Combo Sách Ngủ Cùng Người Chết + Ma Quỷ Dân Gian Ký (Bộ 2 Cuốn)
1. Ngủ Cùng Người Chết
Sau một đêm mưa gió, cô bé sáu tuổi Phương Linh bỗng mất hết tất cả, bất đắc chí trở thành một đứa trẻ mồ côi.
Sau mười năm tận mắt chứng kiến cái chết bi thảm của cha mẹ, Phương Linh giờ đã trở thành một thiếu nữ kiên cường, và luôn đau đáu trong lòng vụ án mạng năm nào chưa có lời giải đáp. Trong một dịp tình cờ quay về căn nhà cũ, Phương Linh phát hiện bấy lâu nay vẫn luôn có một hồn ma dõi theo mình. Hồn ma đó gợi nhắc cho cô nhớ tới một người từng xuất hiện trong đêm mưa gió năm ấ Mụn nốt ruồi giữa sống mũi, đôi mắt thường trực nét u sầu, trong giấc mơ đưa cô rong ruổi khắp chốn rừng sâu, kéo theo sau là hàng loạt những biến cố liên tục ập đến, có lúc tưởng chừng đã đập tan cả ranh giới cuối cùng của sự can trường nơi cô.
Rốt cuộc hồn ma đó là ai, có liên quan gì tới cái chết của bố mẹ cô? Tại sao hết lần này tới lần khác đều xuất hiện trước lưỡi hái tử thần, dang đôi tay đổi cho cô một mạng?
Rốt cuộc đằng sau cái chết của cha mẹ cô còn ẩn giấu bí mật động trời nào mà chính cô cũng không thể mường tượng nổi?
Liệu rằng cô có thể thoát khỏi cơn ác mộng kinh hoàng này để quay trở về với cuộc sống bình yên như điều cô từng mong cầu trong lúc gần như rơi vào cảnh tuyệt vọng:
“Nhất định phải trốn thoát khỏi đây, nhất định không thể chết một cách vô nghĩa.”
Ngủ Cùng Người Chết là tác phẩm thứ hai của tác giả Thảo Trang - một trong những nhà văn trẻ nổi bật về dòng truyện kinh dị thuần Việt, tiên phong bằng tác phẩm "Tết ở làng địa ngục".
2. Ma Quỷ Dân Gian Ký
“MA QUỶ DÂN GIAN KÝ” - KHI MA QUỶ VIỆT NAM CHÍNH THỨC ĐƯỢC ĐƯA VÀO TRANG SÁCH
Cuốn sách “Ma quỷ dân gian ký” là một trong số ít những công trình hiếm hoi đề cập đến những câu chuyện về ma quỷ được truyền miệng văn hóa dân gian Việt Nam, không chỉ là trong văn hóa của dân tộc Việt mà còn trong văn hóa của những dân tộc thiểu số khác ở nhiều vùng miền.
Khác với văn hoá Phương Tây, các giai thoại về ma quỷ ở văn hoá Phương Đông - đặc biệt là Việt Nam thường cho thấy ma quỷ gần gũi với con người hơn. Thường ma “xuất thân” từ những linh hồn của người đã khuất, hoặc một biến đổi về tâm linh với những loài vật quen thuộc đang sống. Chính vì vậy, trong văn hoá Việt Nam các vùng miền, ma quỷ xuất hiện nhiều trong những câu chuyện, tin đồn dân gian, thường để giải trí, hoặc doạ nạt, nhưng phía sau là giáo huấn, răn dạy người khác phải tôn trọng những vùng đất, thiên nhiên hoặc mộ phần của người đã mất. Và phía sau ma quỷ, là những tâm tình, những thói quen, quan niệm về tự nhiên, về lẽ phải của người Việt trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Song, từ trước đến nay, chưa có một khảo cứu đầy đủ nào về ma quỷ ở Việt Nam, cho đến khi “Ma Quỷ Dân Gian Ký” ra đời.
Tác phẩm là một bộ sách du khảo tập hợp các loài ma quỷ và hiện tượng tâm linh trong văn hoá truyền miệng ở Việt Nam, được chia làm các chương nhỏ, đi kèm với tranh vẽ theo phong cách dân gian hiện đại. Mỗi chương sẽ gồm một chủ đề, với minh hoạ sống động và những thông tin đầy đủ về định nghĩa, đặc tính và niềm tin dân gian về các loại ma quỷ. Cuối sách là phần phụ lục các sáng tác thơ truyện liên quan đến ma quỷ dân gian.
