Giáo Dục Tỉnh Thức
Giáo Dục Tỉnh Thức là một hướng dẫn thiết thực để nuôi dưỡng sự chú tâm, lòng trắc ẩn và hạnh phúc không chỉ ở những học sinh này mà còn ở chính giáo viên. Cuốn sách này đưa ra những ứng dụng thực tế của thực hành tỉnh thức trong chương trình giáo dục phổ thông bằng các giáo án, bài tập và các hoạt động phù hợp với nhóm tuổi cụ thể và học sinh có nhu cầu đặc biệt. Cuốn sách này mời các giáo viên, nhà quản lý và bất kỳ ai quan tâm đến giáo dục tận dụng những giá trị của tỉnh thức và trở thành những nhà giáo dục tỉnh thức và nhân ái..
Tác giả:
Daniel Rechtschaffen
Từ một nhà trị liệu tâm lý hướng đến đời sống hôn nhân và gia đình, Daniel thiết kế và khởi động khóa đào tạo “Lãnh đạo Giáo dục Tích cực”, hướng dẫn nghiên cứu cảm xúc và xã hội dựa trên tỉnh thức dành các nhà lãnh đạo trong ngành giáo dục. Bên cạnh các hoạt động giảng dạy và tư vấn cho nhiều tổ chức giáo dục, Daniel đi diễn thuyết về đào tạo tỉnh thức tại các hội nghị và trường học trên toàn cầu. Ông dạy tỉnh thức thông qua âm nhạc, thể thao, kể chuyện, trò chuyện, trò chơi và những phương pháp đầy sáng tạo và hấp dẫn khác. Ông mong muốn sử dụng tỉnh thức để giúp xã hội chú tâm hơn, từ bi hơn và cam kết chăm sóc thế giới kỳ diệu mà chúng ta đang sống.
Trích đoạn sách:
Phương pháp giáo dục tỉnh thức
Có cả một kho nghiên cứu về tỉnh thức đã qua bình duyệt xác nhận những điều mà những người thực tập đã biết đến sau hàng nghìn năm. Thực tập tỉnh thức đều đặn sẽ giúp cải thiện khả năng miễn dịch, nhận thức, chú tâm, điều phối cảm xúc, hạnh phúc và thậm chí là thấu cảm. Tỉnh thức đang được đưa vào quân đội, phòng họp hội đồng quản trị của các công ty Fortune 500 và thậm chí vào Thế vận hội, nơi bạn có thể thấy các vận động viên hít thở trong tỉnh thức để ổn định bản thân trước sự kiện lớn họ sắp tham gia. Những ví dụ khác về việc sử dụng tỉnh thức trong văn hóa đại chúng bao gồm nhóm ngồi thiền hằng tuần tại Quốc hội của Nghị sĩ Tim Ryan, “Trung tâm Dữ liệu về Chi tiêu Tỉnh thức” của Chase Bank, và Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos gần đây đã khởi động cuộc họp hằng năm của mình bằng hoạt động Trải nghiệm Lãnh đạo Tỉnh thức. Với tỉnh thức, thời cơ đã chín muồi.
Nếu tỉnh thức có tác dụng tốt với người lớn đến như vậy thì hãy tưởng tượng sẽ còn dễ thế nào nếu chúng ta dạy trẻ yêu thương bản thân, rèn luyện nội tâm và nhận thức không phán xét ngay khi chúng mới bắt đầu cuộc đời, trước khi chúng bị hàng lớp áo giáp tâm lý đè lên. Thế giới của chúng ta sẽ như thế nào nếu mọi đứa trẻ đều được dạy các kỹ năng nuôi dưỡng và phát triển trái tim, cơ thể và tâm trí? Những nghiên cứu sơ bộ về việc dạy tỉnh thức cho người trẻ đã chứng minh cho chúng ta chính những điều mà chúng ta hy vọng đạt được nhất. Nghiên cứu về tỉnh thức ở người trẻ đã cho thấy tỉnh thức sẽ giúp nâng điểm trong bài kiểm tra, giảm sự bốc đồng, nâng cao hạnh phúc và xây dựng chức năng thực thi.
Bài học hiện thân
Trên khắp vũ trụ, chỉ có duy nhất một thời điểm và một địa điểm để học tỉnh thức, đó chính là bây giờ và ở đây, bên trong cơ thể chúng ta. Để mở mắt và thật sự nhìn thế giới mà không vướng phải bất kỳ giả định nào, trước tiên, chúng ta phải cảm thấy thoải mái bên trong chính lớp da của mình. Công cụ chúng ta dùng để bắt đầu khám phá thế giới bên trong là nhận thức và phương tiện chúng ta dùng để học hỏi là cơ thể. Chúng ta bắt đầu bằng việc học ngôn ngữ của những cảm giác.
Giúp học sinh cảm thấy an toàn và an tâm bên trong cơ thể nên là ưu tiên hàng đầu. Nếu học sinh không cảm thấy thoải mái, các em sẽ dễ dàng bị mất tập trung, phản ứng và gặp khó khăn trong việc học tập. Mọi giáo viên đều biết một đứa trẻ thiếu khả năng điều tiết có thể gây mất trật tự và khó chịu trong lớp đến như thế nào. Chúng ta thường cảm thấy mình không có thời gian xây dựng một môi trường mang tính hỗ trợ và nuôi dưỡng học sinh, nhưng nếu xét đến lượng thời gian bị tiêu tốn vào việc lôi kéo sự chú ý của học sinh hết lần này đến lần khác, chúng ta sẽ thấy việc dành một khoảng thời gian đặc biệt để giúp học sinh ổn định và vững tâm là xứng đáng, ngay cả khi phải mất đến nửa tiết học.
Mục lục:
PHẦN I: Tại sao giáo dục tỉnh thức lại quan trọng?
Phương pháp giáo dục tỉnh thức
Cuộc cách mạng giáo dục tỉnh thức
Lịch sử giáo dục tỉnh thức
Vạch ra lộ trình
Khoa học tỉnh thức
Nguồn gốc của tỉnh thức
PHẦN II: Bắt đầu từ chính mình
Chăm sóc người làm công việc chăm sóc
Tỉnh thức: Khi nào? Ở đâu? Như thế nào?
Trau dồi hiện thân
Trau dồi sự chú ý
Trau dồi từ ái
Trau dồi tương liên
Trau dồi trí tuệ cảm xúc
Trau dồi giao tiếp tỉnh thức
Tỉnh thức trong thế giới hiện đại
PHẦN III: Lớp học tỉnh thức
Các phẩm chất của một giáo viên tỉnh thức
Các thành phần thiết yếu của một lớp học tỉnh thức
Làm việc với tính đa dạng và bao trùm
Xử lý căng thẳng và sang chấn
Làm việc với các nhóm tuổi khác nhau
PHẦN IV: Giáo trình giáo dục tỉnh thức
Giới thiệu tỉnh thức cho học sinh
Cấu trúc một bài học tỉnh thức
Giáo trình tỉnh thức
Bài học hiện thân
Ngôn ngữ của cơ thể
Trò chơi tỉnh thức
Chuyển động tỉnh thức
Ăn tỉnh thức
Những bài học về sự tập trung
Hơi thở mỏ neo
Lắng nghe tỉnh thức
Nhìn tỉnh thức
Dòng suy nghĩ
Các bài học từ ái
Lời từ ái
Cội rễ của cảm xúc
Các cảm xúc hủy hoại
Sản sinh lòng biết ơn
Bài học tương liên
Giao tiếp tỉnh thức
Bài học về thế giới tự nhiên
Tập xao lãng
Cam kết tỉnh thức
Tích hợp
Sự thực tập cá nhân
Những bài tập tích hợp
Gửi đi sự từ ái
Giáo trình mẫu
Giáo Dục Tỉnh Thức - Workbook
Giáo Dục Tỉnh Thức: Workbook là sách giáo dục kết hợp thiền tỉnh thứ, thiên về các bài tập và giáo án cụ thể từ cuốn sách Giáo dục tỉnh thức.
Giáo dục tỉnh thức: Workbook đóng vai trò phụ trợ và minh họa cho các kiến thức và chiêm nghiệm của Daniel Rechtschaffen. Sách bài tập này là một giáo án chi tiết về các bài học tỉnh thức để phát triển cá nhân và nghề nghiệp. Các bài tập đơn giản mà thú vị trong đây được đặc biệt thiết kế để giúp các nhà giáo dục thu hút học sinh và trau dồi các thuộc tính tỉnh thức như chú tâm, trắc ẩn và hạnh phúc. Bên cạnh đó, tác giả phát triển phong phú các mẹo, kỹ thuật, bảng tính và bài tập hướng dẫn đơn giản và hiệu quả thông qua trải nghiệm thực tế sâu rộng với học sinh và giáo viên. Sách bài tập này trao cho người đọc tất cả các công cụ cần thiết để tích hợp giáo dục tỉnh thức vào nhà trường.
Sách bài tập này trao cho độc giả các công cụ cần thiết để tích hợp tỉnh thức vào môi trường học tập cũng như đời sống của mọi học sinh, giáo viên và bất cứ ai quan tâm đến giáo dục thế hệ tương lai.
Tác giả:
Daniel Rechtschaffen
Từ một nhà trị liệu tâm lý hướng đến đời sống hôn nhân và gia đình, Daniel thiết kế và khởi động khóa đào tạo “Lãnh đạo Giáo dục Tích cực”, hướng dẫn nghiên cứu cảm xúc và xã hội dựa trên tỉnh thức dành các nhà lãnh đạo trong ngành giáo dục. Bên cạnh các hoạt động giảng dạy và tư vấn cho nhiều tổ chức giáo dục, Daniel đi diễn thuyết về đào tạo tỉnh thức tại các hội nghị và trường học trên toàn cầu. Ông dạy tỉnh thức thông qua âm nhạc, thể thao, kể chuyện, trò chuyện, trò chơi và những phương pháp đầy sáng tạo và hấp dẫn khác. Ông mong muốn sử dụng tỉnh thức để giúp xã hội chú tâm hơn, từ bi hơn và cam kết chăm sóc thế giới kỳ diệu mà chúng ta đang sống.
Trích đoạn sách:
Bắt đầu từ bản thân
Hãy dành một chút thời gian để mở rộng tầm nhìn tỉnh thức của chúng ta và xem bản thân đang ở đâu. Cho dù đang sống trong một đô thị rộng lớn hay trong một trang trại nông thôn, chúng ta đều đang ở trong một mối quan hệ hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường. Thức ăn chúng ta ăn, không khí chúng ta thở, tiếng chim chúng ta nghe, các mùa chúng ta sống qua – tất cả đều có ảnh hưởng sâu sắc đến con người của ta và cách ta sống. Cũng giống như cách chúng ta nhìn sâu vào hơi thở và cảm xúc của bản thân, ta có thể nhìn vào thế giới của riêng mình. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tự hỏi những câu hỏi như:
Ngay lúc này, mình đang nhìn theo hướng nào?
Nước mình dùng tới từ đâu?
Điện mình đang sử dụng đến từ đâu và nó được tạo ra từ cái gì?
Rác của mình đi đâu?
Ai đã sống trên mảnh đất này 500 năm trước?
Văn hóa nơi mình sống là gì, cũng như từng nền văn hóa đã đến đây?
Tại sao chúng ta cần biết những điều này? Đầu tiên, chúng ta phải thật sự trân trọng những yếu tố giúp mình tồn tại mỗi ngày. Chúng ta biết ơn những cái cây cung cấp oxy cho ta, những cơn mưa mang nước cho cơ thể ta và mang sự sống cho đất. Đặt những câu hỏi này giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về Trái Đất, tự nhiên và xã hội mình đang sống. Bằng cách tỉnh thức hơn về thế giới, chúng ta bày tỏ lòng tôn kính đối với các hệ thống tự nhiên và lòng trắc ẩn đối với mạng lưới liên kết mà ta là một phần của nó. Chúng ta thậm chí học cách mang sức khỏe và sự cân bằng đến cho môi trường xung quanh, rồi việc này sẽ mang sức khỏe và sự cân bằng trở lại cơ thể ta và cộng đồng.
Tỉnh thức nhập môn
Sự phát triển lý tưởng của tỉnh thức là phải bắt đầu từ khi ta còn nhỏ, vẫn ích kỷ một cách đáng yêu và tập trung chủ yếu vào bản thân mình. Dần dần, chúng ta lớn lên và đi ra thế giới, học cách trắc ẩn với những người xung quanh. Khi lớn hơn, chúng ta học cách thấu cảm thông qua khả năng nhìn nhận từ quan điểm của người khác. Sau đó, chúng ta xây dựng khả năng mở lòng trắc ẩn với tất cả nhân loại, ngay cả những người ta có thể phán xét hoặc không thích. Cuối cùng, chúng ta thấu hiểu và tôn kính mạng lưới sinh thái rộng lớn mà ta là một phần của nó. Như trong hầu hết các mô hình phát triển, chúng ta vẫn nán lại ở giai đoạn ban đầu trước khi mở rộng ra. Lòng trắc ẩn của chúng ta xuất hiện khi ta học cách tử tế với người khác và cuối cùng có được nhận thức về tính tương liên.
[…]
Trong tâm lý học, chúng ta thường nói mình cần xây dựng một ý thức mạnh mẽ về bản thân trước khi có thể quên đi bản thân. Trẻ nhỏ vẫn đang trong quá trình phát triển ý thức vững vàng về bản thân nên ban đầu, chúng ta cần giúp các em hiểu về bản thân trước khi thử những bài tập tỉnh thức mở rộng hơn. Cuối cùng, những bài tập này có thể hỗ trợ học sinh tìm hiểu các giả định, phán xét và cấu trúc suy nghĩ của mình để các em nhìn bản thân và thế giới rõ ràng hơn. Khi học sinh đã xây dựng được ý thức lành mạnh về bản thân, các em có khả năng mở rộng nhận thức của mình và tiếp nhận một thế giới quan lớn hơn cũng như có những hành động nhân ái.
Mục lục:
PHẦN I: BẮT ĐẦU TỪ BẢN THÂN
Nói đi đôi với làm
Những địa hạt tri thức tỉnh thức
Phiếu: Đánh giá nội tâm
Thiết lập thực hành thành công
Phiếu: Cam kết thực hành
Lời khuyên của các giáo viên về tỉnh thức
Nghệ thuật mặc tưởng
Phiếu: Trở thành giáo viên của chính mình
PHẦN II: TỈNH THỨC NHẬP MÔN
Các công cụ dạy tỉnh thức
Thu hút khán giả
Vun đắp một lớp học tỉnh thức
Phiếu: Lớp học tỉnh thức
Mô hình tỉnh thức phát triển
Phiếu: Tỉnh thức phát triển
Tính đa dạng và việc đặt câu hỏi về các giả định
Giảng dạy khi có kiến thức về sang chấn
Phiếu: Giảng dạy khi có kiến thức về sang chấn
PHẦN III : CÁC BÀI HỌC TỈNH THỨC DÀNH CHO HỌC SINH
Mục tiêu học tập tỉnh thức
Bố cục bài học tỉnh thức
Giới thiệu tỉnh thức cho học sinh
Năm địa hạt tri thức tỉnh thức
Phiếu: Suy ngẫm tỉnh thức
Các bài học về tri thức thể xác
Lắc lư lắc lư
Ngôn ngữ của cảm giác
Trò chơi tỉnh thức
Thư giãn sâu
Tỉnh thức bằng chuyển động chậm
Các bài học về tri thức tâm trí
Hơi thở mỏ neo
Nhìn tỉnh thức
Nghe tỉnh thức
Suy nghĩ bỏng ngô
Trò chơi xao lãng
Các bài học về tri thức cảm xúc
Lời từ ái
Cội rễ của cảm xúc
Cảm xúc khó chịu
Học cách biết ơn
Những phẩm chất tích cực
Các bài học về tri thức xã hội
Cũng giống như tôi…
Tuôn chảy và chia sẻ
“Bông hồng” và “cái gai”
Đặt câu hỏi về các giả định
Cam kết tỉnh thức
Các bài học về tri thức toàn cầu
Ăn tỉnh thức
Không gian tỉnh thức
Thế giới tự nhiên
Hiểu về thế giới của mình
Đánh giá vòng đời
Các bài tập tích hợp
Báo cáo thời tiết
Kiểm tra căng thẳng
Chuẩn bị cho bài kiểm tra bằng tỉnh thức
Ai đang lái xe?
Ai muốn đứng lên bục giảng nào?
PHẦN IV: NHỮNG LỜI KHUYÊN CHO VIỆC TÍCH HỢP
Một ngày của một lớp học tỉnh thức
Phiếu: Bài học giáo dục tỉnh thức
Giới thiệu tỉnh thức cho cộng đồng
Những góc nhìn và khuyến nghị sâu sắc
của các nhà lãnh đạo phong trào giáo dục tỉnh thức
Phiếu: Trình bày về tỉnh thức
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi