút tác giả đã thể hiện khá rõ nét lối làm giàu vô lương, gian xảo cũng như “đạo đức” trọng tiền khinh nghĩa của giai cấp tư sản. Phất nặng tính tư liệu, chất phóng sự, tính cách nhân vật chưa được xây dựng công phu, còn đơn giản, tuy vậy tác phẩm có một giá trị hiện thực đáng kể.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi