Sách Tết Ất Tỵ 2025 - Hợp Tuyển Văn Thơ Nhạc Hoạ Chủ Đề Mùa Xuân Và Ngày Tết
Dự án Sách tết đã đi hơn nửa chặng đường, từ Sách Tết Kỷ Hợi 2019. Bước sang năm thứ 7, Sách Tết Ất Tỵ 2025 hứa hẹn là người bạn tinh thần quen thuộc đối với bạn đọc cả nước mỗi dịp tết đến xuân về.
Sách gồm 5 phần: Khúc dạo đầu của mùa xuân, Văn, Thơ, Nhạc, và Họa. Qua 5 phần nội dung, bạn đọc sẽ lần lượt đi qua những cung bậc cảm xúc khác nhau, đầy thú vị.
Ở phần Khúc dạo đầu của mùa xuân, những suy ngẫm, chiêm nghiệm trước khi xuân về tết đến được Trung Sỹ viết trong Mở toang cánh cửa năm mới, Nguyễn Ngọc Tiến bày tỏ trong Người Việt còn ăn tết đến bao giờ… Kỷ niệm đón tết năm Quý Tỵ 1953 tại an toàn khu Tuyên Quang được Xuân Phương kể lại trong Bánh chưng sắn và xem phim giữa rừng.
Những sáng tác đầy xúc cảm trong phần Văn và Thơ sẽ đem đến cho bạn đọc cái thú nghiền ngẫm chữ nghĩa đầu năm, để cảm nhận mùa xuân, cảm nhận cuộc đời thêm phần ý vị, bay bổng. Đó là tình cảm mới nhen nhóm như có như không giữa chàng lính biển và em gái của đồng đội trong Quà biển của Lê Minh Khuê; đó là quá trình từ hiểu lầm tới đồng cảm, yêu thương, bao bọc giữa bà cụ người Nhật với hai nữ thực tập sinh Việt Nam trong Chủ nhật mùng một xa xứ của Thư Uyển… Đến phần Thơ, những vầng thơ khi thì trong trẻo, dịu dàng, khi thì trầm ngâm đầy chiêm nghiệm của Trần Đức Cường, Hữu Việt, Chu Hoạch, Chế Lan Viên, Trương Quang Thứ… như đang gọi mùa xuân về.
Ở phần Nhạc là những bài hát về mùa xuân nổi tiếng như Bài ca hy vọng (Văn Ký), Mùa xuân làng lúa làng hoa (Ngọc Khuê), Đất nước mùa xuân (Hoàng Vân) với lời bình của Nguyễn Thị Minh Châu. Phần Họa năm nay giới thiệu họa sĩ tuổi Tỵ - Đào Hải Phong với lối đi riêng độc đáo, khó lẫn, biến điểm yếu thành thành phong cách riêng. Bài viết Những bức tranh có năng lượng sinh học chữa bệnh của Nguyên Đăng khép lại Sách Tết, đã giới thiệu liệu pháp điều trị bằng màu sắc, từ nguồn gốc, lịch sử đến ứng dụng thực tế ở hiện tại.
Cũng như các cuốn Sách Tết đã ra mắt trước đây, Sách Tết Ất Tỵ 2025 thành hình từ sự góp sức của đội ngũ đông đảo tác giả, họa sĩ. Người đọc sẽ gặp lại những cái tên đã trở nên quen thuộc: Nguyễn Thị Thu Huệ, Ma Văn Kháng, Hồ Anh Thái... cả những cái tên mới hơn nhưng cũng đã ít nhiều ghi dấu trong lòng bạn đọc: Huỳnh Trọng Khang, Hiền Trang... Ấn phẩm còn có phần minh họa của Hoàng Phượng Vỹ, Đặng Xuân Hòa, Đặng Hồng Quân, Quyên Thái, Nguyễn Công Hoan, Đào Hải Phong ... cùng nhiều họa sĩ khác.
Trượt Chân Trên Tầng Cao
22 truyện ngắn trong tập sách này, nếu ghi năm sáng tác vào dưới mỗi truyện, hẳn sẽ khiến bạn đọc thấy bất ngờ và thú vị. Bởi đó là các truyện tác giả viết từ nhiều năm gần đây, được tác giả tập hợp lại, thế mà lại có kết cấu chặt chẽ như một khối rubic, không hề lộ vết ghép của thời gian. Có lẽ đó là do Hồ Anh Thái viết các truyện ngắn này ở vào độ chín của tuổi đời tuổi nghề; và gom lại thành một tập, khi đã có quá nhiều “kinh nghiệm” trong việc xuất bản sách, để mỗi tác phẩm của anh trở thành một chỉnh thể nghệ thuật công phu khi đến tay bạn đọc. Thế nên, dẫu chỉ là một tập sách nhỏ, nó vẫn gợi nhớ đến cái chí mà Hồ Anh Thái định hình được cho mình ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, đó là một hình mẫu về một nhà văn hiện đại: chuyên nghiệp, bền bỉ, quyết liệt trong phong cách; tinh tế, lớn lao và đầy tính triết luận sâu sắc trong nội dung; hài hước sáng tạo và sắc sảo trong ngôn ngữ thể hiện. Các truyện ngắn trong Trượt chân trên tầng cao hầu hết viết theo lối giễu nhại, một điểm mạnh của tác giả, tập trung châm biếm hài hước các khía cạnh hiện thực của đời sống, trải từ thời bao cấp đến đương đại: tình yêu dở khóc dở cười bên chuồng xí công cộng; chuyện ngoại tình ở khu tập thể lắp ghép; chuyện quyền lực công sở; chuyện người Việt công tác và sinh sống ở xứ tư bản; chuyện người Việt sống ở nước mình thời đổi mới; chuyện bạn hay bè; chuyện đời ăn ở bạc; chuyện văn chương thơ phú lộn sòng; chuyện thời Covid; chuyện tai nạn thảm khốc từ tầng cao các chung cư đô thị hiện đại... Tất cả như những tấn trò đời lạnh và trơ, diễn mà không diễn nhưng khiến người đọc cười mà phải ngẫm, ngẫm sơ thì trầm ngâm, ngẫm đến nơi đến chốn thì giật mình cay mắt, thấy ông tác giả này “quá ghê gớm”. Truyện ngắn của Hồ Anh Thái vốn vẫn nổi tiếng với độ nén cao, ngôn ngữ sắc bén, tình tiết thông minh và bất ngờ, dụ ngôn đa tầng nghĩa; đằng sau sự “đành hanh” đó luôn ẩn hiện một tấm lòng đau đời trầm lặng và sự minh triết trí tuệ. Như bìa 4 cuốn sách đã nhận định: “Vẫn là cái nhìn hóm hỉnh của nhà văn vào những vấn đề ngổn ngang trong cuộc sống, nhưng châm biếm giễu cợt không chỉ gây tiếng cười hồn nhiên vô tư, đằng sau tiếng cười có khi là tiếng thở dài và rưng rưng cảm xúc. Một chùm truyện thấp thoáng hình bóng của một đại dịch, nhưng bao trùm toàn bộ tập truyện dường như là những trận dịch sâu bên trong những tâm hồn, những số phận.
Như một triển lãm những hí họa và những chân dung, khi gần gũi thông thường, khi lạ lùng độc đáo, tác giả vẽ ra chân dung những công chức, thị dân, văn nghệ sĩ, những người thân thiết và cả những số phận chỉ một lần thoáng qua.”
Tác giả:
Hồ Anh Thái
Tác giả năm mươi tập sách đã xuất bản thuộc nhiều thể loại. Sách đã được dịch ra hơn mười thứ tiếng và ấn hành ở nhiều nước.
Từng là chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội hai nhiệm kỳ (2000-2010).
Làm công tác ngoại giao chuyên nghiệp, được bổ nhiệm công tác ở đại sứ quán Việt Nam một số nước.
Nhiều năm nghiên cứu văn hóa phương Đông, thỉnh giảng Đại học Washington và một số đại học nước ngoài.
Họ Trở Thành Nhân Vật Của Tôi
Tất cả những con người vốn tự mình sáng tạo ra cả một thế giới nhân vật, lần này chính họ lại trở thành nhân vật trong tay người khác. (Trích đề từ của cuốn sách)
Tức là trong tay Hồ Anh Thái, các nhà văn, nghệ sĩ được thành một nhân vật- là chính họ, nhưng được nhìn từ những góc khác nhau của con mắt nhà văn.
Bức chân dung (của Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Thị Minh Thái, Ý Nhi, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Việt Linh, Lê Dung, Chí Trung, Trần Đại Thắng, Nguyễn Ngọc Thuần, Aziz Nesin, George Evans, Bodil Malmsten, Maxine Hong Kingston, G.Emerson, S.Lidman…) do Hồ Anh Thái vẽ bằng lời theo cách giản dị của mình, đoạn kể, đoạn đối thoại, chỗ tô đậm, chỗ chỉ là nét phác qua… Tác giả và nhân vật đối thoại với nhau về nghề, về đời văn, về một cuốn sách, về một người bạn, hoặc đơn giản là những câu chuyện đời thường, những chi tiết hành xử, có khi chỉ là vài câu nói… Chân dung hay ký họa những nhân vật nổi tiếng trong giới văn chương, nghệ sĩ, trong và ngoài nước được thành hình từ những chi tiết đó, không phải lúc nào cũng ở thế nhìn thẳng, có khi nhìn nghiêng, nhưng đủ để hình dung người ấy rõ ràng với đầy đủ tính cách đời thường, và những thành tựu của họ trong công việc, sinh động lấp lánh “như cá tươi”!
Thể loại chân dung thường cho thấy tình cảm của người viết và người được viết. Trong tập sách này cũng không ngoại lệ. Một bức chân dung đầy đủ, không quá lời, và tất nhiên, nó khác với các hình chân dung người khác vẽ. Sự ưu ái, nếu cần nói, là ở chính những nhân vật mà Hồ Anh Thái chọn, là chính các nhà văn, họa sỹ nghệ sỹ này, chứ không phải người kia, người khác. Thấy rõ cái tình âu yếm của tác giả viết về những người bạn nhà văn, nghệ sĩ của mình, không chỉ trong những thán phục ngầm ẩn, mà đặc biệt trong cách chọn từ để nói những ý không phải là ca ngợi về người mình đang kể về.
Phần cuối của Họ trở thành nhân vật của tôi với tên gọi “Chốc lát những bến bờ” được viết theo thể du ký – là những ghi chép về các chuyến đi. Với Hồ Anh Thái, những chuyến đi về đất Phật Ấn Độ, đến Ba Tư quê hương của những câu chuyện thần kỳ với những khu chợ và những tấm thảm, sang đất cố đô Lào “cũng ngồi với nhau ở miền Đông Nam Á”, đến Hàn Quốc, hay sang châu Mỹ, châu Úc, châu Âu… đều tưng bừng hấp dẫn với muôn vẻ màu sắc bởi nét bí ẩn đầy ngạc nhiên của từng vùng văn hóa đặc sắc. Đọc du ký của Hồ Anh Thái, lại thấy thôi thúc muốn lên đường, đến nơi mà anh đã đến, để thấy “Văn hóa là cuộc gặp gỡ con người với con người”.
Truyện Ngắn Về Ấn Độ
“Những tác phẩm trong tuyển tập này trải từ nghiêm túc đến hài hước lạ lùng, từ Việt Nam tới Ấn Độ và Anh. Giàu tưởng tượng, sinh động và thường gây giật mình, các tác phẩm hướng những độc giả cả nghĩ vào chiều sâu văn hóa, văn học và cả xã hội Việt Nam. Đây là cuốn sách giá trị và đáng thưởng thức của một trong những nhà văn xuất sắc nhất thuộc thế hệ sau chiến tranh Việt Nam.”
- Nhà văn mỹ W. D. EHRHART
Lời giới thiệu cho bản in tiếng Anh
“Chất châm biếm, chất siêu thực và ngụ ngôn tràn đầy trong nhiều truyện ở cuốn sách được cấu trúc một cách tao nhã của một trong những nhà văn Việt Nam đương đại xuất sắc. Những tác phẩm mở ra một tầm nhìn xa. Giàu chất tiểu thuyết trong chiều kích và niên đại. Chủ đề của những tác phẩm này là “xung đột triền miên qua đường biên giới” giữa các giá trị, các thời đại và các hệ tư tưởng ngổn ngang ở châu Á.”
- PHILIP GAMBON
Thời báo New York
“Những yếu tố siêu thực tràn đầy trong cuốn hợp tuyển. Giọng điệu chuyển từ châm biếm sang xúc động thấm thía, từ hài hước sang đau xót. Việc sử dụng tinh tế các huyền thoại và sự phản ảnh hấp dẫn đời sống đã mang đến những tác phẩm tao nhã và đầy sức lay động.”
- Tuần báo Nhà xuất bản (Publishers Weekly)
“Người Ấn có vẻ đẹp như một ngôi đền cổ. Nhà văn tài tình ở cách dẫn ta vào ngôi đền ấy, mở từng cánh cửa và đưa ta đến chỗ để kho báu. Tâm hồn đẹp đẽ của người Ấn, qua câu chuyện vừa thực vừa ảo này đã để lại ấn tượng mạnh.”
- Nhà văn LÊ MINH KHUÊ
Báo Văn Nghệ
---
Tác giả HỒ ANH THÁI
Nhà văn, đã xuất bản gần năm mươi cuốn sách thuộc nhiều thể loại, sách đã được dịch ra hơn mười thứ tiếng, ấn hành ở nhiều nước. Từng tham dự nhiều hội nghị nhà văn quốc tế và ngồi sáng tác ở các trại viết nước ngoài. Được bầu là chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội hai nhiệm kỳ.
Nhà ngoại giao, từng đi qua nhiều lục địa, được bổ nhiệm công tác ở đại sứ quán Việt Nam tại một số nước.
Nhiều năm nghiên cứu văn hóa Ấn Độ, thỉnh giảng ở đại học Washington và nhiều đại học nước ngoài.
Những truyện ngắn về Ấn Độ đã được dịch ra tiếng Anh trong tập Behind the Red Mist (Curbstone Press), tiếng Pháp Aventures en Inde (Kailash Editions), tiếng Thụy Điển Bakom den Röda Dimman (Tranan)…
Một chiến sĩ trẻ có khả năng nhìn xuyên qua những bức tường và khả năng này của anh được khai thác nhằm phát hiện những hoạt động chống phá ngầm khi máy bay địch dội bom xuống thủ đô.
Một phi công chiến đấu trên bầu trời có một tình yêu giữ kín khi ở trên mặt đất.
Một nữ nghệ sĩ chăm sóc hai con hổ xiếc xổng chuồn chạy ra đường phố sau trận bom.
“Trong cuốn sách này, tôi chia sẻ một ít kỉ niệm đã xa, ngoảnh lại nhìn qua màn sương ký ức để thấy lại mình thời thơ bé. Khi còn nhỏ, tôi từng sợ rất nhiều thứ, nhưng tôi lớn lên không còn sợ đám đông, không sợ bóng tối, không còn sợ độ cao.” – Nhà văn Hồ Anh Thái.
“Cuốn sách tái hiện quãng đời từ lúc niên thiếu cho đến khi trưởng thành của nhà văn. Tất cả đều được nhà văn kể bằng một giọng văn dí dỏm và hài hước. Khác với văn phong sâu lắng, giàu triết lý, pha chút giễu nhại mà người đọc vẫn quen thuộc lâu nay ở Hồ Anh Thái.” - news.zing.vn
“Đọc mấy trang rồi gấp sách lại, ngẩn ngơ một lát. Rồi lại đọc tiếp. Và một mình thú vị một mình. Chuyện của Hồ Anh Thái, kém tôi đến hai giáp mà sao đọc xong lại rưng rưng đến ứa nước mắt. Mà sao lại thấy hiển hiện lên tất cả những gì mình đã trải qua, tất cả những gì một con người đã trải qua, tinh tế và thiết tha quá.” - Nhà văn MA VĂN KHÁNG
“Hồ Anh Thái là người viết hồi ký thông minh, biết kể như thế nào là đủ. Nhà văn đã dùng chính ngòi bút của mình để kể chuyện đời mình, bằng một giọng văn trong trẻo, hồn nhiên và dí dỏm.” Nhà phê bình văn học NGUYỄN THỊ MINH THÁI
Nhà văn HỒ ANH THÁI đã xuất bản gần năm mươi cuốn sách thuộc nhiều thể loại, sách đã được dịch ra hơn mười thứ tiếng, ấn hành ở nhiều nước. Tham dự nhiều sự kiện nhà văn quốc tế và ngồi sáng tác ở các trại viết nước ngoài. Được bầu là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội hai nhiệm kỳ.
Nhà ngoại giao, từng đi qua nhiều lục địa, được bổ nhiệm công tác ở Đại sứ quán Việt Nam tại một số nước.
Thỉnh giảng ở Đại học Washington và nhiều đại học nước ngoài.
“Người đọc thấy một Hồ Anh Thái vừa quen vừa lạ. Quen ở tầm văn hóa và giọng điệu trào lộng vốn là một thế mạnh của nhà văn. Lạ ở cuốn sách này khi gặp một Hồ Anh Thái trong sáng, dễ thương với những hồi ức về gia đình và tuổi thơ, qua đôi mắt của một người để dựng lại không khí của cả một thời bao cấp khó khăn, thiếu thốn nhưng cũng rất đẹp và đáng yêu, đáng nhớ.” Nhà nghiên cứu văn học LƯU KHÁNH THƠ
Đức Phật, Nữ Chúa Và Điệp Viên
“Đức Phật, Nữ Chúa Và Điệp Viên” là cuốn tiểu thuyết nối dài niềm đam mê Ấn Độ của Hồ Anh Thái. Mảnh đất huyền bí với nhiều vỉa tầng văn hóa cổ luôn bám riết nhà văn, làm nên một vùng thẩm mỹ, một mảng đề tài, một series truyện về xứ thiêng Ấn Độ, tiếp sau cuốn tiểu thuyết đầy ma lực hấp dẫn “Đức Phật, nàng Savitri và tôi”. Từ câu chuyện lịch sử, dòng đời, khuôn diện cuộc sống cứ tươi ròng qua lối viết vừa ẩn vừa lộ đậm chất tiểu thuyết. Thiện ác, nhân quả, Trung đạo, tư tưởng cốt lõi của tác phẩm, không chỉ là lý thuyết siêu hình mà đậm nhạt qua một cõi nhân sinh lộn lạo nhiều dục vọng, chênh vênh giữa buông bỏ và níu giữ hận thù.
“Bập vào Ấn Độ như một lần trót thử ma túy. Nghiện. Ám ảnh. Hành. Nhớ quay nhớ quắt. Một thứ ma lực hút ta vào và đời ta mãi mãi không thể nào bình yên được nữa”
- Hồ Anh Thái
“Tây nào đến cà phê đường tàu vào giờ tàu không chạy qua thì biết ngay đấy là kẻ du lịch không chuyên. Đám chuyên nghiệp thì đã truyền nhau giờ tàu chạy. Phải đến đúng giờ thì mới được rung, mới chụp được cái ảnh tàu chạy qua, cảnh “máy bay địch đã bay xa, mọi sinh hoạt trở lại bình thường”, dân lại từ trong nhà ào ra đặt bàn ghế ăn uống ngay trên đường tàu. Chuyên nghiệp hơn nữa, bên u - Mỹ đã có sách du lịch Việt Nam in hẳn giờ tàu chạy qua khu vực này, ghi rõ ngày có mấy chuyến.
Trong cuộc chuyện trò, có người đùa hỏi một giáo sư người Đức, ông đến Hà Nội thì đã đi xem khu cà phê đường tàu ở Điện Biên Phủ, Phùng Hưng chưa. Giáo sư lắc đầu, tôi có nghe miêu tả và xem ảnh các quán cà phê ở đấy rồi, nhưng tôi sẽ không bao giờ đến đó. Dù thế nào đi nữa, dựng những quán cà phê rung ở đấy, trang trí đẹp mắt cho nó cũng chỉ là một ý tưởng sáng tạo của người bản xứ nhưng mang tính thực dân mà thôi.”
Tập tiểu luận Bắt đầu cất lên tiếng cười của nhà văn Hồ Anh Thái, với những góc nhìn độc đáo về các hiện tượng văn hóa và đời sống đương đại, có thể khiến người đọc bật cười, nhưng sau đó là ngẫm nghĩ khôn nguôi.
TÁC GIẢ: HỒ ANH THÁI
Nhà văn, từng ngồi sáng tác ở các trại viết nước ngoài, đã tham dự nhiều hội nghị nhà văn quốc tế ở các lục địa. Được bầu là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội hai nhiệm kỳ (2000-2010).
Nhà ngoại giao chuyên nghiệp, từng được bổ nhiệm làm việc ở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Phó đại sứ Việt Nam tại Iran và Indonesia.
Tiến sĩ văn hóa phương Đông, thỉnh giảng ở Đại học Washington và một số đại học nước ngoài.
Thủ đô New Delhi của Ấn Độ.
Ký túc xá sinh viên nước ngoài.
Anh bạn Modi từ châu Phi đến, gặp ai mới quen đều vay tiền và không bao giờ trả nợ. Anh bạn Heirich từ Đức sang, cải theo đạo Hindu và bỏ tiền “mua” một cô vợ Ấn Độ. Vợ chồng Brian - Mary người Mỹ lúc nào cũng lặng lẽ thì nhận một đứa trẻ sơ sinh Ấn Độ làm con nuôi. Cô sinh viên người Việt bơ vơ giữa sân bay Bangalore được một gia đình Ấn Độ nhận vào trong những ngày đầu ở xứ lạ. Anh chàng Lim người Hàn Quốc nóng tính đang ôm ấp ý tưởng viết một quyển truyện tình mà không có một chữ yêu nào…
Nhà văn Hồ Anh Thái kể về những người bạn sinh viên của mình, từ nhiều đất nước họ đến Ấn Độ. Nền văn minh cổ quyến rũ họ, trở thành điểm hẹn cho họ. Rồi họ chia tay, trở về với các lục địa của mình, nhưng nền văn minh sông Hằng như có ma lực đã theo họ suốt cuộc đời.
Tập truyện như một tiểu thuyết liên hoàn, một thiên hồi ký độc đáo, lôi cuốn, tươi vui và nhiều khi rưng rưng cảm xúc.
+TÁC GIẢ:
Nhà ngoại giao chuyên nghiệp, từng được bổ nhiệm làm việc ở đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Iran và Indonesia.
Nhà văn, từng ngồi sáng tác ở các trại viết nước ngoài, đã tham dự nhiều hội nghị nhà văn quốc tế ở các lục địa. Được bầu là chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội hai nhiệm kỳ (2000-2010).
Tiến sĩ văn hóa phương Đông, thỉnh giảng ở đại học Washington và một số đại học nước ngoài.
Đã xuất bản hơn bốn mươi cuốn sách thuộc nhiều thể loại, sách đã được dịch ra hơn mười thứ tiếng và ấn hành ở nhiều nước.
Namaskar! Xin chào Ấn Độ của Hồ Anh Thái được xuất bản lần đầu vào năm 2008, nay được Nxb. Trẻ tái bản lại cùng lúc với cuốn Salam! Chào Ba Tư – một sáng tác mới của tác giả, làm thành một bộ 2 cuốn về hai nền văn hóa lâu đời của thế giới.
Namaska! Xin chào Ấn Độ phác họa đất nước Ấn Độ khái quát từ chiều dài lịch sử đến bề rộng, chiều sâu về văn hóa, tôn giáo,… được trình bày theo lối nghĩ khoa học, sắc bén của một nhà ngoại giao, tiến sĩ văn hóa Phương Đông qua lối viết mềm mại của nhà văn Hồ Anh Thái.
Được đánh giá là một cuốn sách độc đáo có ích dành cho những ai lần đầu tiên đến Ấn Độ, hoặc muốn khám phá đất nước - văn hóa - con người Ấn Độ, vì đọc Namaska! Xin chào Ấn Độ có thể tìm thấy ngay những điều cần quan tâm: Lịch sử hay Kinh sách; Tôn giáo hay Văn hóa hay Văn chương… Những khái niệm về Ấn Độ đã được tóm lược một cách súc tích, ngắn gọn nhưng sáng rõ ở mức dễ tiếp nhận nhất, được trình bày theo quan niệm của đạo Hindu: tư tưởng, sản phẩm văn hóa, biểu tượng ký hiệu, phong tục tập quán...
Cuốn sách hấp dẫn hơn một cuốn nhập môn là bởi giọng văn Hồ Anh Thái. Anh sử dụng nhiều thể loại cho từng phần: du ký dành cho các miền văn hóa, tản văn khi viết về tính cách Ấn, khảo cứu, tiểu luận khi đề cập tôn giáo,lịch sử, phong tục tập quán. Sách còn đẹp vì còn có nhiều minh họa - là những bức tranh thần thánh Hindu theo phong cách tranh thờ dân gian hoặc tranh tượng hiện đại, và hình các biểu trưng.
Cuốn sách gần như là một bút ký chuyện đời và chuyện nghề của một nhà văn vốn kiêm rất nhiều việc quan trọng: công chức ngoại giao, lãnh sự, và từng là chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội Hồ Anh Thái. Cũng chỉ là những mẩu nho nhỏ, qua đó bày tỏ thái độ, quan niệm cũng như nguyên tắc cá nhân về rất nhiều điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng thực ra là đại diện cho văn hóa sống, văn hóa công sở… Có thể có động chạm, vì đôi khi thói xấu do thói quen hay sự lười biếng mà thành, vì thế cuốn sách có thể mang lại nhiều ý kiến đánh giá trái ngược.
“Chốc lát những bến bờ” là những ghi chép về các chuyến đi. Với Hồ Anh Thái, những chuyến đi về đất Phật Ấn Độ, đến Ba Tư quê hương của những câu chuyện thần kỳ với những khu chợ và những tấm thảm, sang đất cố đô Lào “cũng ngồi với nhau ở miền Đông Nam Á”, đến Hàn Quốc, hay sang châu Mỹ, châu Úc, châu Âu… đều tưng bừng hấp dẫn với muôn vẻ màu sắc bởi nét bí ẩn đầy ngạc nhiên của từng vùng văn hóa đặc sắc. Đọc du ký của Hồ Anh Thái, lại thấy thôi thúc muốn lên đường, đến nơi mà anh đã đến, để thấy “Văn hóa là cuộc gặp gỡ con người với con người”.
Gần như là một bút ký chuyện đời và chuyện nghề của một nhà văn vốn kiêm rất nhiều việc quan trọng: công chức ngoại giao, lãnh sự, và từng là chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội Hồ Anh Thái. Cũng chỉ là những mẩu nho nhỏ, qua đó bày tỏ thái độ, quan niệm cũng như nguyên tắc cá nhân về rất nhiều điều tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng thực ra là đại diện cho văn hóa sống, văn hóa công sở… Có thể có động chạm, vì đôi khi thói xấu do thói quen hay sự lười biếng mà thành, vì thế cuốn sách có thể mang lại nhiều ý kiến đánh giá trái ngược.
Hấp dẫn và hữu ích nhất là phần II - Lang thang trong chữ - gồm những câu chuyện về ngôn ngữ, bếp núc sáng tạo.
Cuốn tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên viết về nghề ngoại giao và người ngoại giao trong cuộc sống đương đại. Tác giả là người trong ngành, nên sự hấp dẫn từ một công việc ít ai biết là có thật. Được viết theo lối giễu nhại và mô tả hiện thực, cuốn sách mang đến cho người đọc một bí ẩn được hé mở.
Cùng tác giả: Cõi người rung chuông tận thế; Đức Phật nàng Savitri và tôi; Tiếng thở dài trong rừng kim tước; SBC là săn bắt chuột; Những đứa con rải rác trên đường; Tranh Van Gogh mua để đốt; Lang thang trong chữ; Tự kể...
Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội cho SBC là săn bắt chuột.
Apa Kabar! Chào Xứ Vạn Đảo Dạo Quanh Indonesia là tập ký - ghi chép mới nhất của nhà văn Hồ Anh Thái vào đầu mùa hè 2017.
Vẫn là một Hồ Anh Thái với câu chữ chỉn chu, những ghi nhận chi tiết, tỉ mỉ, ngôn ngữ đầy ắp hình ảnh trong các cuốn tiểu thuyết, cho nên Apa Kabar! Chào Xứ Vạn Đảo Dạo Quanh Indonesia mang đầy đủ tính cẩn trọng của nhà văn khi đem đến cho người đọc vô số kiến thức hấp dẫn, khoa học từ kinh nghiệm bản thân khi chu du ở xứ thiên đường Indonesia, nơi anh đang công tác với vai trò Phó đại sứ Việt Nam.
Và với vai trò này, cuốn sách mang tính du ký của anh không chỉ là du ký đơn thuần mà còn dung chứa ngồn ngộn tư liệu lịch sử, địa lý, văn hoá, tôn giáo, âm nhạc, ẩm thực lẫn con người của xứ vạn đảo.
Người đọc dễ bị cuốn hút theo hành trình nhà văn đã trải qua. Những địa danh nổi tiếng mà bất cứ khách du lịch nào cũng muốn đặt chân đến, qua ghi nhận của Hồ Anh Thái, rõ ràng đến từng chi tiết, từng cảm xúc.
Cầm cuốn sách này trên tay, tôi tin rằng bất cứ người khách du lịch đơn độc “thích xê dịch, tham quan, học hỏi”, muốn đến chơi ít ngày ở xứ vạn đảo cũng có thể đi đến nơi muốn đến mà không lo gặp phải bất trắc nào trên đường, hoặc nếu chẳng may gặp phải, cũng dễ dàng tìm được cách xử lý.
Dấu Về Gió Xóa
Bối cảnh câu chuyện xảy ra trên một hòn đảo có nhiều điều huyền bí tên là Đảo xanh - Green Land. Lạ lùng đặc biệt nhất là các nhân vật của đảo.
Một giáo sư người Việt, Chàng, nàng và cuộc tình tay ba mà vui vẻ đúng nghĩa. Giáo sĩ và lời tự nguyền im lặng không nói, chỉ viết, và không dùng tay trái, là người có khả năng xem bói xem tướng, từ vua đến dân đều thích mê. Và Anh, nhân vật chính.
Thêm vào đó là một ông chủ tiệm ăn người Mỹ đang đi tìm tung tích cựu tổng thống John F. Kennedy, vốn là thần tượng của mình, nghe đâu chưa chết vì bị ám sát...
Rơi vào hoàn cảnh phải xóa sạch quá khứ, đây là những con người mà lai lịch không thể nào kiểm chứng được. Họ không còn lối trở về với người thực của mình, cũng không có đường về lại với những gì mà họ bỏ lại đằng sau.
Sự thật và dối trá, tình yêu và hận thù, tình bạn và quyền lợi dân tộc, tôn giáo và thế tục, lý tưởng và lòng tham... hội lại trong một môi trường khiến tất thảy phải phát lộ.
Chuyện thế sự, những đối tượng muôn thuở của văn chương đậm đặc trong Dấu Về Gió Xóa, nhưng được viết hoàn toàn khác với bestseller SBC là săn bắt chuột mới đây của Hồ Anh Thái, đòi bạn phải đọc từ tốn, chầm chậm, cho đến trang cuối cùng.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi