1. Sách
  2. ///

Tác Giả hồ chí minh

Tổng hợp sách của tác giả hồ chí minh tại KhoSach.com.vn
tác phẩm văn học trong nhà trường - nhật ký trong tù

Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường - Nhật Ký Trong Tù

"Nhật ký trong tù" là một tập thơ chữ Hán, gồm 133 bài thơ được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian hơn một năm (từ 29/08/1942 đến 10/09/1943) Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trái phép tại các nhà tù ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Tập thơ ghi lại những cảnh sinh hoạt trong tù, lên án chế độ nhà tù hà khắc của chính quyền Quốc dân Đảng, thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng và tình cảm nhân đạo cộng sản chủ nghĩa cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. "Nhật ký trong tù" được đánh giá là một văn kiện lịch sử quan trọng, một tác phẩm văn học xuất sắc, có tác dụng giáo dục sâu sắc phẩm chất và đạo đức cách mạng cho nhiều thế hệ.

boxset di sản hồ chí minh - tác phẩm (khổ nhỏ) (bộ 5 cuốn) (tái bản 2024)

Boxset Di Sản Hồ Chí Minh - Tác Phẩm (Khổ Nhỏ) (Bộ 5 Cuốn)

Bộ sách bao gồm năm tác phẩm do Bác Hồ viết là Lịch sử nước ta; Nâng cao Đạo đức Cách mạng, Quét sạch Chủ nghĩa Cá nhân; Sửa đổi lối làm việc; Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đời sống mới.

1. Boxset Di Sản Hồ Chí Minh - Tác Phẩm (Khổ Nhỏ) (Bộ 5 Cuốn) (Tái Bản 2024)

2. Bộ Bo Góc Bảo Quản

nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân (tái bản 2024)

Nâng Cao Đạo Đức Cách Mạng, Quét Sạch Chủ Nghĩa Cá Nhân

Năm 1969, lần đầu tiên cuốn sách Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xuất bản. Suốt mấy chục năm qua, những lời dạy về đạo đức của Người đối với chúng ta vẫn còn nguyên giá trị.

Trong công cuộc đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hiện nay, việc học tập, trao dồi và nâng cao đạo đức đối với mỗi cán bộ, đảng viên càng trở nên quan trọng và cấp bách. Chỉ có không ngừng học tập, trau dồi, nâng cao đạo đức mới đào tạo nên những con người vừa hồng vừa chuyên – một động lực to lớn góp phần đưa đất nước tiến lên, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

bàn về binh pháp tôn tử (tái bản 2024)

Bàn Về Binh Pháp Tôn Tử (Tái Bản 2024)

Binh pháp Tôn Tử là tác phẩm lý luận quân sự sớm nhất, vĩ đại nhất trong Vũ kinh thất thư ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, Binh pháp Tôn Tử được vận dụng sáng tạo trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Phép dùng binh của ông Tôn Tử tuy đã lâu đời nhưng những nguyên tắc của ông đến nay vẫn còn rất đúng.” Nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc tài liệu nghiên cứu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tuyển chọn và xuất bản cuốn Bàn về Binh pháp Tôn Tử của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuốn sách gồm 9 bài được Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiên cứu sâu sắc, lược dịch, biên soạn trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

lịch sử nước ta

Lịch Sử Nước Ta

Tác phẩm Lịch sử nước ta được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào khoảng cuối năm 1941, khi Người hoạt động tại căn cứ địa Cao Bằng. Với những câu thơ súc tích, dễ nhớ, dễ thuộc, tác phẩm đã được Việt Minh Tuyên truyền bộ xuất bản và dùng làm tài liệu tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân.

hồ chí minh - về cán bộ và công tác cán bộ

Hồ Chí Minh - Về Cán Bộ Và Công Tác Cán Bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, Người trực tiếp sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc. Người là hiện thân mẫu mực của người đảng viên đảng cộng sản, kiên định với mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người là một chiến sĩ cách mạng suốt đời đấu tranh vì độc lập tự do và hạnh phúc của dân tộc, vì tình hữu nghị và đoàn kết quốc tế giữa các quốc gia và dân tộc yêu hòa bình. Người là tấm gương sáng về đạo đức, tác phong công tác để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân noi theo. Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tại cho Đảng, cho nhân dân ta vô cùng to lớn.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ, Người coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhà nước. Hệ thống các quan điểm trong tư tưởng của Người về công tác cán bộ là sự kết hợp tinh tế giữa lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam, trở thành cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng lãnh đạo, chỉ đạo và tiến hành công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu đặt ra trong từng thời kỳ cách mạng trước đây và công cuộc đổi mới, phát triển đất nước hiện nay.

di sản hồ chí minh - hồ chí minh bàn về quân sự

Tư duy quân sự Hồ Chí Minh đậm chất “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, trong đó nổi bật là nghệ thuật đánh địch bằng thế trận chiến tranh nhân dân; kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với đấu tranh chính trị và ngoại giao; tiến công liên tục, đánh thắng từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Tư duy quân sự thiên tài đó bắt nguồn từ truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc Việt Nam, và được làm phong phú thêm bởi khoa học quân sự nước ngoài.

Nhằm góp phần tìm hiểu về tư duy quân sự Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu ấn phẩm Hồ Chí Minh bàn về quân sự gồm 6 tác phẩm: Phép dùng binh của ông Tôn Tử; Chiến thuật du kích; Những hiểu biết cơ bản về quân sự; Cách huấn luyện cán bộ quân sự của Khổng Minh; Kinh nghiệm du kích Tàu; Kinh nghiệm du kích Pháp.

Phép dùng binh của ông Tôn Tử được Người nghiên cứu, lược dịch, biên soạn trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, không chỉ dùng vào mục đích quân sự mà có thể vận dụng vào ngoại giao, kinh tế, chính trị, văn hóa.

Chiến thuật du kích là cuốn sách chi tiết nhất về chiến tranh du kích, được sử dụng để huấn luyện cho cán bộ quân sự trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Những hiểu biết cơ bản về quân sự gồm 11 nội dung về tổ chức quân sự và huấn luyện quân sự.

Cách huấn luyện cán bộ quân sự của Khổng Minh do Người lược dịch, có bổ sung nhiều nội dung mới, nhằm phục vụ công tác bồi dưỡng cán bộ cho lực lượng vũ trang nhân dân.

Kinh nghiệm du kích Tàu và Kinh nghiệm du kích Pháp giới thiệu những kinh nghiệm của Trung Quốc và Pháp trong kháng chiến chống phát xít Nhật và Đức.

nhật ký trong tù (tái bản)

Giáo sư Phương Lựu, nhà lý luận phê bình NXB Văn Học đã đưa ra bằng chứng, tuy được viết bằng chữ Hán nhưng "Nhật ký trong tù" của Bác rất khác với thơ Đường. Trước hết, nét riêng ấy có được là do từ ngữ được sử dụng theo chiều hướng phổ thông hóa, đại chúng hóa. Bên cạnh vốn từ vựng cổ được vận dụng, Bác còn đưa vào nhiều từ ngữ bạch thoại - khẩu ngữ.

“Ngôn từ của Bác không phải là ngôn từ cổ điển. Thể loại thơ của Bác cũng 4 câu nhưng nó là tứ tuyệt tự sự - ghi nhật kí, kể chuyện. Đó là điều rất khác thơ Đường. Thơ Đường hay so sánh, đối thanh, đối ý nhưng thơ của Bác không chủ về đối. Những việc làm của Bác rất nhỏ nhưng có nhiều việc nhỏ của Bác cũng có ý nghĩa lớn. Điều đó khẳng định Bác của chúng ta rất trân trọng, yêu quý văn hóa Trung Quốc và ra sức học tập nó nhưng không bao giờ rập khuôn.” - Giáo sư Phương Lựu phân tích.

Giáo sư Phương Lựu khẳng định, cống hiến lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mặt thể loại NXB Văn Học trong “Nhật kí trong tù” là sáng tạo ra thể thơ tứ tuyệt tự sự. Hiển nhiên thơ Đường có nhiều bài mang tính chất tự sự như: “Tam tại”, “Tam biệt” của Đỗ Phủ; “Trường hận ca”, “Tỳ bà hành” của Bạch Cư Dị… nhưng không phải là thơ tứ tuyệt.

Thơ Đường luật, nhất là tứ tuyệt, thì tuyệt đại bộ phận là thơ trữ tình, tả cảnh hoặc kết hợp cả hai. Ngược lại, thơ tứ tuyệt trong “Nhật kí trong tù” tuy có những bài trữ tình nhưng lại có tính chất “nhật kí” với nhiều chi tiết đời thường, ví dụ như bài: “Chia nước”, “ Viết hộ báo cáo cho các bạn tù”, “Lên xe lửa đi Lai Tân”, “Cuộc sống trong tù”…

“Nhật kí trong tù” vốn là một tập thơ chứa đựng nhiều bất ngờ, thú vị. Tính chất nôm na trong thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh lại biểu hiện một con người gần gũi, đời thường. Đằng sau cái đời thường, tâm hồn đồng cảm ấy là một nhân cách lớn, một ý chí và khát vọng tự do. Mặc dù, cách làm thơ trong tù của Người là để giải khuây, không giống với các thi sĩ làm thơ.

Ở đây, người tù làm thơ để mong thời gian trôi nhanh hơn, vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do. Bác làm thơ không giống như những nhà thơ khác, ba năm.

di sản hồ chí minh - lịch sử nước ta (tái bản 2021)

Sau bao năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngay sau khi Bác Hồ kính yêu vừa trở về nước tai Pác Bó, Người đã sáng tác bài Lịch sử nước ta. Đây là bài diễn ca lịch sử nước ta bằng thể thơ lục bát dễ thuộc, dễ hiểu gồm 208 câu. Đây là một tác phẩm giàu tâm huyết, có tác dụng rất lớn trong giáo dục lịch sử, truyền thống dành cho các bạn học sinh tham khảo và học tập.

Quyển  Lịch sử nước ta này được Nhà xuất bản Trẻ sử dụng dữ liệu trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3 – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật Hà Nội – 2011 có phần vẽ tranh minh họa được ba họa sĩ vốn thực hiện thành công bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh của Nhà xuất bản Trẻ là: Nguyễn Huy Khôi, Tô Hoài Đạt và Lương Định Quốc trình bày với hơn 50 bức tranh rất ấn tượng, sinh động, phù hợp với các nội dung lời thơ trong diễn ca Lịch sử nước ta.  

Diễn ca “Lịch sử nước ta” ngợi ca tinh thần bất khuất trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm lịch sử của nhân dân ta. Đồng thời, tác giả kêu gọi các tầng lớp nhân dân hãy đoàn kết, phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông, đứng lên làm cuộc cách mạng dân tộc, giải phóng đất nước khỏi ách thống trị thực dân Pháp.

nhật ký trong tù

NHẬT KÝ TRONG TÙ (NGỤC TRUNG NHẬT KÝ) - Hồ Chí Minh (In theo bản in của Viện Văn Học NXB Giáo Dục, 1997). Tác phẩm gồm 133 bài thơ bằng chữ Hán viết từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943. Tập thơ chỉ là một quyển sổ tay nhỏ, bìa xanh đã bạc màu, có ghi bốn chữ "Ngục trung nhật ký" kèm theo bốn câu thơ và một hình vẽ hai nắm tay bị xích; bên trong là những bài thơ chữ Hán và một số ghi chép. Từ năm 1960, tác phẩm này được dịch ra tiếng Việt, được nhiều người đánh giá là một thể hiện khác của con người Hồ Chí Minh qua cách nhìn là một nhà thơ. Đến nay đã được xuất bản nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau, được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới, nhiều lần được thể hiện bằng thư pháp tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Triều Tiên, tiếng Nhật... Ngày 1 tháng 10 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra quyết định công nhận bảo vật cho tác phẩm NHẬT KÝ TRONG TÙ.

di sản hồ chí minh - thư gửi thanh niên

Sách tập hợp các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thanh niên từ năm 1920 - 1969. Các bài viết được sắp xếp theo thứ tự thời gian, có chú giải cùng hình ảnh minh họa. Sách làm rõ thêm tư tưởng Chủ tịch Hò Chí Minh vè công tác bồi dưỡng cách mạng cho thế hệ trẻ. Sách là tài liệu cần thiết cho các đoàn viên, thanh niên, các tổ chức, cá nhân làm công tác Đoàn trong học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh.

di sản hồ chí minh - học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc khuyến khích việc học tập suốt đời. Lenin khuyên: “Học, học nữa, học mãi”.

Bác Hồ cũng luôn quan tâm tới việc học tập của toàn dân. Người chỉ rõ: “Muốn học tập có kết quả tốt thì phải có thái độ đúng và phương pháp đúng”; “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn”; Phương châm, phương pháp học tập là “lý luận liên hệ với thực tế”; “Học để hành: Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”; “Cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”. Người cảnh báo: “Kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập”; “Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng lý không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều”.

Chúng tôi tin rằng tác phẩm Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ là hành trang bổ ích cho mọi người trong việc xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

di sản hồ chí minh - thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu (khổ nhỏ)

Thực hành tiết kiệm là một quan điểm tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả cuộc đời cách mạng của Người là một tấm gương ngời sáng, một mẫu mực về “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”, “Chí công vô tư”. Ngay trong những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở đồng bào, cán bộ và chiến sĩ phải kết hợp chặt chẽ phong trào thi đua với phong trào tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Từ sự phân tích sâu sắc những biểu hiện, bản chất, nội dung, nguồn gốc của tham ô, lãng phí, quan liêu, Hồ Chí Minh còn đề ra những biện pháp nhằm chống các căn bệnh tệ hại này một cách có hiệu quả: Một là, phải tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hai là, phải dựa vào quần chúng, phát động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu và thực hành tiết kiệm. Ba là, phải hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ. Bốn là, phải tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý kỷ luật nghiêm minh những tập thể, cá nhân vi phạm. Năm là, thường xuyên chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, đảng viên. Để thực hiện có hiệu quả cần coi trọng và tiến hành đồng bộ các biện pháp. Người còn yêu cầu: “Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật”. 

Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cổ vũ toàn quân, toàn dân ta dấy lên phong trào thi đua sản xuất và thực hành tiết kiệm sôi nổi trong những năm kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, góp phần đẩy mạnh và đưa kháng chiến đến thắng lợi.

hồ chí minh - tác phẩm bảo vật quốc gia

Trong số các di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta, có những tác phẩm quan trọng, không chỉ về tư tưởng mà còn quyết định vận mệnh của dân tộc Việt Nam, cách mạng Việt Nam. Đó là những viên ngọc quý, những tài sản, "bảo bối" Bác để lại cho chúng ta.

Nay Nhà xuất bản Trẻ rất vinh dự hân hạnh giới thiệu đến cho bạn đọc bộ sách Hồ Chí Minh - Tác phẩm Bảo vật quốc gia. Bộ sách gồm 5 tác phẩm đã được Nhà nước công nhận là bảo vật quốc gia (theo Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 01/10/2012). Bộ sách gồm 5 quyển, khổ passport (9x12,5cm), được đóng chung trong một hộp. Sách có độ nén cao, cô đọng nhưng hình thức lại thoáng đãng, dễ theo dõi. Làm được điều đó là nhờ sách tận dụng ưu thế in màu và cách trình bày được tìm tòi, cân nhắc kỹ lưỡng. Cũng như các sách khác trong bộ sách Di sản Hồ Chí Minh nói chung và loạt sách khổ passport nói riêng, sách có kèm các hình ảnh minh họa và bút tích.

Năm bảo vật quốc gia mà bạn đang cầm trên tay bao gồm:

Đường Cách mệnh in nguyên văn bản in năm 1927. Toàn bộ lịch sử phong trào công nhân và đường lối cách mạng vô sản được tác giả chắt lọc trong một tập sách mỏng chỉ có 98 trang viết tay. Nếu quan sát và đối chiếu, độc giả sẽ thấy được cái tài của Bác khi biến những vấn đề phức tạp thành rất đơn giản và ngắn gọn, để người nghe, người đọc ai cũng hiểu, cũng nhớ và áp dụng được.

Nhật ký trong tù in đầy đủ 134 bài thơ theo bản dịch của Viện Văn học. Độc giả chắc đã biết đến nhiều bài thơ của Nhật ký trong tù hoặc thậm chí toàn bộ các bài thơ, nhưng sẽ cảm thấy cuốn sách bỏ túi của chúng tôi gần gũi và dễ theo dõi thế nào. Điều thú vị là nguyên bản của tập thơ chép trong một cuốn sổ tay khổ 9.5 x 12.5 cm, tương tự khổ sách mà bạn đang cầm trên tay.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ra đời trong tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" của dân tộc Việt Nam, là một áng văn bất hủ, thấm vào tâm can nhiều người đọc. Bản in của chúng tôi có QR code file âm thanh giọng đọc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phụ lục ảnh Bác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước ra đời trong bối cảnh đế quốc Mỹ đưa nửa triệu quân vào Việt Nam, như một lời hịch "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Sách có QR code file âm thanh giọng đọc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phụ lục ảnh Bác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trình bày khoa học, xen kẽ giữa các bản gốc chứa bút tích của Bác và bản "gỡ băng" để độc giả tiện đối chiếu, đồng thời thấy được suy nghĩ và cách viết của Bác qua quá trình viết và sửa chữa 3 bản năm 1965, 1968 và 1969. Sách tận dụng ưu thế in màu để làm rõ những chỗ Bác sửa chữa, rất tiện cho độc giả theo dõi.

nhật ký trong tù (tái bản 2020)

“Tập thơ Nhật ký trong tùcủa Hồ Chí Minh là một kho tàng về biết bao khía cạnh của cuộc đời, con người và nghệ thuật mà sự phong phú còn cần được tiếp tục nghiên cứu.” - THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG

“Thế rồi, giữa không khí héo hon tàn lụi của bộ phận văn chương không còn mấy ai biết đến là văn học chữ Hán do người Việt Nam sáng tác, bước vào thập niên cuối cùng của nửa đầu thế kỷ XX bỗng đâu lại có một tiếng nói đột xuất khác thường, cất lên từ một chân trời mới lạ! Tập Ngục trung nhật ký của Hồ Chí Minh - Nguyễn Ái Quốc chính là chân trời chưa biết đến ấy và là nguồn sinh lực mới làm tươi tắn trở lại dòng thơ Việt - Hán, đã tạo nên một kết cục viên mãn ít ai ngờ cho tiến trình một nghìn năm thơ ca chữ Hán Việt Nam.” - GIÁO SƯ ĐẶNG THAI MAI

“Nét đặc sắc trong thơ của Người là  niềm  tin  tưởng  và  sự  ung  dung ngay  cả  trong  nỗi  bất  hạnh  không thể  tin  nổi.  Trong  một  hoàn  cảnh như  vậy,  Hồ  Chí  Minh  vẫn  rung cảm nồng nhiệt khi thoáng nhìn một khoảng  trời  xanh,  thoáng  nhìn  một cánh chim chiều hoặc chợt nhận thấy hương  thơm  của  hoa  rừng  sẩm  tối. Hoặc khi người thấy một cảnh núi xa mờ, những cảnh sống bình thường nơi thôn xóm - cô gái quê đang xay ngô, tiếng  sáo  trẻ  chăn  trâu,  ngọn  khói lam chiều.” - NHÀ BÁO MỸHARRISON S. SALISBURY

… “Sự hiểu biết của Người chẳng những  không  nghèo  đi  mà  còn  được làm giàu thêm lên nhờ con mắt chú ý quan sát và cái tai rất thính, nhờ tấm lòng cởi mở của Người.…  Tất  cả  những  điều  đó  thấm đượm trong những bài thơ ngắn của tập nhật ký, tạo thành bầu không khí, thành hệ thống tuần hoàn, thành điệu nhạc nội tại của chúng.” - NHÀ THƠ NGA PAVEL ANTOKOLSKY

MỜI CÁC BẠN VÀ CÁC EM TÌM ĐỌC  NHỮNG CUỐN SÁCH VIẾT VỀ BÁC HỒ KÍNH YÊU

CỦA NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG

• Bác Hồ kính yêu(Nhiều tác giả)

• Búp Sen Xanh(Sơn Tùng)

• Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh(Sơn Tùng)

• Từ làng Sen(Sơn Tùng, Lê Lam)

• Cuộc chia li trên bến Nhà Rồng (Sơn Tùng)

• Tấm chân dung Bác Hồ (Sơn Tùng)

• Nhìn ra biển cả (Nguyễn Thị Hồng Ngát)

• Cha và con (Hồ Phương)

• Bác Hồ viết Di chúc và Di chúc của Bác Hồ(Vũ Kỳ, Thế Kỷ)

• Kể chuyện Bác Hồ(Nhiều tác giả)

• Theo chân Bác (Tố Hữu)

• Bác của chúng ta (Bích Thuận)

• …

 

di sản hồ chí minh - lịch sử nước ta (khổ nhỏ)

Sau bao năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngay sau khi Bác Hồ kính yêu vừa trở về nước tai Pác Bó, Người đã sáng tác bài Lịch sử nước ta. Đây là bài diễn ca lịch sử nước ta bằng thể thơ lục bát dễ thuộc, dễ hiểu gồm 208 câu. Đây là một tác phẩm giàu tâm huyết, có tác dụng rất lớn trong giáo dục lịch sử, truyền thống, được in theo khổ nhỏ 9x12,5 để bạn đọc, nhất là học sinh dễ mang theo khi đi sinh hoạt, học tập.

di sản hồ chí minh - di chúc của chủ tịch hồ chí minh (khổ nhỏ) (tái bản 2019)

Bản in Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện bằng hình thức mới nhỏ gọn và nhẹ, thuận tiện cho người đọc ở mọi lúc, mọi nơi.

1
Kiến Thức Chia Sẻ là chuyên trang chia sẻ tài liệu học tập hay và sách PDF miễn phí, giúp người học tiếp cận nguồn kiến thức phong phú và đa dạng. Từ sách giáo trình, tài liệu ôn thi đến ebook chuyên ngành, trang web cung cấp đầy đủ nội dung chất lượng, hỗ trợ học tập hiệu quả. Với giao diện thân thiện và kho tài nguyên cập nhật liên tục, đây là địa chỉ tin cậy cho mọi đối tượng học sinh, sinh viên, và người đam mê tri thức. Truy cập ngay để khám phá và tải sách PDF hoàn toàn miễn phí!

VỀ KIENTHUCCHIASE.COM

icon shopee