Mỗi ngày đến trường của cô giáo là một thử thách mới với muôn hình vạn trạng tình huống bi hài chồng chéo cứ ập đến dồn dập. Động lực cho cô giáo thức dậy hàng ngày, học hỏi, làm việc để tự tìm lời đáp cuộc đời cho chính mình là những nhân vật trong học quán. Họ hiện lên sinh động trong nhật kí của cô, từ đồng nghiệp, sếp, các vị sư huynh, tiền bối đáng kính luôn rộng rãi giúp đỡ cô biết bao lần từ chuẩn bị bài giảng, chấm điểm, canh thi, ra đề bài, hay đơn giản là mời nhau ly cafe sữa ngọt đậm để xả stress. Học quán của cô giáo hiện lên ấm áp với rất nhiều kết nối – yêu thương – chăm sóc của những con người khô khan tưởng chừng như chỉ biết có nghiên cứu, thi cử. (RAY)
Nhật ký cô giáo - Học kỳ Xuân
Tác giả: Hồ Yên Thục
Giảng viên Đại học
Thạc sĩ Quản lý Giáo dục Đại học Portsmouth
Thích đọc hơn thích viết, thích ngắm người hơn nói chuyện
Luôn hướng về những điều khôi hài và thuyết phục
Nhật ký cô giáo - Học kỳ Xuân
“Nhật ký cô giáo” là một tập văn lạ. Ông tôi, một cụ đồ làng dạy trong cửa Khổng, bố tôi làm hương sư truyền bá quốc ngữ, tôi làm giảng viên mấy đại học đến cuối thế kỷ trước, vị quân tử tiên dạy lễ hậu dạy văn, nhà yêu nước khai dân trí và nhà trí thức truyền đạt kiến thức nêu gương dấn thân khoa học có gì chung, có thể làm đồng nghiệp với cô giáo ưu tú 4.0 của thời nay không!?
Cô tuyên bố “xanh rờn”: mình là nhà tu hành, bà bán rau, luật sư, tư vấn tâm lý, cò mồi, lao công, viết luận văn thuê, an ninh, diễn viên đóng thế... và nhiều nữa. Giáo dục đào tạo hiện muốn lấy người học làm tâm mà quên cái tâm thứ hai là người dạy chăng! Người học của cô giáo ưu tú gồm đủ thập loại chúng sinh cầm tinh từ con tý đến con hợi và rất nhiều nhân vật đặc sắc, cả một xã hội thu nhỏ, mà cô giáo ưu tú tương tác, yêu ghét gọi là “đồng nghiệp”. Một tập tản văn thú vị, sắc sảo và cả hài hước về tâm lý giáo dục và “khủng hoảng” giáo dục hiện nay.
Văn của cô giáo ưu tú cũng khéo lạ, tưng tưng cười nhẹ, một câu bày ra cùng lúc hai ba không gian, tình huống và biểu cảm. Sự pha trộn ngôn ngữ đời thường, câu chữ của social networkvới tự sự nhật ký vừa tự hỏi mình vừa ham đối thoại. Sau Học kỳ Xuânnày sẽ còn các học kỳ hai mùa khác.
Hy vọng thứ văn nối kết hiện thực thật và hiện thực ảo này còn tiếp tục sinh sôi.
Trân trọng giới thiệu một “bỉnh bút” mới.
Trích đoạn:
Cô đang làm gì ?
Tối tối đi ngủ, trước khi nhắm mắt rất biết ơn mình đã có một ngày thật đẹp, biết ơn ngày mai mình sẽ phải dậy sớm vì còn có một công việc để làm.
Đêm đêm chợt tỉnh, lập tức kéo mền đắp ấm cổ, phải giữ giọng, biết ơn vì ngày mai mình còn có lớp để dạy.
Sáng sáng thức dậy, pha café sữa, ăn bánh mì đen nguyên cám, thay đồ công sở chỉn chu, lấy túi, lấy xe, khóa cửa, đi làm, biết ơn vì mình còn có chỗ để đi và giữ cho bản thân hoạt động.
Cái bảng
Tuần cuối học kỳ Xuân, thứ Ba, ngày thuyết trình nhóm - báo cáo cuối kỳ, cô giáo ghi lên bảng danh sách thuyết trình để mong kính báo cho các anh các chị biết khi nào đến lượt mình, để các anh các chị chủ động, thoải mái café trà sữa, chỉ làm đủ không cần làm dư, 30’/nhóm. Nếu vạn sự hanh thông có thể kết thúc trước 30’, hưởng thụ tuổi xuân sôi nổi.
Dự là khi một nhóm thuyết trình thì các anh các chị trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, ngồi xem bên dưới có thể đặt thêm vài câu hỏi nặng nhẹ tùy tâm, nông sâu tùy lòng, để thể hiện sự quan tâm của mình với đề tài nhóm bạn, gọi là có cơ hội giao lưu. Nhưng sự thật là, gia phả vàng son các anh các chị còn chưa kịp vấn an hết, lại thêm cộng đồng đa sắc tộc trên mạng xã hội - các anh các chị còn cần thời gian xây dựng thương hiệu trên cái network lồng lộng ấy, sức đâu mà giao lưu với nhau ở cái phòng vài mét vuông, máy lạnh vỡ nắp, bảng dơ, cửa lỏng.
Bộ ba tập Nhật ký cô giáo Học kỳ Xuân - Học kỳ Hè – Học kỳ Thu là ghi chép hàng ngày theo đúng nghĩa đen của từ này. Tập tản văn là một thực tiễn giáo dục, đơn thuần mô tả chân thực đời sống của nữ giảng viên làm công ăn lương ở một trường đại học trong thành phố Hồ Chí Minh. Giảng viên đại học cũng như bao nghề khác, có đầy rẫy thử thách làm cho cô giáo không ít lần lao đao, khóc lên khóc xuống để giữ thẻ màu giảng viên.
Vẫn giữ lối kể chuyện nhẹ nhàng hài hước, "Nhật ký cô giáo – Học kỳ Thu" có nhiều đối thoại nhẹ nhàng, mô tả nhân vật kĩ hơn hai tập trước. Trong Nhật ký Cô giáo – Học kỳ Thu vẫn là chân dung cô giáo đại học bận rộn bài vở nhưng đã thành thạo công việc hơn cô giáo ở hai học kỳ trước. Cô giáo qua mấy học kỳ đã biết chấp nhận học trò, bình tĩnh hơn trong đối thoại và xử lý dứt khoát 101 tình huống sư phạm chỉ khi thực chiến mới thấy. Cô vẫn tỉ mỉ khi quan sát xung quanh, mọi cuộc gặp gỡ trong trường hay ngoài trường dù ngắn ngủi một vài phút cũng đủ cho cô giáo học hỏi từ các tiền bối, hậu bối.
Cô giáo hiện lên là một nhân vật lạc quan, yêu nghề, tin người, có khả năng nhìn xấu thành đẹp, nhìn quen thành lạ. Cô giáo vẫn nhạy cảm với mọi thứ xảy ra quanh mình nhưng đã cứng rắn hơn trong cách xử lý. Nhờ đó những chuyện tưởng như bực mình trong học quán lại trở nên đáng yêu, mang đậm cảm xúc đặc thù của học quán thanh xuân này. Mỗi ngày cô đi làm đều có niềm vui.
Tập Nhật ký Cô giáo – Học kỳ Thu hé lộ nội dung nhiều tiết học trong lớp của cô giáo, đề bài là gì, hoạt động của sinh viên, thể hiện quan điểm giáo dục thực tiễn của cô giáo: không chỉ hoàn thành công việc được giao mà còn hướng đến xây dựng con người hạnh phúc trong cuộc đời dài.
Nhật Ký Cô Giáo - Học Kỳ Tết
Từ những tự sự thường nhật, nhiều khi tưởng như vụn vặt và rời rạc, tác giả Nhật ký cô giáo - HỌC KỲ TẾT ý tứ nói đến cái lý do nghề nghiệp, những nỗ lực trách vụ và hệ lụy của người thầy trong sự va đập, tương tác với người trò. Rằng, kiến thức không đến từ giáo trình và sự truyền thụ mà đã nằm sẵn trong chiếc smartphone nhỏ xinh, và nó lạc hậu rất nhanh bởi tri thức mới; rằng động thái di chuyển, sự khác biệt trong người học ngày nay đang diễn ra mạnh mẽ, khó đoán định; rằng xu hướng hướng dẫn kỹ năng tiếp cận trì thức, seminar cách tự tư duy đang làm lung lay “hệ thống chương trình chuẩn”, giáo trình, phương pháp dạy học và vai trò của người thầy trong môi trường số hóa.
HỌC KỲ TẾT là tập tiếp theo trong bộ NHẬT KÝ CÔ GIÁO của tác giả Hồ Yên Thục. Thông điệp mà tôi cảm nhận được từ tập sách nhỏ này cùng cả bộ nhật ký là: giáo dục sau phổ thông đương đại đang hướng tới giải đáp câu hỏi người trẻ muốn gì, và người dạy nên học cùng người học
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi