Là sách phê bình và lý luận văn học trong nhiều phạm vi khác nhau. Với những ý kiến mới lạ, riêng biệt, Đặng Anh Đào đưa người đọc tiếp cận sâu hơn, kỹ lưỡng hơn với các vấn đề văn học, và các đề tài mà tác giả đề cập không giới hạn trong một khuôn khổ bó hẹp, cụ thể: Kiếp luân hồi của Nguyễn Trãi qua Nguyễn Thị Lộ, Chuyển hóa và biến thái trong âm hưởng bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên, Những tiếng nói giao hòa trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh, Cách mạng Pháp qua cảm nhận của nhà văn Việt Nam, Gió Đông gió Tây: ảnh hưởng và giao thoa trong văn học Việt Nam hiện đại...
Sau tập hồi kí Tầm xuân, với PGS.TS Đặng Anh Đào - con gái của GS. Đặng Thai Mai, đó là cái quá khứ, mà "khi đi qua đó, ta chỉ thấy những gì trẻ trung, sống động, có thể đau buồn, nhưng không có sự câm lặng và chết chóc. Dù cho tất cả những gì thuộc về quá khứ của tôi có tầm thường, dù cho tôi chỉ là một nhân chứng nhỏ bé với tầm nhìn hạn chế đi chăng nữ", hơn mười năm sau, bà lại tiếp tục mạch hồi ức đó trong một cuốn hồi kí mới với một tinh thần mới mang tên: Hoài niệm và mộng du.
Cuốn hồi kí gồm có bảy phần là hành trình từ những kí ức tuổi thơ Mùa hè-Biển thứ nhất của đời tôi, Từ mùa đông đến mùa thu, Người ra đi đầu không ngoảnh lại, tiếp tục với Đường tản cư qua bao suối lạ sông ngàn, Đường vô xứ Nghệ quanh quanh cho đến khi Hòa bình trở lại và đoạn Vỹ thanh - chu kì của đời người. Khi viết những dòng hoài niệm này, tác giả "đã đến mùa đông của cuộc đời, nhưng lòng tôi vẫn không thể nguội lạnh, thoát khỏi cõi phù vân. Hỉ, nộ, ái, ố - tấn trò đời vẫn cứ tiếp tục. Những người bạn cũ và bao người thân yêu đã đi vào cõi hư vô. Nhưng tôi vẫn còn niềm vui chia sẻ với con cháu, học trò bao thế hệ, những lo lắng vì bệnh tật, những hi vọng ngắn ngủi, những hồi ức vui buồ Đời tôi giờ chỉ còn là một cuộc mộng du."
Những dòng kí ức tuổi thơ trở đi trở lại với các ngôi nhà ở Hà Nội và Sầm Sơn mà Đặng Anh Đào chẳng thể quên được vì "với tôi, gia đình là mái ấm của nơi sum họp". Tuổi thơ của cô bé Đặng Anh Đào đầy ắp những món ăn ngon như "cần già, củ kiệu, mẹ muối theo kiểu dân làng Ngò. Rau cần già chỉ hớt bớt lá, và kiệu muối cả thân lẫn rễ, rất giòn và ngon. Cần non thì nấu canh cà chua, cũng cây nhà lá vườn nấu với nước sông Chu", "mẹ mua một rổ cá trích đang còn nhảy ton tót, cho vào nồi đất, đun nước sôi ngay trên kiềng bếp của nhà chài. Chỉ có thế, chấm nước mắm chanh, ăn với cơm. Những vệt tròn vàng mỡ cá nổi trên mặt nước đun cá, rưới vào cơm, thật tuyệt! Thanh đạm, bữa cơm của mẹ, dù sau này con có được ăn sơn hào hải vị, chẳng có bữa nào ngon như cơm của mẹ". Đó là hình ảnh người cha - GS Đặng Thai Mai tận tụy với công việc, mà cũng rất tình cảm với các con. Đó là chị Đặng Bích Hà vui tính, sôi nổi; chị Đặng Thị Hạnh tính tình dịu dàng, hay chăm nom các em; em Đặng Xuyến Như xinh xắn, trong trẻo; và chị Đặng Thanh Lê là người gần gũi, thân thiết nhất với Đặng Anh Đào.
Hình ảnh cô bé đanh đá, nghịch ngợm, hồn nhiên vào giây phút cầm tờ báo lên xem thấy Cách mạng thành công rồi nhưng lại thất vọng vì "Hồ Chí Minh có râu, khác với hình dung lãnh tụ phải trẻ và đẹp, có gương mặt u uất của tráng sĩ "một ra đi không trở lại"; rồi lúc học ở đội Nhi đồng cứu quốc, hát hay nhưng mọi người cứ chỉ trỏ và khi rời khán đài, mới biết quên kéo phécmơtuya trước bụng và là người đạt giải cao trong cuộc thi vẽ được phóng to và cầm đi diễu hành tới Nhà Hát Lớn, được gặp Bác Hồ nhiều lần song không tài nào vẽ nổi Bác Hồ, chắc chắn khiến bạn đọc bật cười khúc khích. Cô bé hiếu động đó đã tự tìm cách khôn lớn khi mà "chẳng có thày, nhưng mê truyện, tôi mò mẫm đọc từ quyển dễ đến quyển khó. Vậy tôi là học trò, kho sách ấy là thày dạy tiếng Pháp cho tôi. Cho đến lúc trưởng thành, tôi có thể đọc và viết tàm tạm, phát âm chuẩn là nhờ nghe được ba tôi trò chuyện với các chị hoặc khách khứa."
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi