1. Sách
  2. ///
Logo Banner Home

Tác Giả đỗ văn dũng

Tổng hợp sách của tác giả đỗ văn dũng tại KhoSach.com.vn
name

Phần lớn các Doanh nghiệp Việt Nam đang rơi vào “Bẫy Tư Duy” trong chiến lược phát triển, gặp phải “nhiều vấn đề” trong việc “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng hệ thống khách hàng” khiến Doanh nghiệp “tốn nhiều chi phí đầu tư” nhưng “hiệu quả chưa cao”.

Vậy:

Làm sao giữ được nhân tài và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng?

Làm sao để mở rộng, phát triển hệ thống khách hàng với chi phí tối giản?

Làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp?

Cuốn sách này được phân tích, nhận định dưới một góc nhìn đa chiều “toàn vẹn” dự theo “Học thuyết Tâm Thái” và các “công trình nghiên cứu phát triển doanh nghiệp” nổi tiếng trên thế giới, đã được triển khai ứng dụng thành công trong nhiều năm qua. Cuốn sách mang đến những “giải pháp vô cùng đặc biệt”, “giá trị” và “hữu ích” cho bất cứ ai, bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nguồn nhân lực và mở rộng hệ thống khách hàng “trở thành một khối thống nhất, gắn kết, cộng hưởng và phát triển lớn mạnh”.

Mục lục:

Lời mở đầu

Phần I. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC (Yếu tố then chốt tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp)

Luận bàn về nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Huấn luyện, đào tạo và phát triển con người trong doanh nghiệp

Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Vấn đề đặt ra trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Giải pháp đặc biệt nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Việt Nam

Giải pháp nâng cao Tâm Thái

Chương trình huấn luyện, đào tạo Tâm Thái giải quyết được những vấn đề gì cho doanh nghiệp?

Phần II. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KHÁCH HÀNG CHO DOANH NGHIỆP

Khách hàng – yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Phát triển hệ thống khách hàng là gì?

Giải pháp đặc biệt phát triển hệ thống khách hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam

Chia sẻ kỹ năng Tâm Thái cho khách hàng

Phụ lục. CẢM NGHIỆM CỦA MỘT SỐ HỌC VIÊN KHÁC SAU KHI THAM GIA CÁC CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN, ĐÀO TẠO TÂM THÁI

Giới thiệu đôi nét về chuyên gia độ hoá

Trích đoạn sách:

Con người có là “tài sản đặc biệt” của doanh nghiệp?

Con người trong tổ chức chính là “tài sản đặc biệt giá trị” quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Con người được coi là nguồn lực “nội sinh” chi phối quá trình phát triển kinh tế xã hội và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong những năm qua, quá trình hội nhập mở cửa nền kinh tế cùng sự năng động của nó đã giúp các nhà lãnh đạo nhận ra tầm quan trọng của nguồn lực con người đối với sự phát triển bền vững của tổ chức, họ đã chú trọng hơn tới việc tạo lập môi trường làm việc thuận lợi, phát huy tối đa năng lực cho nhân sự và tạo sức hút giữ được nhân tài.

Tuy nhiên, quan điểm “nguồn nhân lực là tài sản của tổ chức” thực chất đã được thiết lập từ cuối thế kỷ 20 với tư tưởng cho rằng con người là “cỗ máy chủ đạo” tạo ra “sự thịnh vượng” cho hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp.

Bản chất của quan điểm này là coi trọng sự đóng góp, cống hiến và những giá trị nguồn nhân lực tạo ra và mang lại những phần thưởng mà họ xứng đáng được hưởng.

Ngày nay, sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất kinh doanh ngày càng đa dạng, tạo nên sự tiến bộ, năng động của nền kinh tế. Sản xuất hiện đại, nguồn lực mạnh mẽ, nhưng chủ thể quan trọng nhất quyết định sự thành công bền vững và trường tồn của tổ chức vẫn là nguồn lực con người với tất cả năng lực trí tuệ, sự hiểu biết, sự sáng tạo, khả năng thích nghi và những phẩm chất lao động phù hợp với sản xuất hiện đại. Trên bình diện quốc gia, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta cũng luôn coi “con người” là vốn quý nhất, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng và là nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng. Trong thời kỳ đổi mới, “phát triển toàn diện con người Việt Nam” là mục tiêu xuyên suốt, nhất quán của Đảng. Đại hội XI của Đảng cũng xác định xây dựng con người Việt Nam “phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật”. Kế đến Đại hội XII, vấn đề “phát triển con người toàn diện” được đặt thành trung tâm của chiến lược phát triển đất nước, là xây dựng “con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa”. Với quan điểm coi nguồn lực con người là vốn quý và quan trọng nhất, Đảng ta luôn xác định việc xây dựng và phát triển toàn diện con người là nhiệm vụ hàng đầu trong các nhiệm vụ nâng tầm quốc gia. Do đó, nguồn lực con người luôn là “tài sản đặc biệt giá trị” quyết định vận mệnh phát triển của mọi tổ chức trong mọi thời kỳ.

Hiện nay, trong xu thế hội nhập toàn cầu, vị thế và năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam có đủ tầm sánh ngang cùng các nước

năm châu hay không là phụ thuộc phần lớn vào năng lực phát triển bền vững của hệ thống các doanh nghiệp Việt. Trong bất kì tổ chức nào, đội ngũ nguồn nhân lực có tài năng là chủ thể chính đảm bảo sự sáng tạo, văn hóa làm việc của tổ chức, tạo ra doanh thu, lợi nhuận và quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp và ngược lại. Do đó, không nguồn lực nào khác ngoài yếu tố con người mới là “nguyên khí” quyết định sự thành công bền vững của mỗi doanh nghiệp. So với các nguồn lực khác của tổ chức, nguồn lực con người khác biệt ở chỗ nếu được học tập, rèn luyện liên tục thì trí tuệ của họ sẽ không ngừng được nâng cao và phát triển vô hạn.

Chất lượng nguồn nhân lực được biểu hiện như thế nào?

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều nhận thấy rõ những cơ hội phát triển do quá trình hội nhập nền kinh tế và sự phát triển của khoa học công nghệ, thông tin… nhưng cũng nhận thức rõ nhiều khó khăn, thách thức trong từng bước đi trước áp lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết, sẵn sàng gắn kết, chung sức, đồng lòng với tổ chức thì doanh nghiệp đó sẽ vượt qua thách thức, vươn tới thành công. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đảm bảo tổ chức có đủ số lượng và chất lượng nhân lực đáp ứng được yêu cầu công việc trước những thách thức lớn là yêu cầu cấp thiết của bất cứ doanh nghiệp nào.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402, “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn”. Theo đó, chất lượng là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá, lựa chọn một sản phẩm, dịch vụ nào đó.

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện nghiên cứu phát triển Giáo dục cho rằng: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc”.

Theo PGS. TS Phùng Rân: “Chất lượng nguồn nhân lực được đo bằng 2 tiêu chí bao gồm năng lực hoạt động và phẩm chất đạo đức của nguồn nhân lực”. Theo ông, năng lực hoạt động của con người có được thông qua giáo dục, đào tạo, cần có thời gian để năng lực đó được biểu hiện thông qua các học hàm, học vị, cấp bậc công việc, năng lực giải quyết các vấn đề trong công việc và cuộc sống. Khái niệm này cho rằng chất lượng nguồn nhân lực là năng lực chuyên môn mà mỗi người có được do học tập, rèn luyện, có thể đạt được và có thể điều chỉnh trong quá trình trải nghiệm công việc thực tiễn.

Theo PGS. TS Vũ Thị Ngọc Phùng: “Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá qua trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng của người lao động cũng như sức khỏe của họ”.

Quan điểm về chất lượng nguồn nhân lực đã được bàn luận nhiều nhưng đến nay chưa thực sự nhất quán, khó định hướng cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức. Trong cuốn sách này, chất lượng nguồn nhân lực được hiểu là những giá trị bên trong của mỗi người được biểu lộ trong quá trình làm việc, thông qua các chỉ tiêu như năng suất, hiệu quả lao động, chất lượng sản phẩm dịch vụ họ tạo ra và chất lượng mối quan hệ họ tương tác,… Hay “Chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể năng lực bên trong của nguồn nhân lực, tạo thành năng lực làm việc của con người, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mục tiêu, sứ mệnh và lý tưởng chung”.

Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực bao gồm: Thể lực, Trí lực, Tâm lực, Tinh thần, Tâm Thái. Trong đó, Thể lực là nền tảng, là phương tiện để truyền tải tri thức; Trí lực là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực; Tâm lực là yếu tố chi phối chính tới thể lực và trí tuệ; Tinh thần là năng lượng sống bên trong mỗi người gắn liền với sức khỏe của Thể lực, Trí lực, Tâm lực; Tâm Thái là kết quả của sự tác động qua lại của con người về cuộc sống, là nguồn gốc sản sinh ra Tinh thần và có tính ảnh hưởng, chi phối và định đoạt các yếu tố còn lại, cụ thể như sau:

Thể lực là một loại năng lực hoạt động của thân thể con người, là tình trạng sức khỏe được biểu hiện thành sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sự mềm dẻo và linh hoạt của con người khi vận động trong lao động. Theo Hiến chương của tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải là không có bệnh hoặc thương tật”. Do đó, thể lực là sự phát triển hài hòa của con người về cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Sức khỏe tinh thần được biểu hiện thông qua sự “minh mẫn, tích cực”, “không hằn học, không lo âu, không tức giận, không buồn phiền, không căng thẳng hay dồn nén,...” dẫn đến không kiểm soát được hành vi của bản thân. Sức khỏe thể lực là cơ sở quan trọng cho hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình lao động và trong cuộc sống hàng ngày.

Trí lực là năng lực của trí tuệ con người. Trí lực là sức mạnh của tri thức và trí tuệ con người thể hiện qua trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc của con người so với yêu cầu của công việc mà người đó đảm nhận. Trí lực là yếu tố phản ánh sức sản xuất và năng lực sáng tạo của con người trong quá trình lao động. Một con người vừa có khả năng sáng tạo, vừa có kinh nghiệm thì có kỹ năng làm việc vượt trội hơn, do đó, các yếu tố thuộc về trí lực của con người trong tổ chức là tài sản quý giá của doanh nghiệp mà nguồn nhân lực chính là đối tượng sở hữu. Trí lực của con người vừa có tính chất bẩm sinh, vừa có được thông qua huấn luyện, đào tạo và qua quá trình tích lũy kinh nghiệm.

Tâm lực là năng lực của ý chí của con người, biểu hiện thành “sức mạnh nội tâm của mỗi người”. Sức mạnh nội tâm phản ánh sức mạnh tâm lý của con người thể hiện qua mức độ nhận thức, ý thức trách nhiệm, ý chí phấn đấu, thái độ lao động, tác phong làm việc, kỷ luật lao động, năng lực làm việc độc lập, tinh thần hợp tác tương trợ, khả năng làm việc tập thể và lòng trung thành với doanh nghiệp. Ngoài ra, tâm lực còn phản ánh nhân cách, quan điểm sống, sự sáng tạo và thể hiện nét văn hóa đạo đức của mỗi người. Tâm lực tạo ra động cơ bên trong con người, là yếu tố thúc đẩy, điều chỉnh hoạt động của mỗi cá nhân, là năng lực định tâm và sức mạnh vô hình giúp con người tránh được những cám dỗ hay lôi kéo từ bên ngoài, góp phần quan trọng vào việc phát huy vai trò của thể lực và trí lực.

1
Kiến Thức Chia Sẻ là chuyên trang chia sẻ tài liệu học tập hay và sách PDF miễn phí, giúp người học tiếp cận nguồn kiến thức phong phú và đa dạng. Từ sách giáo trình, tài liệu ôn thi đến ebook chuyên ngành, trang web cung cấp đầy đủ nội dung chất lượng, hỗ trợ học tập hiệu quả. Với giao diện thân thiện và kho tài nguyên cập nhật liên tục, đây là địa chỉ tin cậy cho mọi đối tượng học sinh, sinh viên, và người đam mê tri thức. Truy cập ngay để khám phá và tải sách PDF hoàn toàn miễn phí!

VỀ KIENTHUCCHIASE.COM