Nhà Quản Lý Cấp Trung: Mắt Xích Sống Còn Của Doanh Nghiệp
Đối với những nhà quản lý này, kiến thức và kỹ năng quản lý vững vàng là điều cần thiết, bao gồm các kỹ năng điều hành giao tiếp hiệu quả, tinh thần trách nhiệm và làm việc chuyên nghiệp, công bằng và hiệu quả, cùng với tính thực tế và khả năng ứng dụng cao.
Để đạt được điều này, các nhà quản lý cấp trung cần tham gia vào quá trình chuyển đổi kế hoạch thành hành động và biến hành động thành kết quả. Cuốn sách đưa ra tất cả mọi thứ mà các nhà quản lý cấp trung cần nắm rõ khi đứng ở vị trí trung gian, cung cấp tất cả những phương pháp, công cụ và tiêu chuẩn toàn diện để hướng dẫn đội ngũ quản lý.
Cuốn sách “Nhà quản lý cấp trung” dành cho ai?
Quản lý cấp trung là các nhà quản trị thuộc cấp quản lý trung gian trong bộ máy cơ cấu của tổ chức. Bộ phận này hoạt động dưới sự điều hành của các nhà lãnh đạo cấp cao, đồng thời dẫn dắt, quản lý các nhân viên cấp dưới.
Các nhà quản lý cấp trung thường phụ trách một phòng ban, chi nhánh hoặc một bộ phận cụ thể. Vì thế cuốn sách này đặc biệt phù hợp cho những người đang nắm giữ các vị trí như:
- Giám đốc chi nhánh
- Giám đốc khu vực
- Cửa hàng trưởng
- Quản lý bộ phận
- Trưởng phòng
- Tổ trưởng
- Giám đốc phân xưởng
Nội dung cuốn sách “Nhà quản lý cấp trung”
Tất các những thứ cần nắm vững để trở thành nhà quản lý cấp trung xuất sắc.
1. Thực hiện hiệu quả bắt nguồn từ giao tiếp hiệu quả:
Nhiệm vụ quản lý cấp trung không chỉ là thực hiện yêu cầu từ quản lý cấp cao, mà còn phải truyền đạt đầy đủ và chính xác là điều không thể thiếu để đảm bảo duy trì mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới.
2. Kỹ năng kích thích nhân viên tự nguyện làm việc:
Sức sống của doanh nghiệp đến từ từng nhân viên trong mỗi bộ phận. Làm thế nào để kích thích và thúc đẩy tính sáng tạo, chủ động của nhân viên, nâng cao khả năng thực hiện công việc: kích thích kỳ vọng, kích thích danh dự, kích thích tham gia (vào quản lý), kích thích tức thì (thực hiện ngay cho nhân viên càng sớm càng tốt), kích thích cạnh tranh, kích thích khủng hoảng (Tạo cảm giác khủng hoảng khiến nhân viên chạy nhanh hơn).
3. Khả năng giám sát và đánh giá công việc:
Khi giao việc cho cấp dưới, bạn không thể ngồi đợi họ tự động làm việc đúng tiến độ và đạt chất lượng mà phải kiểm soát. Đừng ngộ nhận nhân viên sẽ tự giác giống bạn, cần theo dõi quá trình, động viên và chỉnh đốn. Quy trình giám sát là điều cần thiết.
4. Thực hiện và thực thi chính sách:
Quản lý bắt đầu từ việc xây dựng chính sách, giám sát chính sách trong quá trình thực thi mới là điều quan trọng. Coi chính sách là quy tắc ứng xử hàng ngày, mọi việc đều phải tuân theo, dùng chính sách để ràng buộc, làm gương cho việc thực thi.
5. Làm việc theo một quy trình:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải xác định quy trình làm việc rõ ràng, việc nào làm trước việc nào làm sau. Một quy trình khoa học và phù hợp có thể loại bỏ những rào cản giữa các bộ phận, khắc phục các điểm yếu trong quá trình thực thi.
6. Xác định tiêu chuẩn:
Thiếu khả năng vận hành và thực hiện của nhóm thường không phải là vấn đề ở cấp nhân viên mà là vấn đề ở quản lý cấp trung và cao. Bởi vì không có tiêu chuẩn rõ ràng về thực hiện công việc khiến nhân viên không biết làm sao để hoàn thành công việc xuất sắc, việc đảm bảo chất lượng trở nên mô hồ, chính vì thế đó là lý do cần thiết lập tiêu chuẩn cụ thể, xác định chất lượng công việc.
7. Thực thi tiêu chuẩn:
Thiết lập tiêu chuẩn là không đủ, quan trọng là yêu cầu nhân viên thực hiện tiêu chuẩn một cách chính xác. Tiêu chuẩn ko được thực hiện giống lý thuyết suông không có thực tiễn, ko có tác dụng mà còn gây ảnh hưởng.
Tất cả những nguyên tắc và phương pháp đều được trình bày chi tiết thông qua các ví dụ và đi kèm biểu đồ cụ thể. Nắm vững tất cả những nguyên tắc trong cuốn sách “Nhà quản lý cấp trung: Mắt xích sống còn của doanh nghiệp”, các nhà quản lý cấp trung có thể trở nên xuất sắc.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.