1. Sách
  2. ///
Logo Banner Home

Tác Giả đinh hùng

Tổng hợp sách của tác giả đinh hùng tại KhoSach.com.vn
name

“Quyển Đốt lò hương cũ được xem là sáng tác cuối cùng của cố thi sĩ Đinh Hùng. Ông đã viết quyển này để tưởng niệm những văn, thi sĩ mà ông quen biết trong suốt thời gian lăn lộn trong nghiệp thi văn. Những Tản Đà, Thạch Lam, Bích Khê... đều được ông nhắc nhở trong những trang sách này, và đâu đâu cũng bàng bạc lời tiếc thương những người đã khuất, những người mà ông cho là “không bao giờ chết” vì họ chết đi nhưng vẫn sống trong lòng độc giả, vẫn sống trong tâm tư những thi, văn sĩ còn sống.” (Lửa Thiêng, 1971)

Ẩn bản này in theo bản Đốt lò hương cũ của Nhà xuất bản Lửa Thiêng, 1971.

Nhà thơ Đinh Hùng (1920 - 1967), các bút danh: Thần Đăng, Hoài Điệp Thứ Lang.

Sinh tại làng Phượng Dực, Hà Đông, Hà Nội.

Năm 1940 Đinh Hùng cho ra mắt tập thơ văn xuôi rất lạ “Đám ma tôi”, cùng tiểu thuyết “Dạ lan hương” và một số bài thơ ký tên Đinh Hùng, Hoài Điệp.

Sang 1941, Đinh Hùng xuất hiện khá đặc biệt trong tiểu thuyết Trại Bồ Tùng Linh của nhà thơ Thế Lữ qua bài thơ Kỳ nữ.

Việc biệt đãi liên tài này của bậc đàn anh đã đánh dấu sự nổi tiếng của Đinh Hùng.

Tập thơ Đường vào tình sử được trao giải thưởng Văn chương về thi ca, 1962.

Đinh Hùng làm giai phẩm Dạ Đài (1944), giai phẩm Kinh Đô văn nghệ (1952), lập ra nhật báo Tự Do (1954) và nổi tiếng với mục Tao Đàn trên Đài phát thanh Sài Gòn (1955)…

***

Bộ Bạn Văn Bạn Mình tuyển chọn những cuốn chân dung văn học đặc sắc. Từ cuốn sách phê bình văn học đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, tới những cuốn sách có tư liệu hiếm, độc bản, lần đầu được công bố… Những câu chuyện vô cùng hấp dẫn và thú vị. Kho tư liệu dồi dào, bao quát về lịch sử văn chương.

Cùng tìm đọc bộ sách Bạn Văn Bạn Mình (10 cuốn):

Bạn Văn Bạn Mình: Đốt Lò Hương Cũ

Bạn Văn Bạn Mình: Chân Dung Văn Học

Bạn Văn Bạn Mình: Phê Bình Và Cảo Luận

Bạn Văn Bạn Mình: Hình Dung Và Tâm Tưởng

Bạn Văn Bạn Mình: Mười Chín Chân Dung Nhà Văn Cùng Thời

Bạn Văn Bạn Mình: Cây Bút Đời Người

Bạn Văn Bạn Mình: Những Gương Mặt

Bạn Văn Bạn Mình: Văn Thi Sĩ Hiện Đại

Bạn Văn Bạn Mình: Bạn Văn

Bạn Văn Bạn Mình: Văn Thi Sĩ Tiền Chiến

name

Tiếng Ca Bộ Lạc

Đinh Hùng vẫn chưa được biết đến nhiều: kể cả các nhà nghiên cứu nhiều cảm tình với Đinh Hùng (không đông) chủ yếu chỉ phân tích thơ Đinh Hùng trong hai tập, Mê hồn ca và Đường vào tình sử. Nhưng sự nghiệp thơ của Đinh Hùng không chỉ gồm hai tập ấy, mà còn tập Tiếng ca bộ lạc. Mê hồn ca in lần đầu năm 1954, gồm 16 bài, Đường vào tình sử in năm 1961, gồm 60 bài, còn Tiếng ca bộ lạc do nhà xuất bản Lửa Thiêng in năm 1973, gồm 36 bài, khi Đinh Hùng đã qua đời (Đinh Hùng mất năm 1967), có sự tham gia của Vũ Hoàng Chương.

Tập thơ này quan trọng không kém hai tập thơ kia, và cũng cần nhớ rằng ở trường hợp Đinh Hùng, ngoài vài trường hợp hãn hữu, gần như ta không xác định được niên đại chính xác cho từng bài thơ; nhiều bài trong Tiếng ca bộ lạc chắc chắn được viết cùng giai đoạn Mê hồn ca và Đường vào tình sử.

name

Đường Vào Tình Sử

Đinh Hùng (1920-1967) là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Ngoài việc ký tên thật Đinh Hùng, ông còn dùng bút hiệu Thần Đăng khi làm thơ châm biếm và Hoài Điệp Thứ Lang khi viết tiểu thuyết.

Tên tuổi của Đinh Hùng đương thời ông phần nào được kiểm chứng bởi thực tế ông là một trong số ít văn nghệ sĩ có mặt trong cuốn "Mười khuôn mặt văn nghệ" (xuất bản lần thứ nhất năm 1970) của Tạ Tỵ, bên cạnh một số tên tuổi lẫy lừng của văn học nghệ thuật Việt Nam trong thế kỷ 20 như Văn Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, hay Vũ Hoàng Chương.

name

Đám Ma Tôi

"Đám ma tôi" được nhà xuất bản Tân Việt ấn hành lần thứ nhất vào tháng 11 năm 1940, khi thi sĩ Đinh Hùng vừa mới 20 tuổi. Song nhiều ý kiến cho rằng, có thể tập văn xuôi này được ông viết sớm hơn hoặc có ý định viết từ mấy năm trước đó.

Nội dung "Đám ma tôi" thể hiện cách nghĩ của chàng trai trẻ đối với đời sống xung quanh, về quan niệm sống - chết ở đời. Điều đặc biệt là thay vì chọn làm người sống để nói về người chết như cách tư duy thông thường, Đinh Hùng làm ngược lại, chọn làm người chết để nói đến “từng những đời sống rải rác ở đây, ở đó, từng những cuộc đời chiêm bao”.

Cụ thể, trong tập văn xuôi, thi sĩ Đinh Hùng thể hiện câu chuyện người con trai 17 tuổi kể trong lúc cậu đang nằm chết, cậu chết đi trong một buổi chiều khi còn là đứa trẻ ngây thơ. “Tôi chết nằm im trên giường, hai tay buông xuôi, mắt nhắm nghiền, ngực không còn thoi thóp.” Chết là việc thản nhiên với cậu bởi có sống ắt sẽ có chết, điều đáng mừng là cậu không phải sống đến tám mươi năm trời ngục thất như lời của ông thầy tướng năm xưa.

Bằng giọng văn giễu cợt không chút kiêng kỵ trong “Đám ma tôi”, Đinh Hùng đã sáng tác một bài thơ chia ly “để thấy lòng mình đơn chiếc”, “vẽ phác bóng một rừng người qua mắt để trông, nhìn vài cảnh tượng hay hay... Tôi sống trước để mà cảm trước, tôi chết từ khi đang sống để hiểu thêm ý nghĩa đời này”.

name

Mê Hồn Ca

Trong tư duy thơ, quan niệm về chất thơ của Đinh Hùng và Rimbaud có những điểm gặp gỡ. Thi sĩ là một kẻ mang lòng hoang dã, yêu thiên nhiên và gần gũi vẻ hoang sơ. Rimbaud bỏ học và lang thang trên ruộng đồng, mơ đến những hương hồn thảo dã như Đinh Hùng vọng về tiền sử, trong vệt dương sa, dấu chân cầm thú, những đêm hoang nguyên thủy, nơi con người lẫn giữa thiên nhiên…

1
Logo
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Chính Sách

Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.

Theo Dõi