Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng
Ấn bản này của Nhã Nam được thực hiện theo bản in “Những ngày thơ ấu” của NXB Đời Nay năm 1940, chỉ sửa một số cách viết cho phù hợp với quy tắc chính tả hiện nay như “theo dõi” thay cho “theo rõi”, “trầy trật” thay cho “chầy chật”… Các ảnh minh họa trong sách được lấy lại trong các truyện của Nguyên Hồng đã đăng trên báo Ngày Nay.
Cầm bút khi chưa có nhiều kinh nghiệm sáng tác, lại đúng lúc văn đàn đang bày chật nhiều câu chuyện tả thực, Nguyên Hồng chỉ lựa chọn cách kể lại tường tận câu chuyện gia đình mình mà đã có vị thế của nhà văn tả chân, nhưng Những ngày thơ ấu không bị sa vào thói quen bi kịch hóa những khốn khổ nhân sinh như văn học tả chân hay đề cao. Trái lại, Những ngày thơ ấu lấp lánh niềm vui sống trong những điều nhỏ nhặt.
TÁC GIẢ:
Nguyên Hồng (1918 – 1982) tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ra trong một gia đình công giáo ở Nam Định, mồ côi cha từ khi 12 tuổi. Ông viết văn từ rất sớm, hướng về những con người cùng khổ trong xã hội thành thị Việt Nam đương thời. Ngay từ khi mới cầm bút, ông đã gây tiếng vang trên văn đàn với Bỉ vỏ (Giải thưởng phóng sự tiểu thuyết năm 1937 của Tự Lực văn đoàn) và Những ngày thơ ấu (tự truyện, 1938). Nguyên Hồng giữ một vị trí đặc biệt trong văn học Việt Nam hiện đại: ông được coi là nhà văn chân chính của “những người khốn khổ”.
Một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyên Hồng:
- Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1937)
- Những ngày thơ ấu (tự truyện, 1938)
- Hơi thở tàn (tiểu thuyết, 1943)
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi