Bạn có biết rằng...
• Phần lớn các thỏa thuận thậm chí không yêu cầu công ty thu âm thực hiện một bản ghi âm, huống hồ là phát hành nó?
• Nếu chúng ta cùng nhau viết một bài hát, và bạn chỉ viết phần lời bài hát và tôi chỉ viết phần âm nhạc, có phải mỗi người chúng ta đều sở hữu một phần âm nhạc và mỗi người chúng ta đều sở hữu một phần lời bài hát? Và rằng không ai trong chúng ta có thể chỉ sử dụng phần âm nhạc, hay phần lời bài hát mà không trả tiền cho người còn lại?
• Trước 1972, Mỹ không có luật bản quyền ngăn cấm sao chép trái phép các bản thu âm?
• Một số nhà soạn nhạc phim thậm chí không thể viết nhạc, chứ đừng nói tới tạo ra những bản cải biên cho từng nhạc cụ trong một dàn nhạc?
• Một bác sĩ phẫu thuật não và một ngôi sao nhạc rock có những điểm chung nào?
Ngoài ra, còn rất nhiều điều thú vị khác liên quan đến ngành công nghiệp âm nhạc trong cuốn sách này!
Các đoạn hay trong sách:
Sự thực là không có phép màu thực sự. Bí mật thành công trong ngành công nghiệp âm nhạc không có gì khác với những ngành khác – kế hoạch thông minh và làm việc chăm chỉ. Những lời hứa hẹn về “lối tắt” thường sẽ không thể thực hiện được
Phần I liên quan tới cách thành lập một đội ngũ để dẫn dắt sự nghiệp của bạn, bao gồm một quản lý cá nhân, quản lý kinh doanh, đại diện và luật sư.
Phần II xem xét các thỏa thuận thu âm, bao gồm các khái niệm về phí bản quyền, những khoản tạm ứng và các vấn đề cần thỏa thuận khác.
Phần III nói về nhạc sĩ và nhà phát hành, bao gồm bản quyền và cơ cấu của ngành phát hành, cũng như một phần liên quan đến việc bảo vệ tên tuổi của bạn khỏi những kẻ muốn cướp lấy nó.
Phần IV khám phá những điều cần biết nếu các bạn là một nhóm.
Phần V liên quan tới những buổi hòa nhạc và các chuyến lưu diễn, bao gồm những thỏa thuận về biểu diễn cá nhân, và vai trò của các thành viên trong đội ngũ của bạn trong quá trình này.
Phần VI nói về bán hàng, cho bạn biết cách để thu lợi nhuận từ việc in gương mặt của bạn trên các tấm áp phích, áo thun và những thứ khác.
Phần VII và VIII tìm hiểu về âm nhạc cổ điển và điện ảnh.
Chúng là những phần cuối cùng bởi vì bạn cần phải hiểu được tất cả các khái niệm khác trước khi chúng ta có thể giải quyết chúng.
HÃY CẨN TRỌNG trong việc lựa chọn người quản lý kinh doanh của bạn. Cẩn thận hơn nhiều so với việc chọn bất cứ người nào khác trong đội ngũ của mình. Đây là người có thể đảm bảo cho bạn một tuổi già ấm cúng, hay bạn sẽ phải đi hát khai trương siêu thị ở độ tuổi 50.
Tất nhiên không thể nào một cuốn sách (ngay cả một bộ sách nhiều tập) có thể đi sâu vào mọi ngõ ngách của một công việc kinh doanh phức tạp như kinh doanh âm nhạc. Vậy nên mục đích ở đây là mang tới cho bạn một bức tranh tổng quan, chứ không phải tất cả những chi tiết. (Bên cạnh đó, đối với một vài trong số các chi tiết đó, tôi tính phí rất cao.) Vì vậy, ngay cả khi tôi cố gắng trình bày tất cả những mảnh ghép nhỏ, nhanh như mọi sự thay đổi diễn ra trong ngành này, chúng vẫn sẽ lỗi thời chỉ trong vài tháng. Vậy nên mục tiêu là mang tới cho bạn một cái nhìn tổng quan (nó sẽ không thay đổi quá nhanh như vậy, hoặc ít nhất cho tới ấn bản này). Tôi sẽ mang tới cho bạn một thân cây trơ trụi, và bạn sẽ treo lên cây những chiếc lá kinh nghiệm của bản thân. Thật lạ là việc thu lượm chi tiết (từ Internet, nhặt nhạnh ở các bữa tiệc cocktail, v.v..) dễ dàng hơn so với việc học hỏi cấu trúc khái quát, bởi vì rất ít người có thời gian hoặc kiên nhẫn ngồi xuống và mang nó tới cho bạn. Thực sự thì việc mang lại cho bạn cái nhìn tổng quát bỗng trở thành một công việc lớn hơn rất nhiều so với suy nghĩ ban đầu của tôi. Nhưng bạn xứng đáng có được nó.
Cuốn sách được thiết kế để mang tới cho bạn một cái nhìn tổng quan về ngành công nghiệp âm nhạc. Bạn có thể đọc nó một cách hời hợt hay kỹ lưỡng tùy theo mức độ hứng thú, khả năng tập trung, và mức độ chịu đựng của mình. Cuốn sách này không dành cho các luật sư hay các chuyên gia, vậy nên nó không bao gồm những tiểu tiết mà bạn sẽ tìm thấy trong một cuốn giáo trình cho các chuyên gia. Thay vào đó, nó sẽ mang lại cho bạn một cái nhìn tổng quát về mỗi phân khúc trong ngành, sau đó sẽ đi vào chi tiết đủ để bạn hiểu được những vấn đề lớn mà bạn có khả năng đối đầu.
Khi nói về sự kết hợp giữa sáng tạo và kinh doanh, tôi đã khám phá ra rằng một ngôi sao nhạc rock và một bác sĩ phẫu thuật não có một số điểm tương đồng. Không phải ai cũng sẽ đặc biệt giỏi trong công việc của người khác (và tôi không chắc cách trao đổi chéo nào sẽ mang lại kết quả thảm khốc hơn), mà đúng hơn là mỗi người có khả năng thể hiện kỹ năng xuất sắc của mình, và tạo ra một số tiền cực lớn, mà không cần bất cứ kỹ năng tài chính nào. Trong phần lớn công việc kinh doanh, trước khi có thể kiếm được những khoản lớn, bạn phải tích cực học hỏi về cách công việc kinh doanh hoạt động. Ví dụ nếu mở một cửa hàng giày, bạn phải lập ngân sách, đàm phán thuê nhà, thương lượng về giá của các đôi giày, v.v.. Tất cả những việc này phải được giải quyết trước khi bạn có được khách hàng đầu tiên. Nhưng trong ngành giải trí, cũng như trong ngành phẫu thuật, bạn có thể bay lên đỉnh mà không cần bất cứ chuyên môn kinh doanh nào.
Vào năm 1999, thời kỳ đỉnh cao lịch sử của ngành kinh doanh âm nhạc, một người mua đĩa CD bình thường chi 40-50 đô-la mỗi năm cho đĩa CD; tạm tính là 45 đô-la. Ngày nay, với các gói thuê bao có giá 10 đô-la mỗi tháng, trung bình phí mỗi thuê bao là 7 đô-la (do có các gói giảm giá cho sinh viên và hộ gia đình). Như vậy nếu cho là 7 đô-la mỗi tháng, nghĩa là một người yêu nhạc sẽ chi khoảng 84 đô-la mỗi năm. Gần như gấp đôi 45 đô-la chi phí mua đĩa CD mà chúng ta thu được từ mỗi fan trong những ngày xưa tươi đẹp. Trên hết, số lượng thuê bao đang gia tăng trên toàn thế giới.
Nhưng chờ đã… vẫn còn nữa! Trong thời hoàng kim của ngành công nghiệp âm nhạc, người mua CD thường ngừng đến cửa hàng băng đĩa (hay thậm chí cả nghe nhạc) khi bắt đầu bước sang độ tuổi 20. Ngày nay, tất cả mọi người ở mọi độ tuổi đều đăng ký nghe nhạc ở các dịch vụ phát hành nhạc trực tuyến (những người lớn tuổi thì nghe Lawrence Welk, và bọn trẻ muốn nghe những thứ như là Baby Shark – một bài hát có thể ăn mòn não bạn một cách tàn nhẫn). Điều đó có nghĩa là nhạc trực tuyến không chỉ kiếm được nhiều tiền trên mỗi người dùng hơn (84 đô-la so với 45 đô-la ở ví dụ trên), mà còn mang tới một phạm vi khách hàng rộng lớn chưa từng có. Vậy nên, thật dễ hiểu khi ngành công nghiệp này đang lớn mạnh hơn bao giờ hết.
Vài năm gần đây, định nghĩa thế nào là một “album” đã bị thách thức và có một bước chuyển biến đột ngột. Một “album” tức là sao, trong thời đại nhạc trực tuyến, khi bạn có xu hướng chỉ nghe những bài hát mà mình thích? Tại sao các nghệ sĩ vẫn nên bận tâm đến việc thực hiện các album dù họ có thể phát hành từng bài hát ngay khi chúng sẵn sàng? Và nếu album biến mất, điều đó có ý nghĩa gì với các hợp đồng thu âm – loại hợp đồng luôn dựa vào việc chuyển giao và phát hành album? Ví dụ, nếu hợp đồng của bạn yêu cầu bạn chuyển giao ba album, nhưng không còn ai muốn sở hữu album nữa, vậy làm sao bạn có thể hoàn thành thỏa thuận?
Và bạn vừa được nếm thử vài điểm mới mẻ trong ấn bản này. Ngoài ra, ấn bản còn cập nhập tất cả những con số thống kê về ngành công nghiệp âm nhạc hiện tại, có thêm một phần mới về những trường hợp vi phạm bản quyền gần đây, một phần tổng quan về Đạo luật Hiện đại hóa Âm nhạc và nhiều điều khác. Tất cả đang chờ đón bạn ngay trong cuốn sách này.
Hãy cùng xem xét điều này:
1. Trong quá khứ, khi bán đĩa là hoạt động chính của ngành kinh doanh âm nhạc, bạn có thể tới một cửa hàng băng đĩa và mua 2-3 đĩa nhạc một lúc. Ngày nay, bạn chỉ có thể nghe trực tuyến mỗi lần một bài hát. Có thể đó không phải là vấn đề lớn, nhưng…
2.Thời đó, nghệ sĩ được trả một số tiền bằng nhau trên mỗi đĩa nhạc được bán ra, bất kể người mua nghe nó cả nghìn lần hay không bao giờ lấy ra khỏi vỏ và dùng nó như một cái chặn cửa. Nhưng ngày nay, càng có nhiều lượt nghe, bạn càng kiếm được nhiều tiền. Tuy nhiên…
3. Trước đây, nếu đĩa nhạc của tôi được bán ra với số lượng lớn, nó không gây ảnh hưởng nào đối với doanh số bán đĩa của bạn. Fan (người hâm mộ) của bạn sẽ mua album của bạn, và fan của tôi sẽ mua album của tôi. Thực tế, nếu bạn có đĩa bán chạy, nó sẽ kéo nhiều người tới cửa hàng băng đĩa và việc đó sẽ gia tăng cơ hội bán các đĩa nhạc của tôi. Nhưng trong thế giới phát hành nhạc trực tuyến, điều đó không còn đúng nữa. Vì những lý do mà chúng ta sẽ thảo luận sau, lượt nghe nhạc của bạn càng nhiều, tôi càng kiếm được ít tiền. Đây là một thay đổi thực sự toàn diện.
Tin tốt là, sau 15 năm doanh thu âm nhạc tuột dốc không phanh, chúng ta đã có khoản tăng lợi nhuận đầu tiên vào năm 2016. Và mỗi năm sau đó, chúng ta đã đạt mức tăng trưởng hai con số. Tất cả đều nhờ phát hành nhạc trực tuyến.
Chúng ta vẫn còn phải tiếp tục cố gắng – ở thời điểm cuốn sách này được viết, doanh thu từ các bản thu âm vẫn ít hơn so với 60% những gì đạt được ở thời kỳ đỉnh cao năm 1999. Nhưng tôi đoán là nó đang ngày càng lớn mạnh hơn so với bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử. Tại sao?
Về tác giả
Donald S. Passman tốt nghiệp Đại học Texas và Trường Luật Harvard. Ông hành nghề luật với công ty Gang, Tyre, Ramer, Brown & Passman ở Los Angeles, chuyên về ngành âm nhạc trong hơn 40 năm. Don có rất nhiều kinh nghiệm giảng dạy về ngành công nghiệp âm nhạc tại các trường như Trường luật Harvard, Trường Luật Yale, Trường Luật USC Gound, Trường Luật UCLA, Hiệp hội Bản quyền Los Angeles và Hiệp hội Luật sư Beverly Hills. Ông cũng là tác giả của ba cuốn tiểu thuyết: The Amazing Harvey, The Visionary và Mirage.
Don được ghi tên vào danh sách “Những luật sư giỏi nhất ở Mỹ 20 năm qua”, cũng như “Top 100 Luật sư ở California”, “Top 500 Luật gia ở Mỹ”, “Top 100 Luật sư trong ngành giải trí”, nằm trong danh sách “Những luật sư quyền lực nhất trong ngành âm nhạc” của bảng xếp hạng Billboard.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi