Luật Bảo Hiểm Xã Hội (Được Quốc Hội Thông Qua Ngày 29-6-2024 Và Có Hiệu Lực Từ Ngày 01-07-2025)
Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 29/6/2024, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Luật gồm 11 chương, 141 điều, quy định về quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội; trợ cấp hưu trí xã hội; đăng ký tham gia và quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội; các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện; quỹ bảo hiểm xã hội; bảo hiểm hưu trí bổ sung; khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội; quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có nhiều điểm mới nổi bật: Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội cho người không có lương hưu để hình thành hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng; Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; Bổ sung chế độ thai sản vào chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện; Giảm điều kiện về số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm; Điểm mới về hưởng bảo hiểm xã hội một lần, gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần; Bổ sung quy định quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội nhằm xử lý tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi