Papillon - Người Tù Khổ Sai - Bìa Cứng
Bị kết án oan tội giết người, Henri Charrière (biệt danh Papillon) bị đưa đến vùng thuộc địa lưu dày – xứ Guiana thuộc Pháp. Bốn mươi hai ngày sau khi đến nơi, ông đã tiến hành cuộc vượt ngục đầu tiên, lênh đênh ngàn dặm mệt nhoài trên một con thuyền nhỏ. Bị bắt lại, ông phải chịu biệt giam và rốt cuộc bị đưa tới đảo Quỹ, một địa ngục đấy rảy bệnh tật và sự bạo tàn. Chưa ai từng trốn thoát khỏi nhà tù khét tiếng này – chưa từng có ai, cho tới khi Papillon thoát khỏi vùng biển đầy cá mập này chỉ nhờ một chiếc bè làm từ bao dừa tạm bợ. Trong vòng mười ba năm, ông đã thực hiện chín cuộc vượt ngục đấy liều lĩnh, sống sót qua rất nhiều chuyến phiêu lưu kỳ thú trên đường chạy trốn – trong đó, có một quãng thời gian tạm lưu lại với người da đỏ Nam Mỹ, những người phụ nữ nơi đây đã chào đón Papillon, giúp ông được tự do thoát khỏi vòng kìm kẹp của châu Âu...
... Bị xử án đày khổ sai chung thân vì tội giết người căn cứ vào lời khai của một nhân chứng đã được công an gia công trước, Charriere quyết chí chuẩn bị vượt ngục ngay từ đầu. Anh quyết sống và thoát ra khỏi trại khổ sai để trả thù. Quyết tâm ấy đã làm cho anh có đủ sức mạnh chịu đựng mọi thử thách. Không có một mối nguy hiểm nào làm cho anh lùi bước, không có một phen thất bại ê chề nào làm cho anh nhụt chí. Nếu kể cả những mưu toan vượt ngục đã bị vỡ lở ngay từ khi đang chuẩn bị, Charriere, biệt hiệu Bươm Bướm, đã tổ chức cả thảy chín lần vượt ngục trước khi thành công và được nhận cư trú ở Venezuela như một công dân chính thức...
Năm 1967, hơn ba mươi lăm năm sau khi anh bị bắt và hơn hai mươi năm sau khi anh trở thành công dân tự do của nước Venezuela, Henri Charriere, lúc bấy giờ đang túng thiếu vì mới bị phá sản, nhân đọc một cuốn hồi ký phiêu lưu đã đem lại cho nữ tác giả hàng triệu đồng, nảy ra ý viết lại những cuộc vượt ngục của bản thân. Anh nhờ bạn bè đánh máy theo lời anh kể rồi đem mười ba tập đánh máy ấy gửi cho nhà văn J. P. Castelnau nhờ ông giao cho một người nào biết viết văn viết lại cho thành một cuốn sách có thể xuất bản được. Castelnau đã không làm theo ý Charriere: Ông cho in ngay chính bản thảo của Charriere, sau khi chữa lại một vài lỗi ngữ pháp và lỗi chính tả. Nhà văn biết rõ rằng không có một nhà văn chuyên nghiệp nào có thể có được cách kể chuyện sinh động và đầy cảm xúc chân thật, hồn nhiên của chính người đã sống qua những sự việc được kể. Sức hấp dẫn kỳ lạ của thiên tự sự sở dĩ có được chính là vì người kể dường như sống lại một lần nữa những sự việc thật đã xảy ra với đầy đủ những cảm xúc sâu đậm và mãnh liệt của mình lúc bấy giờ. Tâm hồn nhiệt thành của Charriere đã cho phép anh thực hiện được điều đó.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi