Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam: Sự Tích Hoa Vạn Thọ
Câu Chuyện Về Lòng Hiếu Thảo Và Tài Năng
"Sự Tích Hoa Vạn Thọ" là một câu chuyện dân gian Việt Nam đầy cảm động về một em bé nhà nghèo với tấm lòng hiếu thảo và đôi bàn tay khéo léo. Dù cuộc sống khó khăn, em bé vẫn tự tay làm nên những bông hoa rơm tinh xảo để dâng cúng mẹ.
Sự thành tâm và tài năng của em đã khiến thần cây Tiêu Ly cảm động. Thần đã biến những bông hoa rơm ấy thành một loài hoa có thật, rực rỡ và thơm ngát - đó chính là hoa Vạn Thọ, loài hoa tượng trưng cho sự trường thọ, may mắn và thường được sử dụng trong các dịp lễ tết, trên các mâm cỗ cúng của người Việt.
Giá Trị Giáo Dục
"Sự Tích Hoa Vạn Thọ" không chỉ là một câu chuyện hấp dẫn mà còn mang những giá trị giáo dục sâu sắc. Câu chuyện dạy chúng ta về lòng hiếu thảo, sự cần cù, sáng tạo và lòng biết ơn. Đồng thời, câu chuyện cũng tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, thể hiện qua hình ảnh loài hoa Vạn Thọ – biểu tượng của sự trường tồn và thịnh vượng.
Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam - Bộ Sưu Tập Hấp Dẫn
"Sự Tích Hoa Vạn Thọ" là một trong hơn 100 cuốn tranh truyện dân gian Việt Nam do NXB Kim Đồng ấn hành. Bộ sách được thiết kế đẹp mắt, với hình ảnh minh họa sinh động, thu hút trẻ em. Nội dung mỗi câu chuyện đều được chuyển tải một cách đơn giản, dễ hiểu, giúp trẻ em tiếp cận với kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam một cách tự nhiên và hào hứng.
Review Sách
"Tranh Truyện Dân Gian Việt Nam: Sự Tích Hoa Vạn Thọ" là một cuốn sách đáng đọc cho mọi lứa tuổi. Câu chuyện đơn giản nhưng chứa đựng thông điệp ý nghĩa về lòng hiếu thảo, tài năng và nét đẹp văn hóa truyền thống. Những hình ảnh minh họa đẹp mắt và màu sắc tươi sáng góp phần tạo nên sự thu hút cho cuốn sách. Đây là một lựa chọn tuyệt vời để giới thiệu cho trẻ em về văn hóa dân gian Việt Nam một cách nhẹ nhàng và hấp dẫn.
HÁT MÃI MỘT MÌNH nằm trong bộ HÀ NỘI TRONG MẮT MỘT NGƯỜI, gồm có 4 phần: Chuyện PHỐ, chuyện NHÀ, NẾP NHÀ, chuyện ĂN - CHƠI, VÀ chuyện MÙA.
Trục Hà Nội, vẫn là kể những chuyện xưa để nhìn nay, ông thư thả mô tả, kể tập tục, thói quen. Chuyện Phố nhìn từ mắt họa sĩ mang nét độc đáo riêng, giống như những bức tranh xưa cũ, cầu thang gỗ, vỉa hè gạch đỏ viền đá xanh, mái ngói thẫm nâu màu của mùa, mái hiên của phố… Nếp nhà là một con mắt dịu dàng khác, tiếp khách đến chơi nhà, trẻ con ồn ào giữa phố mưa, hay cuốn gia phả đời thứ 14 của gia đình…
" Tôi không viết để kiếm sống mà viết để sống, vẽ để chơi. Tôi sống với Hà Nội và những trang sách của mình như một kẻ tự kỉ"
Các nhà báo gọi tác phẩm về Hà Nội của ông là những lát ký ức, những trang viết đắm say về đất và người Hà Nội một thời chưa xa. Ông yêu Hà Nội, vì đơn giản, ông không còn nơi khác để yêu.
“Sự vắng mặt kinh khủng nhất không phải là sự vắng mặt trong đám đông mà là vắng mặt ngay trong chính bản thân mình”…
“Vắng mặt” là nỗi niềm của “những người như chúng mình ngày một thêm vắng mặt ở ngay chính nơi mình sinh ra và lớn lên, ở ngay chính những công việc mà mình được đào tạo”, ở đó “cô đơn vẫn thường hiện diện”.
Vắng mặt là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn - họa sĩ Đỗ Phấn.
Mùi trần cuốn hút vì những mối tình nối đuôi nhau, lãng mạn và bạo liệt. Nhân vật của tác giả uể oải ngay cả khi đang vui, luôn luôn không phải anh ta, cô ta mà là chúng ta thấy ngợp trong một đời sống nhạt nhẽo, ầm ào, loay hoay tầm thường. Nỗi buồn nản kể cả trong chuyện chàng nàng cũng làm nên một ám ảnh gần như là sống.
Nhiều người tứ xứ du nhập vào thành phố này. Trong cái hỗn độn cũ mới ấy thường thì ta hay gặp những người thành đạt phần lớn là người mới nhập cư. Thế nhưng cái cốt lõi thị dân lại không nằm ở họ. Lớp người cũ hơn vài đời có cách sống của mình. Khôn ngoan bặt thiệp hay buông xuôi an phận cũng là. Những nền nếp sinh hoạt của một thị dân lâu đời hơn thường nhỏ nhẹ, khép mình chẳng phải vì họ kém cỏi. Cũng không hẳn vì họ đã đủ đầy vật chất không cần phải vươn lên nữa. Dường như họ bằng lòng với cái sẵn có. Bằng lòng với vị trí bình thường của mình. Cái cốt cách ấy mai một theo thời gian và bị pha trộn khá nhiều trong khoảng thời gian chưa xa lắm.
Những nhân vật chính trong cuốn sách phần nào nói lên cái đời sống bề bộn huyên náo nhưng thực ra rất bình lặng của một lớp người chưa hẳn là già nua cũ kĩ lắm. Hình như đó cũng là một phần chân dung tương đối phổ biến của người Hà Nội.
Tuyển tập tản văn mới nhất của Đỗ Phấn vẫn là đề tài miên viễn Hà Nội.
Cùng tác giả họa sĩ-nhà văn Đỗ Phấn: Đi chơi Bờ Hồ, Bâng quơ một thời Hà Nội, Ngẫm ngợi phố phường, Ngồi lê đôi mách với Hà Nội.
Đỗ Phấn yêu Hà Nội đơn giản vì một lý do: không còn nơi nào khác để yêu.
Chuyện Hà Nội, lan man nghìn năm phố vẫn kể chưa hết... Tản văn Đỗ Phấn là một cuộc khảo cứu ký ức của chính mình. Chân xác, tỉ mỉ nhưng không vì thế mà nặng gánh theo một cứu cánh. Lấy cái giọng kể vừa phải chậm rãi đặc trưng làm nhịp, tác bình thản gửi gắm chút nhớ thương cho ngày cũ. Ký ức ở đây luôn hòa lẫn với những ám ảnh, suy tư thường ngày chất đầy Hà Nội. Như chút bụi phố còn vương trên vai áo người, đó là một thứ ký ức nhẹ tênh giữa những nặng nề tiện nghi của đổi thay, một thứ ký ức lịch lãm của-hiện-tại và cho-hiện-tại. Không vui. Cũng chẳng buồn. Chỉ miên man là nhớ.
Cùng tác giả họa sĩ-nhà văn Đỗ Phấn: Hà Nội - Chút Bụi Trên Vai Người, Đi chơi Bờ Hồ, Bâng quơ một thời Hà Nội, Ngẫm ngợi phố phường, Ngồi lê đôi mách với Hà Nội,..
Mắt Rỗng
"Mắt rỗng" lấy bối cảnh phố với nhiều biến đổi gấp gáp của một đời sống đi thị chạng vạng, nhập nhòe. Nhân vật chính phân thân làm hai nửa, một hành động mang danh “hắn”, một phán xét tự nhận “mình”.
Câu chuyện xoay quanh Thế Hoàng cùng một nhóm nhỏ mấy người bạn Hà Nội của anh. Họ vốn là họa sĩ hoặc cũng gần gũi với giới mỹ thuật theo nhiều cách khác nhau, đều thông minh, tháo vát, thành đạt trong nghề nghiệp. Nhưng ở tiểu thuyết này, nhân vật họa sĩ Thế Hoàng lại sống trong tình trạng phân thân rõ rệt, bằng hai giọng kể dẫn truyện, lần lượt xưng "mình" và tự gọi "mình" là "hắn".
"Các truyện, tiểu thuyết và tản văn của họa sĩ Đỗ Phấn đều mọc lên từ cái nền các sự kiện đời sống hằng ngày, của những cư dân bình thường hầu như vô danh trên bản đồ đô thị. Những sự kiện lặp lại hằng ngày, nhưng bao giờ cũng đổi thay linh động như hình ảnh trong ống kính vạn hoa. Một sự đổi thay sáng tạo riêng có của đời sống thị thành Hà Nội." - Nguyễn Chí Hoan
Mắt rỗng lấy bối cảnh phố với nhiều biến đổi gấp gáp của một đời sống đi thị chạng vạng, nhập nhòe. Nhân vật chính phân thân làm hai nửa, một hành động mang danh “gã”, một phán xét tự nhận “mình”.
"Đó là một hành trình đầy bi kịch khi mà cả “mình” lẫn “hắn” đều bị rơi vào một định mệnh nghiệt ngã: muốn tiếp tục sáng tạo chỉ có thể tìm về với chính mình nhưng chính “mình” tự thổ lộ, đó là “con mắt bóc tách ngược trở lại mình” và ở cuối con đường ấy lại chỉ là một trống rỗng mênh mông. Ở ý nghĩa đó, tiểu thuyết của Đỗ Phấn giống như khúc cầu hồn đa thanh cho một thế giới đang tan rã không thể cứu vãn. Trong thẳm sâu buồn bã và bi kịch, nó vẫn khao khát khôn cùng một cái gì có ý nghĩa cho một thế giới đã bị tước đi toàn bộ ý nghĩa." - Phạm Xuân Thạch
Tại Kho Sách, chúng tôi tạo ra một không gian dành riêng cho những đam mê đọc sách, từ những người đam mê văn học đến những người muốn khám phá thế giới qua trang sách.