1. Trang Chủ
  2. ///
Logo Banner Home

Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội

Tổng hợp sách của nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội tại KhoSach.com.vn
name

Hướng Dẫn Tập Viết Chữ Hán

Hướng Dẫn Tập Viết Chữ Hán là tài liệu viết chữ được biên soạn dựa theo bộ giáo trình 301 Câu Đàm Thoại Tiếng Hoa - bộ giáo trình hiện được dùng rất phổ biến ở các trung tâm ngoại ngữ của nước ta cho học viên ở trình độ A tiếng Hoa. Tài liệu gồm 60 bài, giới thiệu đầy đủ cách viết của tất cả các từ mới của bộ giáo trình, được trình bày theo phương pháp học viết chữ thích hợp nhất.

Tài liệu có một số đặc điểm gồm:

Qui tắc bút thuận

Tập viết chữ theo bộ thủ

Cách tra từ điển

Những hướng dẫn cần thiết cho viết chữ.

Đặc biệt, một cải tiến mới – CHỮ RỖNG được trình bày trong sách sẽ giúp người học dễ dàng hơn nữa trong việc học viết chữ Hán.

Hy vọng rằng cuốn sách này sẽ có ích cho các bạn mới bước những bước đầu tiên trên lộ trình học tiếng Hoa. Xin giới thiệu cuốn sách Hướng Dẫn Tập Viết Chữ Hán cùng bạn.

name

Deng Pan - Giáo Trình Hán Ngữ Trung Cấp - Tập 1

Hai bộ sách “Giáo Trình Hán Ngữ” gồm 6 cuốn và “Giáo Trình Hán Ngữ Trung Cấp” tựa là “Dengpan” (DẽngPãn) gồm 2 cuốn do trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh biên soạn và sử dụng làm giáo trình chính để giảng dạy cho học sinh, sinh viên nước ngoài ở giai đoạn cơ sở. Do trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh là một trung tâm lớn và có uy tín về mặt biên soạn giáo trình và giảng dạy tiếng Hán cho học sinh, sinh viên người nước ngoài ở Trung Quốc nên hai bộ giáo trình này đã được rất nhiều trường ở nhiều nước sử dụng làm giáo trình giảng dạy tiếng Hán cho học sinh, sinh viên. Ở Việt Nam, chúng tôi đã thông qua công ty TNHH Bình Phúc mua bản quyền để dịch và xuất bản hai bộ giáo trình này.

Bộ “DengPan – Giáo Trình Hán Ngữ Trung Cấp” này được biên soạn trên cơ sở bộ “Giáo Trình Hán Ngữ”, phàm là học sinh nước ngoài đã học khoảng 2500 từ ngữ thường dùng của tiếng Hán đều có thể sử dụng. Từ mới của cuốn giáo trình này tiếp nối bộ “Giáo Trình Hán Ngữ – Quyển ba”, thích hợp cho người học tiếng Hán năm thứ hai, mỗi bài được học trong khoảng 6 – 7 tiết. Tuy nhiên đơn vị dạy có thể sử dụng linh hoạt theo đối tượng và tình hình cụ thể.

Cấu trúc của giáo trình này gồm 6 mục: I. Bài đọc; II. Từ mới; III. Chú thích; IV. Cách dùng từ ngữ; V. So sánh cách dùng từ ngữ; VI. Bài tập.

Bài đọc: Nguyên tắc biên soạn bài đọc là chú trọng lựa những bài văn có cốt truyện hay, dễ hiểu, nội dung mới mẻ lành mạnh, câu chữ đẹp, quy phạm làm tài liệu. Tất cả phần tài liệu gốc đều đã được cân nhắc kĩ lưỡng và viết lại nghiêm túc cẩn thận.

Sau mỗi bài đọc đều có bài tập hỏi đáp. Những câu hỏi bài tập đưa ra dùng để kiểm tra mức độ hiểu đối với bài đọc và năng lực diễn đạt tổng hợp của học sinh, có thể làm ngay trên lớp, cũng có thể làm bài tập về nhà.

Từ mới: Toàn bộ phần từ mới đều chú từ loại, phiên âm và nghĩa tiếng Việt.

Chú thích: Phần này giải thích những câu khó trong bài đọc và kiến thức bối cảnh văn hóa liên quan.

Cách dùng từ ngữ: Từ mỗi bài chọn ra một số từ ngữ hoặc kết cấu trọng điểm để giải thích và nêu ví dụ minh họa.

So sánh cách dùng từ ngữ: Đến giai đoạn trung cấp, người học tiếng Hán tự nhiên sẽ cảm thấy khó khăn khi dùng từ đồng nghĩa và từ cận nghĩa, phần “So sánh cách dùng từ ngữ” được biên soạn chính là nhằm vào điểm này. Nếu nắm vững được thì đây sẽ là nền tảng vững chắc cho người học khi học lên giai đoạn cao hơn.

Bài tập: Phần bài tập của giáo trình này được chia làm mười phần, bao gồm: Luyện tập ngữ âm, phối hợp từ ngữ, chọn từ điền vào chỗ trống, hoàn thành câu, hoàn thành hội thoại, nối câu thành đoạn, hoàn thành thành ngữ và dùng thành ngữ đó đặt câu, sửa câu sai, diễn đạt theo tình huống, điền trống tổng hợp.

Ngoài ra để tăng thêm sự hứng thú cho người học, người soạn đã chọn ra một số mẩu chuyện dí dỏm đưa vào phần “Vui học Hán ngữ? để giúp người học thư giãn sau khi học.

Ở cuối sách có đáp án tham khảo của phần bài tập để người học có thể tham khảo thêm.

name

Nuôi dạy trẻ là một chuyến hành trình tốt đẹp. Chúng ta không cần phải đối đầu với trẻ; đó là việc trái với bản chất tự nhiên của con người. Tất cả chúng ta đều được ràng buộc với nhau bởi các mối liên kết, sự gần gũi, và tình yêu thương. Phương pháp nuôi dạy trẻ tích cực sẽ giúp chúng ta thoát khỏi vai trò cha mẹ truyền thống từng tạo ra những đứa trẻ nổi loạn, thay vào đó, chúng ta sẽ chuyển sang một vai trò tự nhiên hơn, tạo ra sự hợp tác của trẻ. Những xung đột không thể tránh được phát sinh trong mối quan hệ cha mẹ - con cái từ bây giờ sẽ trở thành viên gạch lát đường đi đến sự thấu hiểu và kết nối tốt đẹp hơn.

Nội dung sách gồm 2 phần:

Phần 1: Lý thuyết nuôi dạy trẻ tích cực

Phần 2: Thực hành phương pháp nuôi dạy trẻ tích cực

name

Bộ Giáo Trình Hán Ngữ Trung Cấp này được biên soạn trên cơ sở bộ Giáo Trình Hán Ngữ, phàm là học sinh nước ngoài đã học khoảng 2500 từ ngữ thường dùng của tiếng Hán đều có thể sử dụng. Từ mới của cuốn giáo trình này tiếp nối bộ Giáo Trình Hán Ngữ Quyển Ba, thích hợp cho người học tiếng Hán năm thứ hai, mỗi bài được học trong khoảng 6-7 tiết. Tuy nhiên đơn vị dạy có thể sử dụng linh hoạt theo đối tượng và tình hình cụ thể.

Cấu trúc của giáo trình này gồm 6 mục:

1. Bài đọc: Nguyên tắc biên soạn bài đọc là chú trọng lựa những bài văn có cốt truyện hay, dễ hiểu, nội dung mới mẻ lành mạnh, câu chữ đẹp, quy phạm làm tài liệu. Tất cả phần tài liệu gốc đều đã được cân nhắc kĩ lưỡng và viết lại nghiêm túc cẩn thận.

Sau mỗi bài đọc đều có bài tập hỏi đáp. Những câu hỏi bài tập đưa ra dùng để kiểm tra mức độ hiểu đối với bài đọc và năng lực diễn đạt tổng hợp của học sinh, có thể làm ngay trên lớp, cũng có thể làm bài tập về nhà

2. Từ mới: Toàn bộ phần từ mới đều chú từ loại, phiên âm và nghĩa tiếng Việt.

3. Chú thích: Phần này giải thích những câu khó trong bài đọc và kiến thức bối cảnh văn hóa liên quan.

4. Cách dùng từ ngữ: Từ mỗi bài chọn ra một số từ ngữ hoặc kết cấu trọng điểm để giải thích và nêu ví dụ minh họa.

5. So sánh cách dùng từ ngữ: Đến giai đoạn trung cấp, người học tiếng Hán tự nhiên sẽ cảm thấy khó khăn khi dùng từ đồng nghĩa và từ cận nghĩa, phần này được biên soạn chính là nhằm vào điểm này. Nếu nắm vững được thì đây sẽ là nền tảng vững chắc cho người học khi học lên giai đoạn cao hơn.

6. Bài tập: Phần bài tập của giáo trình này được chia làm mười phần, bao gồm: Luyện tập ngữ âm, phối hợp từ ngữ, chọn từ điền vào chỗ trống, hoàn thành câu, hoàn thành hội thoại, nối câu thành đoạn, hoàn thành thành ngữ và dùng thành ngữ đỏ đặt câu, sửa câu sai, diễn đạt theo tình huống, điền trống tổng hợp.

Ngoài ra để tăng thêm sự hứng thú cho người học, người soạn đã chọn ra một số mẩu chuyện dí dỏm đưa vào phần "Vui học Hán ngữ" để giúp người học thư giãn sau khi học.

Ở cuối sách có đáp án tham khảo của phần bài tập để người học có thể tham khảo thêm.

 

name

Sách "Lê quý dật sử" trình bày các sự kiện lịch sử theo thể biên niên từ năm Mậu Dần Cảnh Hưng thứ 19 (1758) đến năm Quý Sửu Cảnh Thịnh 1 (1793).

Sách không đề tên tác giả biên soạn, nhưng các công trình biên soạn và nghiên cứu như: "Lược truyện các tác giả Việt Nam", "Tìm hiểu thiên tài quân sự Nguyễn Huệ", "Đại Việt sử ký toàn thư" phần bản kỷ tục biên đã ghi nhận tác giả của "Lê quý dật sử" là Bùi Dương Lịch.

Tiêu đề của cuốn sách "Lê quý dật sử" nghĩa là “những sự kiện lịch sử còn sót lại thời cuối Lê”. Đó là nguyện vọng của tác giả và cũng chính là nét tiêu biểu của tác phẩm.

Các sự kiện lịch sử được ghi chép trong Lê quý dật sử khá chi tiết và phong phú, có thể chia làm ba loại chính:

Loại ghi tóm tắt những sự kiện lớn mà chính sử đã ghi để tiện theo dõi.

Loại ghi chi tiết thêm. Ví dụ về thi cử, các sách sử đều ghi về khoa cử, nhưng qua Lê quý dật sử, ta biết thêm về những tệ nạn phiền toái trong thi cử…

Loại bổ sung thêm: Loại này khá phong phú. Ví dụ tác giả ghi lại nhiều văn thơ bằng chữ Nôm, điều này thể hiện chữ Nôm thời đấy đã được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động của đời sống xã hội…

Tái bản từ bản dịch của Viện Nghiên cứu Hán Nôm in năm 1987, trong lần xuất bản này, MaiHaBooks đã bổ sung nội dung nguyên bản chữ Hán sách "Lê quý dật sử" hiện đang được lưu trữ tại thư viện Viện Sử học. Hy vọng cuốn sách sẽ mang tới cho bạn đọc yêu thích lịch sử, cũng như những nhà nghiên cứu Sử học nguồn tư liệu quý giá trong quá trình tìm hiểu và biên dịch các tác phẩm lịch sử thời kỳ này.

name

Hoàng Hoa Thám, còn gọi là Đề Dương, Đề Thám ("Đề đốc" Thám) hay Hùm thiêng Yên Thế, là người lãnh đạo cuộc  chống  ( – .

Dù những tư liệu về Đề Thám và Yên Thế đã có mặt trong nhiều tác phẩm, tư liệu khảo cứu, nhưng việc xác định góc nhìn của của độc giả đương thời về con người và cuộc khởi nghĩa này vẫn chưa được hoàn chỉnh, mặc dù có thể đã đi theo những lối mòn về việc phân tích cái đúng, cái sai của nhân vật cũng như sự kiện lịch sử này.

Để mang đến một góc nhìn có hơi hướng khác và cũng như có một chứng kiến rõ ràng hơn, chúng tôi mang tới với độc giả cuốn Hoàng Hoa Thám, nhưng Đề Thám và Yên Thế sẽ được khảo cứu dưới góc phân tích của Paul Chack (với tư cách là trợ lý cho các Toàn quyền Đông Dương trong thời kỳ ác liệt nhất của cuộc đàn áp khởi nghĩa Yên Thế (1909-1910) ông đã ghi lại cuộc đời của Hoàng Hoa Thám - thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa này qua cuốn " Giặc Hoàng Thám" xuất bản tại Pháp năm 1933).

Một góc nhìn mới, Một người khảo cứu mới, Liệu có thể thỏa mãn cái tò mò của độc giả ? Hãy nhanh tay sở hữu cuốn sách như tự mình tìm câu trả lời nhé.

name

Ấn phẩm thứ hai thuộc bộ sách “Huế kỳ bí” có tên “Lăng Gia Long” - tác giả là Linh mục Léopold Cadière, với phần thơ của Charles Patris. Ngay sau khi Hội những người bạn Cố đô Huế được thành lập, L. Cadière đã tham gia Dự án nghiên cứu lập bản đồ lăng mộ tang lễ vùng phụ cận Huế và hội này đã sớm có được những con số tổng hợp đầu tiên rất ấn tượng. Năm 1928, trên tập san Đô thành hiếu cổ (tên gọi quen thuộc hơn của tập san Những người bạn Cố đô Huế), chính L.Cadière đã công bố bài viết đầu tiên về chủ đề “Lăng mộ của người An Nam trong vùng phụ cận Huế”.

Ngược về thượng nguồn qua ngả đồi Nam Giao, ngang qua quần thể lăng Thiệu

Trị để vào hữu ngạn Hương Giang, băng qua khe Chu Ê để đến ngã ba Chợ Tuần, vượt qua bến đò Lăng Gia Long, rồi đi dọc bờ sông Tả Trạch một quãng đến làng Định Môn. “Ngự đạo”, con đường từ tả ngạn sông dẫn vào lăng vị vua nổi tiếng triều Nguyễn, Hoàng đế Gia Long dần hiện ra dẫn ta vào một trong những nơi huyền bí của vùng đất Huế. Quần thể lăng Gia Long giấu mình trong những vạt đồi, thung lũng, rừng cây, con suối, ẩn hiện một cách nhẹ nhàng. Từ đây, chúng ta được tác giả giới thiệu tỉ mỉ từng công trình một của quần thể với những phân tích khảo cứu kỹ lưỡng, mô phỏng một bức tranh toàn diện về dấu ấn triều đại xưa.

Qua từng chương của cuốn sách, bạn đọc sẽ hiểu hơn về vị Hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn, cùng những quan niệm nhân sinh quan mà chính Gia Long đã gửi vào quần thể lăng tẩm mình. Bên cạnh đó “Lăng Gia Long” không những là một khảo cứu tỉ mỉ, mà nó còn mang giá trị ứng dụng rất cao, khi tác giả tập sách với ngòi bút khoáng đạt và lịch lãm của mình đã hướng tới một cuốn sách mà ngày nay ta quen gọi là sách “Hướng dẫn du lịch” - rất chuyên nghiệp - và phục vụ mục tiêu “du lịch tâm linh”.

Qua thiên khảo cứu này của L. Cadière, bạn đọc có thể biết thêm những “sử liệu” sống động liên quan đến một trong những lăng tẩm lớn nhất, tiêu biểu nhất của xứ Huế: Lăng Gia Long, cũng như chúng ta có dịp được nghiệm sinh sâu sắc hơn trong “đời sống tâm linh”, thế giới bên kia của các đấng đế vương triều Nguyễn và những giá trị văn hóa nghệ thuật vật thể hay phi vật thể ở không gian đặc biệt này quanh Cố đô Huế.

name

LỜI KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO Ở KHẮP NƠI

VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC BẤT CÔNG ĂN SÂU VÀO TOÀN HỆ THỐNG đã trở thành thách thức cơ bản của thời đại chúng ta. Người ta đang kêu gọi gây áp lực lên những tổ chức đang tụt lại đằng sau các thay đổi về xã hội và nhân khẩu học. Đối với nhà lãnh đạo, sự hiểu biết về vai trò và trách nhiệm của họ đối với người khác - và đối với xã hội - đang gặp thách thức và đang bị chất vấn. Cả những tổ chức lẫn những nhà lãnh đạo đều đang phải nỗ lực vượt qua khung cảnh đầy biến động này, trong sự quan tâm theo dõi của công chúng.

Trong ấn bản thứ hai của cuốn sách bán chạy nhất này, chuyên gia về cách lãnh đạo dung hợp Jennifer Brown chia sẻ sự hiểu biết sâu sắc với trên hai mươi năm kinh nghiệm làm việc với nhiều tổ chức nhằm kiến tạo nơi làm việc công bằng để mọi người phát triển và gắn bó. Được nhiều người khen ngợi, Chuỗi Liên hoàn của Nhà lãnh đạo Dung hợp (Inclusive Leader Continuum) cung cấp cơ cấu để dẫn dắt những cá nhân đi qua hành trình học tập riêng biệt nhằm trở thành nhà lãnh đạo dung hợp. Những câu chuyện, chiến lược, và sự hướng dẫn thảo luận mới mẻ trang bị cho nhà lãnh đạo ở bất cứ cấp độ nào để họ hành động và bước vào vai trò thay đổi một cách hiệu quả. Đối với những nhà lãnh đạo ủng hộ sự công bằng và hòa nhập, hoặc những ai chỉ mới bắt đầu nhận ra sự bất công trên sân chơi này, đây là cuốn sách phải đọc và là công cụ cần thiết để dẫn dắt đội ngũ tiến tới tương lai.

Đánh giá về cuốn sách Lãnh Đạo Dung Hợp - How To Be An Inclusive Leader 

“Cuốn sách này mang tính giáo dục, khả thi, và có nhiều công cụ thực tiễn để giúp những cá nhân cất lên tiếng nói và xây dựng năng lực trở thành nhà lãnh đạo dung hợp.” - Tiến sĩ ROHINI ANAND cựu Phó Chủ tịch Cao cấp và Giám đốc Đa dạng, Sodexo

“Jennifer Brown có năng lực độc đáo để hướng dẫn các nhà lãnh đạo đi qua địa thế phức tạp của khung cảnh lãnh đạo đang thay đổi.” - MICHELE MEYER-SHIPP; CEO, Dress for Success Worldwide, cựu Giám đốc về Con người và Văn hóa, Major League Baseball

“Sự hướng dẫn của Brown là vô giá trong môi trường làm việc đang thay đổi nhanh chóng hiện nay. Đây là cuốn sách phải đọc đối với bất cứ nhà lãnh đạo nào không muốn bị bỏ lại phía sau.” - MARK TAGGART; Chủ tịch và CEO, Toyota Industries Commercial Finance

name

Thiên Chúa Giáo Và Khoa Học Kĩ Thuật Phương Tây Trong Xã Hội Việt Nam-Trung Quốc Thế Kỉ XVI-XVIII (Sách Chuyên Khảo)

Qúa trình giao lưu và hội nhập văn hóa Đông – Tây vẫn luôn diễn ra một cách sôi nổi từ trong lịch sử cho tới hiện tại. Đặc biệt là sau các cuộc Phát kiến địa lý thế kỷ XV-XVI, khi kỹ thuật hàng hải có những tiến bộ nổi bật, cùng sự phát triển của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã thúc đẩy quá trình này mạnh mẽ hơn nữa. Các quốc gia châu Âu đã hướng tầm mắt sang khu vực Viễn Đông với nhiều tham vọng về chính trị, xã hội và văn hóa. Vốn dĩ vì các quốc gia ở ở Đông bán cầu có những tiềm lực mạnh mẽ về của cải, sản vật và đặc biệt nhất là con người. Dựa trên lý tưởng đó, những luồng thổi văn hóa mới đã theo chân các tàu buôn phương Tây đến với những vùng đất màu mỡ phương Đông, điển hình là Việt Nam và Trung Quốc. Từ đó mở đầu cho công cuộc truyền bá một tư tưởng mới, một đức tin mới vào hai nền văn hóa cổ phương Đông – đó chính là Thiên Chúa giáo – một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới hiện nay.

Công trình nghiên cứu “THIÊN CHÚA GIÁO VÀ KHOA HỌC KỸ THUẬT PHƯƠNG TÂY TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC THẾ KỶ XVI-XVIII” được xuất bản trên cơ sở phát triển từ luận án Tiến sĩ, mà TS. Trương Anh Thuận bảo vệ thành công tại Học viện Lịch sử và Văn hóa, Đại học Sư phạm Hoa Trung (Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc).

Cuốn sách đem đến cho bạn đọc những góc nhìn cụ thể và chi tiết về quá trình truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây khi đặt chân đến Việt Nam và Trung Quốc trong khoảng thời gian thế kỷ XVI – XVIII. Các dòng tu với sứ mệnh từ Tòa thánh đã ảnh hưởng đến các giai cấp, đời sống nhân dân của hai nước Việt – Trung như thế nào? Thái độ của giai cấp cầm quyền hai nước đối với loại hình tôn giáo mới này ra sao? Ủng hộ hay phản đối? Tất cả đều đã được TS. Trương Anh Thuận đề cập rõ nét trong cuốn sách này. Bên cạnh đó, vì sao các nhà truyền giáo lại chọn lĩnh vực khoa học kỹ thuật như thiên văn học hay y học để “làm thân” với giới chức cầm quyền của hai quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, phải chăng có mục đích chính trị hay chỉ đơn thuần xuất phát từ mong muốn mượn sức mạnh từ họ để tiến hành quá trình “Thiên Chúa giáo hóa”? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về ấn phẩm để có được câu trả chính xác nhất!

name

Ma Thuật, Bùa Chú Và Tục Việt Vu Kê Bốc Trong Tín Ngưỡng Dân Gian Của Người Việt

Một giới thiệu tổng quan về vu thuật của người Việt

Bùa chú từ thuở sơ khai của con người đã xuất hiện với nhiều ý nghĩa được gán vào, thể hiện mong ước của con người về sức khỏe, hạnh phúc và cuộc sống trần thế. Tùy theo hình thức và hình ảnh mà chúng thể hiện, người ta cho là bùa có năng lực truyền cho con người sức khỏe, trí khôn, sự tươi vui trong cuộc sống và những lạc thú thân xác

Chỉ qua xem xét về mặt ngôn ngữ theo lối duy danh định nghĩa, rõ ràng đã cho thấy bùa không chỉ có ở những nước sử dụng chữ Hán, mà nó còn được sử dụng bằng cả những loại hình văn tự hoặc ký hiệu khác từ thời Ai Cập cổ đại để canh giữ xác ướp. Điều này cũng đã hé lộ khía cạnh tâm linh của bùa, một khía cạnh vô cùng quan trọng của bùa chú. Như vậy, có thể coi tín ngưỡng, tôn giáo như là nền tảng văn hóa tâm linh về bùa chú của người Việt. Chính vì vậy, tác giả Kiều Thu Hoạch chủ trương tìm hiểu cội nguồn bùa chú của người Việt trong cộng đồng Bách Việt, với tục “Việt vu kê bốc”, thông qua công trình Ma thuật, bùa chú và tục Việt vu kê bốc trong tín ngưỡng dân gian của người Việt.

CHÚ GIẢI:

Việt vu kê bốc – Tục bói gà trong vu thuật của người Việt. Phạm Thành Đại (1126-1193) đời Tống trong Quế Hải ngu hành chí ghi chép khá tường tận về tục bói gà của người Việt: “Bói gà, đó là phép bói của người Nam, lấy gà trống bó chặt hai chân, đốt hương cúng bái nói điều cần bói, sau đó giết gà, rửa sạch xương đùi mà xem điều lành dữ. Có 18 phép để xét điều tốt xấu. Họ còn bói cả trứng gà, vẽ mực đen lên vỏ trứng, sau khi đã luộc, xem chỗ dấu mực vẽ mà đoán điềm lành dữ”

name

Nagara Champa - Những Phác Thảo Về Lịch Sử Và Nền Văn Minh

Những nghiên cứu đầu tiên về thể chế chính trị của vương quốc Champa bắt đầu từ các tranh luận về chính thể tập quyền hay liên bang của vương quốc này.

Nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ của người Chăm, nhà Champa học Étienne Aymonier đã có những tiếp cận và đối sánh giữa các nguồn tư liệu như văn bia và thư tịch Chăm. Tiếp đó, trên tập san của Viện Viễn Đông Bác cổ, Emmanuel Durand lại đưa ra những quan điểm ngược lại về biên niên sử Chăm. Durand cho rằng những biên niên sử này là có giá trị về mặt lịch sử, vì nó không ghi nhận gia phả của các vị vua đóng đô ở phía Bắc Champa. Georges Maspero trong một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến lịch sử Champa thông qua các vương triều đóng đô ở phía Bắc, mà không hề nhắc đến sự tồn tại của một triều đình khác ở phía Nam Champa, cũng không hề quan tâm đến việc có hay không một chính thể liên bang hay liên hiệp nhiều tiểu quốc của Champa, mà chỉ xem vương quốc này là một quốc gia thống nhất, theo thể chế tập quyền…

Để tìm hiểu lịch sử Champa, bia ký được xem là một khối dữ liệu quan trọng. Có một thực tế là bia ký Champa rất ít ỏi, nếu như không muốn nói là bị tàn phá gần hết. Hai bia ký quan trọng cho thấy chỉ dấu về những chính thể hay nhà nước sớm ở miền Trung Việt Nam là: bia ký Võ Cạnh (C 40) và Đông Yên Châu (C 174). Trong đó, bia ký Võ Cạnh phần nào cho thấy mối liên kết hay bị ảnh hưởng bởi Phù Nam của vị thủ lĩnh hay dòng tộc dựng lên tấm bia này.

name

Người Hoa Ở Việt Nam Thời Kỳ Nhà Nguyễn Trước Pháp Thuộc

Cộng đồng người Hoa ở Việt Nam từ lâu đã được coi là một phần của khối đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiều vấn đề vẫn còn cần thêm các tranh biện, nhưng không thể phủ nhận những đóng góp và những ảnh hưởng tích cực của người Hoa lên nền kinh tế – chính trị – xã hội của Việt Nam.

Với nhiều năm nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á, qua công trình “Người Hoa ở Việt Nam – Thời kỳ nhà Nguyễn trước Pháp thuộc”, tác giả PGS.TS. Dương Văn Huy đem đến góc nhìn/luận điểm/kiến giải sâu sắc cho cả giới nghiên cứu lẫn bạn đọc quan tâm về chủ đề này.

Người Hoa di cư đến Việt Nam vừa mang tính chất tự phát nhưng cũng vừa mang tính tổ chức. Cộng đồng này đã xuất hiện tại khá nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là tại khu vực châu Á, đem theo đó là bản sắc tộc người và khả năng thích ứng cũng như tác động tới văn hóa bản địa. Công trình của tác giả Dương Văn Huy đã cung cấp một bức tranh khá toàn diện về sự biến đổi về lượng và chất của cộng đồng dân nhập cư này, nhất là sự gia tăng vai trò của họ trong nền thương mại và sự hội nhập của họ trong xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX.

Mối quan hệ hai chiều giữa người Hoa với dân tộc Việt, và giữa hệ thống chính trị Việt Nam đương thời, cụ thể là các triều đại Lý – Trần – Lê – Nguyễn đối với người Hoa, cũng đã được luận bàn. Từ đó bạn đọc có thể thấy một bức tranh chuyển động không ngừng của hai luồng văn hóa Việt – Trung cũng như mối quan hệ chính trị – xã hội giữa hai quốc gia nằm ở Đông bán cầu. Để làm được điều đó, PGS.TS. Dương Văn Huy đã dành nhiều công sức khảo cứu một lượng lớn nguồn tài liệu gốc, chính văn của triều Nguyễn, tạo dựng nên những luận điểm, luận giải có độ tin cậy rất cao.

name

Văn Bản Và Hệ Sinh Thái Văn Bản - Việt Điện U Linh Tập Từ Chức Năng Đến Nghệ Thuật

[...] Vấn đề về nội dung - nghệ thuật tạo dựng văn bản - thông điệp nghệ thuật của văn bản Việt điện U linh tập dường như vẫn là một khoảng trống. Các trả lời nhằm lấp dần khoảng trống đó dường như có thể tìm thấy ở chuyên khảo này mà tác giả của nó, TS. Đào Phương Chi, bằng các thao tác nghiên cứu văn bản học một cách cẩn trọng đã đặt ra trong mục tiêu của công trình.

[...] Từ việc hình dung về dòng chảy văn bản Việt điện u linh tập qua thời gian, các giả thiết văn bản học về “bản gần với nguyên tác nhất”, “giả thiết về quá trình truyền bản tác phẩm” được tác giả dựng nên khá thuyết phục.

[...] Ở thời điểm hiện nay, chuyên khảo này là một khảo cứu cặn kẽ nhất, qua đó, các khía cạnh văn bản, cho đến nay, được soi chiếu một cách tỏ tường nhất.

name

Bộ Sách Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần X - Rousseau Và Cách Mạng - Bìa Cứng (Bộ 6 Cuốn)

BẮC ÂU TIN LÀNH

Từ đầu thế kỷ XVIII cho đến trước năm 1789 là giai đoạn bản lề của lịch sử châu Âu nói chung và Bắc Âu (Đức, Thụy Sĩ, Hòa Lan, Đan Mạch, Thụy Điển) nói riêng; nó khép lại một thời đại trước khi mở ra một thời đại mới mà rồi sẽ định hình thế giới ngày nay. Nhân vật trung tâm và gieo ảnh hưởng tinh thần nhiều nhất lên thời đại này chính là Jean Jacques Rousseau, về mặt lịch sử, tác động của tư tưởng ông thật sâu rộng. Như Gustave Lanson, sử gia văn học trứ danh của nước Pháp đã nói: "Rousseau cùng lúc chiếm lĩnh tất cả những khả năng của chúng ta: trong chính trị, trong đạo đức, trong thơ ca, hùng biện, tiểu thuyết, người ta thấy ông khắp nơi, ở lối vào của tất cả những con đường dẫn đến thời hiện đại."

Bên cạnh Rousseau, trước tác của các philosophe từ Pháp đã lan truyền nhanh chóng và mạnh mẽ trên khắp châu Âu, bất kể những sự cấm đoán của chính quyền và giáo hội. Dân chúng ngày càng nhận rõ những bất công trong xã hội phong kiến với những đặc quyền đặc lợi của các giới giáo sĩ và quí tộc. Trong khi đó, tầng lớp lãnh đạo và bản thân các quân vương cũng nhận thấy không thể duy trì lề lối cai trị xưa cũ được nữa, và muốn cho dân giàu nước mạnh - và duy trì dược quyền hành của mình - họ cần phải cải cách xã hội trên mọi phương diện.

name

Tân Giáo Trình Hán Ngữ - Tập 1

“Tân Giáo trình Hán ngữ” gồm 3 tập. Tập 1 và 2 có 60 bài, chuyển tải 10 chuyên đề thường gặp trong giao tiếp. Nội dung của mỗi chuyên đề cứ cách 10 bài lại được củng cố một lần và nâng cao thêm.

Cũng giống nội dung chuyên đề, các điểm ngữ pháp cũng được coi trọng tương ứng và có tính tuần hoàn, cứ 10 bài lại có một bài sơ kết ngữ pháp.

Tài liệu này rất chú ý đến việc lựa chọn từ vựng: hai tập đầu có khoảng 1700 từ thường dùng.

Tập 3 có tính độc lập tương đối lớn so với hai tập đầu. Nét đặc biệt ở tập này là ngoài một bài đọc chính còn có một số bài đọc phụ có nội dung liên quan. Nội dung các bài đọc rất rộng, bao gồm văn hóa truyền thống Trung Quốc, so sánh văn hóa Trung Quốc với phương Tây, những vấn đề đang được quan tâm, Nội dung các bài đọc hấp dẫn, sinh động; ngôn ngữ tự nhiên và thực tế.

Từ những đặc điểm nêu trên, chúng tôi cho rằng đây là bộ giáo trình tiếng Hán ở trình độ sơ cấp hay, có tính thực tế cao, nên đã mạnh dạn biên dịch để phục vụ các bạn mới học.

Tuy nhiên, vì đây là giáo trình biên soạn cho người nước ngoài nói tiếng Anh nên chưa nhấn mạnh đúng mức đến những điểm ngữ pháp khác với tiếng Việt như định ngữ, bổ ngữ,… Cũng bởi lý do này, giáo trình chưa thật thích hợp hoàn toàn với điều kiện giảng dạy, học tập tiếng Hán ở nước ta.

Để giúp người học khắc phục khó khăn trên, ngoài việc tôn trọng nguyên vẹn nội dung của tài liệu gốc, chúng tôi bổ sung thêm Phần giới thiệu ngữ âm và chữ viết tiếng Hán. Sau mỗi bài chúng tôi thêm vào một bài tập viết Hướng dẫn cách viết các chữ Hán mới xuất hiện trong bài. Ngoài ra, cuối tài liệu còn có phần Đáp án bài tập và Phụ lục Các bộ thủ đã viết trong giáo trình.

name

Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần VI - Phong Trào Cải Cách

Tập trung vào cuộc Cải cách từ năm 1300 đến thập niên 1560. Tập này giúp hiểu về Martin Luther, Henry VIII, và những sự kiện định hình lịch sử như cuộc Cải cách, sự nổi dậy của nhà nước dân tộc, và sự thách thức của Tin Lành đối với Giáo hội Công giáo.

Khám phá sự phát triển trong tôn giáo, chính trị, kinh tế, xã hội, đạo đức và nghệ thuật của nhiều quốc gia châu Âu.

Hiểu rõ hơn về cuộc Cải cách và tầm ảnh hưởng của nó.

Được tác giả Will Durant hướng dẫn qua những diễn biến lịch sử đa dạng và thú vị.

name

Bộ Sách Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần IX - Thời Đại Voltaire (Bộ 4 Cuốn)

Tiết lộ những diễn biến kinh tế, chính trị, và văn hóa trong thời đại Voltaire. Tập này tập trung vào xung đột giữa khoa học và tôn giáo ở Pháp và Anh, đưa ta đến những cuộc thảo luận sôi nổi và sự giao thoa ý tưởng giữa các triết gia và nhà tư tưởng châu Âu.

Khám phá sự giao thoa giữa khoa học và tôn giáo trong thời kỳ Khai sáng.

Hiểu rõ hơn về những ý tưởng và triết lý của Voltaire, người được coi là hiện thân của Khai sáng.

Trải nghiệm cuộc sống và tư tưởng của các nhà tư tưởng, triết gia, và nghệ sĩ thời đại Voltaire.

name

Cuốn 301 CÂU ĐÀM THOẠI TIẾNG HOA có 40 bài và bài ôn tập nhưng đã đề cập đến nhiều đề tài giao tiếp thông thường trong đời sống. Ngôn ngữ trong các bài đó ngắn gọn, trong sáng, mang tính khẩu ngữ rất cao. Hệ thống các điểm ngữ pháp tập trung vào các đặc điểm ngữ pháp tiếng Hoa, hệ thống bài tập đa dạng phong phú, dễ hiểu, dễ luyện tập.

Tuy nhiên, vì là giáo trình đàm thoại lại dùng làm giáo trình cơ sở để dạy và học tiếng Hoa giai đoạn ban đầu sẽ khiến cho người học gặp khó khăn trong việc trang bị kiến thức và tiến hành luyện tập về ngữ âm, chữ viết. Mặt khác, giáo trình này soạn cho người nước ngoài nói tiếng Anh nên chưa nhấn mạnh đúng mức đến những điểm ngữ pháp khác tiếng Việt như định ngữ, bổ ngữ…

Để giúp người học khắc phục khó khăn nói trên, trong lần dịch lại cuốn sách này, ngoài việc tôn trọng nguyên vẹn nội dung của tài liệu gốc, chúng tôi có thêm một phần giới thiệu ngữ âm tiếng Hoa, chữ Hoa. Sau mỗi bài, chúng tôi bổ sung thêm một bài tập viết các chữ Hoa mới xuất hiện trong bài và bài tập luyện dịch Việt – Hoa.

Ở mỗi bài ÔN TẬP có thêm phần “Góc kiến thức” - giới thiệu vài vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc – giúp người học vừa có thêm kiến thức vừa tăng thêm hứng thú học tập. Ngoài ra, còn có các phụ lục hướng dẫn cách tra từ điển và cung cấp một số thông tin hữu ích cho người học như: bộ thủ, tên các tỉnh, thành phố và một số họ thông thường của Việt Nam và Trung Quốc.

name

Nguồn Gốc Tộc Người Của Các Quốc Gia - The Ethnic Origins Of Nations

Anthony D. Smith là một nhà xã hội học lịch sử người Anh. Ông từng là Giáo sư về Chủ nghĩa dân tộc và Dân tộc tại Trường Kinh tế London. Ông được coi là một trong những người sáng lập lĩnh vực nghiên cứu chủ nghĩa dân tộc liên ngành.

Ông lấy bằng đầu tiên về triết học tại Đại học Oxford, đồng thời lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ Xã hội học tại Trường Kinh tế London. Ông là chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Nghiên cứu dân tộc và Chủ nghĩa dân tộc.

Cuốn sách này là một trong những đóng góp xuất sắc và toàn diện nhất của Smith về những cách thức mà các loại hình “dân tộc” và “tộc người” hình thành và phát triển theo thời gian.

Ông đưa ra các ý niệm rằng tất cả các dân tộc đều có “các cốt lõi tộc người” thống trị (dominant ‘ethnic cores’); ông cũng nhấn mạnh rằng chủ nghĩa dân tộc không chỉ là một hiện tượng của thời hiện đại, mà còn có các nguồn gốc từ thời tiền hiện đại.

Ông xác lập một phương pháp tiếp cận chủ nghĩa dân tộc mà ông gọi là tộc người - biểu tượng luận (ethnosymbolism) - tập trung vào việc nghiên cứu các yếu tố văn hóa, tôn giáo, biểu tượng, phong tục, tập quán và ngôn ngữ,… để hiểu cách chúng góp phần vào việc hình thành và thúc đẩy tinh thần dân tộc và quốc gia.

Theo Smith, chủ nghĩa dân tộc không đòi hỏi tất cả các thành viên của một “dân tộc” phải giống nhau, mà chỉ yêu cầu họ phải cảm thấy có một mối liên hệ mãnh liệt về tình đoàn kết với dân tộc và các thành viên khác của dân tộc ấy. Ý thức về chủ nghĩa dân tộc có thể tồn tại và được tạo ra từ bất kỳ một hệ tư tưởng thống trị nào tồn tại ở một địa bàn nhất định. Chủ nghĩa dân tộc được xây dựng trên các hệ thống thân tộc, tôn giáo và tín ngưỡng đã từng tồn tại từ trước. Smith mô tả các nhóm tộc người tạo nên nền tảng của các dân tộc hiện đại là các “tộc người”.

Smith định nghĩa chủ nghĩa dân tộc là “một phong trào mang tính ý thức hệ nhằm đạt được và duy trì quyền tự chủ, sự thống nhất và bản sắc nhân danh một cộng đồng dân cư mà theo ý kiến của một số thành viên của cộng đồng đó sẽ tạo nên một ‘dân tộc’ thực sự hoặc một ‘dân tộc’ tiềm năng”.

Các đánh giá về tác phẩm

“Phạm vi công trình của tác giả Smith thật ngoạn mục... Ở một khía cạnh nào đó, Phần I là phần độc đáo nhất của cuốn sách; theo hiểu biết của tôi thì không có một công trình nghiên cứu nào có thể so sánh được”.

- Tạp chí Lịch sử Tộc người Mỹ

“Không nghi ngờ gì nữa, đây là một đóng góp quan trọng đối với nguồn tư liệu nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc... đây là một công trình khảo cứu chu đáo, sâu sắc về nguồn gốc và sức mạnh của bản sắc dân tộc. ... Tôi không ngần ngại giới thiệu công trình này tới tất cả những người nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc”.

- Walker Connor, Trường Cao đẳng Trinity, Hartford. Giáo sư thỉnh giảng khả kính về Khoa học Chính trị tại Đại học Middlebury (Middlebury, Vermont, Hoa Kỳ). Connor nổi tiếng với công trình nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc và được đánh giá là một trong những người sáng lập lĩnh vực nghiên cứu liên ngành về chủ nghĩa dân tộc.

"Một công trình nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về một chủ đề quan trọng. Nó thảo luận một cách toàn diện về các cộng đồng tộc người trong thời kỳ tiền hiện đại và về các tộc người, các dân tộc trong thời kỳ hiện đại. Ngoài việc dựa trên những sự kiện chắc chắn, nó còn hợp lý về mặt phương pháp và mang tính khơi gợi, mời gọi, kích hoạt về mặt khái niệm... không một nhà khoa học chính trị, một sử gia hay một nhà xã hội học nào có thể tiến hành công cuộc nghiên cứu nghiêm túc của mình mà không tham khảo cuốn sách này”.

- A. Jacob M. Landau. Giáo sư danh dự thuộc Khoa Khoa học Chính trị (chuyên ngành Nghiên cứu Trung Đông), Đại học Do Thái, Jerusalem.

“Chiều sâu kiến thức chuyên môn của Giáo sư Smith thật đáng kinh ngạc và công trình nghiên cứu này xứng đáng có một vị trí nổi bật ở bất cứ nơi nào mà chủ nghĩa dân tộc được bàn đến”.

- Michael Levin, Giáo sư triết học Chuyên ngành Nghiên cứu Tộc người và Chủng tộc, Cao đẳng thành phố New York

name

Phòng Cách Học Phương Tây Đương Đại - Khuynh Hướng Và Lĩnh Vực Nghiên Cứu (Sách Chuyên Khảo)

Tác giả Nguyễn Thế Truyền trong lời nói đầu của sách mong muốn: “Hy vọng rằng những nội dung của cuốn sách này sẽ cung cấp cho người đọc một toàn cảnh về phong cách học đương đại phương Tây, qua đó giúp người đọc tiếp tục đi sâu vào lĩnh vực này hoặc ứng dụng có hiệu quả vào những vấn đề cụ thể của phong cách học và nghiên cứu văn chương tiếng Việt”.

Sách có năm chương với hơn 360 trang, tổng cộng có 111 tài liệu tham khảo là những công trình nghiên cứu về phong cách học của nước ngoài đương đại. Ngoài chương 1 là những vấn đề chung của phong cách học, chương 2 là bối cảnh học thuật (thành tựu mới của ngôn ngữ học hiện đại, trào lưu mới trong nghiên cứu văn chương và những lĩnh vực mới trong nghiên cứu trí tuệ và tương tác xã hội), thì chương 3 đi sâu vào tìm hiểu diện mạo của các khuynh hướng nghiên cứu phong cách học đương đại. Trong đó, TS. Nguyễn Thế Truyền đã hệ thống các khuynh hướng nghiên cứu phong cách học một cách cụ thể, rõ ràng về khuynh hướng tích hợp phân ngành, chuyển đổi hướng tiếp cận, mở rộng phạm vi nghiên cứu và đặc biệt rất mới là, ứng dụng các công cụ nghiên cứu hiện đại, như khối liệu điện tử, máy tính điện tử, phần mềm chuyên dụng… Còn ở chương 5 “Những hạt giống tương lai”, tác giả khảo cứu về phong cách học truyện tranh, phong cách học về phim, phong cách học đa phương thức, phong cách học và hư cấu siêu văn bản, phong cách học và sinh học thần kinh. Đây có thể thấy là một hướng đi rất mới, rất giàu tính ứng dụng trong các lĩnh vực mỹ/nghệ thuật hiện nay.

Chẳng hạn với những người làm truyện tranh, họ sẽ bắt gặp trong chương này cách nhìn toàn diện về truyện tranh hiện đại. Như khái niệm truyện tranh (phương diện văn hóa, lịch sử...); các phương diện phong cách của truyện tranh (phong cách Nhật, phong cách Mỹ, phong cách châu Âu...); phương diện về ngôn từ, kết cấu trang, hình dạng thân thể nhân vật. Hoặc với phong cách “siêu biến dạng”, hình thức “cường điệu và ngoa dụ”... Hoặc về thể loại phim, cuốn sách đã hệ thống về “phong cách học về phim” một cách khá rõ ràng theo xu hướng hiện đại. Các kiến thức về phim, như “phim và các loại phim” cho người đọc có một cách nhìn hệ thống trong việc khu biệt với các loại hình nghệ thuật khác. Ở phần đặc điểm của phong cách học về phim, tác giả nêu nhận xét: “Lúc ban đầu, phong cách học về phim, đúng như tên gọi khiêm tốn của nó, chỉ tập trung trong việc nghiên cứu chuyển thể phim từ tiểu thuyết, phân tích cách thức một phiên bản văn bản gốc chuyển thể thành một phương tiện truyền thông mới và bàn luận về tính trung thực của sự chuyển thể (...). Sau đó các phong cách học dần dần nghiên cứu một cách độc lập hơn...”. Theo các nhà phong cách học, “phim như một thiết chế văn hóa”, “một tập hợp quy ước và siêu ngôn ngữ để miêu tả những hành động ngôn từ và phi ngôn từ”.

name

Bộ Sách Lịch Sử Văn Minh Thế Giới - Phần III - Caesar Và Christ (Bộ 3 Cuốn)

Với Caesar và Christ, Will Durant mô tả hoàn cảnh và con người đã dẫn dắt Rome trở thành nước cộng hòa đầu tiên trên thế giới, cũng như sự trỗi dậy của Cộng hòa La Mã để trở thành một đế chế La Mã hùng mạnh, cực thịnh và cuối cùng sụp đổ như thế nào.

Nội dung của phần này, Will Durant không chỉ đơn giản kể về các mốc thời gian, địa điểm, vị vua, trận đánh, mà ông cho chúng ta một cuộc du hành về quá khứ với tất cả các khía cạnh xã hội, kinh tế, nghệ thuật, chính trị, tôn giáo, văn học, triết học, quan hệ đối ngoại và chiến lược quân sự.

Tất cả đều vô cùng sống động và đa chiều. Điều quan trọng là, từng vấn đề cho đến tổng quan, chúng ta có thể quan sát những gì đã xảy ra trong quá khứ để nhìn vào hiện tại và có thể dự đoán được tương lai.

Được chia thành 3 tập

Cộng hòa – Cách mạng

Thời kỳ nguyên thủ

Đế quốc và Sơ kỳ Thiên chúa giáo

name

Giáo Trình Hán Ngữ - Tập 2 - Quyển 1

Đối với người học tiếng Hoa, việc lựa chọn một bộ giáo trình tốt là cơ sở bước đầu cho việc học tốt. Một bộ giáo trình tốt không những phải đảm bảo rèn luyện cho người học tiếng Hoa những kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, những tri thức văn hóa ngôn ngữ cần thiết, mà còn phải đảm bảo cơ sở cho việc vận dụng những kỹ năng, tri thức ngôn ngữ đó một cách thiết thực nhất. Bộ “Giáo trình Hán ngữ” của trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh (tiền thân là Đại học Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh) chính là một bộ giáo trình như thế.

Bộ “Giáo trình Hán ngữ” gồm 3 tập, mỗi tập chia làm hai quyển. Mặc dù chia thành 3 giai đoạn riêng, nhưng việc rèn luyện các mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp luôn được kết hợp xuyên suốt toàn bộ giáo trình.

