Người nghiên cứu Kỳ Môn Độn Giáp muốn lập được Kỳ Môn Độn Gíap bàn tất nhiên phải biết về quy luật phân bố âm độn dương độn, số cục là bao nhiêu? Kỳ Môn Độn Giáp vốn được phân chia theo tiết khí, bắt đầu từ tiết Hạ Chí thì khí hàn lạnh vượng trong khi khí ấm áp thì rơi vào Âm Độn, bắt đầu từ tiết Đông Chí thì hàn khí suy giảm, noãn khí lên ngôi.
Kỳ Môn Độn Giáp chia làm 9 cục dương độn và 9 cục âm độn được phân bố lần lượt theo 60 Hoa Giáp. 60 Hoa Giáp theo 9 cục Dương Độn sẽ là 540 cục Dương. Tương tự như vậy, chúng ta cũng có 540 cục Âm Độn mà hình thành nên tổng cộng 1080 cục. Do Kỳ Môn Độn Giáp thường sử dụng để chiêm đoán, xuất hành nên Thời Bàn được sử dụng là chủ yếu chứ ít khi người ta dùng Nhật Bàn, Nguyệt Bàn hay Niên Bàn. 60 Hoa Giáp chính là thường sử dụng 60 canh giờ, tức 5 ngày (mỗi ngày có 12 giờ, 5 ngày sẽ có 60 giờ) xét là thuộc 1 cục gọi là 1 Nguyên.
3 Nguyên: Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên bao gồm 15 ngày được quản bởi 1 tiết khí. Khó khăn của người học đó là nếu dựa theo 24 Tiết Khí mà chia phân bố độn cục thì có tất cả 5 x 3 x 24 = 360 ngày. Trong khi đó, thực tế thì Trái Đất xoay chung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo 365 ngày. Điều này dẫn đến cứ 3 năm sẽ dư ra 15 ngày, thừa ra hẳn 1 Tiết Khí dẫn đến nếu không biết cách phân bổ độn cục, xử lý vấn đề dư tiết khí thì chắc chắn sẽ tính toán sai lệch hết cả. Do đó, tuỳ theo mỗi phái mà có cách phân bố độn cục mỗi năm khác nhau, mà nhìn chung có 3 phái chính đó là:
1. Tri Nhuận Phái
2. Sách Bổ Phái
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.