Cơ thể con người có khả năng chiến đấu với bệnh tật và tự chữa lành vết thương là một trong những bí ẩn và tuyệt tác của thiên nhiên. Đó gọi là hệ thống miễn dịch, nó giữ vai trò rất quan trọng trong việc tự bảo vệ sức khỏe của con người.
Hệ miễn dịch vô cùng phức tạp nhưng cũng không kém phần lý thú. Trong những năm gần đây, nghiên cứu miệt mài đã dẫn đến những tiến bộ lớn trong việc chúng ta nắm bắt thế giới nội tâm tuyệt đẹp này: Khi chúng ta bị ốm hoặc bị thương, một mạng lưới rộng lớn và phức tạp của các tế bào chuyên gia, protein điều hòa và các gen chuyên dụng lập tức hình thành cơ chế phòng vệ trong cơ thể, nỗ lực triệt hạ những vi khuẩn xâm nhập hoặc tấn công những khối u đang phát triển. Nó mạnh mẽ hơn nhiều so với bất kỳ loại thuốc nào từng được phát minh.
Trong cuốn sách Hệ miễn dịch: Khám phá cơ chế tự phòng chữa bệnh của cơ thể người, nhà miễn dịch học hàng đầu Daniel M. Davis đã ví von rằng, nghiên cứu hệ miễn dịch trong cơ thể con người cũng giống như nghiên cứu những vì sao và ngân hà trong vũ trụ của chúng ta vậy. Tác giả đưa cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về bức tranh rộng lớn của hệ miễn dịch, cùng những câu chuyện về hành trình khám phá ra những mảnh ghép của bức tranh ấy.
Hành trình khám phá đi từ những phát kiến kéo dài nhiều thập kỷ của các nhà khoa học tiên phong, từ những thí nghiệm đầu tiên về vắc xin tiêm chủng bệnh đậu mùa vào những năm 1720, cho đến những tiến triển vượt trội trong lĩnh vực điều trị ung thư bằng hệ miễn dịch. Việc nghiền ngẫm cuốn sách này sẽ giúp chúng ta có những khái niệm đầu tiên về sự phức tạp của “vũ trụ hệ miễn dịch” bên trong ta.
+ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA:
“Một trong những cuốn sách khiến bạn nhìn mọi thứ về con người theo một cách mới, đầy thách thức và ly kỳ.” – Stephen Fry
“Davis để lại cho độc giả một lời nhắc nhở rằng, đối với tất cả những tiến bộ khoa học được mô tả trong cuốn sách, hệ miễn dịch của con người vẫn mạnh hơn nhiều so với bất kỳ loại thuốc nào chúng ta đã nghĩ ra...” – Publishers Weekly
+TRÍCH ĐOẠN HAY:
“Mỗi chúng ta phản ứng với mầm bệnh theo cùng một cách, nhưng chỉ ở mức độ tương đối. Lý do mà một số người trong chúng ta có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nặng từ nhiễm trùng cúm là do sự thay đổi trong các gen đáp ứng interferon của chúng ta. Chẳng hạn, khoảng 1 trên 400 người châu Âu có một phiên bản không có chức năng của một trong những gen kích thích bởi interferon được gọi là IFITM3.68 Thông thường, protein được tạo ra từ gen IFITM3 can thiệp vào cách virus cúm xâm nhập vào các tế bào, mặc dù vẫn chưa hiểu được một cách chính xác. (Chúng ta biết rằng gen này có chức năng tương tự ở động vật, bởi vì chuột được biến đổi gen để thiếu gen này dễ bị nhiễm trùng hơn.) Và những người có phiên bản không có chức năng của gen này sẽ thiếu đi thành phần của hàng rào miễn dịch chống virus. Trong năm 2012, dạng không có chức năng của gen này đã được thấy là đặc biệt phổ biến ở những người nhập viện do nhiễm cúm. Những người được chăm sóc đặc biệt có khả năng có gen khiếm khuyết gấp mười bảy lần.69 Các biến thể của gen này cũng đặc biệt phổ biến ở người Nhật Bản và người Trung Quốc.70 Vì điều này, người Nhật Bản và Trung Quốc có thể có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nặng từ cúm, nhưng điều này vẫn cần được kiểm tra trực tiếp.71”
+TÁC GIẢ:
Daniel M. Davis (sinh năm 1970)
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi