Nghệ Thuật Và Thợ Thủ Công
Wilde cho rằng, người có thẩm mỹ là người yêu các nghệ sĩ và hiểu nghệ thuật của họ. Người Athen thì không thỏa mãn cả hai yếu tố ấy. Đây là một sự thật là lùng mà Wilde đem đến cho người đọc, nhưng nó lại có lý.
Đây chính là điểm đặc biệt của tập tiểu luận “Nghệ thuật và thợ thủ công”. Nó cung cấp cho người đọc những niềm tin đang hiện hữu trong công chúng, lật ngược lại các niềm tin đó, để người đọc nhận ra được bản chất của vấn đề.
Khi nhận ra rồi, độc giả có thể đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến của người viết. Và vì thế, nó kích thích mỗi chúng ta đọc và tư duy, không chỉ trong nghệ thuật, mà còn trong cuộc đời.
Book Hunter đã chọn lựa 4 tiểu luận và bài giảng của Oscar Wilde để dịch và nhóm lại thành tập sách lấy tựa đề “Nghệ thuật và thợ thủ công”. Cả 4 tiểu luận này đều là những suy tư của Oscar Wilde về sự kiến tạo tinh thần trong thời đại mà ông sống: Châu Âu thế kỷ 19 dưới thời đại trị vì của nữa hoàng Victoria.
Oscar Wilde bàn về cách nghệ thuật cần phải hướng tới các giá trị thẩm mỹ ra sao, người nghệ sĩ cần giữ thái độ độc lập và chuẩn mực sáng tác như thế nào, chúng ta cần phải hướng tới tự do cá nhân như một lẽ sống không thể chối bỏ.
Con đường kiến tạo của ông đi ngược lại xu hướng thế kỷ 19 ở Anh quốc nói riêng và châu Âu nói chung, khi mà cuộc Cách mạng công nghiệp lúc bấy giờ đã gây ra một thảm trạng về cảnh quan và môi trường sống. Ô nhiễm môi trường, những sản phẩm hàng loạt chất lượng kém, lối “trưởng giả học làm sang” của các trọc phú mới nổi, những công trình kiến trúc và nghệ thuật thô kệch, những sáng tác văn chương được viết vội vã và cố gắng hạ thấp độ tinh vi để phù hợp với đại đa số quần chúng đọc báo chí…
***
Oscar Wilde (1854 – 1900) là một nhà văn nổi tiếng của Ireland. Ông ra đời tại Dublin, Ireland, ngày 16 tháng 10 năm 1854 và mất tại Paris vì viêm não, ngày 30 tháng 11 năm 1900.
Đọc các tiểu luận của Oscar Wilde ta sẽ thấy rằng ông không phải chỉ là một nhà văn đỏm dáng và hài hước, ông ở một tầm cỡ lớn hơn thế!
Nếu George Orwell đã biến văn chương chính trị thành nghệ thuật thì Oscar Wilde là trường hợp hiếm hoi trong số các nhà văn duy mỹ đã chỉ rõ được vai trò chính trị của cái đẹp và nghệ thuật.
Cái đẹp và nghệ thuật không phải chỉ là những đóa hoa tô điểm cho cuộc sống mà hơn cả thế, đó là môi trường để những tâm hồn cao thượng và tự do có thể tồn tại và phát triển.
Hơn ai hết, Oscar Wilde rất ý thức và nỗ lực để kiến tạo một môi trường như vậy, và ông thuyết giảng không ít về thông điệp ấy với những người làm nghệ thuật.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi