Patrick Modiano là Nhà văn Pháp với hơn 30 tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, kịch bản phim,... các tác phẩm của ông đã được dịch 36 thứ tiếng trên thế giới, đạt nhiều giải thưởng danh tiếng, phải kể đến giải Nobel Văn học năm 2014.
"Lối viết văn của Modiano rất dễ đọc. Các tác phẩm của ông trông có vẻ đơn giản bởi vì nó tinh tế, thẳng thắn, đơn giản và rõ ràng. Bạn mở sách đọc một trang, và sẽ nhận ra ngay là sách của ông ta, rất thẳng thắn, câu văn ngắn gọn, không cầu kỳ - nhưng nó rất là tinh vi trong cách đơn giản của nó."_ Bí thư thường trực của học viện Nobel Peter Englund
Con chó mùa xuân là một trong bộ ba tiểu thuyết được Phanbook phát hành vào năm nay. Vẫn với lối viết đơn giản mà tinh tế, Patick Modiano đã dần người đọc vào một hành trình lạ lùng khi hai con đường ngược nhau, cắt nhau nơi ký ức. Như một tất định của đời sống, có tồn tại rồi sẽ có lãng quên, cuối cùng thì không gì có thể níu kéo được hiện hữu thuộc về quá khứ, và tất cả được chứa đựng trong lặng im vĩnh viễn.
Để từ đó người đọc có thể thấy được văn chương của Patick Modiano là văn chương của ký ức, bất định tương lai.
MÙI HOÀNG KIM là dòng hồi ức của nhiều nhân vật cùng xưng tôi, kể về đời mình. Qua đó, tái hiện nỗi buồn, thân phận đắng cay, xa xót của những kiếp người trong và sau cuộc chiến.
Tiếp cận chiến tranh từ đề tài thân phận con người là điều không mới mẻ. Tuy nhiên tác giả Bảo Thương đã đi sâu khai thác họ từ góc nhìn tính dục.
Những ẩn ức tình dục được khai thác kiệt cùng, cùng những góc khuất tâm tư sâu kín, cũng như ước mơ, khát vọng, trăn trở, cả nỗi đau của những con người trở về từ cuộc chiến, và những con người sau cuộc chiến.
Ai đã đẩy con người đến bi kịch này, để niềm hạnh phúc tối thiểu, nỗi mong cầu tưởng như đương nhiên là nhu cầu thể xác cũng bị tước đoạt.
Tác giả đã khéo đi sâu khai thác những ẩn ức tình dục cũng như số phận con người - nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của cuộc chiến tranh.
Một mảng hiện thực đời sống xã hội kéo dài mấy chục năm cũng được tái hiện trong tác phẩm.
Bằng bút pháp hiện đại, biến hóa, Bảo Thương đã góp thêm cho nền văn học một cái nhìn mới mẻ về chiến tranh.
Tôi đọc hồi ký của Trung tướng Phạm Phú Thái - một trong những phi công tài hoa của Không quân nhân dân Việt Nam, người đã từng bay và chiến đấu với tôi từ chiến tranh chống Mỹ, tôi thấy thật bất ngờ!
Bất ngờ về khả năng lưu giữ sự kiện, bất ngờ về ý tưởng làm sống lại những ký ức của thế hệ phi công MiG-21 chúng tôi trong chiến tranh bằng những trang viết rất chân thực nhưng cuốn hút như tiểu thuyết!
Tôi đọc hồi ký của Trung tướng Phạm Phú Thái - một trong những phi công tài hoa của Không quân nhân dân Việt Nam, người đã từng bay và chiến đấu với tôi từ chiến tranh chống Mỹ, tôi thấy thật bất ngờ!
Bất ngờ về khả năng lưu giữ sự kiện, bất ngờ về ý tưởng làm sống lại những ký ức của thế hệ phi công MiG-21 chúng tôi trong chiến tranh bằng những trang viết rất chân thực nhưng cuốn hút như tiểu thuyết!
“Tác phẩm là nhát búa phá vỡ biển cả đã đóng băng trong chúng ta.” - Franz Kafka
Cập cảng New York trên một con tàu lớn khủng khiếp, Karl Roßmann, kẻ tội đồ từng gây tội lỗi tình ái ở quê hương được chào đón bởi Nữ thần Tự do giương cao thanh kiếm giữa bầu trời lồng lộng. Cảnh tượng bỗng đột nhiên trở nên chói lọi. Từ đây, Karl rơi thẳng vào vòng xoáy rủi may may rủi đến chóng mặt. Karl đã trải nghiệm cuộc sống lên voi xuống chó khôn lường dở cười dở khóc nơi miền đất của những cơ hội thần kỳ. Và tương lai của cậu là gì? Điều đó không ai biết, bởi vì tiểu thuyết đã dừng bước ngay khi chuyến tàu đưa nhân vật chính đến vùng đất có cái tên hư hư thực thực – Oklahama – chỉ vừa mới khởi hành...
Nước Mỹ (Kẻ mất tích) - tiểu thuyết đầu tiên, và hài hước nhất của Franz Kafka như tia sáng lẻ loi bên ngoài chùm tác phẩm đã trở thành huyền thoại vẫn thường được nhắc đến là Hóa thân, Vụ án và Lâu đài. E. L. Doctorow – nhà văn đương đại lớn hàng đầu nước Mỹ đánh giá đây là câu chuyện hiện đại, mang tầm tư tưởng lớn về nước Mỹ như một nơi chốn chưa ai từng thấy, trong một thời kỳ lịch sử không thể nhận dạng, vì nó được Kafka, dù chưa từng đặt chân đến Mỹ, viết nên từ những yếu tố thần thoại trong chính tâm trí thiên tài của ông
“Để nêu danh một nhà văn đã đặt dấu ấn sâu đậm lên thời đại của chúng ta không kém gì Dante, Shakespeare hay Goethe, thì với các thế hệ đương thời, đó nhất định là Kafka.” - W.H.Auden
Là sử gia hàng đầu thế giới về sử Việt và lịch sử Á Đông, với hàng trăm cuốn sách cùng khảo cứu đã được công bố bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp, nghiên cứu sử học của Giáo sư Nguyễn Thế Anh tỏa rộng theo nhiều chủ đề như “nghiên cứu lịch sử địa chất học, nông nghiệp, và khí hậu học; hệ tư tưởng và tôn giáo, bao gồm Phật giáo, Nho giáo, tín ngưỡng dân gian, và chủ nghĩa Marx; giao thương và thương mại; chiến tranh; quan hệ Trung-Việt; quan hệ giữa Việt Nam và phương Tây; lịch sử Đông Á và Đông Nam Á; lịch sử Hoa Kỳ; sử Việt nói chung: từ thế kỷ XV đến thế kỷ XX, đặc biệt nhấn mạnh triều Nguyễn và thời kỳ Pháp thuộc; và các nghiên cứu về lịch sử Việt Nam sau năm 1945”.
Nhiều khảo cứu có giá trị bằng tiếng Anh, tiếng Pháp của Giáo sư còn khá xa lạ với giới nghiên cứu sử học Việt Nam. Vì vậy, cuốn Việt Nam vận hội chính là kết quả bước đầu trong chặng dài nỗ lực tuyển tập và phiên dịch các bài khảo cứu đó. Số lượng bài được tuyển chọn trong sách tuy chỉ là một phần rất nhỏ trong số các công trình của ông, cuốn sách vẫn kỳ vọng bổ khuyết phần nào cho tình trạng thiếu sót về tài liệu cùng những thiên lệch trong quan điểm nghiên cứu lịch sử trên thế giới về Việt sử, đồng thời cung hiến cho độc giả góc nhìn rộng và khách quan hơn về các nghiên cứu sử Việt.
TÁC GIẢ:
Giáo sư Nguyễn Thế Anh sinh năm 1936, từng là Viện trưởng Viện Đại học Huế (1966-1969), Trưởng ban Sử học, Đại học Văn khoa Sài Gòn (1969-1975).
Rời khỏi Việt Nam năm 1975, sau một thời gian ngắn cộng tác với Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) và làm Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Harvard (Hoa Kỳ), ông làm Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp tại Paris.
Ông được trao trọng đứng đầu Trung tâm Lịch sử và Văn minh khu vực bán đảo Đông Dương thuộc École Pratique des Hautes Études - EPHE, Đại học Sorbonne, Paris, và được vinh danh là Giáo sư Ưu tú của Trường Cao học Khảo cứu này.
Ông là thành viên trong ban biên tập các tạp chí học thuật danh giá như Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, Bulletin de l'Ecole Française d'Extrême-Orient, Journal Asiatique, Journal of International and Area Studies, Moussons.
Với hàng trăm bài nghiên cứu chuyên sâu thuộc các chủ đề khác nhau, cùng vài chục đầu sách chuyên khảo bằng nhiều ngôn ngữ: Anh, Pháp và Việt, ông là thầy dạy của nhiều nhà nghiên cứu sử học tầm cỡ trên thế giới hiện nay, đồng thời là tấm gương đáng kính trọng đối với các thế hệ hậu sinh nghiên cứu sử học sau này.
Câu hoa dẻ đứng trên sườn đồi, bên cạnh con đường đất đỏ. Rễ cây bám chặt vào sỏi đá, thân cây cao gần chục mét, nhô hẳn khỏi đỉnh đồi, giống như một thứ cọc tiêu cho những người đi xa trở về làng Hóp. Tuy vậu cành hoa dẻ vẫn từ cao rủ xuống, che mát một vùng gốc mọc đầu những có thanh hao và cỏ tế quấn vào nhau làm thành một cái bãi kín đáo mà người làng này thường gọi là cái bới. Hoa dẻ nở thành từng chùm, mỗi cánh hoa như mỗi một ngón tay mảnh mai khum lại giữ lấy hương hoa thơm mà chỉ có những ngọn gió trung du mới mang đi được. Từng thế hệ người làng Hóp đã lần lượt nô đùa ở đâu, tung tăng chạy đuổi và hẹn hò.
Chẳng khác gì những năm tháng cũng chạy đuổi theo nhau trong khi hoa dẻ vẫn vô tư và lặng lẽ thơm vào từng cuộc đời, đi theo từng mối tình, nhất là những mối tình dang dở.
Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng
Ấn bản này của Nhã Nam được thực hiện theo bản in “Những ngày thơ ấu” của NXB Đời Nay năm 1940, chỉ sửa một số cách viết cho phù hợp với quy tắc chính tả hiện nay như “theo dõi” thay cho “theo rõi”, “trầy trật” thay cho “chầy chật”… Các ảnh minh họa trong sách được lấy lại trong các truyện của Nguyên Hồng đã đăng trên báo Ngày Nay.
Cầm bút khi chưa có nhiều kinh nghiệm sáng tác, lại đúng lúc văn đàn đang bày chật nhiều câu chuyện tả thực, Nguyên Hồng chỉ lựa chọn cách kể lại tường tận câu chuyện gia đình mình mà đã có vị thế của nhà văn tả chân, nhưng Những ngày thơ ấu không bị sa vào thói quen bi kịch hóa những khốn khổ nhân sinh như văn học tả chân hay đề cao. Trái lại, Những ngày thơ ấu lấp lánh niềm vui sống trong những điều nhỏ nhặt.
TÁC GIẢ:
Nguyên Hồng (1918 – 1982) tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ra trong một gia đình công giáo ở Nam Định, mồ côi cha từ khi 12 tuổi. Ông viết văn từ rất sớm, hướng về những con người cùng khổ trong xã hội thành thị Việt Nam đương thời. Ngay từ khi mới cầm bút, ông đã gây tiếng vang trên văn đàn với Bỉ vỏ (Giải thưởng phóng sự tiểu thuyết năm 1937 của Tự Lực văn đoàn) và Những ngày thơ ấu (tự truyện, 1938). Nguyên Hồng giữ một vị trí đặc biệt trong văn học Việt Nam hiện đại: ông được coi là nhà văn chân chính của “những người khốn khổ”.
Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyên Hồng:
- Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1937)
- Những ngày thơ ấu (tự truyện, 1938)
- Hơi thở tàn (tiểu thuyết, 1943)
Cô Bé Fadette bị mang tiếng xấu trong cả tổng. Người ta bảo nhau con bé xấu xí và láo lếu ấy còn là một đứa phù thuỷ. Mồ côi cha, cô lớn lên trong sự đùm bọc của bà ngoại, một bà lão già nua, cay nghiệt, bị người đời xa lánh. Mọi người ở Cosse, từ gài tới trẻ đều coi khinh cô. Thế mà Landry, chàng trai "giỏi giang tuấn tú" trong làng lại say đắm phải lòng chính cái cô bé "man dại" ấy, rồi tình yêu cũng bùng lên trong lòng Sylvinet, người anh sinh đôi của Landry, người đã từng ghét cô cay đắng...
Nhận định
“Cô bé Fadette tụng ca lòng kính Chúa, trân trọng thiên nhiên, trí tuệ và tình yêu. Đó cũng là bài học đúc kết từ cuộc sống: đánh giá con người không thể dựa vào dáng vẻ bề ngoài, giàu nghèo không làm nên hạnh phúc và tình yêu thật khó kiếm tìm. Điều mong ước chưa từng thỏa nguyện của Geogre Sand chính là đây, một tình yêu vĩnh cửu” – Pocket
“Câu chuyện về hai anh chàng sinh đôi và một con bé vô giáo dục. Một tiểu thuyết trong đó tác giả chất chứa cả sự thấu hiểu cuộc sống nông thôn lẫn tuổi trẻ của chính mình.” - SDM
“Ấm áp, dí dỏm và thông thái... một cuốn sách rất nên đọc.” The Bookseller
“Cảm động, sâu sắc và đầy lạc quan.” School Library Journal
“Raymie - Nữ hiệp mộng mơ là một câu chuyện thông thái và đẹp đẽ đến mức tôi thấy mình phải ngừng lại nhiều lần để nghiền ngẫm các câu, kinh ngạc trước khả năng truyền tải thật nhiều ý tưởng sâu sắc của Kate DiCamillo.” Belfast Telegraph
“DiCamillo cho thấy nỗi buồn chìm dưới cuộc sống cũng có thể được khảm đầy hy vọng và niềm vui, và đã làm điều đó theo một cách thật đúng đắn đến nỗi các em sẽ thấu hiểu và nhớ mãi.” Booklist
NỘI DUNG:
Cha bỏ đi cùng một phụ nữ khác,
Mẹ thì ngồi lì trong phòng,
Và cô bé có một kế hoạch,
Một câu chuyện về những việc làm tốt, tình bạn và lòng dũng cảm đến từ tác giả Kate DiCamillo!
TÁC GIẢ:
Kate DiCamillo được chọn làm Đại sứ Văn học Thiếu nhi Quốc gia Mỹ năm 2014-2015. Bà đã nói về sứ mệnh được giao và sức mạnh của tiểu thuyết như sau, “Khi chúng ta cùng nhau đọc, chúng ta gắn kết với nhau. Cùng nhau, chúng ta khám phá thế giới. Cùng nhau, chúng ta thấu hiểu nhau.”
Sinh ra ở thành phố Philadelphia, Kate DiCamillo hiện sinh sống ở Minneapolis. Bà viết đều đặn mỗi ngày hai trang, năm ngày mỗi tuần.
Các tác phẩm khác đã được Nhã Nam xuất bản:
Chuyến phiêu lưu diệu kỳ của Edward Tulane
Con voi của nhà ảo thuật
Chuyện Despereaux
Những cuôc phiêu lưu sáng chói sủa Flora và Ulysses
Ở Hà Nội, quán nước chè và quán bia hơi giống như một sự nối dài các không gian cộng đồng. Các địa điểm này tập trung tinh thần những giai thoại “người Bắc có lý luận”, khi người uống bia hơi và nhấp chén trà không say cồn mà say giành phần thắng trong tranh cãi. Cái dồn nén của những khát vọng không thành, những “Chí lớn chưa về bàn tay không”, tìm thấy chỗ xả ra, nhưng không đến độ nặng đô như rượu quốc lủi hay brandy. Chúng nhè nhẹ thôi, những tâm sự vặt đồng điệu với những thức quà vặt ấy.
Nguyễn Trương Quý từ lâu đã xác lập mình là nhà văn của Hà Nội, người say mê ghi lại những trầm tích quá vãng cả trong đời sống vật chất lẫn thế giới tinh thần. Những ghi chép đi vào các ngách hẹp quanh co nhỏ tưởng như mất hút nhưng sau cùng lại dẫn tới một bức tranh Hà Nội rộng lớn không chỉ theo chiều không gian mà cả chiều thời gian. Hà Nội bảo thế là thường cùng với nhiều cuốn sách khác của Nguyễn Trương Quý góp phần làm nên một định nghĩa về Hà Nội, cố định những giá trị, để Hà Nội dù trở nên hiện đại vẫn là một đô thị có hồn cốt riêng.
VỀ TÁC GIẢ:
* Sinh ra và sống tại Hà Nội.
* Tốt nghiệp kiến trúc sư. Hiện viết văn, vẽ tranh, làm đồ họa và truyền thông
* Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2019
GAY TRONG LOAY HOAY là tập hợp những câu chuyện về thế giới của những gã trai đồng tính. Họ khao khát được yêu thương, khao khát được sống thật với chính mình, được xã hội công nhận như một người bình thường.
Cuộc sống vốn dĩ không dễ dàng, với những người khác biệt, việc sống và hòa nhập với xã hội càng khó khăn hơn. Họ không được lựa chọn nơi sinh ra, không được lựa chọn giới tính của chính mình, nhưng họ vẫn mong muốn được lựa chọn cách sống để bản thân hạnh phúc.
Hãy tạm gác qua những định kiến và đọc cuốn sách này, bạn sẽ thấu hiểu cuộc sống của người đồng tính khó khăn đến nhường nào, từ đó có thể mở rộng vòng tay bao dung, đón nhận và yêu thương chính con người thật của họ.
“Một câu chuyện phiêu lưu hồi hộp khiến độc giả cứ đọc mãi không ngừng.” – ALA Booklist
“Các độc giả tuổi teen sẽ nhìn thấy hành trình trưởng thành của chính mình trong những chật vật và nỗi nghi ngại bản thân của nhân vật chính.” - Voice of Youth Advocates
“Cuốn sách chắc chắn sẽ làm hài lòng những độc giả từng băn khoăn không biết liệu có những giấc mơ hoang dại nào trong đầu chú mèo cưng nhà mình.” - Publisher’s Weekly
Bão nổi là cuốn sách thứ tư trong bộ Mèo chiến binh (2003-2004) của tác giả Erin Hunter. Bộ truyện giành được nhiều phản hồi tích cực, được dịch ra hơn 20 thứ tiếng và có lực lượng người hâm mộ hùng hậu trên khắp thế giới.
GIỚI THIỆU SÁCH:
CHỈ CÓ LỬA MỚI CÓ THỂ CỨU ĐƯỢC TỘC CỦA CHÚNG TA…
Tên phản trắc Móng Hổ đã bị đuổi khỏi tộc Sấm, nhưng Tim Lửa không tài nào rũ bỏ được cảm giác ông ta vẫn còn lẩn khuất trong khu rừng, chờ đợi cơ hội trả thù. Nhưng đó không phải mối lo duy nhất chú phải đối mặt trong những tháng hè đầy nắng, bởi trước mắt chú là những điềm gở cứ treo lơ lửng trên đầu, cậu nhóc tập sự bất kham và một tộc trưởng hoàn toàn sụp đổ trước cú sốc về niềm tin quá lớn.
TÁC GIẢ:
Erin Hunter là bút danh chung của nhóm bảy tác giả gồm Victoria Holmes, Cherith Baldry, Kate Cary, Tui Sutherland, Gillian Philip, Inbali Iserles và Rosie Best. Họ được tình yêu động vật và sự quyến rũ mê hoặc của thế giới thiên nhiên hoang dã dữ dội truyền cảm hứng. Ngoài Mèo chiến binh, Erin Hunter còn là tác giả của hai bộ truyện bestseller khai thác chủ đề động vật là Seekers và Survivors.
Câu chuyện xảy ra vào cái năm nhà văn Pháp Flaubert đang viết Salammbo; đêm trước khi đất nước Hoa Anh Đào chìm trong khói lửa chiến tranh và ngôi làng nọ trở thành một tàn tích không hơn. Hervé Joncour được kỳ vọng trở thành một sĩ quan quân đội, nhưng rồi anh lại sống bằng nghề buôn bán trứng tằm.
Những chuyến du hành diệu vợi của Herve Joncour từ thị trấn Lavilledieu ở miền Nam nước Pháp đi đến – bộ hành, bằng ngựa, bằng tàu lửa, bằng tàu thủy – một ngôi làng bí ẩn ở đất nước Nhật Bản – ngôi làng mà những lữ khách phương xa phải chịu để cho kẻ lạ bịt mắt dẫn tới – để tìm mua trứng tằm duy trì nghề chăn tằm dệt lụa. Ở đó, anh phải lòng người thiếp của vị lãnh chúa Nguyên Mộc để rồi cả cuộc đời chìm trong ám ảnh về “đôi mắt không có dáng phương Đông” đó.
Lụa, nguyên tác tiếng Ý là Seta, được in lần đầu tiên vào năm 1996. Sau khi phát hành, Seta trở thành một hiện tượng văn học ở châu Âu, một bestseller quốc tế, gặt hái thành công từ giới phê bình đến công chúng: chỉ riêng châu Âu, con số bán được đã lên đến 700.000 cuốn trong vòng hai năm đầu tiên 1996 - 1997.
Seta được dịch sang 37 thứ tiếng, tính đến năm 2013, riêng ở Mỹ có hai bản dịch lần lượt vào năm 1997 và 2006. Dịch phẩm tiếng Việt của Quế Sơn (dịch từ bản tiếng Pháp (Soie), in năm 1997, có tham khảo nguyên tác tiếng Ý từ ấn bản 1996), được nhà xuất bản Trẻ giới thiệu lần đầu năm 2000. Sau đó, Việt Nam cũng đã có một bản dịch khác được ấn hành năm 2007.
Sau 20 năm, ấn bản Lụa năm 2021 do Phanbook phát hành đã có nhiều chỉnh lý mới sau khi dịch giả Quế Sơn đã bỏ nhiều thời gian rà soát lại bản dịch tiếng Việt với bản Seta in năm 2013 của nhà xuất bản Feltrinelli.
Việc bỏ ròng rã 20 năm để nhuận sắc cho một bản dịch dày chưa đến 150 trang của một tác phẩm nổi tiếng đã là một cuộc du hành ý nghĩa đối với dịch giả. Cuộc du hành ấy gặp gỡ chính tinh thần du hành bên trong tác phẩm văn chương đầy duy mỹ này.
VỀ TÁC GIẢ ALESSANDRO BARICCO:
Alessandro Baricco là nhà văn, đạo diễn, nhà nghiên cứu âm nhạc nổi tiếng người Ý.
Trong lĩnh vực văn chương, ông gây chú ý với tiểu thuyết đầu tay Castelli di rabbia (1991). Sau đó, ông viết đều và xuất bản những tiểu thuyết đầy dấu ấn: Noveccento. Un monologo (1994), Senza sangue (2002), Questa storia (2005) hay La Sposa giovane (2015),…
Tác phẩm đặc trưng nhất cho lối viết của Baricco là Lụa (tiếng Ý: Seta). Tác phẩm này đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và đã đưa tên tuổi ông đến với bạn đọc thế giới, trở thành sách bán chạy trên toàn cầu.
Năm 2017, Seta được đạo diễn Francois Girard dựng thành phim điện ảnh đáng chú ý.
Alessandro Baricco đã nhận các giải thưởng danh giá: Prix Médicis étranger (Pháp), Selezione Campiello, Viareggio, Palazzo al Bosco (Italy),…
Người Kép Già - Truyện Ngắn Và Vừa Kim Lân (Với 18 Minh Họa Của Thành Chương)
Người kép già bao gồm những truyện ngắn và vừa của nhà văn Kim Lân mà tôi đã đọc những truyện này và có truyện đọc rất nhiều lần. Nhưng ấn bản lần này vẫn làm tôi ngập tràn cảm hứng và chìm sâu trong suy tưởng khi đọc lại. […] Những tác phẩm trong cuốn sách này của ông là những câuchuyện đời sống của gần một thế kỷ trước. Nhưng tất cả vẫn nhưvừa diễn ra. Ngôn ngữ và những thông điệp chứa đựng bên trongnhững câu chuyện của ông vẫn rực ấm như một dòng máu chảytrong cơ thể thời gian mà những người đương thời đang sốngtrong đó. Mọi hình thức xã hội luôn thay đổi nhưng bản chất củakiếp người không thay đổi, mọi ngôn ngữ có thể thay đổi nhưngbản chất của tình yêu thương con người và cái Thiện không hềthay đổi. Văn chương của nhà văn Kim Lân thuộc về những điềukhông thể thay đổi ấy. Ông đã chạm vào cái lõi của kiếp nhânsinh và ông cũng sống trong cái lõi của mọi kiếp nhân sinh vìvậy ông còn mãi đến bây giờ.
Ấn phẩm mới mang tên Người kép già có một điều vô cùng đặc biệt. Đó là những phụ bản của họa sỹ danh tiếng Thành Chương. Họa sỹ Thành Chương là con trai nhà văn Kim Lân. Nhưng không phải vì lý do đó mà họa sỹ đã vẽ những phụ bản hiện đại nhưng lại chứa đựng tinh thần của những câu chuyện cha mình đã viết kể cả những câu chuyện từ khi họa sỹ chưa ra đời. Giữa hai văn bản khác nhau của chữ và màu sắc, hình khối,
Trích Lời giới thiệu của nhà văn Nguyễn Quang Thiều
Thông tin tác giả:
Kim Lân (1920-2007) là nhà văn Việt Nam thành danh trước Cách mạng Tháng Tám. Ông tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, nay là phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1942, Kim Lân trình làng truyện ngắn đầu tay Đứa con người vợ lẽ, từ đó nhanh chóng xác lập tên tuổi trên văn đàn và trở thành cây bút quen thuộc của các tờ Trung Bắc chủ nhật và Tiểu thuyết thứ bảy. Các sáng tác của ông chủ yếu khắc họa bối cảnh xã hội hiện thực Việt Nam đương thời và tái hiện một cách sống động các sinh hoạt văn hóa, thú chơi ở thôn quê Bắc Bộ thuở trước. Một số truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân là Làng, Vợ nhặt, Người kép già… Ở lứa tuổi xế chiều, Kim Lân bắt đầu bén duyên với phim điện ảnh. Các vai diễn để đời của ông là vai Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy và vai Lý Cựu trong phim Chị Dậu.
Năm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật vì những đóng góp cho nền văn học nước nhà.
Lấy bối cảnh thời Nội chiến và tái thiết với các cuộc chiến ác liệt, những mâu thuẫn sâu sắc về chính trị, xã hội và cảnh đói nghèo sau chiến tranh, Cuốn theo chiều gió kể về Scarlett O’Hara, cô tiểu thư mắt xanh với dòng máu Ireland kiêu hãnh. Từ cô thiếu nữ mười sáu tuổi sống trong nhung lụa, bồng bột theo đuổi tình yêu, Scarlett đã đi qua những tháng ngày tuyệt vọng nhất, nếm trải mất mát, để cứu lấy mảnh đất Tara thân yêu, cứu lấy gia đình. Nhưng mặc cho phong ba bão táp của cuộc đời, nàng vẫn giữ đó niềm lạc quan vô tận. Và giữa thời thế loạn lạc, bên cạnh nàng vẫn có một Rhett Butler ngang tàng và bất cần nhưng luôn dành cho Scarlett tình yêu và sự dung túng, một Melanie Hamilton dịu dàng thương mến đã đồng hành với nàng qua mọi đau thương, cũng như một Ashley Wilkes hiền hòa luôn đắm chìm trong hoài niệm. Tất cả họ đã sống, đã yêu và đã tạo nên những hình tượng văn chương bất hủ, xóa nhòa mọi chuẩn mực, khiến người đọc vừa yêu vừa ghét, vừa nhớ mãi không quên.
Là một trong những tác phẩm được yêu thích nhất mọi thời đại, Cuốn theo chiều gió đã họa nên một giai đoạn lịch sử bi tráng của nước Mỹ, cả trong huy hoàng phồn vinh lẫn lụi tàn suy kiệt, để thấy ở đó con người với tất cả ưu, khuyết, và tình yêu với tất cả trẻ trung, khờ dại, có lúc lạc đường vì hư ảo, nhưng sau cùng vẫn luôn là tình yêu.
Ở Việt Nam, Cuốn theo chiều gió đã được biết đến từ lâu và là một trong những tiểu thuyết được nhiều người tìm đọc và yêu mến. Trong số các bản dịch quen thuộc của tác phẩm này, bản dịch của dịch giả Vũ Kim Thư là bản dịch phổ biến nhất, vừa phóng khoáng lại vừa uyển chuyển, tình cảm. Vì lẽ đó, trong lần in này Đông A xin được giới thiệu lại với độc giả bản dịch của ông dựa theo bản in đầu tiên vào năm 1974 của Nhà xuất bản Đất Sống, đồng thời chúng tôi cũng tiến hành biên tập và dịch bổ sung một số chỗ bị thiếu so với bản gốc để có được một ấn phẩm trọn vẹn và chỉn chu. Ngoài ra, cuốn sách có thêm phụ bản Một số hình ảnh trong phim Cuốn theo chiều gió của đạo diễn Victor Fleming công chiếu năm 1939 và tặng kèm bookmark.
Thông tin tác giả: Margaret Mitchell (1900 − 1949)
Qua đời vì tai nạn giao thông khi mới bốn mươi tám tuổi, cả đời Margaret Mitchell chỉ xuất bản một tác phẩm duy nhất, được viết ra “có lẽ vì buồn chán”, đó chính là tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió (1936). Phải nghỉ ngơi dài kỳ do bị thương ở mắt cá chân, cô ký giả hai mươi lăm tuổi của tạp chí The Atlanta Journal đã đặt bút mở đầu thiên truyện về thời kỳ Nội chiến mà cô vốn rất hứng thú, rồi bỏ ra mười năm tiếp theo đọc hàng nghìn tài liệu để hoàn thành tác phẩm với những chi tiết dựa theo lịch sử vô cùng tỉ mẩn. Chỉ trong vòng sáu tháng sau khi ra mắt, cuốn sách đã bán được hơn một triệu bản, đưa cái tên Margaret Mitchell vụt sáng giữa văn đàn và đem về cho nữ nhà văn giải thưởng Sách Quốc gia (1936) cùng giải Pulitzer (1937) cho thể loại hư cấu. Cuốn theo chiều gió cũng được chuyển thể thành bộ phim kinh điển cùng tên (1939) và được tạp chí Le Monde bình chọn là một trong một trăm cuốn sách hay nhất thế kỷ 20 (1999).
Nhận xét về tác phẩm:
“Không bàn cãi gì nữa, một trong những tiểu thuyết đầu tay đáng chú ý nhất ra đời dưới một ngòi bút Mỹ. Cũng là một trong những tiểu thuyết tuyệt diệu nhất. Thậm chí có thể nói, chưa có tác phẩm nào xuất sắc hơn về khả năng tự sự trong địa hạt tiểu thuyết Mỹ.” - The New York Times
“Mê hoặc và khó quên! Cuốn sách xuất chúng, cuốn sách phi thường, cuốn sách đi vào miền bất hủ!” - Chicago Tribune
“Không chỉ là một chuyện tình vĩ đại, Cuốn theo chiều gió còn là một trong những tiểu thuyết phản chiến có tầm ảnh hưởng nhất. Thuật chuyện từ góc nhìn của những phụ nữ bơ vơ giữa thời cuộc, Margaret Mitchel đã khắc họa tài tình sự tang thương và hoang tàn mà chiến tranh gây ra cho cả vùng đất và con người miền Nam.” - Fannie Flagg
Biên tập viên B, một kẻ cô độc ích kỷ bị ám ảnh bởi mối tình quá vãng và những bản thảo vĩ đại. Bị sức mạnh của thực tế tầm thường phá hủy, anh tự cô lập mình trong trụy lạc và phản bội. B mong được lấp đầy trái tim trống rỗng, nhưng lại chọn ở một mình. Chênh vênh đứng bên lằn ranh của quá khứ và thực tại, của mơ mộng và hiện thực, B muốn tìm kiếm một chỗ đứng, mong có được một vị thế, đạt được thành tựu nào đó với chữ nghĩa, khẳng định bản sắc trong một thế giới xa lạ, nhưng rồi anh lại đứng về phía cô độc nhảy vào hố sâu tan vỡ, tự đưa mình xuống tận cùng của vực thẳm, tự đẩy nhanh khoảnh khắc của chính mình…
Nhà khoa học trẻ Dorpat tài năng, đang thực hiện một chuyến nghiên cứu thực địa để xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Vân Nam. Nhưng rồi chính sự đồi bại của người chính quốc tại thuộc địa, tư tưởng bè phái và thói quen xu nịnh của giới cổ cồn trắng Pháp ở Đông Dương - những thành phần tạo nên sự bại hoại của bộ máy cầm quyền, vùi dập những người có năng lực, đánh bóng những kẻ hèn nhát, tài năng khoa học trở nên nhỏ bé và bất lực khi đứng trước sức mạnh khổng lồ của các cấp chính quyền móc nối với nhau cùng dã tâm xé nát bất cứ ai dám tiên phong, giống như một đàn chó hoang hung tợn, hễ phát hiện chút mùi ưu tú sẽ muốn người ta phải nản lòng bỏ cuộc mà cứ sủa không ngưng...
ĐANG CÓ cuộc sống khốn đốn ở tỉnh lẻ, một ngày kia Mattia Pascal bỗng phát hiện ra rằng mình được cho là đã chết. Anh nghĩ rằng đây chính là dịp để rũ bỏ ràng buộc cơm áo gạo tiền thường nhật, cơ hội để thoát khỏi số phận tầm thường của mình. Anh đến một thành phố mới, với một cái tên mới, một ngoại hình mới, một cuộc sống mới. Liệu đó sẽ là tự do hay bất hạnh? Thân phận đâu phải là thứ người ta có thể đơn giản mà đoạn tuyệt. Căn tính đâu phải là thứ dễ dàng từ bỏ. Phải chăng hạnh phúc không phải là được làm những gì mình thích, mà là luôn luôn thích cái mình làm?...
Với NGƯỜI CHUYỂN TÀU, ngòi bút của nhà văn đã hóa thành dao trổ, Christopher Isherwood như một điêu khắc gia thuần thành giới thiệu với công chúng pho ngẫu tượng độc đáo bậc nhất trong bộ sưu tập nhân vật văn chương - ngài Arthur Norris: một Đảng viên cánh tả có nết khổ dâm; lịch lãm phong lưu nhưng lại là một tay lừa đảo thành thần; nợ nần chồng chất nhưng lại rất ưa hưởng thụ xa hoa. Dõi theo những bước thăng trầm của ngài Norris giữa thành Berlin đang ngả màu phát xít, Isherwood đã hé lộ cho người đọc một nước Đức nhiễu nhương của thập niên 30, một dân tộc đang run rẩy trong gọng kềm sẵn sàng bóp nghẹt của kẻ độc tài…
Lịch triều tạp kỷ do Cao Lãng biên soạn, Xiển Trai con trai tác giả bổ sung, là một cuốn sử ghi chép khá toàn diện về giai đoạn lịch sử cuối thời Lê-Trịnh. Trong khoảng thời gian kéo dài hơn 100 năm, từ Lê Gia Tông năm Dương Đức thứ nhất (1672) đến Lê Mẫn đế năm Chiêu Thống thứ tư (1789), hầu hết các phương diện trong đời sống chính trị, xã hội ở Đàng ngoài đều được tác giả ghi nhận, từ các pháp lệnh được ban ra ở chính quyền trung ương, trong đó có vai trò chủ đạo của phủ chúa, đến các hoạt động của quan quân và dân chúng ở địa phương. Các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự được ghi chép một cách khá đầy đủ, kỹ lưỡng và sinh động.
Tuy là một cuốn sử do tư nhân biên soạn, nhưng với những ghi chép cung phu, nghiêm túc, có thể xem Lịch triều tạp kỷ như là cuốn sử tiếp nối pho Việt sử trục biên nằm trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Đó chắc chắn là nguồn sử liệu rất quý báu đối với bạn đọc hôm nay về giai đoạn lịch sử từ cuối thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII.
Cuốn sách gồm 6 tác phẩm Thơ, trên 20 tác phẩm hội hoạ, và những bài bình luận về Thơ và ký ức về cuộc đời cố tác giả của các nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình (Hoàng Cầm, Hoàng Hưng, Thuỵ Khuê, Đỗ Lai Thuý…).
Thiên Địa Hội An Nam
Cuối năm 1884, cuộc chiến tranh Pháp - Thanh đang đến hồi kịch liệt. Một trong những địch thủ của lực lượng viễn chinh Pháp là quân Cờ đen dưới quyền chỉ huy của Lưu Vĩnh Phúc – một thủ lĩnh khét tiếng người Hoa. Đạo quân ngoại bang này là tàn dư của nhiều tổ chức “Phản Thanh phục Minh” khác nhau từ Trung Hoa như Thái Bình Thiên Quốc, Thiên địa hội, Bạch liên giáo và những đám thổ phỉ từ biên giới phía Bắc tràn xuống An Nam vào thời nhà Nguyễn trên đà suy vi. Là đạo quân thiện chiến nhất trên chiến trường Bắc Kì lúc bấy giờ, chúng đã gây bao nỗi kinh hoàng cho người Pháp lẫn thường dân nước ta.
Với trang bị vũ khí vượt trội, quân Lê dương về sau đã đánh bật quân Thanh và đập tan những hội kín ở Bắc Kỳ, buộc chúng phải đầu hàng hoặc tháo chạy về cố quốc. Nhiều tên chỉ huy và những quân sư của chúng bị sa lưới. Các thầy phù thủy, pháp sư, đạo sĩ cùng những thành viên hội kín lúc tháo chạy còn mang theo những bản đồ cổ, thư tịch, bùa chú... Người Pháp đặc biệt chú ý đến những tài liệu của Thiên địa hội bởi có nhiều manh mối kho báu bí ẩn của người Hoa từ xa xưa ở An Nam. Những tù binh được quân Pháp phân loại rồi mang về căn cứ chỉ huy đóng tại Hoàng thành Thăng Long để thẩm tra. Tuy nhiên, những chiến binh gan lì dày dạn trận mạc không dễ bị khai thác. Song hành với tra tấn, người Pháp dốc sức giải mã tài liệu nhưng cũng không thu được kết quả gì từ những tạo vật mang màu sắc Phương Đông huyền bí, trong đó có một cuốn kinh Phật khá đặc biệt. Có học giả cho rằng cuốn kinh này là của một tu sĩ người Hoa dùng để đánh dấu những ngôi mộ cổ của các quan lại nhà Đường sang cai trị thời Bắc thuộc. Có người nói cuốn kinh chứa danh sách những ngôi chùa An Nam có căn cứ của Thiên địa hội. Lại có người cho rằng đó là bộ mật mã kho báu thời Trần. Vốn đang săn lùng kho báu ở thuộc địa, không có thứ gì tạo hứng thú cho những nhà thám hiểm Pháp hơn những tài liệu kia. Người Pháp có thêm cơ sở để tin kho báu thời Trần đang trong tay Thiên địa hội. Một mật lệnh truy nã thành viên hội này được toàn quyền Đông Dương phê chuẩn tức thì. Những trận càn quét, truy lùng và bắt bớ đồng loạt diễn ra khắp An Nam.
Thời gian không chiều lòng người. Việt Minh tràn về Thủ Đô như thác lũ cuốn trôi các lực lượng ngoại bang đồn trú. Cuốn kinh Phật bí ẩn đó đã biến mất khỏi Hoàng thành mang theo những thuyết âm mưu dang dở. Chiến dịch truy tìm kho báu của người Pháp tưởng như đã khép lại nhưng có một sự kiện xảy ra. Sau non một thế kỉ, cuốn kinh Phật đột ngột xuất hiện tại Hà Nội trong tay một nhà sưu tầm cổ vật – hậu duệ của một nhà cai trị người Pháp.
Tác giả
- Tác giả: Giản Tư Hải
- Năm 2010, anh xuất hiện khi nhận giải thưởng cuộc thi “Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống” với tiểu thuyết trinh thám đầu tay Ổ buôn người.
- Anh theo đuổi dòng trinh thám mật mã – biểu tượng có tính lịch sử với tác phẩm Mật mã Champa rất được độc giả đón nhận. Tiếp đó là cuốn Minh Mạng mật chỉ xuất bản 2018.
"Những chi tiết rất nhỏ, những câu chuyện đời thường, sau khi đã trở thành quá khứ thì đều đẹp và đáng trân trọng biết bao nhiêu... Một cuốn sách thức tỉnh độc giả về những điều tốt đẹp mà mình đã quên đi mất."
(Diễn viên, NSƯT Chiều Xuân)
Đã bao lâu rồi bạn chưa dọn nhà? Những món đồ từ xưa xửa xừa xưa, càng dọn nhiều lại càng mất thời gian nhìn lại. Trong những chiếc thùng carton chồng chất lên nhau không theo trình tự nào, có thể là những tấm ảnh phim phai màu in dấu tuổi trẻ cuồng nhiệt, vài cuốn băng cassette chứng kiến tuổi trưởng thành, hay xa hơn nữa là một món đồ chơi gắn bó với ta thời ấu thơ…
Một cuốn sách mới tên là "CŨ" của tác giả Nick M., bao gồm chuyện về những món đồ vật cũ, những thói quen cũ, những mối quan hệ cũ và đặc biệt là những cảm giác cũ mà gần như không còn tồn tại hoặc đang dần biến mất trong một thế giới phát triển không ngừng.
TÁC GIẢ:
NICK M.
Một cư dân của thế hệ Millennials.
Hiện là một cái nhà kho tự do.
Sách đã in:
1987 (2017)–Chủ biên
1987+: 30 chưa phải là Tết (2018)–Chủ biên
Balô trên thảm đỏ (2018)–Tác giả
Lưu trữ đám mây:
Facebook: ngoc.nickm
Trong tập 2 tiểu thuyết Người Sao Chổi: Cuộc nổi dậy của Robot, Thành - cậu bé " siêu năng lực" tiếp tục sứ mệnh của một người hùng bất đắc dĩ.
Lần này, đối thủ của cậu là đội quân robot hùng hậu tràn đến từ Sao Hỏa với âm mưu bá chủ thế giới. Chúng mang sức mạnh vô địch, có khả năng “bẻ gãy” mọi loại vũ khí tối tân. Rất nhanh chóng, chúng đã xâm chiếm hòn đảo Bông Lúa, khiến Ai Cập thất thủ và toàn thế giới tê liệt. Cùng lúc đó, tại bờ biển của Việt Nam, những con robot khổng lồ bất ngờ bừng tỉnh, trỗi dậy, đe dọa sự an nguy của đất nước.
Không còn cách nào khác, Thành và các cư dân siêu năng lực của thị trấn Trên Không như Người Siêu Tốc, Người Điều Khiển Sắt, Người Mắt Tinh, Người Vô Hình... đã can đảm lao vào cuộc chiến khốc liệt diễn ra trên khắp thế giới, từ Việt Nam đến London, San Francisco, và cả Giza - thành phố Kim Tự Tháp, dù biết mình ở thế “dưới cơ”. Kẻ thù mà họ phải chống trả bị “giật dây” và điều khiển bởi một kẻ vô cùng hùng mạnh, vô cùng thâm hiểm, vô cùng tàn bạo, không rõ lai lịch và luôn ẩn mình trong bóng tối.
Được sự trợ giúp của Hiệp sĩ Áo Đen bí ẩn cùng các vị thần Ai Cập cổ đại, được thanh gươm Excalibur của vua Arthur chọn làm chủ và sở hữu thêm những siêu năng lực mới, liệu Thành và những người hùng thầm lặng của thị trấn Rừng Sác có thể chiến thắng trong cuộc chiến không cân sức?
Trong cuộc chiến này, họ buộc phải thắng nếu muốn cứu thế giới!
Thân gửi Sở thú là một trong những cuốn sách tranh kinh điển của thế giới, đã tròn 25 năm tuổi và vẫn luôn là một cuốn sách yêu thích của nhiều thế hệ độc giả nhí. Cuốn sách đặc biệt dành riêng cho trẻ từ 0-3 tuổi, với các mẫu câu và từ vựng đơn giản, sử dụng cấu trúc lặp. Điểm đặc biệt thú vị ở Thân gửi Sở thú là những miếng lật đem lại những bất ngờ thú vị cho các bé. Cuốn sách không chỉ giúp tăng cường vốn từ vựng thông qua việc đọc, mà còn thông qua các hoạt động chạm và cảm nhận.
Sách được làm đúng chuẩn nước ngoài, bìa cứng, bế tròn, miếng dán lật êm khít, màu tươi, không độc.
Mỗi người Việt Nam mang trong mình một Cách mạng tháng Tám. Trong trí nhớ nhiều người đấy là thời điểm quân phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh vô điều kiện, với những người khác sự kiện vua Bảo Đại thoái vị là không thể nào quên. Đấy là giai đoạn có cuộc mít tinh gây chấn động trước Nhà hát Lớn Hà Nội, chính phủ Trần Trọng Kim tỏ ra bất lực tại Huế và hàng nghìn người náo nức kéo về quảng trường Norodom tại Sài Gòn để nghe phát thanh đón Lễ Độc lập.
Gió bụi đầy trời là tiểu thuyết đầy tham vọng của nhà văn Thiên Sơn nhằm tái hiện lại một cách đầy đủ, khách quan nhất có thể về một trong những giai đoạn lịch sử đầy biến động của Việt Nam. Bước ra từ quá khứ là những sự kiện thật, những con người thật đã được tiểu thuyết hóa để cố gắng lấp đầy những khoảng trống mà lịch sử để lại. Đối với Thiên Sơn tiểu thuyết không chỉ là trò chơi vì văn chương cũng chính là tư tưởng. Gió bụi đầy trời không chỉ là thành quả của hai năm lao động chữ nghĩa nghiêm túc mà quyển sách đã định hình từ hơn hai mươi năm trước, khi tác giả là một sinh viên mới ra trường và bắt đầu băn khoăn về những ngày tháng Tám.
"Thiên Sơn đem đến một cái nhìn rất gần, khá cụ thể, chi tiết cho những sự kiện lịch sử đã quen, đi sâu vào hành trạng và suy nghĩ của nhiều nhân vật lịch sử." - Giáo sư Trần Đình Sử
"Yêu nước và phải đoàn kết tất cả các lực lượng trong nước vì lợi ích chung của dân tộc, tác giả đã làm nổi bật lên tư tưởng này của Hồ Chí Minh trong cuộc Cách mạng tháng Tám xuyên suốt tác phẩm." - Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
"Gió bụi đầy trời một mình một lối. Nó có một thứ mà từ lâu khá hiếm trong văn chương Việt: Tầm vóc tư tưởng, chiều sâu của những suy nghĩ đa chiều về thực tại. Câu chuyện lịch sử trong Gió bụi đầy trời không hề rơi vào sơ lược theo kiểu ý thức hệ." - Phó giáo sư Phạm Xuân Thạch
"Cuốn sách này góp một phần nhỏ phục hồi những ký ức lịch sử về một giai đoạn quan trọng trong lịch sử hiện đại. Tôi đã cố gắng để khách quan nhất có thể, công bằng nhất có thể, và hy vọng với mỗi người đọc, trên cơ sở hiểu thấu cội nguồn của một giai đoạn lịch sử sẽ có cách suy nghĩ và hành xử hợp lý." - Nhà văn Thiên Sơn
TÁC GIẢ:
Thiên Sơn, tên thật là Nguyễn Xuân Hoàng, sinh năm 1972 tại Nghệ An, từng theo học chuyên ngành Văn học thuộc khoa Ngữ Văn ở trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ 1991 đến 1995. Hiện tại tác giả đang công tác tại tạp chí Điện ảnh ngày nay và cũng là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam.
Ngay cả những người quen thuộc với lịch sử Việt Nam vẫn sẽ thấy kinh ngạc với truờng hợp lạ kỳ của bà Nhu. Monique Demery đã lần ra dấu vết của Bà Rồng quyền lực, nguời đã thú nhận mình yếu đuối và cõi lòng tan nát nhưng không nhận trách nhiệm về vai trò của mình trong cuộc chiến tranh đã hủy hoại nhiều cuộc đời của đất nước bà và của người Mỹ.
Elizabeth Becker
------------------------
Một cuốn sách thật sự ấn tượng! Demery đã thâu tóm sống động cuộc đời và thời đại của một trong những nhân vật lạ lùng nhất của Việt Nam. Với lối kể lôi cuốn, sự nghiên cứu tường tận tư liệu từ các nguồn tiếng Pháp, tiếng Việt, và tiếng Mỹ - bao gồm những bài phỏng vấn với bà Nhu - quyển sách của Demery giờ đây là tiêu chuẩn cho việc tìm hiểu về quyền hành văn hóa trong gia đình số một Việt Nam Cộng hòa.
Robert K. Brigham
------------------------
Đây là câu chuyên mới nhất chưa được kể về chiến tranh Việt Nam - cuốn tiểu sử đầy cuốn hút, riêng tư với kết cục bi thảm của bà Ngô Đình Nhu, Đệ nhất Phu nhân không chính thức của Việt Nam Cộng hòa, người mà quyền lực chính trị và bản tính sắt đá đã mang lại cho mình danh hiệu Bà Rồng. Cuộc đời bà đã khép lại trong cảnh lưu đày và cô liêu vào năm 2011. Monique Demery đã dành mười năm tìm hiểu về nhân vật Bà Rồng khó lường này. Kết quả của sự cần mẫn đó là một quyển sách hay vừa đậm chất học thuật vừa có thể đọc say mê như một câu chuyện bí ẩn thú vị.
David Lam
------------------------
Để hiểu được một phụ nữ - "bí ẩn lớn nhất của tạo hóa" - đã là điều vô cùng khó. Hiểu và nhận xét, đánh giá đầy đủ, chính xác về một phụ nữ lừng lẫy như bà Ngô Đình Nhu, còn là việc khó hơn bội phần!
Tôi không thể và không nên làm điều đó. Một cách ngắn gọn và chủ quan, tôi cảm thấy bà là một phụ nữ tài năng và mạnh mẽ hiếm có của Việt Nam trong thế kỷ 20. Sự chủ quan, kiêu ngạo, cùng một thể chế độc tài, gia đình trị, đã đưa bà và những người thân vào một số quyết định sai lầm, dẫn đến sự sụp đổ của một chế độ giờ được nhiều người nhìn nhận lại là dù sao cũng tốt nhất ở miền Nam từ 1954 đến 1975.
Nhà văn - Nhà báo Nguyễn Đông Thức
Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố gồm 36 bài viết về những câu chuyện gợi nhớ một Sài Gòn xưa: Con đường ký ức, Hồn đô thị, Nhà cổ ven đường, Tìm lại giấc mơ xưa, Nhiếp ảnh gia của nghệ sĩ Sài Gòn, Ban hợp ca Thăng Long, Một cuộc thi hoa hậu, Giai nhân một thuở... Những góc phố nhỏ Sài Gòn lần đầu tiên kể về chuyện đời của mình sau bao nhiêu năm tưởng chừng đã chìm sâu vào ký ức.
Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố sẽ ra ấn bản đặc biệt đẹp và trang trọng như một món quà tặng cho những Kiều bào về VN ăn tết, những độc giả lớn tuổi muốn lưu giữ những hồi ức đẹp của một Sài Gòn những thập niên 80.
=======
Không hẳn là một tập tản văn hay sách ảnh, càng không mang tính nghiên cứu, nhưng Sài Gòn - Chuyện Đời Của Phố lại chứa đựng rất nhiều hình ảnh, cảm xúc, đồng thời đầy ắp những tư liệu mới lạ.
Bất kể sự e dè lẽ ra phải có khi nhận xét về tác phẩm của "người nhà", tôi phải thừa nhận đây là một cuốn sách về Sài Gòn có giá trị và đáng đọc.
Tác giả không phải là nhà văn mà là một nhà báo. Vì vậy độc giả sẽ gặp phải đôi chút bất lợi, nhưng bù lại, được tận hưởng khá nhiều phần thưởng từ điều đó.
Bạn sẽ không tìm thấy những câu viết ngọt ngào về một "Sài Gòn chợt mưa chợt nắng" hay "những con đường có lá me bay". Không có những quán cà phê sang trọng và lãng mạn. Những cảm xúc không được bày ra trên câu chữ mà chỉ lẩn khuất đâu đó giữa những câu chuyện kể.
Đúng vậy, cuốn sách này đầy ắp những câu chuyện kể.
Với sự tò mò cố hữu và kinh nghiệm 30 năm làm báo, tác giả đã ghi lại được nhiều câu chuyện thú vị nhằm trả lời cho những câu hỏi mà chính bản thân anh, cũng như không ít người sinh sống ở Sài Gòn nhiều năm từng thắc mắc: người được đặt tên cho Ngã ba Ông Tạ là ai? Họa sĩ ký tên Duy Liêm trên những bìa nhạc tờ được yêu thích trước đây đã sống và làm việc như thế nào? Lịch sử một gia tộc đã và đang sống ở Sài Gòn suốt nhiều đời nay?...- Câu trả lời được ghi lại qua những cuộc gặp gỡ và trao đổi với các nhân chứng cụ thể chứ không chỉ nhờ tra cứu sách báo. Chính điều đó tạo nên giá trị về mặt tư liệu cho cuốn sách.
Và có thể, bạn sẽ nhận ra rằng người Sài Gòn không chỉ là những người đã ra đi, hay trở về, mà còn là những người ở lại và chưa bao giờ rời xa.
Người Sài Gòn, không chỉ là giới thượng lưu thường xuất hiện quanh những đoạn đường sang trọng khu quận Nhứt, mà còn là phần đông bình dân sống trong những con hẻm nhỏ ở Đa Kao, Thị Nghè, Phú Nhuận hay Chợ Lớn...
Người Sài Gòn, không chỉ là các nghệ sĩ nổi danh thong dong tụ tập trong quán cà phê thời thượng, bàn chuyện thi văn nhạc họa, hay những cô gái xinh đẹp dạo phố trong tà áo lụa, mà còn là những con người không xuất hiện trước đám đông, chỉ lặng lẽ âm thầm dâng tặng đời mình cho thành phố này qua mấy thế kỷ thăng trầm.
Người Sài Gòn không cống hiến tài năng hay công sức của mình cho thành phố như một lý tưởng. Họ cống hiến một cách tình cờ vì đã làm việc tất phải làm đến nơi đến chốn.
Người Sài Gòn, họ không màng thổ lộ cho ai hay mình yêu sâu đậm ra sao và nhớ da diết thành phố của mình như thế nào.
Người Sài Gòn, không để ý đến việc bạn viết "Sài Gòn" hay "Saigon", cũng không quan tâm bạn nói giọng miền nào, miễn hiểu nhau là được.
Người Sài Gòn không nhất thiết bắt bạn phải gọi đường phố theo tên mới hay cũ, miễn sao tìm thấy nhà là được.
Bởi với họ, chẳng có gì phải cực đoan.
Với những người Sài Gòn mà tôi biết, nếu có điều gì cực đoan thì đó chính là nghĩa khí. Đất Sài Gòn ưa chuộng những con người đàng hoàng và có nghĩa khí. Có nghĩa khí là sống làm sao để những người mà mình xem trọng không coi thường mình. Có nghĩa khí là dám nói dám làm. Dám làm dám chịu.
Càng hiểu sâu về một Sài Gòn không nằm trên bề mặt của những bảng tên đường hay nhà hàng quán xá thì tôi càng thấy Sài Gòn giống một kim tự tháp, nếu đứng từ xa bạn chỉ nhìn thấy cái chóp nhọn, phần caọ nhất nhưng có diện tích nhỏ nhất. Chỉ khi đến thật gần, thậm chí bước vào bên trong, bạn mới nhận ra phần chân đế của nó rộng lớn chừng nào. Nếu chúng ta nhìn Sài Gòn và chỉ thấy đỉnh cao lấp lánh ở ngay trước mắt, nghĩa là ta còn chưa đến đủ gần.
Giống như phần chìm của một tảng băng, chính cuộc sống lặng lẽ trong dân gian lại chứa đựng cái chất Sài Gòn đậm đặc nhất. Bắt nguồn từ tấm linh hồn của đất Gia Định thuở xa xưa, nó vẫn đang âm thầm chảy như một mạch nguồn mạnh mẽ của đời sống Sài Gòn hôm nay, dù không dễ vẽ nên hình hài và cũng không mấy ai nhận thấy.
Chắc chắn có một chút dáng dấp của "chất Sài Gòn" ấy trong cuốn sách này. Sự phong phú của các chi tiết cũng như giọng kể có chút lan man đời thường đôi khi khiến ta lạc lối. Không trau chuốt về câu chữ, nhưng bù lại, chất liệu thực tế ngồn ngộn bên cạnh những tấm ảnh hay tranh minh họa cũ, mới được sưu tập công phu, khiến cho việc đọc sách giống như bạn đang ngồi trong quán cà phê đầu hẻm, vừa nhìn cuộc đời trôi qua vừa nghe một người già kể những câu chuyện xưa nay, dắt dây nhau theo một cách khó ngờ. Trong đó, có người lạ và có cả người quen, có chuyện hấp dẫn, có chuyện lê thê. Nhưng chắc là không hề nhàm chán.
- Đặng Nguyễn Đông Vy -
Thiên Nga Hoang Dã
“Cuốn biên niên sử gia đình của tác giả giống như một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng với sự góp mặt của những vai nữ chính xinh đẹp, mạnh mẽ cùng sự xuất hiện của những người đàn ông nổi tiếng... Nhưng cuốn tiểu thuyết này không hề lãng mạn. Đó là một câu chuyện ... về sự sống sót của một gia đình Trung Quốc qua một thế kỷ thảm họa.” – The New Yorker
“Một câu chuyện đầy cảm hứng về những người phụ nữ đã sống sót sau mọi khó khăn, thiếu thốn và biến động chính trị mà vẫn giữ nguyên được nhân tính.” – Hillary Clinton, O, The Oprah Magazine
Một câu chuyện về ba thế hệ phụ nữ trong một gia đình Trung Quốc trải suốt thế kỷ 20, một tập hồi ức sống động và bi thương khi số phận của họ gắn liền với những biến cố lịch sử đầy thăng giáng, một hồ sơ hấp dẫn về sự tác động của các yếu nhân đối với Trung Quốc, một cửa sổ bất thường về trải nghiệm của phụ nữ khi tiến vào thế giới hiện đại. Và trên hết, một tác phẩm đầy cảm hứng về lòng dũng cảm và tình yêu.
Jung Chang sinh năm 1952 tại Nghi Tân, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Trong những năm cách mạng văn hóa (1966-1976) bà lao động như một nông dân, rồi làm một “bác sĩ chân đất” ở vùng quê, sau đó bà làm thợ điện trong một nhà máy cho đến khi trở thành sinh viên khoa tiếng Anh tại Đại học Tứ Xuyên.
Năm 1978, bà rời Trung Quốc sang Anh theo một học bổng của nhà nước, sau đó bà được trao một học bổng của trường Đại học York, tại đây bà đã hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tiến sĩ về Ngôn ngữ học vào năm 1982. Bà là người đầu tiên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhận được học vị tiến sĩ từ một trường đại học của Anh.
Chuyện Ngõ Nghèo (Tái Bản 2021)
Hẳn nhiều người còn nhớ Hà Nội những năm tháng khốn khó, người ta phải nuôi lợn làm kế mưu sinh. Những tiếng ụt ịt vang lên ở dưới gầm cầu thang, trong góc bếp, trong nhà tắm, trên tầng hai những căn hộ tập thể hai mươi mét vuông ở khắp nơi. Chuyện ngõ nghèo ra đời trong khung cảnh ấy.
Một anh thương binh nuôi lợn đến trình độ “nghệ sĩ”, đặt cho lợn những cái tên hào hùng: Tên Lửa, Xung Kích, Thần Sấm… Một giáo viên dạy sinh vật cấp ba ấp ủ viết cả một Bách khoa lợn, và đưa ra những khái niệm mới mẻ chưa từng: Bái trư giáo, Trư luận, Trư học. Một nhà văn bán sách đi nuôi lợn, ngày ngày ngó ra chuồng lợn mà ngẫm ngợi, triết lý.
Hài hước mà rờn rợn, câu chuyện là một cuộc giễu nhại lớn, ném ra một cật vấn đau đáu về chất lợn trong bản tính con người, và nỗi lo âu con người sẽ đi về đâu, nếu cái chất lợn ấy trở nên lây lan ô nhiễm…
Chuyện ngõ nghèo, không ngạc nhiên nếu được đánh giá là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.
Người thầy bắt đầu bằng câu chuyện giản dị của một giáo viên tập sự dạy đám học trò mười sáu tuổi. Một người thầy hơi nhút nhát, hơi căng thẳng, hơi mất bình tĩnh trước học sinh. Cũng như bao giáo viên khác, anh nhớ như in những điều cần phải làm để tạo một hình ảnh mực thước, xa cách và nghiêm khắc tới các học trò. Song McCourt đã không dấn sâu vào lối mòn mẫu mực ấy. Không phải vì anh là người quá can đảm, quá thông minh, dứt khoát phải đi trên con đường mới, mà điều đơn giản, McCourt muốn trở thành một người thầy như mình từng mong ước khi còn nhỏ, muốn tất tật các em học sinh đều thực sự quan tâm đến bài giảng tiếng Anh của mình.
Người kể chuyện hóm hỉnh, hài hước, đôi khi sâu cay và phần nào bất kính khi không thừa nhận những quy tắc có phần khiên cưỡng trong nghề giáo viên. Ở tuổi sáu mươi sáu, Frank McCourt được ví như loài hoa nở muộn khi cuốn hồi ký Angela’s Ashes ra mắt năm 1996 đã giành giải thưởng Pulitzer, giải thưởng của giới phê bình sách toàn quốc (National Book Critics Circle Award), và Thời báo L.A (L.A Times Book Award). Ba năm sau, cuốn Tis tiếp tục chinh phục độc giả viết về cuộc sống của tác giả trên đất Mỹ và việc ông trở thành thầy giáo như thế nào. Và giờ đây là Người thầy, quyển sách được McCourt mong đợi, giải thích vì sao mà sự nghiệp dạy học ba mươi năm quyết địch “màn hai” của đời ông với tư cách là một nhà văn.
" Rồi hắn nhấc cả con gà ra thớt. Bắt đầu chặt lấy cái sỏ, sau mới chặt đến miếng phao câu. Thình lình thấy hắn đứng lên ngoảnh mặt vào phía mấy ông đàn anh:
- Thưa trình các cụ, hôm nay sỏ gà pha mấy? phao gà pha mấy?
Một ông trong bọn nhìn qua vào đám nhiều tuổi, hình như để đếm đầu người, rồi đáp:
- Ở đây chỉ có năm cụ và bốn ông đàn anh. Vậy thì sỏ gà pha năm, pha gà pha bốn."
Một hòn đảo rác khổng lồ ập vào bờ biển Đài Loan đã làm biến đổi vĩnh viễn số phận hai con người xa lạ tưởng chừng không bao giờ có cơ hội gặp gỡ: một thiếu niên mười lăm tuổi từ một hòn đảo trên Thái Bình Dương và một nữ giáo sư có chồng và con trai bị mất tích trong một chuyến leo núi khát khao được kết liễu mạng sống của mình.
Kết hợp nhuần nhuyễn và táo bạo chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với dụ ngôn về môi trường, Người mắt kép là câu chuyện lạ thường về mối quan hệ trong gia đình, ý nghĩa của tình yêu, và những tác hại lâu dài của việc phá hủy thiên nhiên của con người.
“Chúng ta chưa từng đọc thứ gì như cuốn tiểu thuyết này. Chưa bao giờ. Nam Mỹ đã trao cho chúng ta chủ nghĩa hiện thực huyền ảo – còn Đài Loan thì trao cho chúng ta gì đây? Một cách kể mới về hiện thực mới của chúng ta, đẹp đẽ, thú vị, đáng sợ, phi lý, chân thật. Hoàn toàn không ủy mị nhưng cũng chưa bao giờ tàn bạo, Wu Ming-Yi đối xử với sự yếu ớt của con người và của thế giới bằng sự dịu dàng đầy can đảm.”
- Ursula K. Le Guin
Hai nhà báo thường trú tại Bắc Kinh Juan Pablo Cardenal và Heriberto Araujo đã đi qua hai mươi lăm quốc gia với hàng ngàn dặm để điều tra cách thức người Trung Quốc đang nhanh chóng đưa phần lớn thế giới vào quỹ đạo của Bắc Kinh. Từ các mỏ ở Peru đến các khu rừng ở Siberia, từ các con đập ở Sudan đến các mỏ ngọc của Miến Điện - ở khắp mọi nơi.
Đây là một tác phẩm xuất sắc của thể loại báo chí điều tra. Là cuốn sách đầu tiên đưa tin chi tiết về cuộc di cư của người Trung Quốc trong lịch sử và ghi lại tiếng nói của những người đang tham gia cũng như người dân bản địa.
Nhưng phần hấp dẫn nhất của cuốn sách là đề cập đến mặt khác của cuộc di cư này, đó là cách thức người Trung Quốc đang tác động trực tiếp và gián tiếp đến toàn thế giới. Những gì mà hai tác giả phát hiện là câu chuyện về con người, kinh tế, và chính trị, đang làm thay đổi tiến trình lịch sử và chưa bao giờ được khám phá, hoặc tường thuật sâu sắc và thực tế.
"Mạnh mẽ... Tuyệt vời... Cuốn sách đào sâu vào cốt lõi chính trị." -Michael Sheridan, Sunday Times
"Sống động và đầy tính nhân văn... [Đạo quân Trung Quốc thầm lặng] cung cấp thông tin cần thiết cho tất cả những ai muốn tìm hiểu cách tiếp cận toàn cầu của tập đoàn Trung Quốc đang thay đổi cuộc sống của mọi người trên hành tinh này." - Frank Dikötter, Literary Review
"Nghiên cứu [của Cardenal và Araújo] thật phi thường và những sự thật mà họ khai quật được khiến người ta giật mình... Người Trung Quốc nên suy ngẫm về những câu hỏi mà cuốn sách nêu ra. Nhẹ nhàng mà nói thì dường như có một trường hợp cần lời giải đáp." - Evening Standard
"Những hiểu biết tuyệt vời về nền kinh tế vĩ mô, nhưng cuối cùng những câu chuyện về con người mới là điều khiến [Đạo quân Trung Quốc thầm lặng] trở nên hấp dẫn... Nhất định phải đọc quyển sách này." - Prospect
Đố kỵ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch người Nga Yuri Karlovich Olesha (1899 - 1960). Ông được coi là một trong những tiểu thuyết gia Nga vĩ đại nhất thế kỷ 20.
Tác phẩm được in lần đầu trên tạp chí văn học Red Virgin Soil vào năm 1927 và đã tạo ra một sự chấn động. Là một tác phẩm viết về nhiều khía cạnh của cá tính Xô-viết, câu chuyện được thể hiện qua những dẫn giải đậm chất thơ và qua một lối kể mang dấu ấn châm biến.
Đố kỵ là một khám phá súc tích và sâu sắc về những xung đột trong mô hình thời kỳ đầu của Liên Xô: cũ và mới, trí tưởng tượng với chủ nghĩa Hiện thực Xã hội . Phản ánh số phận của giới trí thức trong xã hội thời hậu cách mạng của Nga.
" Những câu chuyện của Olesha là một bộ phim đồ sộ và dài vô tận. Để đọc đoản thiên tiểu thuyết lẫy lừng của ông, Đố kỵ, ta phải hiểu nó dưới dạng một bộ phim, xem từng trang sách được chuyển lên màn ảnh để chứng kiến cuộc đối đầu kỳ vĩ của một người với chính những tạo vật đáng sợ của mình. Từng trang của Olesha đều đáng để đọc và hiểu lại một lần nữa". - The New York Time
Dõi bước theo cuộc phiêu lưu của hai cha con, dấn thân vào cuộc sống hằng ngày đầy rẫy những thách thức, chúng ta có thể đo lường theo chiều kích sử thi về sự tồn tại của họ. Một cuốn sách chan chứa chuyển động và hơi thở cuộc sống.
Françoise Dargent, Le Figaro
Cập bến hòn đảo của Robinson là một trải nghiệm đầy khốc liệt với người đọc. Cùng với hai cha con, chúng ta lạc bước giữa thành phố Liège, nơi đã rất lâu rồi mới được nhắc đến một cách lộng lẫy đến thế, kể từ thời của Georges Simenon.
Anouk Delcourt, ActuaLitté
Hạt nhân của câu chuyện này xoay quanh vấn đề về ngôn ngữ. Laurent Demoulin nghiên cứu và phê bình Roland Barthes trong khi con trai anh không biết ngôn ngữ là gì. Giữa những trang viết lấp lánh đẹp đẽ này, ngay cả những thứ vớ vẩn nhất cũng trở thành một trao đổi của tình thương.
Guy Duplat, La Libre
________
Con trai bạn có-tự kỷ: bạn biết được ý nghĩa sâu xa của cụm từ “niềm vui”. Nhưng bạn không hạnh phúc. Chẳng có ai hạnh phúc trên trái đất này - bạn cũng vậy, bạn không bị ép buộc phải hạnh phúc.
Là một giáo sư văn học không ngại chinh chiến khắp các giảng đường lớn nhỏ để phân tích về sự kỳ diệu và quyền lực mềm của ngôn ngữ, người bố của Robinson hoàn toàn bất lực khi đối diện với đứa con trai có-tự kỷ chỉ lớn lên về thể xác còn trí tuệ thì chững lại.
Là một người lớn không-tự-kỷ sinh ra trong thời đại truyền thông vẫn tôn vinh hạnh phúc là đích đến của đời người, người bố tỉnh táo nhận ra mình không hề hạnh phúc khi có đứa con trai chẳng giống những đứa trẻ bình thường.
Bằng tất cả sự vụng về nhưng đầy can đảm, người bố ấy dấn thân vào hòn đảo cô độc của đứa con trai yêu dấu, một thế giới không được vận hành theo cách ta có thể sử dụng vốn kinh nghiệm và bản năng sẵn có. Băng qua những lát cắt ngắn dài trong cuộc sống của hai cha con, nơi mọi chuyển động bình dị nhất hiện ra trước mắt, đi siêu thị, tản bộ, cùng ăn uống, tắm rửa, chơi đùa, ta nhận ra sự tinh tế nhưng cũng đầy hài hước trong lối viết của Laurent Demoulin - người có khả năng biến những trải nghiệm đau đớn, tuyệt vọng bậc nhất thành một khúc ca dịu êm của tình phụ tử. Trật tự thành hỗn độn, lộn xộn hoá hài hoà, cuốn sách đã khiến chúng ta nhận ra cuộc đời này đủ rộng lớn để chào đón tất cả những khác biệt là một gọi tên của “con người”.
Tác giả:
Laurent Demoulin sinh năm 1966 tại Liège, Bỉ. Xuất thân là một giáo viên trung học, ông tiến xa hơn vào con đường nghiên cứu văn chương và đảm đương cùng lúc nhiều vai trò, nhà thơ, nhà tiểu luận, nhà phê bình văn học và hiện là Giáo sư chủ nhiệm khoa Văn học và Ngôn ngữ Roman tại Đại học Liège. Các luận án nghiên cứu của Demoulin xoay quanh sáng tác của Jean-Philippe Toussaint và Francis Ponge. Ngoài ra, ông còn là người phụ trách quỹ Simenon.
Mỗi ngày ta sống xảy ra vô số điều hỗn tạp. Ta thương xót một chốc với điều này, phẫn nộ một lát với điều kia để cảm giác mình không bị lạc hậu thông tin, rồi quên. Nhưng tác giả cuốn sách này chọn nhìn sâu vào căn nguyên và lý giải sắc sảo những câu chuyện của đời sống đương đại. Một người lái taxi gây tai nạn hay là tội ác sinh ra từ nỗi sợ? Hành vi lộng hành của một ông quan hay sự tha hóa nhận thức về quyền lực nhà nước? Thói quen phản biện bằng like và share có phải là chỉ dấu cho sự hời hợt và thiếu trách nhiệm? Lũ học trò đồng thuận với hành vi đánh đập của cô giáo phải chăng bởi bạo lực đã được tập nhiễm chốn học đường? Và sự tiện thể trong lối sống phải chăng đã biến chúng ta thành những “tiện nhân ở phố”?
Phẫn nộ, giễu cợt, nhưng lại đầy xót xa, nhân văn và giàu tinh thần trách nhiệm, cuốn sách dù được gợi ý từ những câu chuyện cụ thể luôn mở ra sâu rộng hơn, để ta cùng đọc và suy ngẫm.
TÁC GIẢ:
Phạm Trung Tuyến
Nhà báo tại VOV, phó giám đốc kênh VOV Giao thông.
Bé đi học, lớn đi họp, thỉnh thoảng yêu đương, lấy vợ vài lần, chủ yếu là nuôi con.
Giấc Mơ Việt Nam Tôi - Tập 2: Còn Mãi Hương Xa
Còn mãi hương xa là tập 2 của Giấc mơ Việt Nam tôi. Nếu như bạn đọc đã thấy được ở tập 1: Đi xa về gần cả một hành trình dài từ những ngày nung nấu giấc mơ ấy đến những bước đi nhỏ trên con đường đầy gập ghềnh, khó khăn cho đến những thành quả được cả hai chính phủ Bỉ và Việt Nam công nhận; thấy được một con người luôn đau đáu với Giấc mơ Việt Nam, đau đáu góp mình cho sự nghiệp giáo dục, khoa học Việt Nam; thì ở tập 2 này, vẫn giấc mơ ấy, vẫn những trăn trở ấy, nhưng khi rõ ràng trên câu chữ, thông qua những cảm nghiệm trên con đường làm khoa học, làm giáo dục vì Việt Nam của ông; khi lại ẩn hiện qua những tản mạn về văn hóa - xã hội - đời sống những nơi đã qua, những con người đã gặp, đã gắn bó, thuộc nhiều nước trên thế giới; về nhiều con người tài hoa, có đức có tài đóng góp cho đất nước Việt Nam. Qua đó, chắc hẳn bạn đọc đã thấy trọn vẹn hơn cả giấc mơ mang tên Việt Nam của tác giả Nguyễn Đăng Hưng.
Như chính Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng chia sẻ:
“Tôi đã viết như người muốn tỏ bày những câu chuyện trong khoảng thời gian tôi về Việt Nam thực hiện ước muốn khắc khoải, khôn nguôi trong lòng: Làm một cái gì đó cho quê hương Việt Nam.
Nguyện vọng thì chẳng có gì cao xa, nhưng thực hiện thật không đơn giản. Gặp bạn bè tâm huyết ôn lại những khúc mắc, những bước đi gian nan… ai cũng khuyến khích tôi nên viết lại.
Và tôi viết…
… Hai cuốn sách này như một sự tổng hợp và khép lại sự nghiệp giáo dục đào tạo hơn 40 năm của tôi tại Bỉ và Việt Nam.”
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CỦA CHUYÊN GIA
Xin chúc mừng anh Nguyễn Đăng Hưng. Sự thành công của anh cũng làm vẻ vang nòi giống Rồng Tiên ở nước ngoài.
-Lê Xuân Khoa, nguyên GS ĐH Văn Khoa Sài Gòn, GS thỉnh giảng Cao học về nghiên cứu Quốc tế (SAIS), ÐH Johns Hopkins, Washington, D.C, Hoa Kỳ
Cuốn bút ký này của GS Nguyễn Đăng Hưng rất phong phú và chân thực. Độc giả sẽ thấy một cuộc đời từ anh sinh viên đến một giáo sư tên tuổi luôn luôn dấn thân cho đất nước và dân tộc Việt Nam. Ngoài ra độc giả trong nước cũng được thấy hình ảnh của các nơi trên thế giới mà GS Hưng đã đến hoạt động. Đối với độc giả đang ở nước ngoài, đặc biệt là các du học sinh cùng lứa tuổi với GS Hưng, đây cũng là dịp để nhớ lại một thời kỳ buồn vui lẫn lộn trong quá trình đấu tranh cho đất nước.
- Ngô Vĩnh Long, Giáo Sư sử học, Đại học Maine, Hoa Kỳ
Thành tích đào tạo cán bộ khoa học bậc cao về ngành cơ học công trình của ông cho đất nước ít ai sánh kịp. Thế nhưng, đó chỉ mới là một phần nhỏ trong Giấc mơ của ông, phần lớn giấc mơ về chấn hưng nền giáo dục đã không thể thực hiện... -Nguyễn Đình Cống, nguyên giáo sư trường Đại học Xây Dựng Hà Nội
Thật là một đặc ân và là niềm hạnh phúc cho tôi khi được quen biết GS. Nguyễn Đăng Hưng. Thật vậy, trước khi tôi trở thành người đồng nghiệp, ông chính là người thầy, người hướng dẫn luận văn thạc sĩ và tiến sĩ của tôi. GS là một nhà yêu nước đáng kính phục. Tôi có cảm tưởng ông có khả năng chuyển hóa nhiệt huyết của tuổi trẻ để hướng họ đến việc xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Géry de Saxcé, Giáo Sư Khoa Cơ học, Trường Đại học Lille, Pháp
Thật là tuyệt vời. Đây (được Vua Albert II, Vương quốc Bỉ, trao tặng Huân chương Đại thần) là niềm vui và vinh hạnh lớn không chỉ của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng mà của tất cả người Việt Nam mình. Xin cảm ơn Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng về niềm vinh hạnh đó, về những cống hiến của Giáo sư cho đất nước, cho nhân loại, về tấm gương sáng Giáo sư nêu cho mọi người.
- Phạm Chi Lan, nguyên thành viên tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Đăng Hưng là một Việt kiều biểu trưng cho tinh thần lá rụng về cội. Tâm hồn anh trở nên thư thái khi quyết định hồi hương về sống nốt những năm cuối đời ở cố hương trong tình nhà nghĩa nước...
- Nhà biên khảo Thái Doãn Hiểu
“Ai mở cuốn sách này sẽ bắt gặp một Con Người”. Chúng ta hãy cùng mở cuốn sách của ông để thấy chan hoà ánh sáng của trí tuệ và nhiều cung bậc của một bản đàn mà ông đang mời gọi chúng ta.
- TS Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Nôm, Hà Nội
Tôi đã từng xúc động đến bật khóc khi thấy hình ảnh GS Hưng, một ông cụ 72 tuổi, sau khi công thành danh toại trở về quê cũ, cung kính phủ phục lạy trước mộ song thân. Lần thứ hai khi thấy GS mặc áo dài khăn đóng lặn lội ra xứ người (Iran) để vinh danh chữ Quốc Ngữ cũng đã làm tôi ứa nước mắt.
- Nhà văn Trương Văn Dân, Việt Kiều tại Ý
Nhìn cách ông chơi guitar và phiêu linh theo những bài hát Mỹ, Pháp nổi tiếng của thập niên 1950 – 1960 do chính ông dịch lời Việt mới thấy ông thật là nghệ sĩ. Tự dưng tôi liên tưởng đến bài hát dân ca Mỹ “Một mình từ nơi xa tít xa, cây đàn xinh xắn vác trên bờ vai. Về nơi đây lang thang phất phơ, đi tìm cô bé trót yêu lâu rồi…”. Vâng, thứ mà ông trót yêu lâu rồi chính là những khúc hát mang đến những thông điệp cho cuộc sống, cho con người và tình yêu…
- Nhạc sỹ, nhà báo Quỳnh Lệ
Tôi viết tiểu thuyết Cõi Nhân Gian năm 1993, trước thời điểm nhập học khoá 5 Trường viết văn Nguyễn Du (Cõi Nhân Gian vào chung khảo giải thưởng HNVVN năm 1994). 28 năm sau, từ 17/06/21 đến 10/12/2021, tôi viết thêm 7 tập Cõi Nhân Gian nữa, phát triển thành bộ trường thiên tiểu thuyết Cõi Nhân Gian 8 tập. (In thành 04 Quyển)
+ Tiểu thuyết Cõi Nhân Gian viết năm 1993, hiện được lưu trữ tại nhiều trường đại học lớn trên xứ sở cờ hoa (như đại học Harvard, thư viện Quốc hội Mỹ…). Hai mươi tám năm sau, nó đã trở thành tập 1 trong bộ sách Cõi Nhân Gian 8 tập này. Sự kiện sau 28 năm (2021), tác giả viết nối từ nó thành một bộ tiểu thuyết dài 8 tập, là một sự kiện hiếm có trên văn đàn. Muốn “phẫu thuật” sự kiện này, xin quý vị đọc sách sẽ rõ!
+ 7 tập tiểu thuyết được viết chỉ trong thời gian 5 tháng, đã thiết lập kỷ lục viết nhanh chưa có tiền lệ trong lịch sử văn học Việt. Muốn biết chất lượng của bộ sách viết siêu tốc này, xin quý vị đọc sách sẽ rõ!
+ Bộ trường thiên Cõi Nhân Gian 8 tập (với khoảng 2500 trang khổ tiêu chuẩn 14 x 20,5) chắc chắn là một trong những bộ tiểu thuyết dài nhất lịch sử văn học Việt. Để đánh giá chất lượng có tương xứng với độ dài, xin quý vị đọc sách sẽ rõ!
Bộ tiểu thuyết Cõi Nhân Gian 8 tập không hấp dẫn, không lôi cuốn, làm quý vị phải buông sách, tác giả xin hoàn trả lại tiền mua sách cho quý độc giả!
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.