Lê Hữu Trác biệt hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, sinh vào thời Lê mạt (1721) con quan Thượng thư huyện Đường Hào tỉnh Hải Dương nay thuộc Hải Hưng.
Không những là danh y, ông còn là một nhà văn, là ông tổ của nhà báo. Ông không chỉ truyền cho hậu thế bộ Y tông tâm lĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác còn để lại tập Thượng Kinh kí sự, viết vào thập niên 80 của thế kỷ XVIII (1781) một thời kỳ rối loạn của triều đình phong kiến Lê Trịnh – một giai đoạn khủng hoảng trầm trọng trước khi Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.
Với thiên ký sự trung thực và tài hoa này, tác giả đã kể lại cuộc hành trình từ Nghệ Tĩnh về Thăng Long của mình để chữa bệnh cho Chúa Trịnh khi được vời về phủ Chúa do tiếng tăm lừng lẫy của một đại danh y. Thượng Kinh ký sự kể lại thời gian sống ở Kinh thành biết bao biến động lớn, tả lại sự giao du với các công hầu khanh tướng thời Lê mạt và lúc nào tác giả cũng mong thoát khỏi vòng công danh phú quý về với núi cũ non xưa.
Tác phẩm được xem như thiên phóng sự sớm nhất của Việt Nam, thể hiện rõ tinh thần cá nhân của người viết là điều hiếm thấy thuở bấy giờ.
Tranh trên bìa lấy từ cuốn sách A Description of the Kingdom of Tonqueen (Mô tả vương quốc Đàng Ngoài) của Samuel Baron xuất bản năm 1685.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi