Chủ Đề - Τοπικά - Tác Phẩm Triết Học Kinh Điển
“Chủ đề” của Aristotle là một tác phẩm triết học liên quan đến cách diễn tả hay biểu thái một sự vật và thiết lập hoặc loại bỏ một biểu thái. Cuốn sách bao gồm cách xử lý có hệ thống các phương pháp tìm lập luận cho các mệnh đề, vấn đề và được coi là một trong những đóng góp chính của Aristotle cho lĩnh vực logic học.
Nội dung của “Chủ đề” được chia thành thành tám quyển, mỗi quyển đề cập đến một khía cạnh khác nhau của lập luận. Aristotle thảo luận về nhiều loại lập luận khác nhau, bao gồm cả lập luận quy nạp và diễn dịch, cũng như các lỗi lập luận và ngụy biện thường thấy, từ đó hướng dẫn cách tránh rơi vào ngụy biện hay lập luận vòng quanh. Ông cũng thảo luận về khái niệm phổ quát, hoặc những phẩm tính được chia sẻ mà các đối tượng có và cách những phổ quát này có thể được sử dụng trong các lập luận.
Một trong những chủ đề chính của “Chủ đề” là ý tưởng rằng các lập luận nên dựa trên các nguyên tắc chung chi phối chủ đề cụ thể đang được thảo luận. Aristotle nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biết đối tượng thích hợp cho một cuộc tranh luận và cách thu hút đối tượng đó một cách hiệu quả. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự rõ ràng và chính xác trong ngôn ngữ, cũng như tầm quan trọng của việc tìm kiếm sự cân bằng hợp lý giữa các nguyên tắc chung và các chi tiết cụ thể.
Nhìn chung, Chủ đề của Aristotle cung cấp một cách xử lý toàn diện về nghệ thuật lập luận, và vẫn là một tác phẩm quan trọng trong lịch sử triết học và logic phương Tây. Cùng với “Biện Luận”, “Chủ Đề” là bộ công cụ tư duy quan trọng đặc biệt trong biểu đạt thực tại bằng ngôn ngữ.
Bàn Về Linh Hồn - Peri Psychēs - Tác Phẩm Triết Học Kinh Điển
“Bàn Về Linh Hồn” của Aristotle luận giải sự quan hệ mật thiết giữa linh hồn và cơ thể, trái với quan niệm cho rằng linh hồn tách bạch với cơ thể hay linh hồn điều khiển cơ thể. Aristotle cho rằng linh hồn và vật chất có mối quan hệ tương quan với nhau, hay có thể nói là linh hồn sao thì vật chất vậy và ngược lại.
Aristotle thực hiện một sự phân loại các khía cạnh biểu hiện khác nhau của linh hồn bao gồm các giác quan, tâm trí, ý niệm, trí tuệ… và cách linh hồn tương tác với cuộc sống.
Chúng ta cũng phải cân nhắc tới việc liệu linh hồn có thể phân chia được, hay không thể chia tách thành các phần, và liệu nó có đồng nhất ở mọi nơi hay không, và nếu không đồng nhất, thì liệu các dạng thức của nó sẽ khác nhau một cách cụ thể, hay khác nhau ở dạng nguyên thể: cho tới nay những người đã và đang thảo luận và nghiên cứu linh hồn dường như giới hạn bản thân họ trong khuôn khổ linh hồn con người. Chúng ta phải cẩn thận để không bỏ qua câu hỏi liệu linh hồn có thể được định nghĩa trong một công thức duy nhất rõ ràng, như trường hợp của động vật, hay liệu chúng ta không được đưa ra một công thức riêng biệt cho từng thứ, như cách chúng ta làm với ngựa, chó, con người, thần thánh...
Quyển I, chương 1
Trước tiên chúng ta phải xem xét tới dinh dưỡng và sinh sản, vì linh hồn nuôi dưỡng (dưỡng hồn) được tìm thấy cùng với tất cả các dạng linh hồn khác và là năng lực khởi nguồn nhất của linh hồn được phân bố rộng rãi, thực tế cái gì có nó đều được nói là có sự sống. Dưỡng hồn tự bộc lộ qua các hoạt động sinh sản và sử dụng thức ăn - sinh sản, tôi nhắc đến, bởi bất kỳ sinh vật sống nào khi đạt đến ngưỡng tăng trưởng bình thường của nó mà không bị tổn hại, và những sinh vật mà cách thức sinh sản của chúng không phải là tự phát, hành động tự nhiên nhất là tạo ra một sinh vật giống chính nó, động vật tạo ra động vật, thực vật tạo ra thực vật, theo cách đó, chừng nào bản nhiên của nó cho phép, nó có thể trở nên bất diệt và linh thiêng. Đó là mục tiêu mà tất cả mọi thứ đấu tranh để giành lấy, vì bất kỳ mục đích gì chúng làm mà bản nhiên của chúng có thể thực hiện.
Quyển II, chương 4
Biện Luận - Rhētorikḗ - Tác Phẩm Triết Học Kinh Điển
Trước nay, chúng ta thường nhầm lẫn giữa “biện luận”, “hùng biện” và “diễn thuyết”… từ đó dẫn đến sự phân tích và đánh giá sai tính khả tín của các diễn ngôn và văn bản. Mặc dù “Biện Luận” của Aristotle là một tác phẩm quan trọng trong phương pháp tư duy và biểu đạt, nhưng sự nhầm lẫn giữa “biện luận” và “hùng biện” hay “diễn thuyết” đã khiến tác phẩm bị hiểu theo chiều hướng thuyết phục niềm tin của người nghe.
Trên thực tế “Biện Luận” của Aristotle là một công cụ tư duy để truy vấn các luận điểm và biểu đạt thực tại thông qua ngôn ngữ. “Biện Luận” cần thiết cho bất cứ ai hoạt động trong ngành khoa học thông tin, báo chí, truyền thông, nghiên cứu, pháp luật. Và mỗi sinh viên, dù ở ngành học hay cấp bậc nào, cũng cần biết cách “Biện Luận” để thực hiện các tiểu luận, luận văn, luận án nghiên cứu có giá trị. Cuốn sách đặc biệt hữu ích trang bị công cụ tư duy cho những ai không muốn bị thao túng tâm lý bởi các thuật ngụy biện thường thấy.
Cái đúng và cái gần đúng được nhận dạng theo cùng một cách, có thể hiểu là mọi người đều có một đặc tính bẩm sinh đầy đủ để hiểu đâu là đúng, và thường hướng đến chân lý. Bởi vậy hễ ai phán đoán đúng về sự thật thì cũng có thể phán đoán đúng về tính không chắc chắn.
Quyển I, chương 1
Biện luận hiệu quả bởi vạn sự đều đúng và chúng luôn có một chiều hướng tự nhiên để thắng thế trước cái đối lập của mình, cho nên nếu phán quyết của các thẩm phán không hợp lẽ thì việc thành bại lại nằm trong tay các nhà diễn thuyết và theo đó họ phải bị định tội. Hơn nữa, trước khi khán giả nào đó thậm chí còn chưa bị ám ảnh với tri kiến chính xác nhất thì cũng sẽ tùy tiện với những gì chúng ta nói để đưa ra lời buộc tội. Với các luận điểm dựa trên tri kiến ẩn chứa sự chỉ dẫn, vẫn có những người mà không ai có thể chỉ dẫn. Do đó, tại đây, chúng ta phải dùng các ý niệm mà ai cũng hiểu như thể đó là lối biện thuyết và lập luận của mình khi trình bày các Chủ đề trong thương thảo để luận giải trước công chúng.
Quyển I, chương 1
Như ta thấy, mỗi phần chính trong một bài diễn thuyết phải có mục đích rõ ràng. Xét mỗi trường hợp, chúng ta đã ghi chú và chấp nhận những quan điểm và đề xuất mà dựa vào đó ta có thể hình thành lên lập luận của mình - với chính trị, với tưởng thưởng, với cả diễn thuyết pháp lý. Chúng ta hơn nữa đã quyết định những phương tiện nào của tính cách đạo đức cần có để đầu tư vào bài nói. Bây giờ chúng ta tiến hành thảo luận các luận điểm chung cho tất cả các bài diễn thuyết. Tất cả các nhà diễn thuyết, bên cạnh khả năng lập luận chuyên biệt, thì cũng rất tiết chế khi sử dụng đề tài Khả thi và Bất khả, ví dụ; và cố gắng chỉ ra rằng một điều có thể xảy ra, hoặc sẽ xảy ra trong tương lai.
Quyển II, chương 18
Thi Ca Luận của Aristotle, một tác phẩm nền tảng trong lịch sử lý thuyết văn học và nghệ thuật, đã vượt qua thời gian để trở thành một nguồn cảm hứng bất tận cho những ai nghiên cứu về nghệ thuật thi ca và kịch nghệ. Được viết vào khoảng năm 335 trước Công nguyên, ảnh hưởng của Thi ca luận lan rộng qua nhiều thế kỷ, đến với các nhà lý thuyết, phê bình văn học, và nhà soạn kịch, trở thành nền tảng không thể thiếu trong lý thuyết văn học và phân tích kịch nghệ. Khái niệm về mimesis – mô phỏng, cấu trúc cốt truyện, vai trò của nhân vật, việc sử dụng nhịp thơ… trong việc tạo ra sự đồng cảm là những yếu tố mà Aristotle đã đóng góp cho lý luận sáng tạo.
Thi ca luận không chỉ là một tài liệu học thuật quan trọng cho những ai quan tâm đến văn học cổ điển, mà còn là một công cụ hữu ích cho bất kỳ ai muốn hiểu sâu hơn về cách thức mà nghệ thuật kể chuyện ảnh hưởng đến con người và xã hội. Aristotle đã đặt nền móng cho nhiều lý thuyết văn học và nghệ thuật sau này, khẳng định tầm quan trọng của việc phân tích và hiểu biết về bản chất của các hình thức nghệ thuật khác nhau.
Không chỉ giữ vị trí nền tảng trong lĩnh vực lý thuyết văn học và nghệ thuật, Thi ca luận còn là một tư liệu quý báu về lịch sử và văn hóa, mang đến cái nhìn sâu sắc về đời sống nghệ thuật đa dạng và phong phú của Hy Lạp cổ đại. Qua lăng kính phân tích bi kịch, hài kịch, sử thi và các cấu trúc thơ, Aristotle mở ra một cánh cửa vào thế giới văn hóa và xã hội Hy Lạp, nơi nghệ thuật không chỉ được coi là hình thức giải trí mà còn là phương tiện giáo dục, phản ánh và phê phán xã hội.
Bên cạnh đó, khái niệm “mô phỏng” chiếm vị trí trung tâm trong Thi ca luận, nêu bật tầm quan trọng của hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật và văn học không chỉ như là phương tiện mô phỏng thực tại, mà còn là cách thức qua đó nghệ thuật và văn học tái hiện và diễn giải kinh nghiệm sống. Điều này mở ra cái nhìn sâu sắc về vai trò của nghệ thuật trong quá trình giáo dục và phát triển nhân cách, khẳng định mimesis là bản năng tự nhiên trong quá trình học tập của con người, từ việc trẻ em bắt chước người lớn đến việc học hỏi các kỹ năng nghệ thuật và thủ công.
Mục lục
I – Các loại hình thi ca khác nhau
Thi ca như nghệ thuật mô phỏng
Đối tượng của mô phỏng là con người hành động
Phong cách mô phỏng
Mô phỏng là bản năng của con người
Sự chuyển dịch từ Hài kịch – Sử thi – Bi kịch
II – Nguyên lý của Bi kịch
Nguyên lý của Bi Kịch
Cấu trúc Cốt truyện trong Bi kịch
Tính nhất thể của cốt truyện
Tính liên tục của cốt truyện
Cốt truyện và hành động
Đảo ngược Tình thế trong Bi kịch
III – Cấu trúc của Bi kịch
Cấu trúc của một màn diễn trên sân khấu
Hiệu ứng đặc thù của Bi kịch
Cấu trúc của các biến cố
Tính nhất quán và sự biến chuyển của nhân vật
Các dạng thức của Phát giác
Cốt truyện và diễn đạt phù hợp
Các phần trong một vở bi kịch
Diễn Xuất và Suy Nghĩ
Cấu tạo Ngôn Ngữ
Sử dụng từ
Phong cách rõ ràng nhưng không tầm thường
Nguyên lý kịch tính trong các thi phẩm tự sự
Sử thi và Bi kịch
Phê bình lỗi
Luân Lý Học - Bìa Cứng
Luân lý học là tác phẩm triết học đạo đức kinh điển của Aristotle. Trong tư tưởng của Aristotle, để xây dựng một xã hội tốt đẹp, ông đã đưa ra một luận thuyết bao gồm 2 phần: phần đầu là Luân lý học và phần sau là Chính trị luận. Luân lý học nguyên văn tiếng Anh là Nicomachean Ethics, được người con và người kế vị trường Lyceum của ông biên tập lại từ các bài giảng của ông khi còn sống tại Lyceum. Luân lý học ra đời vào lúc các trường phái triết học của Hy Lạp nở rộ với nhiều triết gia bàn về hạnh phúc và cách thức xây dựng xã hội. Tuy nhiên, Aristotle đã vượt lên trên các triết gia trước đó và cả nhiều triết gia sau này khi ông chỉ ra được bản chất thực sự của hạnh phúc và cách thức có được hạnh phúc. Từ quan sát và đánh giá xã hội đương thời cũng như trước đó, Aristotle cho rằng hạnh phúc chính là điều tốt nhất và là mục đích cao nhất của con người. Và để có được hạnh phúc, con người cần tuân thủ sống theo các phẩm hạnh. Aristotle đã phân tích và lấy ví dụ tỉ mỉ về các loại phẩm hạnh cụ thể.
"Luân lý học" là một trong những tác phẩm quan trọng của triết học đạo đức trong truyền thống phương Tây, tác phẩm giới thiệu thuật ngữ và các phương pháp để giải quyết một trong những nan đề triết học cơ bản nhất: thế nào là sống một cuộc sống tốt?
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi