Cuốn sách CHÍNH SÁCH NGỤ BINH Ư NÔNG CÁC THỜI LÝ - TRẦN - LÊ SƠ (THẾ KỶ XI - THẾ KỶ XV) không chỉ giúp người đọc hiểu rõ được cơ chế động viên và sử dụng nhân lực trong việc xây dựng tiềm lực quốc phòng kết hợp quân sự với kinh tế, mà còn làm sáng tỏ được tầm nhìn chiến lược về phương thức và nghệ thuật “Chiến tranh nhân dân” của cha ông ta.
Trong một cuộc chiến tranh, thế chiến lược của mỗi bên tham chiến mạnh hay yếu tùy thuộc ở nhiều nhân tố, trong đó có một nhân tố quan trọng là “nghệ thuật” huy động lực lượng vũ trang. Chính sách “Ngụ binh ư nông” nhằm thực hiện toàn dân làm lính, cả nước đánh giặc, đâu đâu cũng có lực lượng chiến đấu tại chỗ, vừa tinh nhuệ cơ động, vừa có khả năng tự cung ứng hậu cần. Đó chính là một cơ sở để tạo nên một binh thế mạnh, một thế chiến lược vững chắc của chiến tranh giữ nước.
Tiếng Ca Bộ Lạc
Đinh Hùng vẫn chưa được biết đến nhiều: kể cả các nhà nghiên cứu nhiều cảm tình với Đinh Hùng (không đông) chủ yếu chỉ phân tích thơ Đinh Hùng trong hai tập, Mê hồn ca và Đường vào tình sử. Nhưng sự nghiệp thơ của Đinh Hùng không chỉ gồm hai tập ấy, mà còn tập Tiếng ca bộ lạc. Mê hồn ca in lần đầu năm 1954, gồm 16 bài, Đường vào tình sử in năm 1961, gồm 60 bài, còn Tiếng ca bộ lạc do nhà xuất bản Lửa Thiêng in năm 1973, gồm 36 bài, khi Đinh Hùng đã qua đời (Đinh Hùng mất năm 1967), có sự tham gia của Vũ Hoàng Chương.
Tập thơ này quan trọng không kém hai tập thơ kia, và cũng cần nhớ rằng ở trường hợp Đinh Hùng, ngoài vài trường hợp hãn hữu, gần như ta không xác định được niên đại chính xác cho từng bài thơ; nhiều bài trong Tiếng ca bộ lạc chắc chắn được viết cùng giai đoạn Mê hồn ca và Đường vào tình sử.
Bước sang những năm 40 của thế kỷ XX, khi Phong trào Thơ Mới rơi vào bế tắc, khủng hoảng thì đúng lúc này, nhóm Xuân Thu xuất hiện như một sự tiếp nối mang tính tất yếu của nghệ thuật. Nhóm là sự tập hợp của đủ thể loại văn, thơ, nhạc, họa với những tên tuổi khá rạng rỡ như: Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Xuân Sanh, Đoàn Phú Tứ.
Theo cổ tự, tên gọi Xuân Thu được hiểu theo nghĩa là: “cỏ hoa nẩy nở dưới ánh mặt trời, và bông lúa chín và Một biểu tượng đương nhiên, cái nhịp của cuộc sống vô cùng. Sắc xuân và hương thu. Hai mùa quá độ, uyển chuyển trong khoảng cao, trong, nhẹ Hai mùa thực hiện Đẹp và Thơ. Hai mùa rung động cảm thông Người với Đất Trời, Trời Đất và Người”
Để tìm hiểu sâu hơn về những giá trị mà nhóm Xuân Thu mang lại, MaiHaBooks hân hạnh được giới thiệu đến bạn đọc ấn phẩm Xuân thu nhã tập, được tái bản từ bản in năm 1942
Tuyển Tập Tranh Ảnh Lịch Sử Đông Dương Thuộc Pháp
Từ trước khi phương Tây đặt chân tới vùng đất Viễn Đông, Việt Nam nói riêng hay Đông Dương nói chung giống như những viên ngọc đang che giấu đi vẻ đẹp của chính mình. Bằng chứng là trước đó, không có nhiều các tư liệu phương Tây về những vùng đất phía Đông của thế giới.
Khi Pháp tiến hành khai phá và khai thác thuộc địa, Đông Dương nằm trong một hệ thống thuộc địa rộng lớn của Pháp, và nó rộng lớn đến nỗi chỉ sau các vùng đất thuộc đế quốc Anh. Từ Algeria, Maroc, Madagascar, Tây Phi và châu Phi xích đạo, các thuộc địa cũ ở châu Mỹ và Ấn Độ đều đã chịu ảnh hưởng của Pháp khá nhiều. Tuy nhiên, Đông Dương lại là một trường hợp đặc biệt, Đông Dương có những dấu ấn riêng có, khiến cho những nhà tư bản kia khao khát chiếm hữu.
Với sự phối hợp và trợ giúp từ nhiều tổ chức, cá nhân từ Pháp cho tới Việt Nam, cuộc Triển Lãm thuộc địa đã được tổ chức với những công trình lung linh dựng tạm trong công viên Vincennes. Và cả những tranh ảnh, những tấm hình ghi lại ký ức về Đông Dương cũng đã được trưng bày. Đặt ra một miền hồi tưởng cho những ai chiêm ngưỡng.
Cuốn sách “Tuyển tập tranh ảnh lịch sử Đông Dương thuộc Pháp” là ấn phẩm cho ta thấy một thời kỳ lịch sử đầy hấp dẫn ấy. Người Pháp đến Đông Dương với tất cả nguồn lực của họ, trên danh nghĩa “khai hóa văn minh”, những con người ấy đã làm những gì, họ là những ai, Đông Dương đã thay đổi ra sao? Nội dung và những tấm hình tư liệu quý giá trong ấn phẩm này sẽ là câu trả lời mà bạn muốn tìm kiếm. Ấn phẩm được in trên chất liệu giấy HC100, đem tới những hình ảnh rõ nét nhất phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu văn hóa lịch sử của bạn đọc.
“Những bản đồ cũ, sách vở, tranh ảnh chân dung, tranh khắc, tranh dân gian, bản thủ bút, đã cố gắng làm sống lại quá khứ của nước Pháp tại châu Á”
Lịch sử trung đại Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII là mảng đề tài không mới, đã được giới sử học tìm tòi, nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Trong điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam, vấn đề này, cho đến nay, vẫn còn nguyên tính thời sự. Việc nhìn nhận lại từng sự kiện trong bối cảnh Nam - Bắc phân tranh, vua Lê - chúa Trịnh cùng nhau nắm quyền ở Đàng Ngoài, cũng như về nguồn tư liệu, các công trình nghiên cứu, các nhận thức khoa học về vấn đề quen thuộc nhưng phức tạp này, xét thấy là rất cần thiết.
Trên tinh thần đó, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phối hợp với MaiHaBooks và Viện Sử học tái bản bộ sách Lịch triều tạp kỷ do Ngô Cao Lãng cùng Xiển Trai biên soạn và bổ sung. Đến tận ngày hôm nay, bộ sách vẫn giữ vẹn nguyên giá trị của một bộ tư sử được ghi chép cẩn thận, nghiêm túc và công phu, tiếp nối cho kho Việt sử tục biên nằm trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Không chỉ có những giá trị sâu sắc về mặt lịch sử, Lịch triều tạp kỷ còn là một nguồn tư liệu quý giá về khía cạnh văn học, bổ sung thêm những hiểu biết về văn học trung đại Việt Nam thông qua những mô tả chi tiết về nghệ thuật xướng họa thơ ca cung đình đặc sắc cùng sự chuộng Nôm, sành Nôm của các chúa Trịnh để đề cao vai trò của chữ Nôm trong xã hội đương thời.
Có điểm lưu ý là, công trình đã được tiến hành biên dịch từ những năm 70 của thế kỷ XX trở về trước, nên nhiều địa danh và địa bàn nghiên cứu được đề cập đến nay sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính đã đổi khác. Việc khảo sát để xác minh các địa danh này là việc làm rất phức tạp mà chúng tôi chưa thực hiện được…. Do vậy, chúng tôi xin được giữ nguyên những địa danh của lần xuất bản trước. Một điều đặc biệt trong lần tái bản này, đó là, cùng với bản dịch tác phẩm, chúng tôi in kèm theo nguyên bản chữ Hán. Đây là sự khác biệt so với các lần xuất bản trước đây.
Tiếp nối loạt truyện thiếu nhi mở đầu là Truyện thơ ngụ ngôn La Fontaine, MaiHaBooks hân hạnh ra mắt độc giả bộ truyện tranh dân gian đến từ nước Nga như một món quà dành cho các bạn nhỏ nhân dịp tết đến xuân về.
Bộ truyện tranh gồm 5 cuốn được Lê Hải Đoàn dịch ra tiếng Việt với ngôn ngữ linh hoạt, thú vị. Các truyện tranh được minh họa bằng những hình ảnh hóm hỉnh, ngộ nghĩnh thể hiện tâm hồn nghệ sĩ dân gian Nga.
- "Cô Cáo tinh ranh và cái trục cán bánh" do A. Yeliseyev biên soạn và minh họa.
- "Sự tích Chó ghét Mèo" do Hovhannes Toumanian kể, Rouben Manoukian vẽ bìa và minh họa.
- "Một. Hai. Ba…" do Alexei Laptev biên soạn và minh họa.
- "Túp lều đất sét" do Alexei Tonxtoi biên soạn, Y. Rachev minh họa.
- "Bác sĩ Aibolit" do Kornei Chukovsky kể, Vladimir Suteyev vẽ bìa và minh họa.
5 cuốn truyện được in bìa trên giấy Ivory, ruột in bằng giấy mỹ thuật, nội dung mang tính giáo dục cao, màu sắc tươi sáng, nét vẽ minh họa đáng yêu nhưng cũng không kém phần nghệ thuật.
Tiếp nối loạt truyện thiếu nhi mở đầu là Truyện thơ ngụ ngôn La Fontaine, MaiHaBooks hân hạnh ra mắt độc giả bộ truyện tranh dân gian đến từ nước Nga như một món quà dành cho các bạn nhỏ nhân dịp tết đến xuân về.
Bộ truyện tranh gồm 5 cuốn được Lê Hải Đoàn dịch ra tiếng Việt với ngôn ngữ linh hoạt, thú vị. Các truyện tranh được minh họa bằng những hình ảnh hóm hỉnh, ngộ nghĩnh thể hiện tâm hồn nghệ sĩ dân gian Nga.
- "Cô Cáo tinh ranh và cái trục cán bánh" do A. Yeliseyev biên soạn và minh họa.
- "Sự tích Chó ghét Mèo" do Hovhannes Toumanian kể, Rouben Manoukian vẽ bìa và minh họa.
- "Một. Hai. Ba…" do Alexei Laptev biên soạn và minh họa.
- "Túp lều đất sét" do Alexei Tonxtoi biên soạn, Y. Rachev minh họa.
- "Bác sĩ Aibolit" do Kornei Chukovsky kể, Vladimir Suteyev vẽ bìa và minh họa.
5 cuốn truyện được in bìa trên giấy Ivory, ruột in bằng giấy mỹ thuật, nội dung mang tính giáo dục cao, màu sắc tươi sáng, nét vẽ minh họa đáng yêu nhưng cũng không kém phần nghệ thuật.
Ý Thức Về Chủ Quyền Và Lợi Ích Quốc Gia Của Một Số Nhà Cải Cách Ở Khu vực Đông Á Nửa Cuối Thế Kỷ XIX - Đầu Thế Kỷ XX
Cuốn sách với tên gọi khá dài: “Ý thức về chủ quyền và lợi ích quốc gia của một số nhà cải cách ở khu vực Đông Á nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX” là công trình được xuất bản trên cơ sở hiệu chỉnh và phát triển từ Luận án Tiến sĩ của nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Dũng với chủ đề chính bàn về vấn đề quyền lợi quốc gia trong tư tưởng của một số nhà cải cách Đông Á thời cận đại là Fukuzawa Yukichi (Nhật Bản), Mongkut (Siam - Thái Lan), Lý Hồng Chương (Trung Quốc) và Nguyễn Trường Tộ (Việt Nam).
Ở cuốn sách này, học giả trẻ Nguyễn Tiến Dũng đã rất mạnh dạn khi tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên một hệ thống lý thuyết liên ngành lịch sử, chính trị và quan hệ quốc tế. Học giả Nguyễn Tiến Dũng, trên tinh thần đổi mới, khai phóng, đã trình bày vấn đề với một tư duy khoa học, lập luận logic, văn phong mạch lạc nhưng vẫn gần gũi, giản dị và chân thực.
Trong lời đề tựa cuốn sách, PGS.TS.NGƯT. Nguyễn Thừa Hỷ đã viết: “Tác giả là TS. Nguyễn Tiến Dũng, một nhà giáo kiêm nhà nghiên cứu trẻ, năng động nghiêm túc, có tinh thần khai phóng đổi mới, phong cách tư duy hiện đại. Ở Việt Nam ngày nay, những người ở tuổi 35 như tác giả, đều được (bị) coi là trẻ! Trong khi trên thế giới cũng như ở Việt Nam trước đây, đã có nhiều gương mặt chính trị và văn hóa nổi tiếng ở độ tuổi 30. Bản thân Nguyễn Trường Tộ khi viết điều trần gửi vua cũng chỉ mới 33 tuổi.”
Trong nửa sau của thế kỷ XIX, một hiện tượng mới đã xuất hiện trong nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam nói chung, của Bắc Kỳ nói riêng. Đó chính là hệ thống đồn điền do người Pháp đưa vào từ cuối thế kỷ XIX, tồn tại cho đến khi chấm dứt chế độ thuộc địa ở đây. Công trình “Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ từ năm 1884 – 1918” của PGS.TS.NCVCC Tạ Thị Thúy nghiên cứu về hiện tượng mới lạ này.
Với gần 500 trang in, tác giả đã sử dụng một khối lượng lớn tài liệu lịch sử khai thác được từ Lưu trữ Quốc gia Hà Nội và Lưu trữ Hải ngoại Pháp ở Aix-en Provence để trình bày rõ những chủ trương, chính sách của thực dân Pháp trong công việc phát triển đồn điền ở Bắc Kỳ tạo nên cơ sở pháp lý cho việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân và thành lập các đồn điền. Từ đó, đã xuất hiện một hình thái chiếm hữu xa lạ với các hình thức sở hữu cổ truyền Việt Nam - một hình thức bóc lột tồi tệ hơn.
Để cung cấp thêm cho quý độc giả những khía cạnh khác về một xã hội Bắc Kỳ với nhiều những thay đổi và biến động trong suốt nửa sau thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, MaiHaBooks trân trọng giới thiệu cuốn sách “Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ từ năm 1884 – 1918”.
Binh Pháp Tinh Hoa
Luận giải 13 Thiên Binh Pháp Tôn Võ Tử - Đối chiếu các nguyên lý hành binh và các trận đánh lớn của lịch sử Đông - Tây hiện đại và cận đại.
Binh Pháp Tinh Hoa là cuốn sách có giá trị ứng dụng rộng rãi không chỉ trong quân đội, kinh doanh, thể thao mà còn trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống. Nó phù hợp cho những người đòi hỏi phải có kỹ năng hoạch định chiến lược, quản lý và lãnh đạo ở khắp nơi trên thế giới.
Thậm chí những chỉ dẫn khôn ngoan trong việc hẹn hò hay trong các mối quan hệ cũng được đúc kết trong cuốn sách binh pháp cổ của Tôn Tử.
Với mong muốn được góp một phần công sức vào việc bảo tồn những giá trị tốt đẹp cho hình thái văn chương độc đáo này, và cũng là để tri ân nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày mất của đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du, MaiHaBooks kết hợp cùng Nhà xuất bản Thế Giới tái bản cuốn sách Lãm Thúy Tập do Nguyễn Bá Cung biên soạn vào năm 1926. Tác phẩm là tập hợp của đủ mọi thể Nôm lẩy truyện Kim Vân Kiều, gồm bốn phần: Ca - Liên - Thơ - Văn.
“Lãm thúy” mang nghĩa ngắm nhìn cỏ cây xanh tươi, xuất phát từ một ý trong Truyện Kiều: “Cỏ cây có đá sẵn sàng/Có hiên lãm thúy nét vàng chưa phai”, được Phạm Văn Hanh lấy làm cảm hứng cho lời tựa cuốn sách trong bản in lần thứ nhất vào năm Bính Dần: “Lãm thúy nét chưa phai, /Ca ngâm pha đủ mùi,/…
Độc giả sẽ được trải nghiệm đủ mọi tâm tình, cung bậc cảm xúc qua từng vần thơ con chữ, đắm chìm vào thế giới văn chương mà cổ nhân mang lại. Lãm Thúy Tập là một minh chứng tiêu biểu nhất cho sự ảnh hưởng sâu rộng của Truyện thơ Kim Vân Kiều đến nền văn học nước nhà.
Tiếp nối loạt truyện thiếu nhi mở đầu là Truyện thơ ngụ ngôn La Fontaine, MaiHaBooks hân hạnh ra mắt độc giả bộ truyện tranh dân gian đến từ nước Nga như một món quà dành cho các bạn nhỏ nhân dịp tết đến xuân về.
Bộ truyện tranh gồm 5 cuốn được Lê Hải Đoàn dịch ra tiếng Việt với ngôn ngữ linh hoạt, thú vị. Các truyện tranh được minh họa bằng những hình ảnh hóm hỉnh, ngộ nghĩnh thể hiện tâm hồn nghệ sĩ dân gian Nga.
- "Cô Cáo tinh ranh và cái trục cán bánh" do A. Yeliseyev biên soạn và minh họa.
- "Sự tích Chó ghét Mèo" do Hovhannes Toumanian kể, Rouben Manoukian vẽ bìa và minh họa.
- "Một. Hai. Ba…" do Alexei Laptev biên soạn và minh họa.
- "Túp lều đất sét" do Alexei Tonxtoi biên soạn, Y. Rachev minh họa.
- "Bác sĩ Aibolit" do Kornei Chukovsky kể, Vladimir Suteyev vẽ bìa và minh họa.
5 cuốn truyện được in bìa trên giấy Ivory, ruột in bằng giấy mỹ thuật, nội dung mang tính giáo dục cao, màu sắc tươi sáng, nét vẽ minh họa đáng yêu nhưng cũng không kém phần nghệ thuật.
Tiếp nối loạt truyện thiếu nhi mở đầu là Truyện thơ ngụ ngôn La Fontaine, MaiHaBooks hân hạnh ra mắt độc giả bộ truyện tranh dân gian đến từ nước Nga như một món quà dành cho các bạn nhỏ nhân dịp tết đến xuân về.
Bộ truyện tranh gồm 5 cuốn được Lê Hải Đoàn dịch ra tiếng Việt với ngôn ngữ linh hoạt, thú vị. Các truyện tranh được minh họa bằng những hình ảnh hóm hỉnh, ngộ nghĩnh thể hiện tâm hồn nghệ sĩ dân gian Nga.
- "Cô Cáo tinh ranh và cái trục cán bánh" do A. Yeliseyev biên soạn và minh họa.
- "Sự tích Chó ghét Mèo" do Hovhannes Toumanian kể, Rouben Manoukian vẽ bìa và minh họa.
- "Một. Hai. Ba…" do Alexei Laptev biên soạn và minh họa.
- "Túp lều đất sét" do Alexei Tonxtoi biên soạn, Y. Rachev minh họa.
- "Bác sĩ Aibolit" do Kornei Chukovsky kể, Vladimir Suteyev vẽ bìa và minh họa.
5 cuốn truyện được in bìa trên giấy Ivory, ruột in bằng giấy mỹ thuật, nội dung mang tính giáo dục cao, màu sắc tươi sáng, nét vẽ minh họa đáng yêu nhưng cũng không kém phần nghệ thuật.
Khi yêu cần “tình” thế nào?
Tên tuổi của nhà văn Vũ Trọng Phụng gắn liền với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ. Tuy nhiên, một tiểu thuyết khác rất thú vị, được ông sáng tác cùng Nguyễn Đình Khôi năm 1937, trước khi mất hai năm – “Lấy nhau vì tình” – lại ít được biết đến. Đây là tiểu thuyết thuộc dòng tâm lý xã hội nói về chuyện tình yêu nam nữ trong buổi giao thời.
Tiểu thuyết “Lấy nhau vì tình” cổ điển, lãng mạn mà hiện đại. Đó là câu chuyện về tình yêu lứa đôi của các cô cậu tân thời nơi phố thị, thể hiện khát vọng tự do yêu đương và hôn nhân tự nguyện, dường như là đi ngược với quan niệm về hôn nhân truyền thống. Truyện tình thú vị, lôi cuốn với những tình tiết éo le, nhiều diễn biến phức tạp của tâm lý yêu đương được diễn tả bằng văn phong điêu luyện, hấp dẫn đặc trưng của nhà văn kỳ tài Vũ Trọng Phụng, lại được bọc trong hình hài của kiểu truyện Nôm tài tử giai nhân qua ba chặng đường: Gặp gỡ – Tai biến – Đoàn tụ. Hay là ở chỗ đó, ngay trong mạch truyện, ngay trong ngôn ngữ đã có sự đan xen giữa cũ và mới, giữa hiện đại và truyền thống, giữa cổ điển và tân thời. Văn chương hiện đại, mấy tác phẩm làm được tài tình đến thế.
“Lấy nhau vì tình” không phải là một loại ngôn tình lâm ly sầu tủi. Tình yêu đơm hoa, kết trái, trọn vẹn thể hiện khát vọng của nhà văn và giới trẻ về hạnh phúc lứa đôi của tình yêu tự do và hôn nhân tự nguyện trong buổi giao thời của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhà văn khẳng định, yêu là để kiếm tìm hạnh phúc, nếu yêu mà quá đau khổ thì tốt nhất nên dừng lại. Trai gái yêu đương, tìm hiểu nhau trước khi cưới là điều nên làm, nhưng cả hai đều cần phải sáng suốt, khôn ngoan và biết trân trọng, gìn giữ cho người yêu. Quan điểm này của tác giả đặt vào bối cảnh hiện đại như ngày nay vẫn còn đúng, và sẽ vẫn luôn đúng.
Như với những lần tái bản đã ra mắt thị trường trước đây, ấn phẩm “Lấy nhau vì tình” của MaiHaBooks tái bản từ tác phẩm gốc được in trên báo Tiểu thuyết thứ Ba do Nhà xuất bản Mai Lĩnh ấn hành. Điểm đặc biệt là trong lần in đầu tiên này, ngay ở từng số báo đều ghi rõ đồng tác giả là NGUYỄN ĐÌNH KHÔI và VŨ TRỌNG PHỤNG.
Cũng trong lần xuất bản này, MaiHaBooks hân hạnh khi được hợp tác với một trong những họa sĩ đương đại hàng đầu Việt Nam – họa sĩ Lê Thiết Cương. Hy vọng với sự kết hợp thú vị này, chúng tôi có thể gửi tới quý độc giả ấn phẩm “Lấy nhau vì tình” không chỉ đặc sắc về nội dung mà còn mang tính thẩm mỹ cao của nghệ thuật hội họa đương đại. 12 bức họa (gồm 11 bức trong nội dung truyện và 1 bức ở bìa sách) được thể hiện bằng những nét vẽ tối giản một cách tự nhiên của họa sĩ Lê Thiết Cương sẽ mang đến cho bạn đọc cách thức mới mẻ nhưng cũng không kém phần sâu sắc khi trải nghiệm cuốn sách.
Nối tiếp bộ 5 sách thiếu nhi dân gian Nga đã được ra mắt, “Thú con trong sở thú” nằm trong bộ 7 cuốn thiếu nhi mới tiếp tục được dịch giả Lê Hải Đoàn mang tới ra mắt độc giả. Các truyện tranh được minh họa bằng những hình ảnh hóm hỉnh, ngộ nghĩnh thể hiện tâm hồn nghệ sĩ dân gian Nga.
1. Cá rô nhảy múa
2. Bà Gấu già ngồi trên khúc gỗ
3. Bầy thú con
4. Cô Ruồi nhỏ hoạt bát
5. Mặt Trời bị đánh cắp
6. Vững Chãi-như-Đá Tảng, Mềm Mại-như-Lụa Đào và Ngọt Ngào-như-Giọt Mật
7. Thú con trong sở thú
Nội dung mang tính giáo dục cao, màu sắc tươi sáng, nét vẽ minh họa đáng yêu nhưng cũng không kém phần nghệ thuật.
Ấn phẩm truyện tranh dân gian Nga lần này hứa hẹn tiếp tục sẽ mang đến cho bé và bố mẹ những giây phút trải nghiệm vui vẻ bên nhau.
Nối tiếp bộ 5 sách thiếu nhi dân gian Nga đã được ra mắt, “Bầy thú con” nằm trong bộ 7 cuốn thiếu nhi mới tiếp tục được dịch giả Lê Hải Đoàn mang tới ra mắt độc giả. Các truyện tranh được minh họa bằng những hình ảnh hóm hỉnh, ngộ nghĩnh thể hiện tâm hồn nghệ sĩ dân gian Nga.
1. Cá rô nhảy múa
2. Bà Gấu già ngồi trên khúc gỗ
3. Bầy thú con
4. Cô Ruồi nhỏ hoạt bát
5. Mặt Trời bị đánh cắp
6. Vững Chãi-như-Đá Tảng, Mềm Mại-như-Lụa Đào và Ngọt Ngào-như-Giọt Mật
7. Thú con trong sở thú
Nội dung mang tính giáo dục cao, màu sắc tươi sáng, nét vẽ minh họa đáng yêu nhưng cũng không kém phần nghệ thuật.
Ấn phẩm truyện tranh dân gian Nga lần này hứa hẹn tiếp tục sẽ mang đến cho bé và bố mẹ những giây phút trải nghiệm vui vẻ bên nhau.
Đến hết thế kỷ XX, có thể nói, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội chịu sự chi phối của ba yếu tố nông thôn – nông nghiệp – nông dân. Chế độ ruộng đất là một vấn đề “hằng xuyên” trong lịch sử Việt Nam. Mọi biến động về chế độ ruộng đất đều ảnh hưởng lớn đến cấu trúc và sự phát triển của xã hội. Vì vậy, đây là mảng đề tài luôn được các nhà Sử học, Kinh tế học Việt Nam quan tâm nghiên cứu.
Năm 1968, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã cho ra đờimột chuyên khảo, có thể coi là rất “nặng ký” tại thời điểmđó, với tiêu đề: Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam, của các nhà Kinh tế học Trần Phương, Hoàng Ước và Lê Đức Bình. Côngtrình này đã khái quát lịch sử chế độ ruộng đất và cuộc cáchmạng ruộng đất Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc, thể hiện tương đối rõ nét một thời kỳ lịch sử đầy thử thách của xã hội nông nghiệp Việt Nam, với nhiều luận điểm sắc sảo. Đồng thời cung cấp ít, nhiều những nhận thức và kinh nghiệm về tổ chức, quản lý nông nghiệp, nông thôn ở thời kỳ đó.
Tất nhiên, ra đời cách ngày nay hơn nửa thế kỷ, những quan điểm và nhận thức của các tác giả về cách mạng ruộng đất nói riêng và chế độ ruộng đất Việt Nam nói chung có nhiều khác biệt so với hiện nay. Tuy nhiên, nhằm góp phần tái hiện một chặng đường nghiên cứu nông thôn, nông nghiệp và chế độ ruộng đất Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phối hợp với MaiHaBooks và Viện Kinh tế Việt Nam tái bản cuốn sách Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam. Chúng tôi cũng hy vọng, cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo cho đông đảo độc giả và những ai quan tâm nghiên cứu về chế độ ruộng đất Việt Nam nói riêng, nông thôn, nông nghiệp Việt Nam nói chung và về sự chuyển đổi của chế độ ruộng đất đã diễn ra tại Việt Nam trong thế kỷ trước.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Vào những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, khi Viện sử học biên soạn bộ sách “Nông thôn Việt Nam trong lịch sử”, cũng là lúc nông thôn Việt Nam đang chuyển lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Đây là một cuộc chuyển biến vĩ đại và rất sâu sắc, làm biến đổi cơ cấu nông thôn cổ truyền Việt Nam – sản xuất nhỏ tự cấp tự túc, tản mạn – lên một cơ cấu kinh tế mới công nông nghiệp xã hội chủ nghĩa hoàn chỉnh.
Việc tìm hiểu lịch sử nông thôn Việt Nam, những đặc điểm của nó, là để có một nhận thức và đánh giá toàn diện người nông dân Việt Nam, những chỗ mạnh, chỗ yếu của họ trên con đường tiến lên sản xuất lớn hiện nay, nói chung là trên con đường xây dựng chế độ mới, kinh tế mới, văn hóa mới và con người mới như đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Tiếp nối cuốn sách tập I, MaiHaBooks tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc cuốn Nông thôn Việt Nam trong lịch sử tập II cũng là tập cuối cùng của bộ sách này. Khác với tập I, tập trung chủ yếu vào kinh tế làng xã – chế độ sở hữu ruộng đất – công thương nghiệp và vai trò của làng xã trong sự nghiệp đấu tranh giữ nước và giải phóng đất nước – thì tập II này sẽ tập trung chủ yếu vào vấn đề thiết chế chính trị và hệ tư tưởng làng xã.
Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả trọn vẹn bộ sách!
Đường Vào Tình Sử
Đinh Hùng (1920-1967) là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài việc ký tên thật Đinh Hùng, ông còn dùng bút hiệu Thần Đăng khi làm thơ châm biếm và Hoài Điệp Thứ Lang khi viết tiểu thuyết.
Tên tuổi của Đinh Hùng đương thời ông phần nào được kiểm chứng bởi thực tế ông là một trong số ít văn nghệ sĩ có mặt trong cuốn "Mười khuôn mặt văn nghệ" (xuất bản lần thứ nhất năm 1970) của Tạ Tỵ, bên cạnh một số tên tuổi lẫy lừng của văn học nghệ thuật Việt Nam trong thế kỷ 20 như Văn Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, hay Vũ Hoàng Chương.
Đám Ma Tôi
"Đám ma tôi" được nhà xuất bản Tân Việt ấn hành lần thứ nhất vào tháng 11 năm 1940, khi thi sĩ Đinh Hùng vừa mới 20 tuổi. Song nhiều ý kiến cho rằng, có thể tập văn xuôi này được ông viết sớm hơn hoặc có ý định viết từ mấy năm trước đó.
Nội dung "Đám ma tôi" thể hiện cách nghĩ của chàng trai trẻ đối với đời sống xung quanh, về quan niệm sống - chết ở đời. Điều đặc biệt là thay vì chọn làm người sống để nói về người chết như cách tư duy thông thường, Đinh Hùng làm ngược lại, chọn làm người chết để nói đến “từng những đời sống rải rác ở đây, ở đó, từng những cuộc đời chiêm bao”.
Cụ thể, trong tập văn xuôi, thi sĩ Đinh Hùng thể hiện câu chuyện người con trai 17 tuổi kể trong lúc cậu đang nằm chết, cậu chết đi trong một buổi chiều khi còn là đứa trẻ ngây thơ. “Tôi chết nằm im trên giường, hai tay buông xuôi, mắt nhắm nghiền, ngực không còn thoi thóp.” Chết là việc thản nhiên với cậu bởi có sống ắt sẽ có chết, điều đáng mừng là cậu không phải sống đến tám mươi năm trời ngục thất như lời của ông thầy tướng năm xưa.
Bằng giọng văn giễu cợt không chút kiêng kỵ trong “Đám ma tôi”, Đinh Hùng đã sáng tác một bài thơ chia ly “để thấy lòng mình đơn chiếc”, “vẽ phác bóng một rừng người qua mắt để trông, nhìn vài cảnh tượng hay hay... Tôi sống trước để mà cảm trước, tôi chết từ khi đang sống để hiểu thêm ý nghĩa đời này”.
Mê Hồn Ca
Trong tư duy thơ, quan niệm về chất thơ của Đinh Hùng và Rimbaud có những điểm gặp gỡ. Thi sĩ là một kẻ mang lòng hoang dã, yêu thiên nhiên và gần gũi vẻ hoang sơ. Rimbaud bỏ học và lang thang trên ruộng đồng, mơ đến những hương hồn thảo dã như Đinh Hùng vọng về tiền sử, trong vệt dương sa, dấu chân cầm thú, những đêm hoang nguyên thủy, nơi con người lẫn giữa thiên nhiên…
Chính Sách Tôn Giáo Thời Tự Đức (1848-1883)
Chính sách tôn giáo dưới triều Nguyễn, đặc biệt dưới thời Tự Đức là giai đoạn để lại những dấu ấn sâu sắc, có vị trí quan trọng trong chính sách đối với tôn giáo thời phong kiến ở Việt Nam. Có thể nói, triều Nguyễn thực sự làm chủ và hoàn thiện chế độ trong khoảng bốn triều vua đầu. Những đường hướng chính của chính sách quản lý xã hội nói chung, chính sách tôn giáo nói riêng của triều Nguyễn đã cơ bản được hình thành và phát triển ở giai đoạn này.
Thời Tự Đức là tâm điểm đáng chú ý nhất khi nghiên cứu về chính sách tôn giáo triều Nguyễn, đây là giai đoạn hết sức phức tạp, triều đình phải đối phó với thực dân phương Tây cũng như tôn giáo do họ mang tới. Nghiên cứu chính sách tôn giáo dưới thời Tự Đức sẽ góp phần làm sáng tỏ câu hỏi dưới triều vua này đã giải quyết vấn đề tôn giáo như thế nào, đâu là những cố gắng cần ghi nhận và nguyên nhân nào dẫn đến những thất bại trong chính sách tôn giáo, những hệ quả xã hội và những bài học kinh nghiệm cần rút ra.
Những năm gần đây, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trở nên đa dạng, phong phú, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Tuy nhiên, vấn đề tôn giáo ở nước ta vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, có lúc và có nơi trở thành điểm nóng. Thực tiễn sôi động đó đòi hỏi nhận thức về tôn giáo phải luôn đổi mới cho phù hợp với thời đại. Vì vậy, việc nhìn nhận và đánh giá lại những tác động và ảnh hưởng của chính sách tôn giáo thời Tự Đức dưới cái nhìn đổi mới để hiểu được một phần lịch sử của chính sách tôn giáo, những kinh nghiệm và bài học từ chính sách đó đối với cuộc sống hôm nay là một việc làm cần thiết.
Từ đó, cuốn “CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO THỜI TỰ ĐỨC (1848-1883)” ra đời như là một sự bổ sung cần thiết cho việc bổ sung, cải cách những chính sách tôn giáo để áp dụng với đương thời. Hiện cuốn sách đã có mặt tại cửa hàng, hãy nhanh tay liên hệ để sở hữu nhé.
Lê Triều Chiếu Lệnh Thiện Chính
Để tìm hiểu, nghiên cứu về luật pháp, lễ nghi của một triều đại phong kiến, người ta thường nhắc đến những bộ Hội điển.
Từ thời Lê Trung Hưng cho đến khi thời Tây Sơn, các luật lệ của nước ta cũng được ghi chép dưới hình thức Hội điển trong pho sách; hiện nay còn di lưu có thể kể đến ba bộ sách: Quốc triều chiếu lệnh thiện chính, Quốc triều chiếu lệnh thiện chính tập và Quốc triều chiếu lệnh thiện chính tập tục biên (còn gọi là Quốc triều Hội điển và Tục Hội điển), Chỉnh Hoa chiếu thư.
Lê Triều chiếu lệnh thiện chính là ấn phẩm được Trường Luật Sài Gòn phiên dịch từ bản chép tay số A. 257 cuốn Quốc triều chiếu lệnh thiện chính của Trường Viễn Đông Bác Cổ - một tài liệu được coi như đầy đủ và đáng tin hơn cả về các điều lệ dưới triều Lê Trung Hưng. Cuốn sách ghi chép các chiếu lệnh ban hành trong thời gian 1619-1705, phân loại làm 7 quyển theo thẩm quyền của 6 bộ đương thời, trong mỗi quyển trình bày theo thứ tự niên hiệu của các triều vua:
Quyển Nhất: Chiếu lệnh thuộc về bộ Lại
Quyển Nhì: Chiếu lệnh thuộc về bộ Hộ
Quyển Ba: Chiếu lệnh thuộc về bộ Lễ (phần nhất)
Quyển Tư: Chiếu lệnh thuộc về bộ Lễ (phần nhì)
Quyển Năm: Chiếu lệnh thuộc về bộ Binh
Quyển Sáu: Chiếu lệnh thuộc về bộ Hình
Quyển Bảy: Chiếu lệnh thuộc về bộ Công
Tuy nhiên, cũng chính vì tài liệu của Trường Viễn Đông Bác Cổ chỉ là một tài liệu chép tay, không sao tránh được các sự xuyễn mậu; cho nên cuốn sách đã được in kèm cả bản chữ Hán để tiện cho bạn đọc kê cứu, góp ý bổ sung cho những điểm khiếm khuyết.
Có thể nói, Lê Triều Chiếu Lệnh Thiện Chính là một pho sách mà tài liệu phong phú và phiên tạp như một quyển hội điển. Cuốn sách trình bày các chiếu lệnh, những giải pháp mà nhà cầm quyền đương thời đã áp dụng cho tất cả các hoạt động xã hội, kinh tế và chính trị của quốc gia, phản chiếu tình trạng của dân tộc dưới mọi khía cạnh trong một thời gian non một thế kỷ.
Sách "Lê quý dật sử" trình bày các sự kiện lịch sử theo thể biên niên từ năm Mậu Dần Cảnh Hưng thứ 19 (1758) đến năm Quý Sửu Cảnh Thịnh 1 (1793).
Sách không đề tên tác giả biên soạn, nhưng các công trình biên soạn và nghiên cứu như: "Lược truyện các tác giả Việt Nam", "Tìm hiểu thiên tài quân sự Nguyễn Huệ", "Đại Việt sử ký toàn thư" phần bản kỷ tục biên đã ghi nhận tác giả của "Lê quý dật sử" là Bùi Dương Lịch.
Tiêu đề của cuốn sách "Lê quý dật sử" nghĩa là “những sự kiện lịch sử còn sót lại thời cuối Lê”. Đó là nguyện vọng của tác giả và cũng chính là nét tiêu biểu của tác phẩm.
Các sự kiện lịch sử được ghi chép trong Lê quý dật sử khá chi tiết và phong phú, có thể chia làm ba loại chính:
Loại ghi tóm tắt những sự kiện lớn mà chính sử đã ghi để tiện theo dõi.
Loại ghi chi tiết thêm. Ví dụ về thi cử, các sách sử đều ghi về khoa cử, nhưng qua Lê quý dật sử, ta biết thêm về những tệ nạn phiền toái trong thi cử…
Loại bổ sung thêm: Loại này khá phong phú. Ví dụ tác giả ghi lại nhiều văn thơ bằng chữ Nôm, điều này thể hiện chữ Nôm thời đấy đã được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động của đời sống xã hội…
Tái bản từ bản dịch của Viện Nghiên cứu Hán Nôm in năm 1987, trong lần xuất bản này, MaiHaBooks đã bổ sung nội dung nguyên bản chữ Hán sách "Lê quý dật sử" hiện đang được lưu trữ tại thư viện Viện Sử học. Hy vọng cuốn sách sẽ mang tới cho bạn đọc yêu thích lịch sử, cũng như những nhà nghiên cứu Sử học nguồn tư liệu quý giá trong quá trình tìm hiểu và biên dịch các tác phẩm lịch sử thời kỳ này.
Ấn phẩm thứ hai thuộc bộ sách “Huế kỳ bí” có tên “Lăng Gia Long” - tác giả là Linh mục Léopold Cadière, với phần thơ của Charles Patris. Ngay sau khi Hội những người bạn Cố đô Huế được thành lập, L. Cadière đã tham gia Dự án nghiên cứu lập bản đồ lăng mộ tang lễ vùng phụ cận Huế và hội này đã sớm có được những con số tổng hợp đầu tiên rất ấn tượng. Năm 1928, trên tập san Đô thành hiếu cổ (tên gọi quen thuộc hơn của tập san Những người bạn Cố đô Huế), chính L.Cadière đã công bố bài viết đầu tiên về chủ đề “Lăng mộ của người An Nam trong vùng phụ cận Huế”.
Ngược về thượng nguồn qua ngả đồi Nam Giao, ngang qua quần thể lăng Thiệu
Qua từng chương của cuốn sách, bạn đọc sẽ hiểu hơn về vị Hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn, cùng những quan niệm nhân sinh quan mà chính Gia Long đã gửi vào quần thể lăng tẩm mình. Bên cạnh đó “Lăng Gia Long” không những là một khảo cứu tỉ mỉ, mà nó còn mang giá trị ứng dụng rất cao, khi tác giả tập sách với ngòi bút khoáng đạt và lịch lãm của mình đã hướng tới một cuốn sách mà ngày nay ta quen gọi là sách “Hướng dẫn du lịch” - rất chuyên nghiệp - và phục vụ mục tiêu “du lịch tâm linh”.
Qua thiên khảo cứu này của L. Cadière, bạn đọc có thể biết thêm những “sử liệu” sống động liên quan đến một trong những lăng tẩm lớn nhất, tiêu biểu nhất của xứ Huế: Lăng Gia Long, cũng như chúng ta có dịp được nghiệm sinh sâu sắc hơn trong “đời sống tâm linh”, thế giới bên kia của các đấng đế vương triều Nguyễn và những giá trị văn hóa nghệ thuật vật thể hay phi vật thể ở không gian đặc biệt này quanh Cố đô Huế.
Truyện Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh)
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân”
Truyện Kiều – dù cho đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, nhưng vẫn luôn xứng với danh xưng là kiệt tác của văn học Việt Nam. Bằng tài năng và học thức sâu rộng của mình, Đại thi hào Nguyễn Du đã viết nên cả một “đời người” dưới những câu thơ lục bát. Chính vì vậy, cho nên, đến hàng trăm năm sau, tác phẩm vẫn có sức sống bền bỉ qua những câu chuyện kể của người dân, hay trong các đề tài nghiên cứu của các học giả đương thời.
Đã nhiều lần Truyện Kiều được phiên âm ra chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, ấy vậy nhưng để truyền tải hết cái hồn của kiệt tác này thì dường như vẫn còn có sự thiếu sót của các bản dịch phổ thông. Chính vì vậy, nhằm tái hiện lại một áng thơ truyền kỳ, đem tới cho độc giả những góc nhìn sâu sắc hơn về Truyện Kiều, qua hệ thống chú giải, diễn giải nguyên chú khoa học và đầy đủ, MaiHaBooks xin giới thiệu tới bạn đọc ấn phẩm “TRUYỆN KIỀU (ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH)” – do Kiều Oánh Mậu khảo đính, chú thích; Kiều Thu Hoạch phiên âm, chú giải.
Bản Kiều Nôm do Kiều Oánh Mậu khảo đính, chú thích có tên Đoạn trường tân thanh 斷腸新聲, do Đào Nguyên Phổ mang từ Huế ra Bắc năm 1898, đưa làm quà cho Kiều Oánh Mậu. Từ bản Nôm này, Kiều Oánh Mậu đã khảo cứu, chú thích, nghiền ngẫm so sánh văn bản nhiều năm rồi mới giao cho thợ khắc in vào năm 1902. Văn bản Truyện Kiều Nôm của Phó bảng Kiều Oánh Mậu là bản “đã thành”, qua tay GS.TS. Kiều Thu Hoạch, Truyện Kiều Quốc ngữ “bản Kinh” là văn bản “đang thành”, cả trên phương diện phiên âm, chú giải chuẩn theo bản Nôm, với trình độ chuyên nghiệp cao, đồng thời bổ sung, hoàn chỉnh các diễn giải nguyên chú, cũng như mở rộng cách đọc so sánh “liên văn bản” với bản gốc Thanh Tâm Tài Nhân, theo yêu cầu đời sống học thuật hiện đại, trở thành bản Kiều Quốc ngữ hoàn hảo của thế kỷ XXI.
Thiên Chúa Giáo Và Khoa Học Kĩ Thuật Phương Tây Trong Xã Hội Việt Nam-Trung Quốc Thế Kỉ XVI-XVIII (Sách Chuyên Khảo)
Qúa trình giao lưu và hội nhập văn hóa Đông – Tây vẫn luôn diễn ra một cách sôi nổi từ trong lịch sử cho tới hiện tại. Đặc biệt là sau các cuộc Phát kiến địa lý thế kỷ XV-XVI, khi kỹ thuật hàng hải có những tiến bộ nổi bật, cùng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã thúc đẩy quá trình này mạnh mẽ hơn nữa. Các quốc gia châu Âu đã hướng tầm mắt sang khu vực Viễn Đông với nhiều tham vọng về chính trị, xã hội và văn hóa. Vốn dĩ vì các quốc gia ở ở Đông bán cầu có những tiềm lực mạnh mẽ về của cải, sản vật và đặc biệt nhất là con người. Dựa trên lý tưởng đó, những luồng thổi văn hóa mới đã theo chân các tàu buôn phương Tây đến với những vùng đất màu mỡ phương Đông, điển hình là Việt Nam và Trung Quốc. Từ đó mở đầu cho công cuộc truyền bá một tư tưởng mới, một đức tin mới vào hai nền văn hóa cổ phương Đông – đó chính là Thiên Chúa giáo – một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Công trình nghiên cứu “THIÊN CHÚA GIÁO VÀ KHOA HỌC KỸ THUẬT PHƯƠNG TÂY TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC THẾ KỶ XVI-XVIII” được xuất bản trên cơ sở phát triển từ luận án Tiến sĩ, mà TS. Trương Anh Thuận bảo vệ thành công tại Học viện Lịch sử và Văn hóa, Đại học Sư phạm Hoa Trung (Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc).
Cuốn sách đem đến cho bạn đọc những góc nhìn cụ thể và chi tiết về quá trình truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây khi đặt chân đến Việt Nam và Trung Quốc trong khoảng thời gian thế kỷ XVI – XVIII. Các dòng tu với sứ mệnh từ Tòa thánh đã ảnh hưởng đến các giai cấp, đời sống nhân dân của hai nước Việt – Trung như thế nào? Thái độ của giai cấp cầm quyền hai nước đối với loại hình tôn giáo mới này ra sao? Ủng hộ hay phản đối? Tất cả đều đã được TS. Trương Anh Thuận đề cập rõ nét trong cuốn sách này. Bên cạnh đó, vì sao các nhà truyền giáo lại chọn lĩnh vực khoa học kỹ thuật như thiên văn học hay y học để “làm thân” với giới chức cầm quyền của hai quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, phải chăng có mục đích chính trị hay chỉ đơn thuần xuất phát từ mong muốn mượn sức mạnh từ họ để tiến hành quá trình “Thiên Chúa giáo hóa”? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về ấn phẩm để có được câu trả chính xác nhất!
Người Hoa Ở Việt Nam Thời Kỳ Nhà Nguyễn Trước Pháp Thuộc
Cộng đồng người Hoa ở Việt Nam từ lâu đã được coi là một phần của khối đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiều vấn đề vẫn còn cần thêm các tranh biện, nhưng không thể phủ nhận những đóng góp và những ảnh hưởng tích cực của người Hoa lên nền kinh tế – chính trị – xã hội của Việt Nam.
Với nhiều năm nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á, qua công trình “Người Hoa ở Việt Nam – Thời kỳ nhà Nguyễn trước Pháp thuộc”, tác giả PGS.TS. Dương Văn Huy đem đến góc nhìn/luận điểm/kiến giải sâu sắc cho cả giới nghiên cứu lẫn bạn đọc quan tâm về chủ đề này.
Người Hoa di cư đến Việt Nam vừa mang tính chất tự phát nhưng cũng vừa mang tính tổ chức. Cộng đồng này đã xuất hiện tại khá nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là tại khu vực châu Á, đem theo đó là bản sắc tộc người và khả năng thích ứng cũng như tác động tới văn hóa bản địa. Công trình của tác giả Dương Văn Huy đã cung cấp một bức tranh khá toàn diện về sự biến đổi về lượng và chất của cộng đồng dân nhập cư này, nhất là sự gia tăng vai trò của họ trong nền thương mại và sự hội nhập của họ trong xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX.
Mối quan hệ hai chiều giữa người Hoa với dân tộc Việt, và giữa hệ thống chính trị Việt Nam đương thời, cụ thể là các triều đại Lý – Trần – Lê – Nguyễn đối với người Hoa, cũng đã được luận bàn. Từ đó bạn đọc có thể thấy một bức tranh chuyển động không ngừng của hai luồng văn hóa Việt – Trung cũng như mối quan hệ chính trị – xã hội giữa hai quốc gia nằm ở Đông bán cầu. Để làm được điều đó, PGS.TS. Dương Văn Huy đã dành nhiều công sức khảo cứu một lượng lớn nguồn tài liệu gốc, chính văn của triều Nguyễn, tạo dựng nên những luận điểm, luận giải có độ tin cậy rất cao.
Lịch Sử Các Nước Ven Địa Trung Hải
Đến với “Vùng đất của mặt trời” với những con sóng xô bờ, những bờ biển tuyệt đẹp của Địa Trung Hải, chắc hẳn ai cũng sẽ phải choáng ngợp với cảnh vật thật hùng vĩ. Nằm giữa các vĩ tuyến 35 - 45 và kéo dài trên 5.000km, vùng đất phía nam châu Âu này được thiên nhiên ưu đãi một khí hậu tuyệt vời mà chắc hẳn sẽ khiến bạn nhớ đến các địa điểm du lịch nổi tiếng bãi biển Côte d’Azur, Riviera, Costa Brava, quần đảo Balearic, các đảo của Hy Lạp hay hàng trăm địa điểm lý tưởng khác.
Đối với du khách là thế, nhưng đối với những nhà nghiên cứu văn hóa, Địa Trung Hải chính là cái nôi của nền văn minh nhân loại, là vùng lõi mà ở đó và các vùng tiệm cận, những nền văn hóa rực rỡ nhất đã hình thành. Nhằm cung cấp những thông tin thú vị và hữu ích về vùng đất này, MaiHaBooks xin giới thiệu tới bạn đọc ấn phẩm “LỊCH SỬ CÁC NƯỚC VEN ĐỊA TRUNG HẢI”. Qua từng trang sách, bạn đọc sẽ cùng khám phá những đặc trưng như khí hậu, cảnh vật, đời sống con người của vùng Địa Trung Hải. Hãy cùng giải đáp những câu hỏi mà bạn đặt ra về những nền văn minh cổ đại trên miền đất này các bạn nhé!
“Thật đáng ngạc nhiên vì thế giới nghèo nàn và khô cằn này lại là cái nôi văn minh của nhân loại. Chỉ cần nghĩ đến vai trò nguyên thủy của các Pharaoh ở Ai Cập ta sẽ hiểu.” - GLOBERAMA.
Nghệ Thuật Phật Giáo
Là một học giả ưu tú trong lĩnh vực lịch sử nghệ thuật, GS. DIETRICH SEKEL – vị giáo sư người Đức, công tác tại Đại học Heidelberg và là thành viên tương ứng của Viện Hàn lâm Khoa học Heidelberg, đã có công trình nghiên cứu nghiêm túc và cho xuất bản ấn phẩm “NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO” (tên gốc: “KUNST DES BUDDHISMUS”) với những lý luận chuyên sâu về chủ đề này.
Hiện lên giữa những bất hạnh của đời sống, như một hiện thân của sự cứu rỗi và giải thoát, Phật giáo đã mang đến một làn gió mới cho tư tưởng, quan niệm về thế giới của đông đảo người dân trên khắp thế giới. Mang những đặc điểm, yếu tố mà không có bất cứ tôn giáo nào trên thế giới sở hữu, vậy nên, con đường truyền bá Phật giáo đã trải rộng khắp thế giới, đặc biệt tại khu vực châu Á, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn hóa, tín ngưỡng của những nền văn minh lớn – những nơi vốn có tôn giáo bản địa mà dấu ấn khó xóa nhòa.
Là một học giả ưu tú trong lĩnh vực lịch sử nghệ thuật, GS. DIETRICH SEKEL – vị giáo sư người Đức, công tác tại Đại học Heidelberg và là thành viên tương ứng của Viện Hàn lâm Khoa học Heidelberg, đã có công trình nghiên cứu nghiêm túc và cho xuất bản ấn phẩm “NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO” (tên gốc: “KUNST DES BUDDHISMUS”) với những lý luận chuyên sâu về chủ đề này.
Phật giáo qua hàng thế kỷ truyền bá và phát triển đã chứng minh sự linh hoạt của mình khi không cạnh tranh với những tôn giáo, tín ngưỡng bản địa, mà ngược lại cùng song hành, hòa hợp và thậm chí có phần đồng hóa với những giá trị riêng có tại các quốc gia. Từ đó, tạo nên những trường phái Phật giáo đa dạng, góp phần hình thành hệ thống nghệ thuật Phật giáo trải dài trên các vùng lãnh thổ. Sau khi Đức Phật nhập niết bàn, dần dà các nhu cầu thờ phụng bắt đầu xuất hiện, kéo theo sự xuất hiện của một số những công trình kiến trúc Phật giáo như bảo tháp, chùa, tu viện, đền thờ… hay những hình ảnh Phật như điêu khắc, tượng phật… Mỗi kiến trúc, biểu tượng lại chịu sự ảnh hưởng riêng của từng nước như Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Nhật Bản… nhưng vẫn giữ lại một số điểm đặc trưng.
Vậy những đặc điểm đó là gì, sự vận động của chúng theo dòng chảy thời gian ra sao? Từ những Thánh điện linh thiêng của Phật cho tới những đền chùa trên khắp thế giới, bạn đọc hãy cùng khám phá qua ấn phẩm “NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO”!
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.