“Hôm nay mẹ mất. Hay hôm qua cũng nên, tôi chẳng biết."
29 tuổi, Albert Carnus ghi dấu bước chân đầu tiên trên văn đàn bằng hai câu văn ngắn gọn. Hào quang đến với ông ngay sau đó và cho tới giờ dường như chưa khi nào lụi tắt. Câu chuyện về Meursault, một kẻ không bao giờ tự tra vấn mình, một kẻ dửng dưng, đứng ngoài những tập tục, lề thói của xã hội, một “kẻ ngoại cuộc", ngay từ khi ra mắt đã (và sẽ còn) làm dấy lên bao cuộc tranh luận về tính phi lý, chủ đề cái chết cùng những tranh cãi không ngừng ở các lĩnh vực từ chính trị, tâm lý học cho tới tâm thần học.
Với hơn 7 triệu bản in đã tiêu thụ chỉ riêng ở Pháp, cùng hàng trăm triệu bản in bằng hơn 60 thứ tiếng khác, Kẻ ngoại cuộc là một trong ba tác phẩm Pháp ngữ được đọc nhiều nhất trên toàn thế giới. Tác phẩm cũng đã nhiều lần được chuyển thể sang phim, kịch, truyện tranh... và là một trong những dấu ấn quan trọng giúp Albert Camus được trao giải Nobel Văn học năm 1957.
Lưu Đày Và Vương Quốc
Gồm 6 truyện ngắn: "Người đàn bà ngoại tình", "Kẻ bỏ đạo hay một đầu óc mù mờ", "Những người hóa câm", "Người khách", "Jonas hay nhà nghệ sĩ lúc làm việc" và "Hòn đá mọc lên". Mỗi câu chuyện trong cuốn sách này minh họa cho cảm giác bất mãn và thất bại của nhân vật chính, cũng như những khó khăn của anh ta trong cuộc tìm kiếm "Vương quốc", hình ảnh ẩn dụ cho ý nghĩa và hạnh phúc của cuộc đời.
Các câu chuyện, các nhân vật trong cuốn sách này đều có một hành trình đi tìm "Vương quốc" của riêng mình, với các bối cảnh khác nhau, nhưng chủ yếu ở Algérie (sa mạc, thị trấn miền Nam, trường học trên núi, các khu phố công nhân...)
Diễn Văn Tại Thụy Điển
Albert Camus (1913 – 1960) là nhà văn Pháp có ảnh hưởng rộng rãi và sâu sắc đến đời sống trí tuệ của Châu Âu giai đoạn sau Thế chiến thứ II, ông được trao giải Nobel vì những đóng góp to lớn trong văn học và kêu gọi con người tìm lối thoát trong tinh thần, phụng sự cho chân lí và tự do. Cuốn sách “Diễn văn tại Thụy Điển” của Albert Camus được xem là dòng chảy mới của triết học hiện sinh khi ở đây, lần đầu tiên, con người được chỉ ra con đường hiện thực hóa tự do của mình thông qua sự chọn lựa giữa đau khổ và cái đẹp, ánh sáng và bóng tối, tự do và ràng buộc. Tác phẩm tôn vinh các giá trị của con người, đề cao tự do cá nhân, thức tỉnh con người phải trăn trở về ý nghĩa của cuộc sống.
Thần Thoại Sisyphus (Tái Bản 2022)
“Hiện tại mãi mãi là một món quà quý giá nhất của mỗi người nhưng chúng ta thường không nhìn thấy. Để đến một lúc nào đó, khi hiện tại trở thành “ngày hôm qua”, mới thấy lòng mình nhớ sắt nhớ se về một miền yêu thương chỉ còn có thể tìm trong nỗi nhớ. Rưng rư”
- Nhà báo, Nhà ăn Tiểu Quyên
“Mùi quê hương, mùi gia đình, mùi Tết trong tôi luôn chộn rộn mỗi lần nghĩ tới, càng cuối năm, càng hanh hao mong ngóng được về để tắm cho thỏa cái mùi đặc biệt ấy”
- ThS. Tâm lý Lê Minh Huân
Ngay khi vừa xuất bản năm 1947, cuốn tiểu thuyết Dịch hạch của Albert Camus đã gây tiếng vang lớn: 161.000 bản được bán hết trong hai năm đầu tiên. Kể từ đó đến nay, chỉ tính riêng ngôn ngữ tiếng Pháp, cuốn tiểu thuyết này đã bán được trên 5 triệu bản. Và sau hơn 60 năm sau ngày mất của tác giả, thế giới đã chứng kiến những đại dịch bệnh thật sự, như Ebola, COVID-19,... Không còn là một dịch bệnh hư cấu, những vấn đề liên quan tới nhân loại, cách loài người đối mặt với dịch bệnh, hàng loạt tầng sâu ý nghĩa trong Dịch hạch bỗng trở nên dễ hiểu, cấp thiết trong thời đại ngày nay.
Trong dịch hạch, Oran – thành phố vốn vô hồn xấu xí bên bờ biển Algérie, phải tự đóng cửa biến thành nhà tù vì từng đàn chuột rồi một người, hai người, hàng chục, hàng trăm người chết vì dịch hạch. Oran biến thành một địa ngục khủng khiếp, quằn quại trong nguy cơ bị diệt vong như bao thành phố trước kia ở châu Âu, châu Á, châu Phi. Giữa bầu không khí bi thảm ấy, bất chấp những hiểm họa bị lây nhiễm, những con người bình dị thầm lặng, xông vào trận tuyến chống lại Dịch hạch. Với Kẻ xa lạ, Albert Camus đóng dấu ấn mình lên văn chương thế giới bằng hình ảnh con người phi lý. Còn Dịch hạch là nơi ông suy tư về con người nhập cuộc như con đường tất yếu trong cuộc truy tìm khắc khoải vươn tới ý nghĩa cuộc đời.
Tư tưởng đã trở thành biểu tượng, biểu tượng đó được trưng cất sáng ngời trong những đối thoại, độc thoại của Bác sĩ Rieux. Đứng trước hai thực tại: bệnh dịch thể xác và bệnh dịch tâm hồn, nhân vật của Camus tìm ra con đường nhân sinh của mình. Còn người đọc chỉ có thể biết ơn ông vì một cuốn tiểu thuyết tưởng chừng khô khan dưới gánh nặng tư tưởng nhưng lại trong vắt bởi sự thuần khiết của chính tư tưởng đó, cùng tình yêu thương chất chứa dành cho con người. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ: Albert Camus (1913-1960) là một trong những tên tuổi nổi bật trên văn đàn Pháp trong những thập kỷ giữa và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tác phẩm của Camus gồm các thể loại tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn, tùy bút và tiểu luận gây nên những cuộc tranh luận sôi nổi ở Pháp và nhiều nước trên thế giới.
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.