Đây là bộ giáo trình của khoa Hán ngữ đối ngoại trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh, chính vì vậy những tài liệu sử dụng trong giáo trình rất phù hợp với cuộc sống thực tế, cung cấp cho người học những tri thức văn hóa ngôn ngữ thiết thực và bổ ích. Lượng từ vựng phong phú (3.300 từ mới) và cập nhật. Những điểm ngữ pháp được giải thích rõ ràng, dễ hiểu, từ đơn giản đến phức tạp, từng bước nâng cao và đào sâu. Bài luyện ngữ âm xuyên suốt toàn bộ giáo trình. Bài tập đa dạng, được thiết kế một cách khoa học, giúp cho học sinh củng cố và vận dụng những kiến thức đã học. Trong quá trình học tập, bên cạnh việc nắm được những tri thức về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, người học sẽ từng bước được trang bị những cơ sở và phương pháp khoa học để vận dụng những tri thức và kỹ năng đó vào trong thực tế, rèn luyện thành kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ. Đó chính là mục đích của bộ giáo trình này.

Biên dịch bộ giáo trình này, ngoài việc tôn trọng nguyên vẹn nội dung tài liệu gốc, ở mỗi bài, chúng tôi bổ sung thêm vào bài Luyện tập viết chữ cách viết một số bộ thủ cũng như cách viết của các chữ Hán mới xuất hiện ở phần từ mới của bài học. Người học thông qua bài tập này sẽ dễ dàng nắm được cách viết chữ một cách hệ thống. Ngoài ra, chúng tôi còn bổ sung thêm Bài luyện dịch Việt Hoa ở mỗi bài, bài tập này sẽ giúp người học bước đầu luyện tập kỹ năng dịch Việt Hoa của mình. Cuối tài liệu chúng tôi có bổ sung thêm phần Đáp án bài tập để bạn đọc tham khảo.

name

Việt Nam - Lịch Sử Không Biên Giới

NỘI DUNG CHÍNH

“Việt Nam: Lịch sử không biên giới” như một cuộc đối thoại quốc tế về Việt Nam giữa những nhà sử học ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Hoa Kỳ. Cuốn sách quy tụ các bài tham luận của các nhà Việt Nam học lừng danh trên thế giới tại hội thảo “Việt Nam: bên ngoài những đường biên” tháng 5/2001, mở ra những tri thức sâu và mới mẻ về sự tương tác giữa bản sắc Việt Nam - Chăm - Khmer - Pháp,... trên bán đảo Đông Dương trong hơn 1000 năm.

Hiếm có nền sử học nào lại mang dấu ấn dân tộc đậm nét như sử học về Việt Nam trong thế kỷ XX. Gia nhập trận chiến cam go vì sinh tồn và bản sắc dân tộc suốt phần lớn thế kỷ này, các nhà sử học Việt Nam và những ai có thiện cảm với họ trên thế giới đã dồn sức tập trung vào dòng trần thuật vĩ mô về cuộc đấu tranh dân tộc chống lại Trung Hoa, Pháp và Mỹ. Chỉ tới gần đây, một thế hệ mới các nhà sử học mới có thể bắt đầu khám phá những phức hợp văn hóa và chính trị trong mối quan hệ giữa nhiều dân tộc sống trên bán đảo Đông Dương, mà không phải cân nhắc đến hệ quả từ những gì mình viết đối với cuộc đấu tranh dân tộc. Cuốn sách “Việt Nam: Lịch sử không biên giới” là một bước tiến nữa của thế hệ đó.

Việc cuốn sách này vượt qua các ranh giới còn có một ý nghĩa nữa. Một thế hệ trước đây, giới sử học phương Tây viết về Việt Nam với tư thế hoàn toàn tách rời khỏi sử học Việt Nam, cho dù là có thiện cảm với nó, cũng như xa lánh sử học thực dân Pháp. Những gì công bố ở Trung Quốc và Nhật Bản gần như không được các học giả phương Tây biết đến. Cuốn sách này tiêu biểu cho cuộc đối thoại đang tiếp diễn giữa các nhà sử học được đào tạo, hoặc được đào tạo một phần ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc cũng như Hoa Kỳ.

Nổi bật trong đối thoại này là Giáo sư Phan Huy Lê, một bậc lão thành trong giới sử học Việt Nam và hậu duệ của một gia tộc trí thức nổi tiếng, với sự nghiệp trải suốt tiến trình của nền sử học thời Việt Nam độc lập. Một đại diện khác của thế hệ đi trước là học giả đầu ngành về nghiên cứu Việt Nam, Yu Insun người Hàn Quốc, được đào tạo về lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á ở Nhật Bản, Hoa Kỳ và đã mang đến một quan điểm độc đáo về các nguồn sử liệu.

Không cần sắp đặt cầu kỳ, hợp tuyển này cho thấy nghiên cứu lịch sử Việt Nam sớm muộn gì cũng nhất thiết phải trở thành một cuộc đối thoại quốc tế.

Bố cục sách gồm các phần:

Trong chương 1 - VIỆT NAM: GS Phan Huy Lê đưa ra một tóm lược các nghiên cứu về sở hữu đất đai tại làng, nhấn mạnh vai trò của làng trong cách mạng và bản sắc Việt Nam.

Trong chương 2 - KIẾN TẠO VIỆT ĐỐI LẬP HÁN: Nhóm bài viết này thách thức các trần thuật truyền thống về bản sắc và quyền lực Việt Nam so với Trung Hoa, thông qua các nghiên cứu của Insun Yu, Sun Laichen, và Trần Tuyết Nhung.

Trong chương 3 - SỰ ĐA DẠNG CỦA VÙNG ĐẤT PHƯƠNG NAM: Nhóm bài viết thứ hai xem xét lịch sử của Đàng Trong và sự tương tác với người Chăm, Khmer, và Thượng. Các tác giả như Li Tana, Charles Wheeler, và Wynn Wilcox tranh luận về vai trò của các vùng biên giới và sự đa nguyên trong lịch sử của khu vực này.

Trong chương 4 - NHỮNG CUỘC CHẠM TRÁN VIỆT-ÂU: Phần cuối cùng của cuốn sách với các nghiên cứu về Philiphê Bỉnh, sự tham gia của người Việt trong Thế chiến thứ nhất, và nhân vật Pigneau de Béhaine. Nhóm bài viết này gợi ra vài nét phức hợp nơi những cuộc chạm trán và phát hiện ra nhau giữa người Việt và người Âu. Những tự sự cá nhân có thể tôn màu cho trần thuật quốc gia nhưng cũng có thể lật đổ chúng. Những lịch sử của vùng đất bị tàn phá nhưng vẫn phong phú đáng ngạc nhiên này của thế giới không thể bị giới hạn bởi những mục tiêu của hiện tại.

“Việt Nam: Lịch sử không biên giới” phù hợp với độc giả phổ thông; độc giả yêu thích, tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam.

TRÍCH ĐOẠN/ CÂU QUOTE HAY

Làng không chỉ có vai trò lớn trong diễn trình phát triển lịch sử mà còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chuyển đổi kinh tế. Mặc cho sự dịch chuyển đều đặn sang công nghiệp hóa, nông nghiệp vẫn chiếm giữ hơn một phần tư sản lượng kinh tế của Việt Nam. Với tư cách là những địa bàn tụ cư lớn - nơi nông dân sinh sống và sản xuất - làng đóng vai trò quan trọng trên các phương diện xã hội và văn hóa: là nơi bắt đầu của các hoạt động nông nghiệp thiết yếu như khai hoang, đắp đê, làm thủy lợi, phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, bảo tồn và phát triển văn hóa dân gian, cũng như trong đấu tranh chống ngoại xâm giữ làng giữ nước.

(trích Chương 1: Nghiên cứu làng Việt: thực trạng và triển vọng)

“Bài nghiên cứu này sẽ giới thiệu về cuộc đời đầy sự kiện của Philiphê Bỉnh và nhiều bút tích của ông, cả hai đều được xem xét trong bối cảnh lịch sử của chúng… Cuối cùng, bài nghiên cứu cho rằng những bút tích còn lại của Bỉnh và tầm quan trọng của chúng là một nguồn tư liệu để mở ra cánh cửa về cuộc đời của ông và những nhận thức đầu tiên của người Việt Nam đối với châu Âu. Điểm cuối rất quan trọng vì qua bút tích của ông, chúng ta thấy được những kết nối đầu tiên giữa châu Âu và Việt Nam, và suy nghĩ của những lữ khách đầu tiên người Việt hình dung về ‘phương Tây’.”

(trích Chương 8: Vượt đại dương, vượt đường biên: cuộc đời đầy dấu ấn của Philiphê Bỉnh (1759-1832)

name

Giáo Trình Hán Ngữ - Tập 2 - Quyển 2

Đối với người học tiếng Hoa, việc lựa chọn một bộ giáo trình tốt là cơ sở bước đầu cho việc học tốt. Một bộ giáo trình tốt không những phải đảm bảo rèn luyện cho người học tiếng Hoa những kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, những tri thức văn hóa ngôn ngữ cần thiết, mà còn phải đảm bảo cơ sở cho việc vận dụng những kỹ năng, tri thức ngôn ngữ đó một cách thiết thực nhất. Bộ “Giáo trình Hán ngữ” của trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh (tiền thân là Đại học Ngôn ngữ Văn hóa Bắc Kinh) chính là một bộ giáo trình như thế.

Bộ “Giáo trình Hán ngữ” gồm 3 tập, mỗi tập chia làm hai quyển. Tập 1 – quyển 1 chú trọng giảng dạy ngữ âm, tập 1 – quyển 2 và tập 2 chú trọng giảng dạy ngữ pháp, tập 3 chú trọng nâng cao từ vựng. Mặc dù chia thành 3 giai đoạn riêng, nhưng việc rèn luyện các mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp luôn được kết hợp xuyên suốt toàn bộ giáo trình.

Đây là bộ giáo trình của khoa Hán ngữ đối ngoại trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh, chính vì vậy những tài liệu sử dụng trong giáo trình rất phù hợp với cuộc sống thực tế, cung cấp cho người học những tri thức văn hóa ngôn ngữ thiết thực và bổ ích. Lượng từ vựng phong phú (3.300 từ mới) và cập nhật. Những điểm ngữ pháp được giải thích rõ ràng, dễ hiểu, từ đơn giản đến phức tạp, từng bước nâng cao và đào sâu. Bài luyện ngữ âm xuyên suốt toàn bộ giáo trình. Bài tập đa dạng, được thiết kế một cách khoa học, giúp cho học sinh củng cố và vận dụng những kiến thức đã học. Trong quá trình học tập, bên cạnh việc nắm được những tri thức về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, nâng cao kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, người học sẽ từng bước được trang bị những cơ sở và phương pháp khoa học để vận dụng những tri thức và kỹ năng đó vào trong thực tế, rèn luyện thành kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ. Đó chính là mục đích của bộ giáo trình này.

Biên dịch bộ giáo trình này, ngoài việc tôn trọng nguyên vẹn nội dung tài liệu gốc, ở mỗi bài, chúng tôi bổ sung thêm vào bài Luyện tập viết chữ cách viết một số bộ thủ cũng như cách viết của các chữ Hán mới xuất hiện ở phần từ mới của bài học. Người học thông qua bài tập này sẽ dễ dàng nắm được cách viết chữ một cách hệ thống. Ngoài ra, chúng tôi còn bổ sung thêm Bài luyện dịch Việt Hoa ở mỗi bài, bài tập này sẽ giúp người học bước đầu luyện tập kỹ năng dịch Việt Hoa của mình. Cuối tài liệu chúng tôi có bổ sung thêm phần Đáp án bài tập để bạn đọc tham khảo.

name

Lịch Sử Văn Hóa Biển Việt Nam

Một công trình nghiên cứu sâu rộng về biển và văn hóa biển Việt Nam

Việt Nam là quốc gia ven biển, có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Trong tiến trình lịch sử của đất nước, biển đảo đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập không gian sinh tồn, hình thành nền văn hóa, thiết lập quan hệ giao thương với lân bang và xác lập chủ quyền và an ninh biển quốc gia. Chính vì thế, từ hàng trăm năm nay, văn hóa biển Việt Nam đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, thuộc các ngành khoa học khác nhau, trong đó có có ngành khoa học xã hội và nhân văn.

Trước những bối cảnh như trên, để không chỉ là biết và hiểu về biển, đảo, biết cách ứng xử linh hoạt độc đáo để tồn tại và phát triển với biển, đảo; để khẳng định truyền thống văn hóa lâu đời của chủ thể văn hóa biển, đảo Việt Nam; để tìm cách giữ gìn những “trầm tích văn hóa” đã được tích tụ từ ngàn xưa, và quan trọng hơn cả, để khẳng định chủ quyền thiêng liêng của đất nước, chúng ta cần những nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử văn hóa biển Việt Nam. Lịch sử văn hóa biển Việt Nam là một công trình nghiên cứu xứng đáng để góp phần vào một nỗ lực như thế.

Với cuốn sách này, GS.TS. Nguyễn Chí Bền đã dành nhiều tâm huyết để xây dựng một bức tranh toàn cảnh về văn hóa biển Việt Nam, tập trung đi sâu vào quá trình hình thành và phát triển của văn hóa biển Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Nhưng cuốn sách không chỉ đơn thuần là một công trình nghiên cứu trên khía cạnh lịch sử, GS.TS. Nguyễn Chí Bền đã tỉ mỉ nghiên cứu, phân tích và tổng hợp một lượng lớn tư liệu dân tộc học, khảo cổ học, địa lý và các ngành khoa học xã hội nhân văn khác. Qua đó, tác giả đã tái hiện một cách sinh động và chân thực bức tranh đa dạng và phong phú về đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tập quán của người Việt gắn liền với biển cả.

Cuốn sách bao gồm các nội dung chính cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng kết các nghiên cứu về văn hóa biển Việt Nam ở cả trong và ngoài nước, từ đó xác định những khoảng trống và hướng nghiên cứu mới.

Chương 2: Khẳng định Việt Nam mang vị thế một quốc gia biển cả về tự nhiên và xã hội, đồng thời đưa ra những quan niệm về văn hóa biển.

Chương 3: Phân tích các chủ thể tham gia vào việc tạo dựng và phát triển văn hóa biển, như cộng đồng ngư dân, cộng đồng lãnh đạo, các nhà văn hóa biển.

Chương 4: Phân loại và phân tích các loại hình văn hóa biển, từ văn hóa khai thác biển đến văn hóa thích ứng biển cả, văn hóa bảo vệ chủ quyền.

Chương 5: Khái quát sự biến đổi của văn hóa biển Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, từ thời tiền sử đến hiện đại.

Chương 6: So sánh và phân tích sự khác biệt của văn hóa biển giữa các vùng miền.

Chương 7: Bàn về một vấn đề quan trọng, đó là: bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa biển, tác giả đã đánh giá về thực trạng văn hóa biển hiện nay và đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển văn hóa biển, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Với lối viết khoa học, chặt chẽ nhưng vẫn đảm bảo tính hấp dẫn, tác giả đã xây dựng một hệ thống lý luận vững chắc và sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích và đánh giá các vấn đề liên quan đến văn hóa biển. Lịch sử văn hóa biển Việt Nam không chỉ có giá trị khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn lớn, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa biển, phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Lịch sử văn hóa biển Việt Nam không chỉ là một tài liệu tham khảo quý giá cho các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên mà còn là một món quà tinh thần ý nghĩa dành cho những ai yêu thích và quan tâm đến lịch sử và văn hóa dân tộc.

Vài nét về tác giả:

GS.TS. Nguyễn Chí Bền

Ông là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về lịch sử văn hóa Việt Nam. Với hơn 40 năm kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành văn hóa học. Ông từng giữ nhiều vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục và nghiên cứu khoa học, và được biết đến với những công trình nghiên cứu sâu sắc về văn hóa truyền thống Việt Nam.

Một số công trình tiêu biểu: Tìm hiểu một số hiện tượng văn hóa dân gian Bến Tre, (Nxb. Khoa học xã hội, 1997/2017), Lễ hội cổ truyền của người Việt, cấu trúc và thành tố (Nxb. Khoa học xã hội, 2013/2015) Văn hóa Việt Nam, nghiên cứu và tiếp cận, Tập 1, Quyển 1, 2, 3 (Nxb. Khoa học xã hội, 2018), A study on Vietnam’s folklore (Thế giới Publishing house, 2007)…

2
Logo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Chính Sách

Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.

Theo Dõi