Như Sơ
Như Sơ được lấy cảm hứng từ mối tình lãng mạn nhất trong lịch sử Việt Nam, kể về cuộc hôn nhân “cưới trước yêu sau” của Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải và Phụng Dương Công chúa. Tên gọi Như Sơ được tác giả lấy cảm hứng từ câu thơ Trần Quang Khải đặt vào tay Phụng Dương công chúa trước lúc bà lâm chung:
Lai sinh chi nhật, nguyện vi phu phụ như sơ
(Kiếp sau xin được làm vợ chồng như xưa)
Theo tư liệu còn lưu lại, công chúa Phụng Dương là con ruột của Tướng quốc Thái sư và phu nhân Tuệ Chân. Công chúa từ bé đã được khen là hiền hậu, thông minh, được vua Trần Thái Tông nhận nuôi, đón vào cung học lễ nghi từ sớm, sau này được vua ban hôn cho con trai ngài - Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải.
Nhưng lúc đó Trần Quang Khải đang say mê người thiếp khác nên lạnh nhạt với công chúa, khiến cha mẹ công chúa rất giận muốn đón nàng về, nhưng công chúa không đồng ý. Công chúa luôn hết lòng yêu thương chồng, hòa nhã với thứ thiếp và khoan dung với cả người ăn kẻ ở trong nhà. Công chúa còn là người có hiếu với cha mẹ.
Đặc biệt, trong một lần xuống thuyền đi lánh giặc năm 1284, không may thuyền bốc cháy, công chúa tưởng giặc đến nên đã lay gọi, đưa khiên mộc và lấy thân mình che cho ngài.
Chuyện lớn nhỏ trong phủ thì công chúa quán xuyến lo liệu tươm tất, cũng rất chừng mực không can dự đến việc trong triều của Đại vương, đến các việc chăm con hay như khâu vá nấu nướng nàng cũng rất giỏi. Theo ghi nhận, công chúa và Đại vương có với nhau 7 người con.
Cảm động trước những đức tính tốt đẹp và tình yêu thương son sắt công chúa dành cho mình, nên đến khi nàng mất, Chiêu Minh Đại vương khi ấy đã làm đến chức Thượng tướng Thái sư, ngài viết bức thư đặt vào tay nàng, ghi rằng:
"Lai sinh chi nhật, nguyện vi phu phụ như sơ"
(Nếu có kiếp sau, mong được làm vợ chồng như xưa)
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi