Bà Bando Mariko là nhà bình luận và chủ tịch hội đồng đời thứ 5 Đại học nữ sinh Showa, trải qua các chức vụ như tổng lãnh sự tại lãnh sự quán Nhật Bản ở thành phố Brisbane nước Úc (tổng lãnh sự nữ đầu tiên), trưởng phòng bình đẳng nam nữ trong phủ thủ tướng, cục trưởng bình đẳng năm nữ phủ nội các. Các công việc của bà chủ yếu liên quan đến phụ nữ và giải phóng phụ nữ. Theo bà đấu tranh cho sự bình đẳng của phụ nữ không có nghĩa là người phụ nữ cũng sẽ được làm tất cả những việc như đàn ông, đỉnh cao nhất của bình đẳng giới tạo dựng môi trường để người phụ nữ phát huy hết được các “thuộc tính nữ” của giới mình.
Trong phần mở đầu cuốn Phẩm cách Phụ nữ bà đã đưa ra 3 lý do khiến bà “cả gan” viết cuốn sách về Phẩm cách phụ nữ như sau:
“Thứ nhất là vì trong xã hội hiện đại lẽ sống và vai trò của phụ nữ đã thay đổi, đạo đức truyền thống đã không còn trở nên thông dụng nhưng những tiêu chuẩn mới lại chưa được xác lập làm nảy sinh sự hỗn loạn. Hoàn toàn không cần thiết phải đòi hỏi người phụ nữ có nữ tính theo mô hình trọng nam khinh nữ, tuy nhiên họ cũng không được phép có những hành động cục cằn, sử dụng những từ ngữ thô lỗ và bắt nạt kẻ yếu. Nhu cầu tìm kiếm những đức tính tốt đẹp mới là vấn đề đang được đặt ra.
Thứ hai là việc tôi nghĩ rằng trong bối cảnh đàn ông chìm đắm trong cái khung con người của tổ chức, con người của xã hội và không thể thoát ra khỏi ma lực của tiền tài và quyền lực thì phụ nữ không được phép dẫm chân vào vết xe đổ của đàn ông để rồi chạy theo quyền lực và sùng bái đồng tiền. Tôi tin rằng phụ nữ cần phải tham gia hoạt động xã hội nhưng đồng thời lại cũng mong ước rằng họ sẽ mang được những gì thuộc về nữ tính coi trọng con người vào trong xã hội và nơi làm việc. Cho dù phụ nữ tham gia công tác xã hội mà họ vẫn chỉ nhắm tới việc trở thành “người phụ nữ được việc” và người quản lý có năng lực không thôi thì thật đáng buồn.
Thứ ba, trong bối cảnh tồn tại các vấn đề như vấn đề môi trường toàn cầu, vấn đề mà người dân ở các nước đang phát triển phải đối mặt, già hóa dân số, những vấn đề mới do sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật tạo ra, vấn đề xã hội của chúng ta nên như thế nào, hay chúng ta nên sống như thế nào lại được đặt ra. Ngày nay không còn là thời đại mà chỉ cần nghĩ đến hạnh phúc của gia đình mình là đủ. Nó đang cần đến phẩm cách của phụ nữ ở cấp độ toàn cầu.”
Bà Bando Mariko là nhà bình luận và chủ tịch hội đồng đời thứ 5 Đại học nữ sinh Showa, trải qua các chức vụ như tổng lãnh sự tại lãnh sự quán Nhật Bản ở thành phố Brisbane nước Úc (tổng lãnh sự nữ đầu tiên), trưởng phòng bình đẳng nam nữ trong phủ thủ tướng, cục trưởng bình đẳng năm nữ phủ nội các.
Cuốn sách Phẩm cách cha mẹ của tác giả Bando Mariko gồm 7 chương: Giáo dục sinh mệnh (bắt đầu từ lời chào hỏi, đến việc cả gia đình cùng ăn cơm, cùng con ca hát, đọc sách, khám phá thiên nhiên); Giáo dục phép tắc cư xử (cho con giúp đỡ cha mẹ, tạo cho con thói quen sinh hoạt tốt…); Giáo dục nhân tính (luôn giữ lời hứa, khiêm tốn vừa phải, giúp con tự tin…); Sự tiếp xúc với trường học, Giáo dục trẻ tuổi teen; Cách tiếp cận thông tin; Duy trì mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái khi các con đã trưởng thành;
Sự kì vọng của cha mẹ đối với con cái là rất nhiều nhưng theo tác giả, phần lớn cha mẹ đều mong con mình trở thành thành viên của xã hội có thể sống độc lập, và có cuộc sống hạnh phúc: “Cha mẹ vì quá yêu thương con mà có xu hướng chăm sóc con quá mức nhưng việc nuôi dạy con để con có thể tự làm được những việc của bản thân là một trong những mục tiêu cơ bản của việc nuôi dạy con. Tự lập không phải là sự cô độc. Khi trẻ có thể sống mà không cần dựa dẫm vào người khác thì trẻ cũng sẽ có thể giúp đỡ những người khác bằng chính năng lực đó. Nếu như trẻ chỉ tiếp nhận sự giúp đỡ của người khác không thôi thì sẽ không thể hình thành được năng lực ấy.”
Lẽ sống và giá trị quan của cha mẹ sẽ phần nào thể hiện qua việc nuôi dạy con cái. Quá trình nuôi dạy con cái cũng là quá trình cha mẹ hoàn thiện mình hơn. Vì vậy trước khi kì vọng ở con cái cha mẹ phải là người có phẩm cách.
Bando Mariko rất quan tâm đến việc trau dồi tiếng mẹ đẻ và tạo thói quen đọc sách cho con ngay từ khi con còn nhỏ. Dù có đang cư trú ở nước ngoài đi chăng nữa thì cha mẹ Nhật cũng nên dùng tiếng mẹ đẻ trong gia đình. Bà cho rằng “trẻ con rất cần sử dụng tiếng Nhật cho thật chuẩn. Bởi vì nếu như trẻ không sử dụng tiếng Nhật chuẩn thì có khả năng “identity”, thứ là nền tảng cho sự tồn tại của bản thân sẽ bị mất đi” “Nếu như không có nền tảng tốt thì tòa nhà lộng lẫy xây trên đó cũng không thể nào vững được”.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi