Kafka On The Shore (Hardback)
A beautifully packaged hardback edition of Haruki Murakami's mesmerizingly surreal classic, now with a new introduction by the author
Kafka Tamura runs away from home at fifteen, under the shadow of his father's dark prophesy.
The aging Nakata, tracker of lost cats, who never recovered from a bizarre childhood affliction, finds his pleasantly simplified life suddenly turned upside down.
As their parallel odysseys unravel, cats converse with people; fish tumble from the sky; a ghost-like pimp deploys a Hegel-spouting girl of the night; a forest harbours soldiers apparently un-aged since World War II. There is a savage killing, but the identity of both victim and killer is a riddle - one of many which combine to create an elegant and dreamlike masterpiece.
'Wonderful... Magical and outlandish' Daily Mail
'Hypnotic, spellbinding' The Times
'Cool, fluent and addictive' Daily Telegraph
Absolutely On Music: Conversations With Seiji Ozawa
An unprecedented glimpse into the minds of two maestros.
Haruki Murakami's passion for music runs deep. Before turning his hand to writing, he ran a jazz club in Tokyo, and the aesthetic and emotional power of music permeates every one of his much-loved books. Now, in Absolutely on Music, Murakami fulfills a personal dream, sitting down with his friend, acclaimed conductor Seiji Ozawa, to talk about their shared interest.
They discuss everything from Brahms to Beethoven, from Leonard Bernstein to Glenn Gould, from record collecting to pop-up orchestras, and much more.
THE SUNDAY TIMES BESTSELLER
Across seven tales, Haruki Murakami brings his powers of observation to bear on the lives of men who, in their own ways, find themselves alone. Here are vanishing cats and smoky bars, lonely hearts and mysterious women, baseball and the Beatles, woven together to tell stories that speak to us all.
You've just passed someone on the street who could be the love of your life, the person you're destined for - what do you do? In Murakami's world, you tell them a story. The five weird and wonderful tales collected here each unlock the many-tongued language of desire, whether it takes the form of hunger, lust, sudden infatuation or the secret longings of the heart.
Selected from Haruki's Murakami's short story collections The Elephant Vanishes, Blind Willow Sleeping Woman, Men Without Women
VINTAGE MINIS: GREAT MINDS. BIG IDEAS. LITTLE BOOKS.
A series of short books by the world's greatest writers on the experiences that make us human
Also in the Vintage Minis series:
Love by Jeanette Winterson
Psychedelics by Aldous Huxley
Eating by Nigella Lawson
In 1982, having sold his jazz bar to devote himself to writing, Murakami began running to keep fit. A year later, he'd completed a solo course from Athens to Marathon, and now, after dozens of such races, he reflects upon the influence the sport has had on his life and on his writing. Equal parts travelogue, training log, and reminiscence, this revealing memoir covers his four-month preparation for the 2005 New York City Marathon and settings ranging from Tokyo's Jingu Gaien gardens, where he once shared the course with an Olympian, to the Charles River in Boston. Funny and sobering, playful and philosophical, What I Talk About When I Talk About Running is a must read for fans of this masterful yet private writer as well as for the exploding population of athletes who find similar satisfaction in distance running.
This is a mesmerising mystery story about friendship from the internationally bestselling author of Norwegian Wood and 1Q84. Tsukuru Tazaki had four best friends at school. By chance all of their names contained a colour. The two boys were called Akamatsu, meaning 'red pine', and Oumi, 'blue sea', while the girls' names were Shirane, 'white root', and Kurono, 'black field'. Tazaki was the only last name with no colour in it. One day Tsukuru Tazaki's friends announced that they didn't want to see him, or talk to him, ever again. Since that day Tsukuru has been floating through life, unable to form intimate connections with anyone. But then he meets Sara, who tells him that the time has come to find out what happened all those years ago.
Growing up in the suburbs in post-war Japan, it seemed to Hajime that everyone but him had brothers and sisters. His sole companion was Shimamoto, also an only child. Together they spent long afternoons listening to her father's record collection. But when his family moved away, the two lost touch.
Now Hajime is in his thirties. After a decade of drifting he has found happiness with his loving wife and two daughters, and success running a jazz bar. Then Shimamoto reappears. She is beautiful, intense, enveloped in mystery. Hajime is catapulted into the past, putting at risk all he has in the present.
When he hears her favourite Beatles song, Toru Watanabe recalls his first love Naoko, the girlfriend of his best friend Kizuki. Immediately he is transported back almost twenty years to his student days in Tokyo, adrift in a world of uneasy friendships, casual sex, passion, loss and desire - to a time when an impetuous young woman called Midori marches into his life and he has to choose between the future and the past. 'Evocative, entertaining, sexy and funny; but then Murakami is one of the best writers around' Time Out 'Such is the exquisite, gossamer construction of Murakami's writing that everything he chooses to describe trembles with symbolic possibility' Guardian 'This book is undeniably hip, full of student uprisings, free love, booze and 1960s pop, it's also genuinely emotionally engaging, and describes the highs of adolescence as well as the lows' Independent on Sunday 'Catches the absorption and giddy rush of adolescent love... It is also, for all the tragic momentum and the apparently kamikaze consciousness of many of its characters, often funny and quirkily observed' Times Literary Supplement 'A heart-stoppingly moving story... Murakami is, without a doubt, one of the world's finest novelists' Glasgow Herald
Kafka On The Shore
Kafka on the Shore follows the fortunes of two remarkable characters. Kafka Tamura runs away from home at fifteen, under the shadow of his father's dark prophesy. The aging Nakata, tracker of lost cats, who never recovered from a bizarre childhood affliction, finds his pleasantly simplified life suddenly turned upside down. Their parallel odysseys are enriched throughout by vivid accomplices and mesmerising dramas. Cats converse with people; fish tumble from the sky; a ghostlike pimp deploys a Hegel-spouting girl of the night; a forest harbours soldiers apparently un-aged since WWII. There is a savage killing, but the identity of both victim and killer is a riddle. Murakami's new novel is at once a classic tale of quest, but it is also a bold exploration of mythic and contemporary taboos, of patricide, of mother-love, of sister-love. Above all it is an entertainment of a very high order.
With Kafka on the Shore, Haruki Murakami gives us a novel every bit as ambitious and expansive as The Wind-Up Bird Chronicle, which has been acclaimed both here and around the world for its uncommon ambition and achievement, and whose still-growing popularity suggests that it will be read and admired for decades to come.This magnificent new novel has a similarly extraordinary scope and the same ca...
Liệu có gì chung giữa viết văn và chạy bộ? Có, Haruki Murakami trả lời, giản dị, tự tin, bằng hành động viết và bằng cuộc sống của chính mình. Nhà văn Nhật Bản nổi tiếng, tác giả Rừng Na Uy, Biên niên ký chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển… bên cạnh khả năng viết xuất chúng còn là một người chạy bộ cừ khôi. Trong cuốn sách nhỏ mà thú vị này, bằng giọng văn lôi cuốn, thoải mái nhưng đầy sức mạnh, Murakami kể về quá trình tham gia môn chạy bộ cùng những suy tưởng của ông về ý nghĩa của chạy bộ, và rộng hơn nữa, của vận động cơ thể - sự tuân theo một kỷ luật khắt khe về phương diện thể xác - đối với hoạt động chuyên môn của ông trong tư cách nhà văn. Những nghiền ngẫm của Murakami về sự tương đồng giữa chạy - hành vi thể chất - và viết văn - hành vi tinh thần – thực sự quý báu với những người đọc quan tâm đến văn chương và bản chất của văn chương, đặc biệt người viết trẻ.
Haruki Murakami, nhà văn Nhật Bản lừng danh, là tác giả nhiều tiểu thuyết thuộc hàng bán chạy nhất thế giới đồng thời nhận được sự đánh giá cao của giới phê bình nghiêm túc, “hàn lâm”. Nhiều tác phẩm của ông đã dịch ra tiếng Việt và được người đọc Việt Nam ưa thích, như Rừng Na Uy, Biên niên ký Chim vặn dây cót, Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời, Kafka bên bờ biển, Người tình Sputnik, Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới…
Mùa xuân năm hai mươi hai tuổi, Sumire yêu lần đầu tiên trong đời. Một tình yêu mãnh liệt, một cơn lốc xoáy thực sự quét qua các bình nguyên – san phẳng tất cả những gì nó gặp trên đường, tung mọi thứ lên trời, xé chúng ra từng mảnh, nghiền nát thành từng miếng. Cơn lốc không hề giảm cường độ khi băng qua đại dương, biến Ăngko Vat thành đồng hoang tàn, thiêu cháy rừng già Ấn Độ với hổ báo và muôn loài, rồi biến thành cơn bão cát sa mạc vùng vịnh Ba Tư, chôn vùi cả một thành phố pháo đài kỳ lạ dưới biển cát. Tóm lại, đó là một tình yêu thực sự vĩ đại. Người Sumire đem lòng si mê hoá ra lớn hơn cô mười bảy tuổi. Đã có gia đình. Và, phải nói thêm, là phụ nữ. Đây là nơi tất cả bắt đầu, và là nơi tất cả kết thúc. Gần như tất cả.
“…Ngay khoảnh khắc Miu chạm tay vào tóc cô, Sumire đã yêu, giống như cô đang băng qua một cánh đồng thì đùng! một tia sét giáng thẳng xuống đầu cô. Một điều gì đó giống như một mặc khải nghệ thuật. Do vậy, khi đó Sumire chẳng thấy có gì đáng quan tâm trong việc người cô yêu tình cờ lại là một phụ nữ.
Sumire gật đầu ngay tắp lự. Thậm chí cô không cần phải nghĩ ngợi về điều đó. Xét cho cùng, thời gian rảnh rỗi là tài sản chủ yếu của cô.
“Vậy thì sao chúng ta không ăn trưa cùng nhau nhỉ? Chị sẽ đặt một bàn yên tĩnh ở nhà hàng gần đây,” Miu nói. Chị cầm ly rượu vang đỏ người hầu bàn vừa rót, chăm chú ngắm nghía, hít ngửi hương thơm rồi lặng lẽ uống ngụm đầu tiên. Cả chuỗi cử động đó toát lên vẻ thanh nhã tự nhiên như một đoạn cadenza được người nghệ sĩ dương cầm trau luyện nhiều năm.
“Rồi chúng ta sẽ bàn kỹ hơn. Hôm nay chị thấy rất vui. Em biết đấy, chị không chắc nó được nhập từ đâu nhưng loại rượu Bordeaux này cũng không phải tồi lắm.”
Sumire giãn nét mặt và hỏi thẳng Miu: “Nhưng chị chỉ mới gặp em, và chị gần như chưa biết gì về em.”
“Đúng vậy. Có lẽ chị chưa biết,” Mui thừa nhận.
“Vậy tại sao chị nghĩ em có thể giúp chị?”
Miu lắc rượu trong cốc. “Chị luôn trông mặt mà bắt hình dong,” chị nói. “Nghĩa là chị thích khuôn mặt em, thích cách em nhìn.”
Sumire cảm thấy không khí xung quanh đột nhiên loãng ra. Bầu vú căng lên dưới làn áo. Cô máy móc vớ cốc nước và uống cạn một hơi. Người hầu bàn có bộ mặt diều hâu lặng lẽ bước nhanh đến phía sau cô và rót nước lạnh vào chiếc ly không. Tiếng đá lanh canh vang lên trong tâm trí rối bời của Sumire nghe như tiếng lầm bầm rên rỉ của một tên trộm đang nấp trong hang…”.
- “Siết chặt trái tim bạn ngay từ những dòng đầu tiên” – Los Angeles Magazine
- “Xót xa… vừa bí ần vừa lãng mạn… một câu chuyện thấm thía về tình yêu không được đền đáp… Nếu thích Rừng Na-uy, chắc chắn bạn cũng sẽ thích cuốn tiểu thuyết này” –AsainWeek.
Norwegian Wood
First American Publication - This stunning and elegiac novel by the author of the internationally acclaimed Wind-Up Bird Chronicle has sold over 4 million copies in Japan and is now available to American audiences for the first time. It is sure to be a literary event.
Toru, a quiet and preternaturally serious young college student in Tokyo, is devoted to Naoko, a beautiful and introspective young woman, but their mutual passion is marked by the tragic death of their best friend years before. Toru begins to adapt to campus life and the loneliness and isolation he faces there, but Naoko finds the pressures and responsibilities of life unbearable. As she retreats further into her own world, Toru finds himself reaching out to others and drawn to a fiercely independent and sexually liberated young woman.
A poignant story of one college student's romantic coming-of-age, Norwegian Wood takes us to that distant place of a young man's first, hopeless, and heroic love. "From the Trade Paperback edition."
Combo Sách Truyện Ngắn Của Tác Giả Haruki Murakami - Sau Động Đất + Những Chuyện Lạ Ở Tokyo + Người TV (Bộ 3 Cuốn)
1. Sau Động Đất
MỘT TÁC PHẨM TUYỆT VỜI NỮA CỦA HARUKI MURAKAMI ĐƯỢC NHÃ NAM GỬI ĐẾN BẠN ĐỌC!
Tháng Một năm 1995, trận động đất đã phá hủy tất cả trong chớp mắt. Thế rồi đến tháng Hai, thế giới bắt đầu xảy ra những cộng hưởng lặng lẽ, trên bờ biển mùa đông có đống củi rều đang cháy, ở Kushiro - đích đến cảu ngwòi đàn ông mang theo chiếc hộp nhỏ, ở Tokyo nơi Ếch chiến đấu vói Giun trong lòng đất... Trái đất rách toạc. Chúa có thể không tồn tại. Nhưng, có lẽ, đã từ rất lâu trước trận động đất đó, chúng ta đã mang theo những đống đổ nát bên trong mình...
Ngôn từ của Haruki Murakami tỏa ra ánh sáng trong màn đêm sâu thẳm, tựa như ánh lửa của một đống củi nhỏ. Đọc xong tập truyện ngắn này, trong bạn sẽ có điều gì đó thay đổi...
2. Những Chuyện Lạ Ở Tokyo
Thất lạc người thân, sinh ly tử biệt, lãng quên tên họ... Những con người đột nhiên đánh mất điều quý giá rồi sa chân vào một góc đô thị - một thế giới tràn đầy sự trùng hợp và bất ngờ. Lữ khách tình cờ đưa ta lần theo ánh sáng nhạt mờ trong trái tim người chỉnh đàn cô độc, Vịnh Hanalei họa nên cuộc sống của một người mẹ có đứa con trai bỏ mạng nơi biển cả xứ xa... Ở thế giới mà ta đã quen, có những điểm mù xuất hiện trong khoảnh khắc, số phận bí ẩn của những người mất hút vào những điểm mù ấy được thuật lại trong năm câu chuyện này.
Haruki Murakami, như mọi lần, lặng lẽ phá bỏ hàng rào giữa hiện thực và hư ảo, giữa thế giới bên này và thế giới bên kia, tiến vào những tầng tối tăm và sâu thẳm của xứ sở tiềm thức, tước từng mảnh linh hồn và cảm xúc ra khỏi cuộc sống thường nhật tầm thường.
3. Người TV
Những người TV bất ngờ xâm nhập. Một chàng trai độc thoại như thể đang đọc thơ. Một nữ trúc sư xinh đẹp dễ bị đàn ông xâm phạm. Một bà nội trợ đã không ngủ 17 ngày mà vẫn tỉnh táo như thường...
Một thế giới đáng sợ và kỳ lạ, nơi mỗi nhân vật đặt ra một bí ẩn. Điều gì xảy ra khi những bức tường giữa sự sống và cái chết, giữa hiện thực và phi thực bị xóa bỏ?
Trong cuốn "Người TV" là sáu truyện ngắn hấp dẫn thể hiện điểm nhìn mới mẻ của nhà văn lừng danh Haruki Murakami. Bằng ngòi bút của mình, tác giả đã đẩy những con người bình thường vào những hoàn cảnh “có gì đó không ổn”, điềm tĩnh và tài tình miêu tả một thế giới nằm giữa lý tính và ảo vọng.
1. Sau Động Đất
2. Những Chuyện Lạ Ở Tokyo
3. Người TV
Người TV
Những người TV bất ngờ xâm nhập. Một chàng trai độc thoại như thể đang đọc thơ. Một nữ trúc sư xinh đẹp dễ bị đàn ông xâm phạm. Một bà nội trợ đã không ngủ 17 ngày mà vẫn tỉnh táo như thường...
Một thế giới đáng sợ và kỳ lạ, nơi mỗi nhân vật đặt ra một bí ẩn. Điều gì xảy ra khi những bức tường giữa sự sống và cái chết, giữa hiện thực và phi thực bị xóa bỏ?
Trong cuốn "Người TV" là sáu truyện ngắn hấp dẫn thể hiện điểm nhìn mới mẻ của nhà văn lừng danh Haruki Murakami. Bằng ngòi bút của mình, tác giả đã đẩy những con người bình thường vào những hoàn cảnh “có gì đó không ổn”, điềm tĩnh và tài tình miêu tả một thế giới nằm giữa lý tính và ảo vọng.
Kafka Bên Bờ Biển
Kafka bên bờ biển có hai câu chuyện song song. Một kể về cậu bé Kafka Tamura, một kể về lão già Nakata.
Kafka Tamura luôn có một bản ngã là Quạ theo bên cạnh. Cậu bé mười lăm tuổi này sống với cha sau khi mẹ và chị gái bỏ đi. Cậu luôn bị một lời nguyền của cha ám ảnh: mày sẽ ngủ với mẹ và chị gái mày sau khi giết cha. Kinh sợ, Kafka bỏ nhà ra đi. Cậu chìm đắm trong một thư viện sách khổng lồ ở Takamatsu. Rồi những chuyện bí ẩn xảy ra, cậu gặp cô gái Sakura và bà Miss Saeki, những người mà cậu luôn băn khoăn không biết có phải là chị và mẹ mình. Bố Kafka bị giết, và cậu nghĩ, không biết có phải lời nguyền đã ứng?
Trong khi đó, ở bên kia bờ biển, ông già Nakata cũng có một cuộc hành trình đến Takamatsu. Bị một tai nạn từ nhỏ, Nakata mất trí nhớ và khả năng đọc, viết; tuy nhiên bù lại ông có thể giao tiếp với loài mèo. Vì thế ông nhận sứ mệnh đi tìm con quỷ giết mèo hàng loạt, tìm một phiến đá bí ẩn…
Kỳ lạ, bí ẩn, pha trộn với hiện đại, Kafka bên bờ biển khiến cho mọi con đường văn học, mọi cách tiếp cận văn học đều bàng hoàng, choáng ngợp.
Rừng Nauy
Câu chuyện bắt đầu từ một chuyến bay trong ngày mưa ảm đạm, một người đàn ông 37 tuổi chợt nghe thấy bài hát gắn liền với hình ảnh người yêu cũ, thế là quá khứ ùa về xâm chiếm thực tại. Mười tám năm trước, người đàn ông ấy là chàng Toru Wanatabe trẻ trung, mỗi chủ nhật lại cùng nàng Naoko lang thang vô định trên những con phố Tokyo. Họ sánh bước bên nhau để thấy mình còn sống, còn tồn tại, và gắng gượng tiếp tục sống, tiếp tục tồn tại sau cái chết của người bạn cũ Kizuki. Cho đến khi Toru nhận ra rằng mình thực sự yêu và cần có Naoko thì cũng là lúc nàng không thể chạy trốn những ám ảnh quá khứ, không thể hòa nhập với cuộc sống thực tại và trở về dưỡng bệnh trong một khu trị liệu khép kín. Toru, bên cạnh giảng đường vô nghĩa chán ngắt, bên cạnh những đêm chơi bời chuyển từ cảm giác thích thú đến uể oải, ghê tởm...vẫn kiên nhẫn chờ đợi và hy vọng vào sự hồi phục của Naoko. Cuối cùng, những lá thư, những lần thăm hỏi, hồi ức về lần ân ái duy nhất của Toru không thể níu Naoko ở lại, nàng chọn cái chết như một lối đi thanh thản. Từ trong mất mát, Toru nhận ra rằng mình cần tiếp tục sống và bắt đầu tình yêu mới với Midori.
Một cuốn sách ẩn chứa mọi điều khiến bạn phải say mê và đau đớn, tình yêu với muôn vàn màu sắc và cung bậc khác nhau, cảm giác trống rỗng và hẫng hụt của cả một thế hệ thanh niên vô hướng, ý niệm về sự sinh tồn tất yếu của cái chết trong lòng cuộc sống, những gắng gượng âm thầm nhưng quyết liệt của con người để vượt qua mất mát trong đời...Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp riêng cho "Rừng Na uy", im lặng, ma thuật và tuyệt vọng như một chấm máu cô độc giữa bạt ngàn tuyết lạnh.
Phía Nam Biên Giới, Phía Tây Mặt Trời
Đó là câu chuyện đau đớn, khuấy động một cách ám ảnh. Một cuốn sách đẹp, gần như là mịn màng về những tầng sâu không thể dò đến của chúng ta.
Ngay từ nhỏ, cậu bé Hajime đã nhận thức sự bối rối và mặc cảm thân phận "con một", chẳng giống những đứa bạn cùng trang lứa. Và sau này, người bạn gái thân nhất của Hajime, Shimamoto-san cũng thuộc diện "con một" hiếm hoi. Đến người con gái mà Hajime lao vào với niềm đam mê khoái lạc không thể kiểm soát được, cũng là "con một"... Khuấy động ngay từ đầu câu chuyện là một chàng trai quá nhạy cảm với xung quanh như thế.
Năm 37 tuổi, Hajime đã có một cơ ngơi đáng để anh mỉm cười hài lòng, một công việc vừa kiếm ra tiền, vừa thỏa mãn sở thích cá nhân, một người vợ xinh đẹp mà anh hết lòng yêu mến, hai đứa con thơ lúc nào cũng quấn quít chân bố. Cũng như nhiều đàn ông khác ở lứa tuổi này, Hajime cũng có tình nhân, nhưng chỉ là thoáng qua mà không đọng lại chút dư vị nào.
Và Hajime đã yêu, yêu một người chỉ duy nhất có cái tên và tình bạn thời quá khứ hơn 20 năm. Khó mà lý giải điều gì đã khiến một người đàn ông đầy chuẩn mực với gia đình và công việc như Hajime đã lần lượt cởi trói những gì đang bó buộc mình. Phải chăng đó là sự mong manh giữa một người phụ nữ quá mơ hồ đến cùng những lời hẹn "có lẽ", "có thể", "một khoảng thời gian nữa"? Phải chăng anh yêu cô như muốn tìm lại quá khứ của chính mình? Phải chăng anh đang muốn kiếm tìm lời lý giải về ranh giới giữa thực và hư?
Rốt cuộc thì bao sốt ruột chờ trông mong mỏi của Hajime cũng được đền bù thoả đáng khi họ cùng trốn gia đình để đến với nhau, bất chấp chuyện gì xảy ra. Rốt cuộc thì cả hai lần đầu tiên được yêu nhau như người đàn ông yêu một người đàn bà. Rốt cuộc thì cả hai đã tìm ra sự hòa hợp hoàn hảo của cơ thể... Nhưng ngay cả ở chốn tưởng như đã là tận cùng đó, họ vẫn không thể đến được với nhau.
Không phải Hajime mà tất cả những người phụ nữ trong cuốn sách này đều bọc mình trong lớp màn bí ẩn. Đằng sau tình yêu trong veo của cô gái Izumi là một mối hận khiến cô trở thành vô cảm. Đằng sau cô vợ Yukiko ngọt ngào và xinh đẹp là một lần tự tử hụt cùng những nỗi đau dẳng dai bên mình. Còn đằng sau Shimamoto-san là một thứ gì mà không ai có thể chạm tới được...
Có những gì?” có lẽ là câu hỏi mà cuốn sách nhỏ của Haruki Murakami đặt ra. Có những gì ở phía Nam biên giới, khi đó không chỉ là nước Mêxicô; có những gì ở phía Tây mặt trời, khi đó không chỉ là một chứng bệnh của những người nông dân Xibêri sống trong cảnh ngày đêm không phân cách; và có những gì trong những diễn tiến cuộc đời mỗi con người? Không chỉ cuộc đời ít chi tiết của Shimamoto-san mới gây băn khoăn, mà ngay cả ba giai đoạn được miêu tả hết sức rõ ràng của cuộc đời Hajime cũng không hoàn toàn làm thỏa mãn những người quen với những văn chương được tác giả chú tâm giải thích kỹ càng. Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời không yêu cầu người đọc diễn giải. Rất nhiều chi tiết trong đó thuộc về “tiểu sử ngoài đời” của Murakami, nhưng câu chuyện đơn giản được kể trên nền nhạc của Nat King Cole và Duke Ellington, với hương vị lạ lùng của những ly cocktail Daiquiri và Robin’s Nest có một khả năng đặc biệt: nó không cho phép mọi cách giải thích dễ dãi. Những câu hỏi liên tiếp hiện ra trong tâm trí Hajime, về ý nghĩa cuộc đời cũng như của từng trải nghiệm dù nhỏ đến đâu, sẽ dần truyền sang người đọc, và đến khi kết thúc, rất có thể sự hoang mang về ranh giới giữa thực và hư, chân thành và giả tạo, quy tắc và ngoại lệ sẽ là điều duy nhất mà người đọc “gặt hái” được. Điều này cũng không thật sự lạ, vì, đã trở thành quy luật, những câu trả lời thì qua đi, còn câu hỏi thì ở lại.
Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời là cuốn tiểu thuyết chứa đựng nhiều nhất con người thật của Haruki Murakami, và là câu chuyện đơn giản nhất mà Murakami từng kể. Tuy vậy, đơn giản không có nghĩa là dễ hiểu, và một lối kể chuyện giản dị không loại bỏ những nỗ lực kín đáo trong việc thoát ra khỏi những lối đi văn chương đã cũ mòn. “Sự kết nối” dễ thấy giữa Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời và những tác phẩm khác của Murakami có lẽ là năng lực đặc biệt của nhà văn Nhật Bản đối với cách tạo ra và xử lý cái bí ẩn. Không có mật độ dày đặc như trong Biên niên ký chim vặn dây cót hay Kafka bên bờ biển, cái bí ẩn ở đây giống như những đoạn nhạc jazz biến tấu ngẫu hứng trên nền của những bản nhạc cũ, và chính là cái để lại dư vị lâu nhất cho người đọc
Tazaki Tsukuru Không Màu Và Những Năm Tháng Hành Hương
Nhân vật chính trong câu chuyện là anh chàng Tazaki Tsukuru.
Tazaki Tsukuru có bốn người bạn thân thời cấp ba. Trong tên của họ đều có Hán tự chỉ màu sắc như "đỏ", "xanh", "trắng" và "đen", chỉ riêng tên Tazaki không có từ gì chỉ màu sắc nên cậu cảm thấy lạ lẫm và lo lắng. Cũng chỉ có mình cậu trong nhóm bạn đó rời bỏ quê nhà đi học một trường đại học ở Tokyo.
Rồi một ngày nọ, khi đó cậu hai mươi tuổi, bốn người kia đột ngột tuyên bố chấm dứt tình bạn với cậu, Tazaki thấy mất mát và trở nên cô độc. Bởi thế, từ tháng Bảy năm thứ hai đại học đến tháng Một năm thứ ba, "cậu sống mà lúc nào cũng nghĩ đến cái chết".
Thời gian trôi đi, Tazaki đã trở thành một kỹ sư thiết kế đường ray xe lửa và đã ba mươi sáu tuổi. Bề ngoài, cậu là một người đàn ông thành đạt song thực ra, sự khước từ của bốn người bạn kia đã để lại một vết sẹo không thể nào xoá được trong tâm hồn cậu. Khi tâm sự với người mình yêu về chuyện cũ, cô gái đã khuyến khích cậu "phải thẳng thắn đối diện quá khứ của mình".
Bởi vậy, Tazaki quyết định thực hiện một chuyến "hành hương" để đi tìm căn nguyên cho hành động của bốn người bạn mười sáu năm về trước.
Combo Sách Những Chuyện Lạ Ở Tokyo + Sau Động Đất (Bộ 2 Cuốn)
1. Những Chuyện Lạ Ở Tokyo
Thất lạc người thân, sinh ly tử biệt, lãng quên tên họ... Những con người đột nhiên đánh mất điều quý giá rồi sa chân vào một góc đô thị - một thế giới tràn đầy sự trùng hợp và bất ngờ. Lữ khách tình cờ đưa ta lần theo ánh sáng nhạt mờ trong trái tim người chỉnh đàn cô độc, Vịnh Hanalei họa nên cuộc sống của một người mẹ có đứa con trai bỏ mạng nơi biển cả xứ xa... Ở thế giới mà ta đã quen, có những điểm mù xuất hiện trong khoảnh khắc, số phận bí ẩn của những người mất hút vào những điểm mù ấy được thuật lại trong năm câu chuyện này.
Haruki Murakami, như mọi lần, lặng lẽ phá bỏ hàng rào giữa hiện thực và hư ảo, giữa thế giới bên này và thế giới bên kia, tiến vào những tầng tối tăm và sâu thẳm của xứ sở tiềm thức, tước từng mảnh linh hồn và cảm xúc ra khỏi cuộc sống thường nhật tầm thường.
2. Sau Động Đất
MỘT TÁC PHẨM TUYỆT VỜI NỮA CỦA HARUKI MURAKAMI ĐƯỢC NHÃ NAM GỬI ĐẾN BẠN ĐỌC!
Tháng Một năm 1995, trận động đất đã phá hủy tất cả trong chớp mắt. Thế rồi đến tháng Hai, thế giới bắt đầu xảy ra những cộng hưởng lặng lẽ, trên bờ biển mùa đông có đống củi rều đang cháy, ở Kushiro - đích đến cảu ngwòi đàn ông mang theo chiếc hộp nhỏ, ở Tokyo nơi Ếch chiến đấu vói Giun trong lòng đất... Trái đất rách toạc. Chúa có thể không tồn tại. Nhưng, có lẽ, đã từ rất lâu trước trận động đất đó, chúng ta đã mang theo những đống đổ nát bên trong mình...
Ngôn từ của Haruki Murakami tỏa ra ánh sáng trong màn đêm sâu thẳm, tựa như ánh lửa của một đống củi nhỏ. Đọc xong tập truyện ngắn này, trong bạn sẽ có điều gì đó thay đổi...
1. Những Chuyện Lạ Ở Tokyo
2. Sau Động Đất
Sau Động Đất
MỘT TÁC PHẨM TUYỆT VỜI NỮA CỦA HARUKI MURAKAMI ĐƯỢC NHÃ NAM GỬI ĐẾN BẠN ĐỌC!
Tháng Một năm 1995, trận động đất đã phá hủy tất cả trong chớp mắt. Thế rồi đến tháng Hai, thế giới bắt đầu xảy ra những cộng hưởng lặng lẽ, trên bờ biển mùa đông có đống củi rều đang cháy, ở Kushiro - đích đến cảu ngwòi đàn ông mang theo chiếc hộp nhỏ, ở Tokyo nơi Ếch chiến đấu vói Giun trong lòng đất... Trái đất rách toạc. Chúa có thể không tồn tại. Nhưng, có lẽ, đã từ rất lâu trước trận động đất đó, chúng ta đã mang theo những đống đổ nát bên trong mình...
Ngôn từ của Haruki Murakami tỏa ra ánh sáng trong màn đêm sâu thẳm, tựa như ánh lửa của một đống củi nhỏ. Đọc xong tập truyện ngắn này, trong bạn sẽ có điều gì đó thay đổi...
1Q84 - Tập 1
Aomame đang sống ở năm 1984. Bản Sinfonietta của Leos Janacek phát ra từ đài FM trong chiếc taxi trên đường cao tốc thủ đô khiến nàng bắt đầu nhận thấy có gì đó bất thường trong thế giới thực tại. Nàng phát hiện ra sự tồn tại của một thế giới không phải thế giới này bên cạnh thế giới này. Với rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải cho những bất thường đang diễn ra xung quang, nàng đặt tên cho năm mình đang sống là 1Q84, "Q" là chữ cái đầu của từ "Question". Tengo cũng sống ở năm 1984. Anh dạy toán tại một trường dự bị. Ôm mộng văn chương, có thừa tài năng nhưng mặc cảm quá khứ về người mẹ như một tảng đá khổng lồ chặn đứng dòng năng lượng trong anh khiến anh vẫn mãi chỉ là một kẻ bồi bút vô danh. Tuy nhiên kế hoạch đầy mạo hiểm của Komatsu, biên tập viên lão luyện của tạp chí văn nghệ đã đầy anh vào một rắc rối ghê gớm. Chính rắc rối ấy sẽ đưa Tengo gặp lại người bạn gái thời tiểu học vẫn luôn ám ảnh anh. Với đầy đủ hiện thực lẫn huyễn ảo, Murakami đưa ta lạc vào một thế giới truyện kể quá đỗi hấp dẫn trong 1Q84. Cuốn tiểu thuyết gồm các chương xen kẽ về Aomame và Tengo. Khi đọc xong về Aomame, bạn chắc chắn sẽ muốn tiếp tục với Tengo và ngược lại. Một tác phẩm xứng đáng với ba năm chờ đợi của độc giả yêu mến Murakami.
Những Chuyện Lạ Ở Tokyo
Thất lạc người thân, sinh ly tử biệt, lãng quên tên họ... Những con người đột nhiên đánh mất điều quý giá rồi sa chân vào một góc đô thị - một thế giới tràn đầy sự trùng hợp và bất ngờ. Lữ khách tình cờ đưa ta lần theo ánh sáng nhạt mờ trong trái tim người chỉnh đàn cô độc, Vịnh Hanalei họa nên cuộc sống của một người mẹ có đứa con trai bỏ mạng nơi biển cả xứ xa... Ở thế giới mà ta đã quen, có những điểm mù xuất hiện trong khoảnh khắc, số phận bí ẩn của những người mất hút vào những điểm mù ấy được thuật lại trong năm câu chuyện này.
Haruki Murakami, như mọi lần, lặng lẽ phá bỏ hàng rào giữa hiện thực và hư ảo, giữa thế giới bên này và thế giới bên kia, tiến vào những tầng tối tăm và sâu thẳm của xứ sở tiềm thức, tước từng mảnh linh hồn và cảm xúc ra khỏi cuộc sống thường nhật tầm thường.
1Q84 - Tập 3
Sơ lược về tác phẩm
Cuối cùng thì Aomame và Tengo có gặp được nhau không? Tim người đọc vừa căng ra vừa thắt lại vì câu hỏi đó. Rốt cuộc, tình yêu của hai người dành cho nhau có đủ sức thắng nổi những lực ác đang bủa vây hai người và từng giây từng phút đe dọa hủy diệt họ?
1Q84 không chỉ là một câu chuyện vừa hấp dẫn vừa khơi gợi suy tư về bản chất của thế giới và mối quan hệ thiện, ác. Nó còn là bài ca tuyệt đẹp về tình yêu. Nó khẳng định rằng, theo nghĩa nào đó, chiến thắng hay thất bại của tình yêu là chiến thắng hay thất bại của điều thiện.
Nhận định
“Cuốn hút. 1Q84 là một tiểu thuyết lớn theo mọi nghĩa. Độc giả một khi đã sa chân vào dòng chảy thời gian của nó thì khó lòng bước lên bờ.”
- Sherryl Connelly, New York Daily News -
“Murakami giống một nhà ảo thuật đang diễn giải những gì mình thực hiện trong lúc biểu diễn song vẫn khiến người ta tin rằng ông sở hữu một sức mạnh siêu nhiên… Trong khi bất cứ ai cũng có thể kể một câu chuyện giống như một giấc mơ, ông là một trong số ít nghệ sĩ có thể khiến chúng ta thấy mình thực sự đang mơ, giống như với tiểu thuyết này.”
- The New York Times Book Review -
“1Q84 là một trong những cuốn sách nhanh chóng biến mất khỏi tay bạn, lôi bạn vào sự huyền bí của nó với một tốc độ và kỹ năng khiến bạn chẳng thể nhận ra rằng nhiều giờ đã trôi qua và hàng núi trang sách đã bị ngốn sạch ...”
- Rob Brunner, Entertainment Weekly -
“Murakami biết cách kể một câu chuyện mà không cần phải làm dáng. Ông hiểu làm thế nào để pha trộn hiện thực với huyền ảo với một tỉ lệ chính xác. Và ông có biệt tài viết về những điều thường nhật như làm bữa tối hay đi dạo sao cho, dù gần gũi và tầm thường đến mấy, chúng cũng không bao giờ tẻ nhạt...”
- Malcolm Jones, Newsweek -
1Q84 - Tập 2
Sơ lược về tác phẩm
Vậy là Aomame sắp sửa làm một việc hệ trọng. Nàng đã từng nhiều lần làm những việc tương tự, tuy nhiên lần này khác hẳn - một việc mà, nếu hoàn thành được, nàng sẽ không bao giờ còn có thể tiếp tục cuộc sống bình thường như trước… Đồng thời, dù cho chuyện gì xảy đến với nàng đi nữa, nàng không bao giờ ngừng nghĩ đến người con trai nàng đã từng nắm tay một lần duy nhất hồi tiểu học, và rồi, một cách hết sức bất ngờ, nàng biết được bằng cách nào nàng có thể tự coi như mình đang ở cùng anh…
Những chuyện bất ngờ không ngừng xảy đến với Tengo. Dần dần anh cũng biết được vai trò của mình trong guồng quay của các sự kiện, và nhận ra rốt cuộc thì thực tại quanh anh không giống như anh nghĩ. Đồng thời, bên cạnh đó, anh cũng dần hiểu ra trên thực tế, suốt những năm qua, hình ảnh ai đã luôn luôn trong tâm khảm anh, là cái neo tinh thần cho anh. Giữa vòng xoáy những bất an ngày một vây chặt lấy Tengo, anh khắc khoải đi tìm người đó…
Chậm rãi, thâm trầm, hấp dẫn, bất ngờ, 1Q84 2 tiếp tục khiến người đọc không thể buông rời câu chuyện về những gì xảy ra với Aomame và Tengo trong cái thế giới mà họ không còn có thể thoát ra.
*********
Nhận định
“Cuốn hút. 1Q84 là một tiểu thuyết lớn theo mọi nghĩa. Độc giả một khi đã sa chân vào dòng chảy thời gian của nó thì khó lòng bước lên bờ.”
- Sherryl Connelly, New York Daily News -
“Murakami giống như một nhà ảo thuật đang diễn giải những gì mình thực hiện trong lúc biểu diễn song vẫn khiến người ta tin rằng ông sở hữu một sức mạnh siêu nhiên… Trong khi bất cứ ai cũng có thể kể một câu chuyện giống như một giấc mơ, ông là một trong số ít nghệ sĩ có thể khiến chúng ta thấy mình thực sự đang mơ, giống như với tiểu thuyết này.”
- The New York Times Book Review -
“1Q84 là một trong những cuốn sách nhanh chóng biến mất khỏi tay bạn, lôi bạn vào sự huyền bí của nó với một tốc độ và kỹ năng khiến bạn chẳng thể nhận ra rằng nhiều giờ đã trôi qua và hàng núi trang sách đã bị ngốn sạch ...”
- Rob Brunner, Entertainment Weekly -
“Murakami biết cách kể một câu chuyện mà không cần phải làm dáng. Ông hiểu làm thế nào để pha trộn hiện thực với huyền ảo với một tỉ lệ chính xác. Và ông có biệt tài viết về những điều thường nhật như làm bữa tối hay đi dạo sao cho, dù gần gũi và tầm thường đến mấy, chúng cũng không bao giờ tẻ nhạt...”
- Malcolm Jones, Newsweek -
Lắng Nghe Gió Hát
Mười tám ngày của mùa hè năm hai mươi tuổi, đối với “tôi” là một kỳ nghỉ hè không sự kiện. Bất chấp những tối uống tràn ở quán Jay’s Bar cùng cậu bạn mang tên Chuột hay mối quen tình cờ với cô gái ở cửa hàng đĩa hát, thành phố quê hương ven biển mùa hè chỉ còn là gió trong “tôi”. Những chuyện kể về gió, tiếng gió hát bên bờ biển, và cảm giác tuổi thanh xuân trôi qua như gió. Mười tám ngày ấy đã gói ghém cả quá khứ, hiện tại, tương lai cùng với hoang mang, mất mát và cô đơn…
Trong lời giới thiệu bản in tiếng Anh lần đầu tiên, Murakami nói rằng Lắng nghe gió hát và Pinball, 1973 “chiếm vị trí quan trọng trong những thành tựu” của ông, và rằng “chúng có vai trò không gì thay thế nổi, như những người bạn từ thời xưa cũ”. Vậy nhưng, tuy tác giả có dè dặt đến mấy khi đánh giá hai tác phẩm đầu tay, nhiều độc giả thủy chung của ông có thể chào đón cuốn sách như một người bạn tâm tình kinh điển, đã sớm bộc lộ những gì làm nên chất Murakami trong một hình hài xanh ngát.
Ngôi Thứ Nhất Số Ít
Thế giới thì trôi đi, nhưng câu chuyện sẽ lưu giữ lại cảnh tượng.
Mỗi truyện ngắn là một lát cắt của thế giới. Ngôi thứ nhất số ít là những "con mắt đơn" đóng khung trong từng lát cắt của thế giới. Nhưng khi những lát cắt ấy càng nhiều thêm, thì "con mắt đơn" đã trở thành "con mắt kép" mà mọi lát cắt đã vấn vít vào nhau. Và ở đó, tôi không còn là tôi, ta không còn là ta. Và rồi bạn cũng không còn là bạn nữa. Ở đó, điều gì đã xảy ra và điều gì không xảy ra? Chào mừng độc giả đến với thế giới của Ngôi thứ nhất số ít!
Haruki Murakami sinh ngày 12/1/1949 tại Kyoto, lớn lên ở thành phố Ashiya, tỉnh Hyogo nhưng phần lớn thời thanh xuân lại trải qua ở Tokyo. Murakami từng học về kịch tại đại học Waseda, Tokyo. Khi đang còn là sinh viên tại đại học Waseda, ông mở một quán nhạc Jazz có tên là Peter Cat và bắt đầu viết tiểu thuyết. Văn phong của ông chịu ảnh hưởng lớn từ văn học Mỹ, các tác phẩm của ông chủ yếu miêu tả cuộc sống và con người ở đô thị hiện đại.
Nhật Bản những năm 80 của thế kỷ trước, một nhân vật chính không tên, ly dị vợ, công việc nhiều tiền nhưng nhàm chán, thông minh nhưng đời lại chẳng có gì kích thích hắn nghĩ suy -Cuộc săn cừu hoangrõ ràng được đặt trên nền một thực tế quen thuộc của thời hiện đại. Một không khí hững hờ và uể oải theo người đọc vào cả một thế giới hoang đường, và không rời bỏ ngay cả khi câu chuyện diễn tiến đến những tình tiết gay cấn nhất của cuộc săn săn cừu hoang kỳ lạ, hay những đoản khúc gợi cảm u sầu với cô gái có đôi tai đẹp khác thường. Murakami đã hư cấu ngay trên nền thế giới thực và tạo nên một tiểu thuyết như mơ. Có lẽ tiểu thuyết nên được đọc theo cách ấy: như mơ một giấc thật sâu, đến mức dẫu phần lý trí trong ta vẫn biết là nó không có thật, nhưng khi tỉnh lại và tiếp tục sống đời mình, đâu đó trong tim ta vẫn vương vấn khôn nguôi.
Một ám ảnh khôn nguôi về một chốn vừa xác định vừa bí ẩn - Khách sạn Cá Heo, cùng tiếng khóc âm u não nuột của một người đàn bà trong bóng tối của giấc mơ: chừng đó là đủ để lôi chàng trai xưng tôi - nhân vật chính của chúng ta - vào một cuộc phiêu lưu mới, nơi anh sẽ vừa chứng kiến vừa bị dính mắc vào một mê cung của những cái chết bất ngờ và những vận hành của một thứ mưu đồ có sẵn mà nhiều lúc hình như quá mạnh, không thể hiểu so với anh. Và trong cõi mê cung ấy anh gặp lại Người Cừu, gặp những con người anh chưa bao giờ nghĩ là sẽ gặp, và rồi sẽ cố hết sức tìm lại người đàn bà từng có lúc anh yêu, sẽ làm tất cả những gì trong sức mình để cứu nàng, để níu giữ nàng…
******
Nhận định
“Nếu Raymond Chandler sống đủ lâu để có thể xem Blade Runner, ắt hẳn ông sẽ viết r một cuốn nào đấy tương tự như Nhảy Nhảy Nhảy.”“ - Observer
“Làm thế nào Murakami có thể duy trì được chất thơ trong khi viết về đời sống hiện đại và cảm xúc hiện đại? Tôi hầu như rủn gối vì ngưỡng mộ.” - Independent on Sunday
“Murakami là tác gia độc nhất vô nhị, tuy nhiên ở nhiều phương diện ông cũng là người kế tục Kafka bởi hình như ông có cái trí tuệ hầu thấu hiểu thực chất của Kafka: một tác gia đầy hài hước.” - Sunday Herald
“Cần phải xếp Murakami vào hàng các tiểu thuyết gia lớn nhất còn sống hiện nay trên thế giới.” - Guardian
Bình tĩnh đến kỳ lạ.
Dù trong sách này có người biếng ăn, bị không khí rút đi từng calo và cơ thịt hằng ngày cho đến khi chết một cách xương xẩu;
dù có người đi công tác về sớm xô cửa và nhìn thẳng ngay vào mặt vợ mình đang trên một người đàn ông,
dù có người đã dành suốt những ngày hè đi học chỉ để đột nhập vào nhà người ta và hít ngửi nách áo của họ...
thì bầu không khí chung của cả cuốn sách vẫn bình tĩnh đến kỳ lạ.
Nó phù hợp để đọc cả với những người vốn vẫn tránh Murakami vì không quen với thế giới siêu thực của ông. HOàn toàn không có bóng dáng một cơn mưa cá, mưa đỉa, những giấc mơ nguyên tội hay thậm chí một cái giếng.
Đây là những câu chuyện đời thành đô, với những suy tư thị dân mà ai cũng có nhưng ít khi tìm được cách diễn đạt thành lời.
Cả bảy truyện đều như thế, rất bình tĩnh, dù rằng không mấy bình yên.
Sao vầng dương còn chói sáng?
Chúng không hay thế giới sắp lụi tàn?
“The End of the World”, nhạc và lời: Sylvia Dee/Arthur Kent
Một tác phẩm khoa học giả tưởng, truyện trinh thám và bản tuyên ngôn của chủ nghĩa hậu hiện đại kết hợp trong cuốn tiểu thuyết dung lượng đồ sộ. Murakami đã hợp nhất Đông - Tây, bi - hài, sự thờ ơ và lòng trắc ẩn, ngôn ngữ lóng thông tục và các tư tưởng triết học siêu hình trong câu chuyện đặc sắc về toán sư 35 tuổi li hôn trong hành trình đi xuống thế giới ngầm mang màu sắc Kafka dưới lòng Tokyo hiện đại. Kết quả là Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới với những tưởng tượng sáng tạo phóng túng và một trạng thái lắng đọng sâu xa của tâm thức, góp phần tạo nên thành công lớn làm gia tăng đáng kể lượng độc giả của Haruki Murakami trên toàn thế giới.
Tiểu thuyết Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới được trao Giải thưởng Văn học Tanizaki uy tín của Nhật Bản năm 1985.
Nhận định
“Một tiểu thuyết gia xuất sắc… ông nắm bắt được nỗi đau chung trong tâm hồn và trí óc của con người đương đại.” - Jay Mclnerney
“Tồn tại khái niệm kỳ bí mang tên Hiệu ứng Murakami: đọc sách của ông người ta trở nên trầm lặng, vì bắt buộc phải chìm đắm vào một trạng thái thiền.” - Frankfurter Allgemeine Zeitung
“Haruki Murakami thành công trong nỗ lực kết hợp Stephen King, Franz Kafka và Thomas Pynchon ở tác phẩm của mình. Ông là một trong những cây bút đương đại bậc thầy.” - Der Tagesspiegel
“Khi viết cuốn sách này, một hình mẫu quan trọng của tôi là huyền thoại về Orpheus xuống địa phủ tìm người vợ yêu đã khuất. Xưa kia con người từng quan niệm dưới bề mặt này còn một thực tại khác nữa. Giờ đây tôi vẫn tin như vậy, dĩ nhiên là hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Có thể hình dung thế giới chúng ta đang sống là một ngôi nhà. Có tầng trệt, tầng lầu và tầng hầm. Tôi tin bên dưới tầng hầm vẫn còn tầng hầm nữa. Nếu thực sự muốn, chúng ta sẽ tìm được đường đi xuống. Cuốn tiểu thuyết này dẫn dụ ta theo hướng đó.” - Haruki Murakami, 2003
“Có thể một ngày nào đó tôi sẽ vẽ được chân dung của thứ không có. Như một họa sĩ đã vẽ được bức tranh Giết chỉ huy đội kỵ sĩ. Nhưng để làm được vậy, tôi cần có thời gian. Tôi phải làm bạn với thời gian.”
Rời khỏi người vợ đã đơn phương đòi ly hôn, “tôi” - chàng họa sĩ vẽ chân dung ba mươi sáu tuổi lang thang khắp nẻo đường rồi dừng chân tại một biệt thự nằm giữa khu rừng âm u trên đỉnh ngọn núi trông về phía biển, và sống tiếp tại đó trong nỗi cô đơn thăm thẳm. Không lâu sau, con cú đại bàng trên gác mái và tiếng chuông kỳ quái lúc đêm khuya đã khơi mào một chuỗi hiện tượng bí ẩn, dẫn dụ “tôi” bước vào chuyến phiêu lưu tâm linh huyền hoặc. Người đàn ông tóc bạc trắng xuất hiện từ bên kia thung lũng xanh biếc, ngôi miếu với căn hầm đá trong rừng, đĩa hát cũ, “Chỉ huy đội kỵ sĩ”… những chi tiết nửa thực nửa hư chậm rãi hiện hình trong bức tranh siêu thực u hoài, lạnh gáy của Murakami.
Tác giả
Haruki Murakami sinh ngày 12/1/1949 tại Kyoto, lớn lên ở thành phố Ashiya, tỉnh Hyogo nhưng phần lớn thời thanh xuân lại trải qua ở Tokyo. Murakami từng học về kịch tại đại học Waseda, Tokyo. Khi đang còn là sinh viên tại đại học Waseda, ông mở một quán nhạc Jazz có tên là Peter Cat và bắt đầu viết tiểu thuyết. Văn phong của ông chịu ảnh hưởng lớn từ văn học Mỹ, các tác phẩm của ông chủ yếu miêu tả cuộc sống và con người ở đô thị hiện đại.
Các tác phẩm khác của Haruki Murakami do Nhã Nam xuất bản:
Lắng nghe gió hát
Cuộc săn cừu hoang
Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới
Rừng Na Uy
Nhảy nhảy nhảy
Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời
Biên niên ký chim vặn dây cót
Ngầm
Người tình Sputnik
Kafka bên bờ biển
Tôi nói gì khi nói về chạy bộ
1Q84
Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương
“Các người sinh ra không phải để giết chóc. Nhưng đôi lúc, để cứu được thứ quan trọng, hoặc vì mục đích lớn lao, con người buộc phải làm điều không mong muốn.”
Bức tranh được cất giấu trên gác mái cùng những bức tranh do “Tôi” vẽ kết hợp với nhau như các mảnh ghép trong trò xếp hình và bắt đầu kể một câu chuyện. Bóng đen che khuất quá khứ của người họa sĩ già chủ nhân căn biệt thự trên núi đã dần sáng tỏ, nhưng tiếng chuông lúc đêm khuya vẫn không ngừng khắc khoải ngân lên…
“Tôi” phải vượt qua thử thách tàn khốc của Chỉ huy đội kỵ sĩ để cứu một cô bé mất tích và đóng lại vòng tròn của thế giới mở ra từ ngôi miếu cũ. Câu chuyện bí ẩn dần hạ màn, và ở điểm cuối cuộc hành trình, hy vọng bừng lên trong hình hài một ân sủng.
Tác giả
Haruki Murakami sinh ngày 12/1/1949 tại Kyoto, lớn lên ở thành phố Ashiya, tỉnh Hyogo nhưng phần lớn thời thanh xuân lại trải qua ở Tokyo. Murakami từng học về kịch tại đại học Waseda, Tokyo. Khi đang còn là sinh viên tại đại học Waseda, ông mở một quán nhạc Jazz có tên là Peter Cat và bắt đầu viết tiểu thuyết. Văn phong của ông chịu ảnh hưởng lớn từ văn học Mỹ, các tác phẩm của ông chủ yếu miêu tả cuộc sống và con người ở đô thị hiện đại.
Các tác phẩm khác của Haruki Murakami do Nhã Nam xuất bản:
Lắng nghe gió hát
Cuộc săn cừu hoang
Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới
Rừng Na Uy
Nhảy nhảy nhảy
Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời
Biên niên ký chim vặn dây cót
Ngầm
Người tình Sputnik
Kafka bên bờ biển
Tôi nói gì khi nói về chạy bộ
1Q84
Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương
Toru Okada, một luật sư vừa bỏ việc, đang có một cuộc sống bình thường, giản dị bên cạnh người vợ Kumiko thì đột nhiên con mèo của anh biến mất. Ngay sau đó, vợ anh bỏ đi, để lại một lời nhắn rằng anh đừng cố đi tìm cô. Toru cố gắng đi tìm vợ và con mèo, nhưng việc tìm kiếm đó liên tục bị gián đoạn bởi sự xuất hiện của những nhân vật kỳ lạ trong cuộc sống của anh: Một cô gái điếm tâm thần gọi đến để quấy rối tình dục qua điện thoại, hai chị em thầy đồng, một cô bé 16 tuổi bị ám ảnh bởi cái chết của bạn trai gọi anh là “Chim vặn dây cót”, một cựu chiến binh kể lại cho anh câu chuyện về nỗi kinh hoàng của binh lính Nhật trong những năm đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai tại Cao nguyên Mông Cổ và trên đất Trung Hoa. Tất cả những sự kiện kỳ quặc đó lại tiếp tục đẩy anh tới những sự kiện còn kỳ quặc hơn nữa.
Trích đoạn tác phẩm
Về sự chào đời của
Okada Kumiko và Wataya Noboru
Là con một trong gia đình, tôi thật khó hình dung anh chị em ruột trong một nhà thường cảm thấy gì lúc gặp nhau sau khi ai nấy đều đã lớn và có cuộc sống riêng. Trong trường hợp Kumiko, bất cứ khi nào ai đó nhắc tới Wataya Noboru thì nàng lại có một vẻ mặt kỳ lạ, như thể nàng vừa tình cờ cho một món gì đó có mùi vị khó chịu vào mồm. Nhưng chính xác là vẻ mặt đó ẩn chứa cái gì, tôi chịu không biết được. Về phần mình, tôi chẳng có mảy may thiện cảm với anh ta. Kumiko cũng biết và thấy điều đó hoàn toàn tự nhiên. Bản thân nàng cũng chẳng ưa gì ông anh. Giá như không phải hai anh em ruột thì thật khó hình dung ra cảnh hai người nói chuyện với nhau. Thế nhưng quả thực họ là anh em ruột, điều đó càng khiến mọi chuyện thêm rắc rối.
Sau khi tôi cãi nhau om sòm với ông bố và cắt đứt quan hệ với gia đình, Kumiko hầu như không có dịp nào gặp lại Wataya Noboru. Cuộc cãi nhau đó quả thực là kịch liệt. Trong đời tôi không mấy khi cãi nhau với ai - tôi vốn không thuộc loại người hay tranh cãi -, nhưng khi đã lâm vào thế chẳng đặng đừng thì tôi cãi tới cùng, không ngừng được. Nhưng sau mỗi lần như vậy, khi đã trút sạch những gì dồn nén trong lòng, cơn giận dữ của tôi đều biến đâu mất một cách kỳ lạ. Không còn căm ghét, chẳng còn phẫn uất, chỉ còn thấy hết sức nhẹ nhõm rằng tôi sẽ không bao giờ phải gặp lại ông ta nữa; rằng tôi đã trút được cái gánh nặng phải mang đã quá lâu này. Thậm chí tôi còn thấy thông cảm với cuộc đời lắm gian truân vất vả của ông ta, dù cuộc đời đó với tôi có vẻ ngu ngốc và đáng tởm đến đâu đi nữa. Tôi bảo Kumiko tôi sẽ không bao giờ gặp lại cha mẹ nàng nữa nhưng riêng nàng thì khi nào muốn về thăm họ cũng được, chỉ có điều không có tôi. Nhưng Kumiko cũng chẳng thiết tha gì chuyện về thăm cha mẹ.
Hồi đó Wataya Noboru đang sống cùng cha mẹ, song khi cuộc cãi vã bùng lên giữa cha anh ta và tôi, anh ta chỉ rút lui, chẳng nói với ai một lời nào. Điều đó tôi không lạ. Anh ta chẳng mảy may quan tâm đến tôi. Anh ta tránh hết sức để không gặp mặt tôi trừ những lúc thực sự cần thiết. Vì vậy, một khi đã không còn đến thăm cha mẹ Kumiko, tôi cũng chẳng còn lý do gì để gặp Wataya Noboru. Bản thân Kumiko cũng chẳng có lý do đặc biệt gì để gặp anh ta. Anh ta bận, nàng cũng bận, nhưng cái chính là hai người chưa bao giờ thân thiết với nhau.
Tuy vậy thỉnh thoảng Kumiko cũng gọi điện đến văn phòng khoa của anh ta, đôi khi anh ta cũng gọi điện cho nàng ở công ty (nhưng không bao giờ gọi về nhà chúng tôi). Nàng thường thông báo lại với tôi về những cuộc trò chuyện đó, nhưng không đi vào chi tiết. Tôi không bao giờ hỏi, nàng cũng không bao giờ tự kể rõ hơn nếu không cần thiết.
Tôi không cần biết Kumiko và Wataya Noboru nói với nhau những gì. Bảo vậy không có nghĩa là tôi khó chịu khi biết hai người có nói chuyện với nhau. Đơn giản là tôi không hiểu hai con người khác nhau đến thế thì có gì để nói với nhau? Hay chỉ vì họ là hai anh em nên mới có chuyện để nói?
* * *
Tuy là anh em nhưng Wataya Noboru và Kumiko cách nhau những chín tuổi. Một lý do nữa khiến hai anh em ít gần gũi nhau, ấy là hồi nhỏ Kumiko sống với ông bà nội suốt mấy năm liền.
Nhà Wataya không chỉ có hai đứa con là Kumiko và Noboru. Giữa hai anh em còn có một người con gái nữa, lớn hơn Kumiko năm tuổi. Tuy nhiên, hồi Kumiko mới ba tuổi cha mẹ đã gửi nàng từ Tokyo về tỉnh Niigata xa xôi cho bà nội nuôi nấng một thời gian. Về sau cha mẹ bảo nàng rằng họ làm vậy bởi hồi nhỏ nàng ốm đau quặt quẹo luôn, thành thử không khí trong lành ở thôn quê chắc sẽ có ích cho nàng, nhưng nàng chẳng bao giờ tin hẳn lời họ nói. Theo nàng nhớ thì nàng chưa bao giờ đau yếu cả. Nàng chưa hề ốm nặng bao giờ, người thân ở Niigata hình như cũng không ai phải lo lắng lắm về sức khỏe của nàng. “Em tin chắc đó chẳng qua là cái cớ thôi”, có lần Kumiko bảo tôi vậy.
Nỗi ngờ vực của nàng được củng cố bởi một chuyện nàng nghe được từ một người bà con. Hóa ra mẹ và bà nội của của Kumiko từng có một mối bất hòa kéo dài, và quyết định đưa Kumiko về Niigata là kết quả một sự thỏa thuận giữa hai người. Bằng cách giao con cho bà nội nuôi một thời gian, cha mẹ Kumiko đã làm bà nguôi giận, còn đến lượt mình, nhờ được nuôi dạy cháu một thời gian nên bà nội củng cố được quan hệ với con trai (tức cha của Kumiko). Nói cách khác, Kumiko đã là một kiểu con tin.
- Ngoài ra, - Kumiko kể với tôi, - ba mẹ em đã có hai đứa con rồi, thành thử cho đi đứa thứ ba cũng phải chẳng mất mát gì ghê gớm. Dĩ nhiên là không phải ba mẹ có ý bỏ em luôn; hình như ba mẹ chỉ nghĩ rằng bởi em còn quá nhỏ nên đi xa khỏi nhà như thế cũng chẳng hề gì. Có lẽ ba mẹ đã không biết nghĩ cho thấu đáo về chuyện đó. Chẳng qua đó là giải pháp dễ dàng nhất cho tất cả mọi người. Anh có tin được không? Em không biết tại sao ba mẹ chẳng hề hiểu rằng chuyện đó có thể tác động như thế nào đến một đứa bé.
Nàng được bà nội nuôi nấng ở Niigata từ năm ba tuổi đến năm sáu tuổi. Những năm tháng đó trong đời nàng mà gọi là u buồn hay phi tự nhiên thì cũng không đúng. Bà nội cưng nàng như cưng trứng mỏng, Kumiko cũng thích chơi với mấy anh em họ gần tuổi mình hơn là chơi với anh chị ruột vốn lớn hơn nàng nhiều. Cuối cùng, khi Kumiko đến tuổi đi học, ba mẹ đón nàng về Tokyo. Ba mẹ bắt đầu đâm lo rằng đứa con gái đã xa họ quá lâu nên khăng khăng đòi đưa về trước khi quá muộn. Nhưng theo nghĩa nào đó thì đã quá muộn. Suốt mấy tuần sau khi quyết định cho nàng về lại Tokyo, bà nội ngày càng rơi vào trạng thái kích động. Bà thôi ăn và ngủ rất ít. Bà khi khóc khi cười, lúc lại hoàn toàn câm lặng. Mới phút trước bà vừa siết chặt Kumiko vào lòng đến tức thở, phút sau bà đã lấy thước kẻ phát vào tay Kumiko mạnh đến nỗi hằn cả lằn đỏ lên. Phút trước bà bảo bà không muốn cho cháu đi, rằng bà thà chết còn hơn mất cháu, phút sau bà lại bảo bà không muốn thấy mặt cháu nữa, rằng bà muốn tống cháu đi cho khuất mắt. Bằng những lời không thể nào thậm tệ hơn, bà rủa xả mẹ Kumiko, bảo nàng rằng mẹ nàng là một mụ đàn bà khốn nạn. Thậm chí bà còn đâm kéo vào cổ tay định tự sát. Kumiko không hiểu nổi điều gì đang diễn ra quanh mình nữa. Mọi chuyện vượt ngoài khả năng lĩnh hội của nàng.
Thế là nàng quyết định khép kín mình trước ngoại giới. Nàng nhắm mắt lại. Nàng khép tai lại. Nàng đóng chặt tâm trí mình. Nàng không nghĩ gì nữa, không hy vọng gì nữa. Mấy tháng sau đó là một khoảng trống hoàn toàn trong ký ức nàng. Nàng tuyệt chẳng nhớ bất cứ điều gì xảy ra trong thời gian đó. Khi hồi tỉnh, nàng thấy mình đang ở trong một ngôi nhà mới. Đó là ngôi nhà nơi lẽ ra nàng đã sống từ xưa đến nay. Ba mẹ nàng sống ở đây, anh nàng cũng thế, chị nàng cũng thế. Nhưng đó không phải nhà của nàng. Nó chỉ là một môi trường sống mới mà thôi.
Kumiko trở thành một đứa trẻ lầm lì, khó tính trong môi trường mới đó. Không ai là người cô bé có thể tin, không ai là người cô có thể tin cậy một cách vô điều kiện. Ngay cả trong vòng tay cha mẹ, cô cũng không bao giờ hoàn toàn thoải mái. Cô không biết mùi cơ thể họ; cái mùi lạ lẫm đó khiến cô bứt rứt khó chịu. Thậm chí đôi khi cô còn căm ghét nó. Người duy nhất trong nhà mà Kumiko dần dần cởi mở hơn, dù một cách khó khăn, là chị gái. Cha mẹ đã hết còn hy vọng có thể gần gũi được cô bé; anh trai gần như không biết tới sự tồn tại của cô. Nhưng chị gái thì thấu hiểu sự bấn loạn và nỗi cô đơn ẩn sau thái độ bướng bỉnh đó. Chị ở suốt ngày bên Kumiko, ngủ cùng buồng với cô, nói chuyện với cô, đọc sách cho cô nghe, đưa cô đi học, giúp cô làm bài tập. Những khi Kumiko rúc vào một góc buồng mà khóc hàng giờ, chị gái luôn có mặt, ngồi một bên, ôm chặt cô vào lòng. Chị làm tất cả những gì có thể để tìm đường đến với cõi lòng sâu kín của Kumiko. Giá như chị không chết vì trúng độc thức ăn chỉ một năm sau khi Kumiko từ Niigata trở về thì mọi chuyện hẳn đã khác đi rất nhiều.
- Nếu chị còn sống thì mọi chuyện trong gia đình hẳn đã tốt hơn rồi, - Kumiko nói. - Mới mười một tuổi chị ấy đã là trụ cột về tinh thần cho cả gia đình. Giá như chị không chết thì mọi người khác trong nhà hẳn đã ít khác người hơn. Ít nhất thì em cũng không phải là một trường hợp hết thuốc chữa như thế này. Anh có hiểu ý em không? Em thấy mình thật có lỗi sau chuyện đó. Tại sao em không chết thay cho chị? Tại sao em đây, một đứa chẳng ai cần tới, chẳng đem lại niềm vui cho ai, tại sao em không chết đi? Ba mẹ và anh trai hiểu rõ cảm xúc của em, nhưng họ không hé một lời để an ủi em. Mà đâu chỉ có thế. Họ không từ bất cứ cơ hội nào để nói về người chị quá cố của em: nào chị ấy xinh, nào chị ấy thông minh, nào ai cũng thích chị ấy, nào chị ấy chu đáo quan tâm đến mọi người, nào chị ấy chơi piano giỏi! Thế rồi họ bắt em phải học chơi piano! Sau khi chị mất thì cũng phải có ai đó sử dụng cây đàn piano to đùng kia chứ. Nhưng em chẳng thích chơi piano tí nào cả! Em biết mình sẽ chẳng bao giờ chơi hay như chị ấy, em cũng không cần có thêm một cách để chứng minh em kém cỏi đến độ nào so với chị ấy. Em không thể thế chỗ cho bất cứ ai, nói gì đến cho chị ấy. Nhưng chẳng ai nghe em. Không ai thèm nghe em cả! Mãi đến giờ, hễ nhìn thấy piano là em ghét cay ghét đắng. Thấy ai đó chơi piano là em không chịu nổi.
Tôi vô cùng phẫn nộ với gia đình Kumiko khi nghe nàng kể. Phẫn nộ vì những gì họ đã làm với nàng. Vì những gì họ đã không làm được cho nàng. Ấy là hồi chúng tôi chưa cưới. Hai chúng tôi chỉ mới quen nhau được hơn hai tháng. Đó là một sáng Chủ nhật yên tĩnh, chúng tôi đang nằm trên giường. Nàng kể một hồi lâu về thời thơ ấu, như thể gỡ dần một sợi chỉ rối, thỉnh thoảng lại ngừng để đánh giá tầm quan trọng của từng sự kiện nàng vừa thổ lộ. Đó là lần đầu tiên nàng kể nhiều đến vậy về mình. Trước buổi sáng hôm đó tôi hầu như chẳng biết gì về gia đình hay thời thơ ấu của nàng. Tôi biết tính nàng trầm lặng, rằng nàng thích vẽ, rằng nàng có mái tóc dài thật đẹp, rằng nàng có hai cái bớt trên bả vai phải. Và rằng tôi là người đàn ông đầu tiên trong đời nàng.
Nàng vừa kể vừa khóc thút thít. Tôi hiểu tại sao nàng cần phải khóc. Tôi ôm nàng trong vòng tay, vuốt tóc nàng.
- Nếu chị ấy còn sống, em tin chắc anh sẽ yêu chị ấy, - Kumiko nói. - Hồi xưa ai cũng yêu chị ấy. Vừa thấy lần đầu là đã yêu ngay.
- Có thể, - tôi nói. - Nhưng anh lại phải lòng em. Chuyện ấy đơn giản lắm mà. Chỉ có anh và em thôi. Chị của em chẳng liên quan gì ở đây hết.
Kafka bên bờ biển có hai câu chuyện song song. Một kể về cậu bé Kafka Tamura, một kể về lão già Nakata.
Kafka Tamura luôn có một bản ngã là Quạ theo bên cạnh. Cậu bé mười lăm tuổi này sống với cha sau khi mẹ và chị gái bỏ đi. Cậu luôn bị một lời nguyền của cha ám ảnh: mày sẽ ngủ với mẹ và chị gái mày sau khi giết cha. Kinh sợ, Kafka bỏ nhà ra đi. Cậu chìm đắm trong một thư viện sách khổng lồ ở Takamatsu. Rồi những chuyện bí ẩn xảy ra, cậu gặp cô gái Sakura và bà Miss Saeki, những người mà cậu luôn băn khoăn không biết có phải là chị và mẹ mình. Bố Kafka bị giết, và cậu nghĩ, không biết có phải lời nguyền đã ứng?
Trong khi đó, ở bên kia bờ biển, ông già Nakata cũng có một cuộc hành trình đến Takamatsu. Bị một tai nạn từ nhỏ, Nakata mất trí nhớ và khả năng đọc, viết; tuy nhiên bù lại ông có thể giao tiếp với loài mèo. Vì thế ông nhận sứ mệnh đi tìm con quỷ giết mèo hàng loạt, tìm một phiến đá bí ẩn…
Kỳ lạ, bí ẩn, pha trộn với hiện đại, Kafka bên bờ biển khiến cho mọi con đường văn học, mọi cách tiếp cận văn học đều bàng hoàng, choáng ngợp.
Nhận định
“Tác giả Nhật được yêu thích nhất tại Mỹ này có thể xuất bản ẩn danh tác phẩm này mà những fan của ông vẫn sẽ nhận ra tức khắc. Còn với những người đọc lần đầu, Kafka bên bờ biển sẽ là lời giải thích xuất sắc cho tiếng tăm xứng đáng của ông cả ở phương Tây lẫn ở quê nhà. Ông viết ra loại văn hậu hiện đại, triết lý, hoang đường mà đọc thì thật lý thú; ông trầm trọng hơn Tom Robbins, nhẹ nhõm hơn Thomas Pynchon.” - Steven Moore, The Washington Post
“Văn Murakami chẳng mấy khi ở dưới mức mê đắm cả, và tôi đã ngấu nghiến Kafka bên bờ biển một lèo không nghỉ… Với những ai yêu một tự sự lớn, cuốn tiểu thuyết này thực sự huy hoàng.” - David Mitchell, tác giả Cloud Atlas
“Cuốn sách là một hỗn hợp chừng mực giữa giật gân, kỳ ảo và văn chương, và nó thuyết phục một cách đặc biệt. Lại một lần nữa ông đã tạo ra một câu chuyện khiến bạn lật qua nhanh chóng đến lạ, để rồi ghi nhớ và băn khoăn về nó lâu dài.” - Hugo Barnacle, Sunday Times
“Kafka bên bờ biển lạ lùng đến nỗi ngay cả những thứ cũ rích trong đó cũng khoác một vẻ huyền bí. Tựa như một băng nhạc anh nghe rõ cả tiếng cọt kẹt ghế của nhạc công: nếu nhạc đã hay thì cả tiếng ghế cũng là một phần của nó.” - Paul Lafarge, The Village Voice
“Chưa bao giờ tôi gặp một cuốn sách thuyết phục được mình đến thế bởi sự sáng tạo trong trần thuật và sự yêu thích kể chuyện… hấp dẫn vô cùng.” - Stuart Jeffries, Guardian
“thực sự choáng ngợp.” - The Book Magazine
“Cuốn tiểu thuyết khác thường và mê hoặc nhất cho tới nay của thần tượng văn chương Nhật Haruki Murakami.” - Vintage
“Kafka bên bờ biển là một cuốn sách hay khỏi phải bàn cãi. [...] Murakami đã gây hồi hộp một cách tài tình để cuốn người đọc không cưỡng được vào mạch truyện kỳ ảo và quấn quýt.” Ludovic Hunter-Tilney, Financial Times
“Kafka bên bờ biển có thừa huyền bí để làm những người hâm mộ sung sướng, và sẽ chiêu mộ thêm cả những người mới.” - Matt Thorne, The Independent.
“Cấu tứ xuất sắc, bối cảnh siêu thực táo bạo, sexy, và cuốn đi trong một cốt truyện nhanh mạnh và luôn ngộ nghĩnh, tác phẩm mới của Murakami đào xới tầng tầng lớp lớp những cơ chế bên trong của bản thể chúng ta với tính sôi nổi đặc trưng của ông.” - James Urquhart, Independent on Sunday
“Trí tưởng tượng mãnh liệt của tác giả cũng như xác tín về sức mạnh cổ xưa của câu chuyện ông đang kể lớn lao đến nỗi đã biến cả cái mớ lộn xộn này thành chân thực.” - Laura Miller, The New York Times Book Review
“Một cuốn sách để-ngấu-nghiến thật sự, cũng thật là một ám ảnh siêu hình dai dẳng [...] Đằng sau những cuộc phiêu lưu điên rồ và bất ổn một cách biểu tượng của nhân vật chính, còn có một lực đẩy trong tiềm thức gần ngang bằng với lực đẩy của sex và tuổi trưởng thành: lực đẩy về phía hư vô, về khoảng trống, về sự rỗng không đầy hoan lạc. Murakami là họa sĩ nhẹ nhàng của những khoảng-chân-không.” - John Updike, The New Yorker
“Kafka bên bờ biển cũng bõ công chịu đựng: nó có thể là tiểu thuyết kỳ quái nhất của tác giả Nhật này cho đến nay, nhưng cũng là một trong những cuốn hay nhất của ông. Murakami đã nhặt từ mỗi nơi một chút: cả Sophocles, phim kinh dị, truyện tranh Nhật Bản lẫn những mảnh phim-hay-trong-tuần ủy mị.” - Malcolm Jones, Newsweek
“Ám chỉ về tác giả Hóa thân có làm tăng thêm tính hoang đường của thế giới Murakami, nhưng với tất cả những kết cấu luân chuyển, mèo nói chuyện và bản thảo bốc cháy, và thế giới kỳ ảo mê hoặc đó, cuốn sách gần với Nghệ nhân và Margarita của Mikhail Bulgakov hơn bất kỳ tác phẩm nào của Kafka.” - Steven G. Kellman, Review of Contemporary Fiction
“Nói chung tôi không thuộc đội ngũ hâm mộ những cuốn sách có mèo nói chuyện và xuất hồn trong mơ, nhưng sự nghiêm cẩn thấy rõ của Murakami, cũng như Lewis Carroll, đã tạo ra một thứ không những nghiêm túc mà còn luôn luôn thú vị; những sự kiện quái đản trong cuốn sách được dựa vững chắc trên một kỹ thuật viết rất cổ điển, rất Dicken.” - Philip Hensher, The Spectator
“Những biến hóa của Murakami quanh chủ đề [hai nửa linh hồn] cùng huyền thoại về Oedipus độc đáo một cách táo bạo và hay một cách thuyết phục. Xin nồng nhiệt giới thiệu Kafka bên bờ biển; nhớ đọc cho con mèo nhà bạn nghe.” - Steven Moore, The Washington Post
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi