Bộ ba Thánh Hiền Thư có ba ấn phẩm : Lý Tài – Cầu Học – Tu Thân. Nhan đề của ba ấn phẩm đã lần lượt nói lên những lĩnh vực quan trọng nhất trong đời sống con người. Nội dung và các chương mục nói về những chủ đề nhất định.
Với Lý Tài, đó là những tư tưởng đặt trọng tâm về câu chuyện quản lý, đối xử với những thiết chế nền tảng trong xã hội, đi từ cấp độ cơ bản nhất cho đến cái quy mô lớn hơn. Cấp độ cơ bản nhất ở đây chính là gia đình, dòng tộc và các thành viên của nó, gắn liền với danh từ Tề gia cho đến những vấn đề trọng đại hơn, vượt ra khỏi quy mô gia đình, liên quan đến toàn bộ xã hội, tức là tất cả các con người trong xã hội, gắn liền với vai trò của người cầm quyền, nói tóm gọn bằng từ Trị Quốc.
Đọc Lý Tài, ta sẽ thấy có mặt rất nhiều những nguyên tắc rất kinh điển của các trường phái Triết học Trung Quốc, đặc biệt là Nho gia, trong việc áp dụng vào công việc quản lý gia đình, quốc gia và hành xử với các mối quan hệ xã hội, chú trọng đến sự tôn sùng đức hạnh, tu dưỡng đạo đức, nhấn mạnh đến lễ nghĩa, và đặc biệt là đạo hiếu, như là một giá trị vô cùng lớn lao của xã hội Á Đông, với mục đích đưa xã hội vào khuôn khổ, hài hòa và ổn định.
Tăng Tử lại nói: “Năm loại biện pháp mà các bậc tiên vương dùng để cai trị thiên hạ đó là: Tôn sung đức hạnh, tôn sùng những người cao quí, tôn sung người già, yêu quí và bảo vệ trẻ nhỏ. Năm loại biện pháp này chính là những biện pháp mà tiên vương dùng để ổn định thiên hạ.
Cái gọi là tôn sùng đức hạnh, là bởi vì đức hạnh gần giống như Thánh hiền.
Cái gọi là tôn sùng những người cao quí, là bởi vì người cao quý gần giống như nhà vua.
Cái gọi là tôn sùng người già, là bởi vì người già gần giống như cha mẹ của mình.
Cái gọi là tôn kính những người cao tuổi, là bởi vì người cao tuổi gần giống như huynh trưởng của mình.
Cái gọi là yêu quý và bảo vệ trẻ nhỏ, là bởi vì chúng gần giống như các em của mình”.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi