Đến hết thế kỷ XX, có thể nói, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội chịu sự chi phối của ba yếu tố nông thôn – nông nghiệp – nông dân. Chế độ ruộng đất là một vấn đề “hằng xuyên” trong lịch sử Việt Nam. Mọi biến động về chế độ ruộng đất đều ảnh hưởng lớn đến cấu trúc và sự phát triển của xã hội. Vì vậy, đây là mảng đề tài luôn được các nhà Sử học, Kinh tế học Việt Nam quan tâm nghiên cứu.
Năm 1968, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã cho ra đờimột chuyên khảo, có thể coi là rất “nặng ký” tại thời điểmđó, với tiêu đề: Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam, của các nhà Kinh tế học Trần Phương, Hoàng Ước và Lê Đức Bình. Côngtrình này đã khái quát lịch sử chế độ ruộng đất và cuộc cáchmạng ruộng đất Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc, thể hiện tương đối rõ nét một thời kỳ lịch sử đầy thử thách của xã hội nông nghiệp Việt Nam, với nhiều luận điểm sắc sảo. Đồng thời cung cấp ít, nhiều những nhận thức và kinh nghiệm về tổ chức, quản lý nông nghiệp, nông thôn ở thời kỳ đó.
Tất nhiên, ra đời cách ngày nay hơn nửa thế kỷ, những quan điểm và nhận thức của các tác giả về cách mạng ruộng đất nói riêng và chế độ ruộng đất Việt Nam nói chung có nhiều khác biệt so với hiện nay. Tuy nhiên, nhằm góp phần tái hiện một chặng đường nghiên cứu nông thôn, nông nghiệp và chế độ ruộng đất Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phối hợp với MaiHaBooks và Viện Kinh tế Việt Nam tái bản cuốn sách Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam. Chúng tôi cũng hy vọng, cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo cho đông đảo độc giả và những ai quan tâm nghiên cứu về chế độ ruộng đất Việt Nam nói riêng, nông thôn, nông nghiệp Việt Nam nói chung và về sự chuyển đổi của chế độ ruộng đất đã diễn ra tại Việt Nam trong thế kỷ trước.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.