1. Sách
  2. ///

Tác Giả Dương Quân Tùng

Tổng hợp sách của tác giả Dương Quân Tùng tại KhoSach.com.vn
hồng vũ cấm thư - sách dạy thuật phong thủy có phụ họa đồ

Hồng Vũ Cấm Thư - Sách Dạy Thuật Phong Thủy Có Phụ Họa Đồ

Vậy sách Địa lý là sách học để xem đất lành dữ tốt xấu. Cho nên người quân tử xem đất để cấu yên thân, đâu phải để câu vinh thân vậy. Vì bằng nay không có sách, không học hỏi thì biết đâu là đất lành dữ, cốt phải xem rộng biết nhiều, mới mong thấu triệt được.

Bảy mươi hai nhà học thức nghiên cứu phép tắc họa đó, việc nào chỗ nào đã để bụng và đề mắt, đều chép thành một tập gom lại thành bộ Hồng Vũ Cẩm Thư này, để cho ai nấy xem mà hiểu biết. Hồi ấy đương khi Hóng Vũ yến ấm, các vương tước ở trong bảo điện nghe tiếng người Châu Bác Đôi là ông Lý Bá Truyền tỉnh thông Địa lý, vua mới với vào bệ kiến, vua dụ răng: "Ta nghe ngươi rất giỏi về môn Địa lý, vậy nên hết sức giúp cho nhà ta, chở vì điều lợi nào mà đối lòng". Bấy giờ ông Lý Bá Truyền lạy tạ mà thưa rằng: “Thân là một người quê mùa ở đất Bắc Đôi, trước theo học ở Kinh Giang, một hôm vào chùa Hoa Kình ở trên núi Đôi Châu thấy có một quyển sách để là: Địa Lý Diệu Ngữ Thân Kinh, thưa chính đó là do ý trời xui khiến để giúp nhà vua. Rồi một ngày kia vua khiến biên chép những thế đất nào là đệ nhất, ngô hấu giúp nhà vua biết được đến chỗ tỉnh vi huyền diệu. Khi Bá Truyền được ở bên nhà vua biên tập thành một quyển sách bút ký bao la, mấy ngày viết xong dâng lên vua ngự lâm. Vua lấy làm vừa ý lắm, mới để mục rằng: Một thiên đại lục. Liên phong cho Lý Bá Truyền là Tĩnh An tiên sinh, cho cả mũ áo chức ngự sử.

la bàn phong thủy toàn thư (bìa cứng)

La Bàn Phong Thủy Toàn Thư (Bìa Cứng)

Phong thủy là tập tục dân gian được kế thừa suốt mấy ngàn năm. Lưu truyền tới ngày nay, phong thủy không chỉ là thuật số chọn lành tránh dữ mà đã trở thành một hiện tượng văn hóa truyền thống, một tập tục dân gian được lưu truyền rộng rãi. Phong thủy là một di sản văn hóa có ảnh hưởng sâu xa đối với ý thức, hành vi và vận mệnh của con người.

Trên cơ sở nghiên cứu nhiều sách cổ kinh điển, liên hệ chặt chẽ với khoa học hiện đại và đời sống thực tế, cuốn sách Phong thủy toàn thư giới thiệu và phân tích kỹ lưỡng nhiều ý tưởng của các thầy phong thủy nổi tiếng, giải đáp những vấn đề về phong thủy thường gặp trong đời sống hàng ngày, giúp độc giả có cách suy nghĩ khoa học và chính xác, áp dụng hợp lý quan niệm phong thủy trong việc chọn lựa, bố trí nơi ở và văn phòng làm việc để tạo ra môi trường sống, làm việc hợp lý; từ đó có được thiên thời, địa lợi và nhân hòa tốt nhất, có được môi trường nhân sinh hài hòa, giàu có, hạnh phúc và vui vẻ.

la bàn phong thủy - dương công địa lý thủy pháp

La bàn phong thủy còn có tên gọi là La kinh, La kinh bàn,Tý Ngọ bàn, ... là một công cụ quan trọng đối với các nhà kham dự phong thủy học. Bởi vì nếu không có la bàn, các nhà phong thủy chẳng khác gì đi trong đêm tối, không thể biết được tọa sơn của mặt bằng kiến trúc hay lăng mộ để từ đó vận dụng mối quan hệ Ngũ hành, âm dương, Bát quái ... luận đoán về sự cát hung của thân chủ.

Căn cứ vào những tư liệu lịch sử, người Trung Quốc đã khám phá ra đặc tính chỉ hướng của kim nam châm từ sớm. Ngay từ thời Chiến quốc, người Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng la bàn làm công cụ để dự trắc vận mệnh, gọi là Tư Nam. Những năm đầu thời Đông Hán, Vương Sung mô tả về Tư Nam như sau: “Tư Nam chi thược, đầu chi vu địa, kỳ để chỉ Nam” (Tư Nam có hình chiếc môi, đặt trên mặt địa bàn, cán mối chỉ hướng Nam). Theo như chiếc Tư Nam do học giả Vương Chấn Đạc phục hồi lại trên cơ sở những tư liệu lịch sử thì trên mặt địa bàn có ghi các nội dung như Bát quái, Thiên can, Địa chi, 28 vì tinh tú, những đặc điểm này tương đồng với một loại la bàn phổ biến ở thời nhà Hán, gọi là Thức bàn. Như vậy, những chiếc la bàn thời bấy giờ đã có hai bộ phận chính cấu thành nên những chiếc la bàn đời sau này là vật thể chỉ cực từ và bàn phương vị. Ở đời nhà Tống, nền kinh tế phát triển phồn vinh, giao thương hàng hóa trên biển được đẩy mạnh, la bàn cũng phát triển và được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực hàng hải. Học giả Thẩm Quát đời Bắc Tống đã chép trong cuốn Mộng khê bút đàm như sau: “Người ta dùng loại đá có từ tính mài thành những chiếc kim nam châm, nhưng thường hơi lệch về hướng Đông chứ không chỉ hướng chính Nam. Có nhiều cách sử dụng kim nam châm như đặt trên ngón tay, đặt trên miệng bát, thả nổi trên nước, nhưng cách tốt nhất định là trên bằng dây. Cách treo là dùng một sợi dây tơ buộc vào giữa cây kim, treo ở những nơi kín gió, đầu mũi kim sẽ chỉ hướng Nam. Cũng có loại kim chỉ hướng Bắc”. Đến đời nhà Thanh, la bàn lại được bổ sung thêm nhiều vòng mới. Kể từ sau đời nhà Minh, do những thuyết về mệnh lý học và phong thủy học được nhập lẫn vào nhau khiến cho môn phong thủy học càng trở nên phức tạp, vì vậy mà trên những chiếc la bàn thời kỳ này phân thành nhiều vòng và những nội dung được ghi với mật độ khá dày đặc, nói chung ít thì vài vòng, nhiều thì mười mấy vòng. Các nhà kham dự phong thủy dựa vào đó để quan sát thiên địa để luận đoán sự cát hung của mặt bằng kiến trúc. Trong cuốn sách này xin được giới thiệu với bạn đọc về lịch sử hình thành và cấu tạo, đặc điểm của la bàn.

La bàn có nhiều loại và mức độ vận dụng của nó cũng vô cùng phong phú. Trong cuốn sách này chúng tôi xin được đề cập tới phương thức vận dụng thủy pháp theo la bàn. Trong sách Táng thư có viết: “Phong thủy chi pháp, đắc thủy vị thượng, tàng phòng thứ chi” (Pháp của phong thủy lấy được thủy làm đầu, thứ đến là tàng phong tụ khí). Sách Thanh nang kinh cũng viết: “Phú quý bần tiện tại thủy thần, thủy thị sơn gia huyết mạch chi tinh, thủy chủ tài lộc, sơn chủ nhân đinh” (Sự giàu nghèo, sang hèn ở thủy, thủy là tinh quý huyết mạch của sơn gia, thủy chủ về tài lộc, sơn chủ về nhân đinh). Các nhà kham dự phong thủy xưa khi tầm long điểm huyệt thường coi trọng hợp cục long thủy. Qua đây chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của thủy trong sự hợp thành cuộc địa phong thủy lý tưởng. Nội dung thủy pháp được trình bày trong cuốn sách là phần Dương Công địa lý thủy pháp của Dương Quân Tùng và phần ứng dụng thủy pháp từng tuổi theo la bàn.

Cuốn sách này được biên dịch trên cuốn Dương công địa lý thủy pháp của nhà phong thủy Dương Quân Tùng, sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức tham khảo từ những tri thức của các nhà phong thủy Trung Quốc xưa, về việc vận dụng nên cần có sự cẩn trọng và tham khảo kỹ lưỡng, không nên vội vàng quyết định đúng sai.

Trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi sai sót, mong bạn đọc lượng thứ để tái bản cuốn sách được hoàn thiện hơn.

1
Kiến Thức Chia Sẻ là chuyên trang chia sẻ tài liệu học tập hay và sách PDF miễn phí, giúp người học tiếp cận nguồn kiến thức phong phú và đa dạng. Từ sách giáo trình, tài liệu ôn thi đến ebook chuyên ngành, trang web cung cấp đầy đủ nội dung chất lượng, hỗ trợ học tập hiệu quả. Với giao diện thân thiện và kho tài nguyên cập nhật liên tục, đây là địa chỉ tin cậy cho mọi đối tượng học sinh, sinh viên, và người đam mê tri thức. Truy cập ngay để khám phá và tải sách PDF hoàn toàn miễn phí!

VỀ KIENTHUCCHIASE.COM

icon shopee