1. Sách
  2. ///
Logo Banner Home

Tác Giả đại sư tinh vân

Tổng hợp sách của tác giả đại sư tinh vân tại KhoSach.com.vn
name

Cho Là Nhận - Dưỡng Tâm: Bí mật để đạt đến hạnh phúc và buông bỏ sân hận

Hành trình tìm kiếm hạnh phúc và giải thoát khỏi phiền não

"Cho là Nhận: Dưỡng tâm" là một cuốn sách đầy cảm hứng của Đại sư Tinh Vân, hướng dẫn độc giả khám phá bí mật để đạt tới hạnh phúc, buông bỏ sân hận và đạt đến cảnh giới khoái lạc trong đời sống. Với 124 trang sách, Đại sư Tinh Vân chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm quý báu về sự phát triển bản thân, mở rộng nhân sinh và đón nhận thế gian một cách tích cực.

Review nội dung sách

Cuốn sách được chia thành 4 chương chính, mỗi chương tập trung vào một khía cạnh khác nhau của cuộc sống và con người:

Chương 1: Thiên đường địa ngục chỉ trong một suy nghĩ: Đại sư Tinh Vân đưa ra những phân tích sâu sắc về ảnh hưởng của suy nghĩ đến hạnh phúc và khổ đau. Qua đó, độc giả được hướng dẫn cách kiểm soát suy nghĩ tiêu cực, thay đổi góc nhìn để cuộc sống trở nên tích cực hơn.

Chương 2: Giải thoát ngay lúc này: Bằng những lời khuyên thiết thực và những câu chuyện minh họa, tác giả giúp độc giả nhận ra những ràng buộc, gánh nặng tinh thần đang kìm hãm bản thân và đưa ra những phương pháp giải thoát hiệu quả.

Chương 3: Buông bỏ tất tự tại: Chương này tập trung vào việc giải thích ý nghĩa của sự buông bỏ trong cuộc sống. Đại sư Tinh Vân chỉ ra rằng, việc buông bỏ không phải là từ bỏ hay vô tâm, mà là cách để giải thoát bản thân khỏi những ràng buộc, những ham muốn vật chất và những mối bận tâm không cần thiết.

Chương 4: Tín ngưỡng ổn định thân tâm: Chương cuối cùng nói về vai trò của tín ngưỡng trong việc ổn định tâm trí, giúp con người tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và đối mặt với những thử thách, khó khăn.

Bí mật của hạnh phúc và sự giải thoát

Theo lời dạy của Đức Phật, con người luôn mang trong mình "tham" - một dục vọng tiềm ẩn. Để thoát khỏi bế tắc, con người cần học cách buông bỏ phiền não, biết đủ và sống trọn vẹn từng khoảnh khắc.

"Cho là Nhận: Dưỡng tâm" mang đến cho độc giả những bài học quý giá về:

Buông bỏ sân hận: Cách thức để giải thoát khỏi oán hận và những cảm xúc tiêu cực, tìm lại sự bình yên trong tâm hồn.

Học cách đủ đầy: Nhận thức về sự đủ đầy trong tâm thức, thoát khỏi sự ham muốn vật chất vô độ.

Sống trọn vẹn từng khoảnh khắc: Tập trung vào hiện tại, tận hưởng những giá trị tinh thần và vun trồng hạnh phúc từ bên trong.

Lời kết

"Cho là Nhận: Dưỡng tâm" không chỉ là cuốn sách về Phật giáo, mà còn là cẩm nang vàng cho chặng đường đời mỗi người. Cuốn sách giúp độc giả tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn, hướng đến một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc.

name

Pháp Môn Hạnh Phúc - Gia Đình

Trong cuộc sống, chúng ta vẫn luôn cố gắng tìm kiếm hạnh phúc, nhưng liệu có ai hiểu “hạnh phúc là gì?”, “tìm kiếm hạnh phúc ở đâu?” Bằng những bài nói rất giản dị, gần gũi, Đại sư Tinh Vân đã gửi đến độc giả bộ sách Pháp môn hạnh phúc như một cẩm nang nhỏ giáo dục cho con người biết rằng ngay trong những sự việc diễn ra ở đời thường, nếu ta có thể thấu triệt suy nghĩ, thấu triệt nội hàm của từng vấn đề, biết hành xử đúng đắn, chừng mực thì tự nhiên sẽ tìm thấy thanh thản, hạnh phúc. Cũng bởi vậy mà cuốn sách có tên gốc là Khoan tâm, có nghĩa là giải bỏ những phiền muộn, buồn rầu trong lòng, là để thanh thản, thoải mái, để tâm an, không vướng bận suy nghĩ. Và khi có được những trạng thái khoan tâm đó là khi con người có được hạnh phúc.

Cuốn sách Pháp môn hạnh phúc - Gia đình là một phần của bộ sách Pháp môn hạnh phúc, là cuốn cẩm nang về gia đình cũng như những quan niệm tình yêu, sự quý tiếc của tình yêu, cách duy trì tình yêu được bền vững; về cách chăm sóc “đóa hoa hôn nhân”, đạo vợ chồng, các mối quan hệ trong gia đình như mẹ chồng - nàng dâu, bố mẹ - con cái; về những bí quyết để người phụ nữ hiện đại có thể hội tụ đủ cả vẻ đẹp của đạo đức lẫn vẻ bề ngoài; hoặc những những bài học về cách cư xử thông minh đối với những vấn đề thường gặp để dễ dàng tìm kiếm hạnh phúc từ chính những hành động nhỏ bé. Hạnh phúc trong gia đình còn là nghệ thuật sống chậm rãi, khỏe mạnh, của sự giản dị, thanh bình nhưng lại là sự thụ hưởng ngọt ngào và an lành nhất. Đặc biệt, cuốn sách còn là những bài giảng thú vị về việc dạy dỗ con cái khi con trưởng thành, vấn đề rất được các bậc cha mẹ quan tâm trong xã hội hiện đại ngày nay. Bằng hiểu biết thấu đáo và bằng trải nghiệm của chính bản thân, tác giả nêu ra những điều cha mẹ cần dạy con, về những điều kiện trong giáo dục, khuyết điểm của người thanh niên, và người như thế nào sẽ có tương lai.

Các bài nói trong cuốn sách được trình bày một cách mạch lạc, có lý luận sắc bén, mang tính thực tiễn nhưng lại rất dung dị, gần gũi. Mỗi bài viết được mở đầu bằng những truyện kể của chính tác giả, hoặc những truyện dân gian ngắn nhưng mang ý nghĩa sâu xa,… qua đó, tác giả phân tích từng nội dung một cách thấu đáo, giúp người đọc tự cảm nhận và tự rút ra bài học quý báu về hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Hy vọng cuốn sách nhỏ này của bộ sách sẽ giúp độc giả hiểu được phần nào những giá trị mà người tu hành từng đã thu nhận được trong suốt quá trình đi hoằng pháp nhiều nơi của mình, từ đó cảm nhận được sự khoan khoái, niềm hạnh phúc, biết dứt bỏ thị phi, làm điều thiện và phục vụ nhân sinh.

name

Cho Là Nhận - Tu Thân

Sự sống vô hạn vượt qua thời gian, ánh sáng vô hạn vượt qua không gian. Cơ thể con người có sinh có diệt, nhưng sinh mệnh thật sự luôn bất tử. Mỗi con người chúng ta đều có một sinh mệnh bất tử, đó chính là con người thật của chúng ta! Với cuốn sách Cho là nhận: Tu Thân, nội dung quan trọng của nó chính là cái bên trong của con người, liên quan đến việc tu dưỡng đạo đức, gọt giũa tầm nhìn và rèn luyện được tính biết kiềm chế, buông bỏ sân hận. Từ đó, bạn có thể xác lập tâm thế bên trong khi tiến hành đối đãi với những người và những sự việc trong xã hội.

Cuốn sách gồm có 4 chương chính

Chương 1: Được người khác lợi dụng mới có giá trị

Chương 2: Đồng nát sắt vụn cũng có thể luyện thành thép

Chương 3: Kiên nhẫn làm người

Chương 4: Cho đi chính là nhận về, đứng thẳng khom lưng thật dễ dàng

Cuộc đời con người, thời kì này trôi qua sẽ có thời kì khác, thậm chí là vô hạn. Giống như cây hoa, dù héo tàn điêu linh, chỉ cần hạt giống còn ở lại ắt sẽ có mùa hoa nở thứ hai, thứ ba thậm chí là mùa hoa nở vô hạn cùng cuộc sống vô lượng.

Cuộc đời là sự tổng hòa của nhiều hương vị phức tạp

- Thời kì thơ ấu là mĩ vị: Khi còn bé, được bố mẹ chăm lo yêu chiều, cho ăn ngon mặc đẹp - một cuộc sống tươi đẹp.

- Thời kì thanh niên là vị ngọt: Thời thanh xuân, kết bạn, yêu đương, tương lai tràn đầy lí tưởng và hi vọng vô hạn - một cuộc sống ngọt ngào.

- Thời kì trung niên là vị đắng: Khi bước vào tuổi trung niên, hằng ngày làm trâu làm ngựa vất vả chạy đôn chạy đáo bên ngoài lo cho gia đình con cái - một cuộc đời cay đắng.

- Thời kì tuổi già là vị chát: Về già, con trẻ bay như chim còn mình sức khỏe ngày một sa sút. Mắt không nhìn rõ, tai không nghe rõ, miệng cũng không ăn được - cuộc sống tuổi già đầy vị chua chát.

- Thời kì tu hành là thiền vị: Nếu một người học Đạo và Thiền từ khi còn là một thiếu niên, tuổi trẻ, tuổi trung niên và tuổi già của người đó đều có hương vị của thiền. Dù cho nhắm mắt, không xem hay không nghe thì thế giới nội tâm vẫn vô cùng ngọt ngào.

Vì sao chúng ta cần đọc và lĩnh hội đạo lý từ cuốn sách này?

Có người giàu nhưng không có sức khỏe; có người có tình nhưng không có tiền; có người nhiều nhà, ruộng nhưng không có con; có người có trí tuệ, có học thức nhưng không tìm được việc làm. Cuộc sống vốn có nhiều khiếm khuyết và cuốn sách Cho là nhận: Tu thân sẽ giúp bạn đọc có thể tận hưởng một cuộc sống trọn vẹn trong chính sự không hoàn hảo của chúng ta.

Sống không chỉ đơn thuần là sự tồn vong của thân thể. Chúng ta phải sử dụng hành vi từ bi, ngôn ngữ khéo léo và tâm trí nhạy bén để tạo ra niềm tin, tăng thêm niềm vui, xây dựng hi vọng và tạo điều kiện thuận lợi. Sau đó lập công, lập đức, lập ngôn, để lại trong lòng mọi người hình ảnh những việc thiện, những hành động cao đẹp, để đất nước - xã hội chúng ta sống trong hòa bình và hạnh phúc mãi mãi.

Cuốn sách Cho là nhận: Tu thân sẽ giúp bạn đọc ngộ nhận ra nhiều điều trong cuộc sống

Dù có kiến thức cũng cần trau dồi trải nghiệm nội tâm. Con người thời nay thường chỉ chú ý đến những kiến thức bên ngoài, tuy học hỏi được nhiều kỹ năng nhưng cuộc sống vẫn rất hời hợt do chưa đủ trải nghiệm nội tâm. Vì vậy điều quan trọng là phải trau dồi kinh nghiệm nội tâm.

Chấp nhận và biết ơn cuộc sống. Từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành, cha mẹ nuôi nấng chúng ta, thầy cô giáo dục chúng ta, xã hội cung cấp cho chúng ta các điều kiện cần thiết còn chúng ta chấp nhận điều đó mỗi ngày. Làm thế nào chúng ta có thể báo đáp cha mẹ, giáo viên và xã hội? Trước hết phải biết tri ân, lòng biết ơn rất quan trọng, biết tri ân thì mới có động lực để trở thành người có ích cho xã hội

Bảo vệ cá tính riêng nhưng cũng nên bồi dưỡng tính cách hòa đồng. Con người không thể sống cô lập mà phải sống cùng với tập thể, khi đối nhân xử thế và làm việc gì cũng phải có nguyên tắc riêng nhưng đồng thời cũng phải biết lựa theo đám đông để không bị cô lập.

Vững bước tiến về phía trước, không quên khoảng trời phía sau. Có người chỉ biết thế giới trước mặt, chỉ biết tiến về phía trước mà không biết phía sau còn có thế giới rộng lớn hơn nên khi bị khó khăn hành hạ bầm dập cũng không biết quay đầu lại. Có một câu thơ miêu tả một người nông dân đang cấy lúa: “Tay cắm mạ xanh khắp cánh đồng, cúi đầu ngắm trời trong làn nước. Thân tâm thanh thản là chính đạo, lùi bước mà hóa ra lại tiến.” Nếu biết chừa lối thoát cho bản thân, bạn sẽ có khả năng xoay trở trong trường hợp khó khăn; nếu tự mình giăng ra ranh giới hạn chế, bạn sẽ không thể thoát ra khỏi ngõ cụt do chính bản thân tạo ra.

Trích dẫn lời răn từ cuốn sách Cho là nhận: Tu thân

Bình an là phúc báo, công đức là thọ mệnh.

Biết đủ là phú quý, tính tình hoà hợp là tự tại.

Khi cuộc sống khó khăn, hãy đối mặt. Khi cuộc sống gian khổ, hãy trải nghiệm. Khi cuộc sống nhàn rỗi, hãy lên kế hoạch. Khi cuộc sống viên mãn, hãy tận hưởng.

Nghịch cảnh là một cái lò lớn để tôi luyện ý chí. Khó khăn là cơ hội để hoàn thiện nhân cách. Sự tự tin là động lực để đạt được mục tiêu. Lí tưởng là la bàn để xây dựng cuộc sống

name

Giới Định Tuệ Trong Phật Giáo Nhân Gian

Xã hội rối loại rối ren là do lòng tham, ích kỷ, chấp trước của con gười mà tạo nên, do đó chúng ta phải gắng tu Giới - Định - Tuệ để trừ tham sân si, để Phật trong lòng chúng ta hiện rõ ra. Trong lòng ta có Phật thì mắt thấy, tai nghe, tay làm, đều là phong thái của nhà Phật, tất cả chúng ta đều có khả năng suy nghĩ như Phật, hành động như Phật, thì nhân gian chính là một Phật Quốc Tịnh Độ vậy.

Giới - Định - Tuệ tam học tức là Kinh, Luật, Luận tam tạng:

Kinh tạng diễn giải Đình học, Luật tạng diễn giải Giới học, Luân tạng diễn giải Tuệ học.

Cho nên tu tập Giới, Đình, Tuệ tam học thị có khả năng thúc tiến áp dụng Phật Pháp vào trong sinh hoạt và tư tưởng của chung ta.

“Phật Giáo Nhân Gian” vốn có nguồn gốc tử khai thị của Đức Phật trong nhân gian, Giới Đình Tuệ tam học đương nhiên được làm mục tiêu cơ bản của hành gia Phật Giáo Nhân Gian cố gắng tu tập.

name

Hoá Giải Tiền Duyên

Trên đời này, chẳng có chuyện gì là tự nhiên hay ngẫu nhiên xảy đến cả. Tất cả đều vì một chữ duyên xúc tác tạo thành những cuộc gặp gỡ. Có những người ở lại hoặc rời đi; có những người đi qua mà ta chẳng thèm đoái hoài dù cố nhồi thêm lần nữa, nhưng cũng có người dù chỉ lướt qua mà ta lại muốn là vĩnh cửu. Thật mượt mà khi bước từ đời thực vào trang sách, có một mối nhân duyên đã khéo chọn người chèo lái, không chỉ giúp bản thân vượt qua nỗi khổ mà còn dìu người bước qua ranh giới u mê. Không ai khác chính là Quốc sư Ngọc Lâm, vị đại sư hiện thân của từ bi và trí tuệ, được tạc đẽo qua cuốn sách Hóa giải tiền duyên.

Đến với dịch giả Viên Lộc bằng một sự kết duyên quen thuộc, cuốn sách Hóa giải tiền duyên đã được lột tách nhiều lần với phiên bản từ cái tên Thoát vòng tục lụy (phim ảnh) được chuyển thể ban đầu qua tác phẩm Ngọc Lâm Quốc sư của Đại sư Tinh Vân. Ươm mầm từ việc ngưỡng vọng tâm nguyện hoằng pháp lợi sinh của Quốc sư Ngọc Lâm, dịch giả Viên Lộc đã nâng niu từng lời kể qua từng trang sách, mong gửi đến cho những ai hữu duyên cùng cảm nhận và qua đây khuyến tấn mọi người tu hành để có thể đạt thành tựu ngay trong đời sống này. Xoay quanh cuộc gặp gỡ giữa Quốc sư Ngọc Lâm và Vương tiểu thư, mối tình duyên tiền kiếp, đã cho người đọc một trải nghiệm chân thực dù là nghịch duyên hay thuận duyên đều là yếu tố cần và đủ để thành tựu những tâm nguyện lợi sinh và góp phần thành tựu trong tiến trình tu tập giác ngộ của mỗi người.

Chiến thắng được những tham vọng của bản thân là một chiến thắng được coi là vĩ đại nhất của đời mình. Và cuốn sách Hóa giải tiền duyên như thêm một lần khẳng định một cách chắc chắn điều đó. Bắt nguồn từ mối nhân duyên tiền kiếp và bằng sự vững tâm thật kiên cố khi nương theo ánh sáng của Đức Phật, Quốc sư Ngọc Lâm đã mở ra không chỉ một cuộc đời mới cho chính bản thân, mà còn rất nhiều cuộc đời mới cho tất cả chúng sinh trên hành trình tìm về bến bờ của hạnh phúc, an yên. Phải chăng cái gọi là hóa giải đã đến và đi theo chính cách mà ngài được khắc họa trong câu chuyện ở trong cuốn sách này!

name

Cho Là Nhận - Từ Trái Tim Tới Trái Tim

Cuốn sách gồm có 4 chương chính

Chương 1: Cuộc sống giác tính

Chương 2: Điệu Tango người - ta

Chương 3: Dùng chánh niệm hàng phục phiền não

Chương 4: Không nhất thiết phải cùng chết

Có câu “nhìn người khác gặp nạn tôi lo lắng khôn nguôi, không phải vì lo cho người khác mà lo cho tương lai của chính mình”. Chúng ta nên học cách thấu hiểu, cảm thông cho nỗi mong mỏi của người khác, tu tập trong nhân gian chỉ có vậy thôi.

Vì sao chúng ta cần đọc và lĩnh hội đạo lý từ cuốn sách này?

Mọi người vẫn nghĩ Phật tâm là thứ cao thượng vô ngần, nào có ngờ đâu tấm lòng cảm thông, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác chính là Phật tâm. Phật tâm là từ bi, là đạo đức, là thiện mỹ. Cái gọi là “tự tâm tức Phật, tức Phật tự tâm” chỉ đơn giản vậy thôi.

Sau khi kết hôn, vợ chồng ngày đêm chung sống, nếu không thể so tâm thấu hiểu nhau thì làm sao duy trì được tình yêu? Cha mẹ con cái sống chung dưới một mái nhà lại có khoảng cách thế hệ, nếu không thấu hiểu từ tận trái tim thì sao có thể thông cảm cho nhau và an cư lạc nghiệp? Trong xã hội, nếu các giai cấp học giả, nông dân, công thương nghiệp, binh lính, công giáo, chính khách, dân thường không thể cảm thông cho nhau thì làm sao có thể chung sống hòa thuận? Chỉ khi học được cách thấu hiểu từ tận sâu trái tim và cảm thông lẫn nhau, con người mới có thể bao dung, tôn trọng và quý mến nhau. Như vậy, cảm thông không phải là điều tốt đẹp hơn cả vinh hoa phú quý, tư tưởng đồng lòng hay sao?

Từ cuốn sách Cho là nhận: Từ trái tim tới trái tim bạn có thể ngộ ra được điều gì?

Điều đáng sợ nhất trong cuộc sống là không chịu thừa nhận sai lầm, thậm chí không biết mình sai ở đâu. Con người không sợ mắc sai lầm, có câu “biết sai mà sửa, còn cái thiện nào lớn hơn”. Một người không chỉ phải học khả năng phát hiện sai lầm ở đâu mà còn phải có dũng khí đối mặt với chúng.

Cảm xúc không ổn định tựa như cái bàn chỉ có ba chân lại thiếu một chân, sức chống đỡ không đủ, nền tảng không tốt đương nhiên sẽ không vững. Con người cũng vậy, nếu tâm trí không khỏe mạnh, cảm xúc không ổn định, bạn dễ cảm thấy mọi thứ trên đời đều không công bằng, có nhiều bất mãn với cuộc sống hoặc sẽ cảm thấy chán nản, bực bội, thậm chí ghen tị với người khác.

Khi kết bạn với mọi người, đừng chỉ nghĩ đến việc nhờ cậy người khác, tính toán xem đối phương mang lại lợi ích gì cho mình, cứ ôm khư khư tâm lí ích kỉ này thì không thể kết giao bạn bè với ai cả. Kết bạn với người khác thì nên nghĩ cách mang lại niềm vui, sự hạnh phúc và lợi ích song phương. Trong quan hệ bạn bè, thật là vô đạo đức nếu cứ nhất mực toan tính xem bạn bè có thể đem lại lợi ích gì cho mình.

Hòa đồng với mọi người, không so sánh, không tị nạnh. Hầu hết các rắc rối đều đến từ sự so sánh và tính toán. Nếu không so sánh hoặc không tính toán đương nhiên sẽ gặp ít phiền não hơn. Phiền não tìm đến, người tốt hơn mình, mình chúc phúc cho người. Có rất nhiều điều trên thế giới này, bạn chỉ cần nghĩ rộng ra, nhìn xa hơn, không ghen tị, tự nhiên cũng không có phiền não gì nữa. Đối xử tử tế với mọi người và làm theo “phong trào ba việc tốt” (làm việc tốt, nói lời hay, có ý tốt), bạn sẽ gặp ít phiền não hơn. Vì bạn làm việc tốt, nói lời hay và có ý tốt, người khác sẽ khen ngợi, tôn trọng bạn và tất nhiên sẽ không có phiền não gì cả.

Không cưỡng cầu, không cố chấp. Đừng yêu cầu người khác phải làm một việc nào đó, cũng đừng bao giờ yêu cầu người khác phải làm theo cách của bạn. Con người vốn có cá tính và tự do riêng, nếu nổi giận khi người khác làm chuyện trái ý bạn, phiền não sẽ nhân lúc tâm trí bạn yếu đuối, ngu muội, vô minh tràn vào xâm chiếm, tác oai tác quái.

Trích dẫn lời răn từ cuốn sách Cho là nhận: Từ trái tim tới trái tim

Hiểu người khác là đạo cảm thông, bao dung người là đạo hòa hợp. Chấp nhận người khác là đạo tập thể, quan tâm người khác là đạo yêu thương.

Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp quan trọng của con người, nếu sử dụng không đúng cách, nó sẽ trở thành một vũ khí gây sát thương nghiêm trọng. Nói những điều tốt đẹp, khen ngợi đúng mực mang lại niềm vui cho mọi người cũng là một kiểu tu hành.

Sức mạnh của giới luật có thể chống lại lòng tham. Sức mạnh của định lực có thể chống lại thù hận. Sức mạnh của trí tuệ có thể chống lại ngu dốt

name

Cho Là Nhận - Lo Ít Đi Và Làm Nhiều Hơn

Cuốn sách “Cho là nhận: Lo ít đi, làm nhiều hơn” hướng dẫn thực tế nhất của Đại sư Tinh Vân giúp bạn tạo ra những khoảnh khắc tốt đẹp, dù đang bị nhấn chìm trong trăm ngàn áp lực cuộc sống thông qua 4 chương lớn:

Chương 1: Nguyện vọng của người thành công

Chương 2: Lo ít đi và làm nhiều hơn

Chương 3: Thế Xuân thu ở chốn công sở

Chương 4: Ngã ba, đi hay ở

Tiểu sử của Đại sư Tinh Vân

Xuất gia hay tại gia đều có chung mục đích, đó là sống cuộc đời đầy ý nghĩa, nhưng cách chúng tạo ra ý nghĩa cuộc sống lại phụ thuộc vào cách chúng ta loại bỏ áp lực. Nếu bạn hỏi tôi làm cách nào để loại bỏ stress, tôi sẽ nói:”Tự rèn luyện, tự lấp đầy, tự nâng cao bản lĩnh chống lại áp lực, bản lĩnh càng lớn thì áp lực càng ít. Hằng ngày, mỗi người trong chúng ta đều phải gánh vác rất nhiều áp lực, áp lực bệnh tật tuổi già đè nặng lên thân thể, áp lực tham lam sân hận đè nặng lên tâm lí Với mới nói con người là một sinh vật tài giỏi, sống trên đời này phải gánh vác nhiều gánh nặng áp lực như thế mà vẫn có thể sống tự do tự tại, điều này thật vĩ đại nhưng cũng chẳng dễ dàng gì.

Thực ra, không có kế hoạch nhân sinh nào là hoàn toàn chắc chắn cả. Các mối nhân duyên không ngừng vận động, bởi vậy sẽ có những khoảnh khắc, những công việc mà bản thân mình không thể làm chủ được. Thế nên quy hoạch nhân sinh tốt nhất là lập kế hoạch cho bản thân: sống tự giác, sống kiềm chế, sống vị tha, sống với đời sống tình cảm trong sạch, kiếm tiền lương thiện và đối xử với thế giới, mọi người xung quanh một cách có đạo đức. Có thể coi thay đổi phong tục tập quán làm tiền đề cho việc lập kế hoạch cuộc đời và làm cho cuộc sống của bạn có ý nghĩa, có giá trị hơn. Đây là cách quy hoạch nhân sinh tốt nhất.

Làm người, bạn có thể thay đổi cách tư duy:

- Nói lời hay, tôi có cách!

- Giữ tâm thiện, tôi có cách!

- Làm việc tốt, tôi có cách!

- Đèn sách 10 năm ắt có cách

Thành Phật thành thánh hiền cũng có cách thì trên đời này có gì là không thể!

Phật giáo chú trọng giác ngộ, ăn đến bát cơm thứ năm ắt sẽ no căng, quãng đường 10 dặm đi hết 9 dặm rồi, bước cuối cùng ắt sẽ đến đích. Việc gì cũng cần thời gian trui rèn. Tâm lí con người trong xã hội hiện đại đang rất mong cầu tốc thành, thành công càng nhanh càng tốt. Chính dạng thức tâm lí này đang thu hẹp sinh mệnh của xã hội và khiến sinh mệnh của bản thân con người trở nên dị dạng. Thức ăn nhanh có hấp dẫn đến đâu cũng là món chóng nguội, chóng đói; thuộc đặc hiệu tác dụng nhanh chóng cũng tiềm tàng nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, nuôi dưỡng tích lũy lâu dài mới là con đường đúng đắn đến thành công.

Trong cuốn sách, tác giả cũng chi rõ, để làm tốt công việc quản lí, có 3 nguyên tắc

- Quản lý bằng cái “tình"

- Quản lý bằng cái “lý"

- Quản lý bằng “pháp luật"

Bằng những câu chuyện kể với giọng văn nhẹ nhàng, những triết lý nhân sinh gần gũi với cuộc sống đời thường, cuốn sách “Cho là nhận: Lo ít đi, làm nhiều hơn” giúp bạn duy trì một thái độ bình tĩnh khi gặt hái được thành công, một tâm hồn bình thản khi đối mặt với cuộc sống, thì không có gì khó khăn để chạm đến một cuộc sống đầy viên mãn. Thông qua quyển sách này, bạn sẽ hiểu được rằng không ai có thể mang đến cho bạn một cuộc sống đầy ý nghĩa, trừ khi bạn tự đánh thức nó, vì nó đã hiện diện sẵn ngay bên trong bạn rồi. Và việc học cách biến những vấn đề phức tạp thành đơn giản mới là điều đòi hỏi chúng ta phải có bản lĩnh và sự kiên định để thực hiện.

name

Đường Nào Cũng Trong Lòng Bàn Tay

“Trời đã cho ta hạt giống sinh mệnh, chỉ có thể nỗ lực chăm sóc đến ngày nở hoa.”

Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi.

Trên đời này vận mệnh thực sự có tồn tại, hiển hiện trên nét mặt, trên đường chỉ tay, nhưng chẳng phải tất cả đều thuộc về con người chúng ta hay sao?

Bàn tay nhỏ bé của con người có thể làm được những gì?

Có thể lật giở trang sách để tiếp thu tri thức, làm giàu tâm hồn.

Có thể lao động cần cù để tạo ra của cải giá trị.

Có thể buông bỏ hận thù, thả trôi phiền não.

Có thể nâng đỡ những mảnh đời khác, trao gửi yêu thương.

Có thể vạch ra đường đi cho chính mình, nắm bắt cơ hội, siết chặt quyết tâm.

Tự do chân chính không phải là nhàn thân lười biếng, mà là nỗ lực để có một chân trời rộng lớn tốt đẹp hơn. Đừng đợi ai đó cầm tay mình chỉ đường dẫn lối, hãy chủ động bắt tay học hỏi. Đừng đợi ai đó đặt vào tay mình những thứ sẵn có, hãy tự tạo ra cuộc sống cho mình.

Bởi vì, đường nào cũng trong lòng bàn tay!

Tiếp nối phần “sự nghiệp và cuộc sống” từ cuốn sách “Một đời đáng giá, đừng sống qua loa”, “Đường nào cũng trong lòng bàn tay” là phần “nhân sinh và tinh thần”, tập hợp những tri thức quý báu và lời khuyên chân thành từ Đại sư Tinh Vân, để mỗi người đọc thấu hiểu bản thân, hoàn thiện “một đời đáng giá” của mình.

name

Mười Đại Nguyện Của Bồ Tát Phổ Hiền

Trong Phật giáo Đại thừa Bồ tát Phổ Hiền là một trong ba vị thánh trí tuệ của kinh Hoa nghiêm. Ngài là vị Bồ tát có hạnh nguyện đặc biệt lớn trong số chúng Bồ tát, được gọi là “Phổ Hiền Tát Đỏa”, “Phổ Hiền Đại sĩ”, “Phổ Hiền Như Lai”, “Biến Kết Đại sĩ”, v.v. Ngài thị giả bên cạnh Đức Tỳ Lô Giá Na, là vị Bồ tát đồng thể với Kim Cang Tát Đỏa, có thể nói Bồ tát Phổ Hiền là người hiệp trợ cho Đức Phật cũng là vị hộ pháp cho chính pháp.

Năm 1989, tại Trung tâm Cộng đồng Lương Hiển Lợi ở Du Ma, Hồng Kông lần đầu tiên Đại sư Tinh Vân đã thuyết giảng giáo lý quan trọng về Mười đại nguyện của Bồ tát Phổ Hiền. Mười đại nguyện của Bồ tát Phổ Hiền, xuất xứ từ phẩm Nhập bất tư nghì giải thoát cảnh giới Phổ Hiền hạnh nguyện trong kinh Hoa nghiêm. Nội dung thuật lại việc Thiện Tài đồng tử được Bồ tát Văn Thù khai mở đạo tâm, liền đi về các nước ở phương Nam để tầm sư học đạo với 53 vị thiện tri thức, sau cùng thụ học với Bồ tát Phổ Hiền viên tròn hạnh nguyện mà thành tựu quả Phật.

Mười nguyện lớn của Bồ tát Phổ Hiền gồm:

Một, Lễ kính chư Phật.

Hai, Xưng tán Như Lai.

Ba, Rộng tu cúng dường.

Bốn, Sám hối nghiệp chướng.

Năm, Tùy hỷ công đức.

Sáu, Thỉnh chuyển pháp luân.

Bảy, Thỉnh Phật trụ thế.

Tám, Thường theo học Phật.

Chín, Hằng thuận chúng sinh.

Mười, Cùng hồi hướng đến tất cả.

Khi đọc được cuốn sách Hoa nghiêm kinh Phổ hiền thập đại nguyện của Đại sư Tinh Vân bằng tiếng Trung, dịch giả vô cùng vui mừng, như thấy được những chân trời mới về Phật giáo. Với mong muốn chia sẻ tri thức Phật học đến với độc giả muôn phương, dịch giả Chân Như Pháp (Thích Nữ Chân Như) đã tiến hành chuyển dịch cuốn sách này ra tiếng Việt. Trung tâm Biên phiên dịch Tư liệu Phật giáo Quốc tế - Nhà sách Phật giáo Vĩnh Nghiêm đã cố gắng biên tập và thiết kế sách một cách cẩn thận, kỹ càng nhất, trân trọng giới thiệu, gửi tới độc giả ấn phẩm này.

1
Logo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Chính Sách

Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.

Theo Dõi