Hoạ sỹ Duy Văn và các cộng sự đã cất công sưu tầm những truyện xưa tích cũ từ trong sách vở, các chuyến điền dã và cả từ hiểu biết của những người xung quanh. Kể từ đó, anh lập nên một bảng danh sách các loài ma quỷ và hiện tượng tâm linh ở Việt Nam. Điểm đặc biệt là Duy Văn đã thổi một hồn cốt dân gian qua những nét vẽ kết hợp lối vẽ doodle và tranh dân gian. Trong lời giới thiệu, tác giả cho biết động lực lớn nhất của anh là để phát huy một nét văn hoá đã tồn tại từ lâu, nhưng thường đi theo những cấm kị, không được công nhận đúng mức; trong khi các nước châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc đều có những sự bảo tồn với văn hoá ma quỷ của họ thông qua các hình thức diễn trình, hoặc khai thác làm phim ảnh, thương mại.
“Không những các sản phẩm từ trí tưởng tượng, mà cả những con ma thật được đưa vào chuyện dân gian đều có ý nghĩa riêng đặc biệt. Không biết tự bao giờ “con không ăn là Ông Kẹ tới bắt”, “trên cây dừa có ma tóc dài đánh du, đi chơi khuya là bị nó bắt”, “không ra tắm sông giữa trưa, không con ma da nó lôi chân”… còn nhiều những câu chuyện nữa gắn liền với những câu nói cửa miệng mà thuở nhỏ chắc hẳn nhiều người hay nghe.
Ông bà ta dùng những hình ảnh ma quỷ để răn dạy con cháu một cách khéo léo. Thuở xưa nạn bắt cóc nhiều người ta nghĩ ra ông ba bị để con cái ngoan ngoãn ở nhà, không quấy phá. Nếu đời sống thôn quê có nhiều thành phần tiểu tiện bừa bãi mà không xử lí, chúng ta có Ma Lai, sẽ ăn phân và gây chết do đứt ruột. Từ đó mọi người chú ý giữ vệ sinh hơn. Đó chính là ý nghĩa nhân văn của ma quỷ trong dân gian.” - Hoạ sỹ Duy Văn tâm sự.
Đây sẽ là một bộ sách tiên phong về lĩnh vực vừa quen vừa mới lạ với văn hoá Việt. Đặc biệt sẽ là nguồn tham khảo cực kì phong phú và đáng giá cho những cá nhân, tập thể làm các dự án sáng tạo ở Việt Nam, như nhà văn Di Li nhận xét: “Ma Quỷ Dân Gian Ký không chỉ là một cuốn sách để đọc, để cảm thấy thú vị mà còn là tư liệu tốt cho những nhà văn đang viết truyện kinh dị, hoặc các thể loại văn học có yếu tố huyền ảo”.
1. Ngủ Cùng Người Chết
2. Ma Quỷ Dân Gian Ký
Ma Quỷ Dân Gian Ký - Quyển 2
Ma quỷ dân gian ký là một công trình sưu tầm, biên soạn của tác giả - họa sĩ Duy Văn về các loài ma quỷ và niềm tin vào các hiện tượng tâm linh siêu nhiên trong truyền thuyết dân gian ở Việt Nam.
Sau thành công của tập sách thứ nhất, tập sách thứ hai “Ma quỷ dân gian ký: Tinh linh đất Việt” tiếp tục giới thiệu các chương mới như Ma sàn, Thiên Linh Cái, Ma cây, Âm binh..., các tục thờ Chó Đá, Thần Hổ, những niềm tin dân gian về Duyên âm, Bùa yêu, Truyền thuyết đô thị Việt Nam cùng một số các loài “yêu quái” nổi tiếng trong sự đồn đại của dân gian như Chuột tinh ngũ sắc, Ông Sấu Năm Chèo... Tất cả hiện lên thông qua lời kể rành mạch, tường minh cùng tranh vẽ độc đáo, đậm nét dân gian đương đại, hứa hẹn sẽ là một nguồn tư liệu tham khảo “có một không hai” cho những độc giả yêu thích tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng Việt Nam.
Ma quỷ, thực chất, là nỗi sợ cái chưa biết, một trong những nỗi sợ nguyên thủy của loài người tự thuở hồng hoang. Điều này đã được tác giả Duy Văn khảo tả một cách sinh động, hàm súc và dễ hiểu, thông qua cả tranh lẫn lời. Việc nắm bắt và định danh nỗi sợ này, tức biến nó thuộc về địa hạt thức nhận người, đồng thời cho thấy một lịch sử “khác”, thứ huyền sử vẫn hằng tồn tại trong tâm thức người Việt.
Th.S, Phạm Minh Quân - Phó Viện trưởng Viện Nhân học Văn hóa
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi