Thi Nhân Việt Nam (1932-1941)
Hơn nửa thế kỷ trước đây, phong trào Thơ mới đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền văn học trước Cách mạng tháng Tám của đất nước. Các thi sĩ của thuở ấy đã đem lại cho bạn đọc một tiếng nói mới, phản ánh khá trung thực tâm trạng của cả một lớp thanh niên tiểu tư sản trong cuộc sống có nhiều đau buồn, trăn trở và đôi khí bế tắc trước hiện trạng của đất nước thời bấy giờ.
Với sự đổi mới mạnh mẽ của hình thức nghệ thuật. Thơ mới thực sự đã thu hút được sự chú ý của khá đông đảo bạn đọc yêu thơ và đó cũng là một đóng góp có ý nghĩa vào sự phát triển của thể loại và chứng minh khả năng biểu đạt phong phú của tiếng Việt.
Ngay lúc bấy giờ hai tác giả Hoài Thanh và Hoài Châu đã sớm nhận ra giá trị ấy đã kịp thời sưu tầm, giới thiệu các thành tựu của phong trào Thơ mới qua tác phẩm "Thi nhân Việt Nam" và đã cho xuất bản vào đầu năm 1942.
"Thi nhân Việt Nam" là sự khám phá và đánh giá đầu tiên đối với Thơ mới. Chúng ta đều biết việc lựa chọn tác phẩm và tác giả đương thời, nhất là những người mới xuất hiện trên văn đàn, là một việc làm hết sức khó khăn, nhưng với sự cảm thụ khá sâu sắc và cái nhìn tinh tế, các tác giả đã chọn được một chùm hoa giàu hương sắc trong vườn thơ mới đã gửi tặng những người yêu thơ. Chính vì thế "Thi nhân Việt Nam" đã được bạn đọc cả nước đón nhận và tán thưởng
Thi Nhân Việt Nam (Tái Bản 2023)
Thi Nhân Việt Nam là công trình biên khảo có giá trị tin cậy về phong trào Thơ mới, cả về ba mặt: nghiên cứu, phê bình và tuyển thơ. Cuốn sách ra đời sau khi hành trình thơ mới đã đi được 10 năm và vẫn còn tiếp tục chặng đường, nhưng vẫn có ý nghĩa của một công trình tổng kết cả phong trào.
Cuốn sách có giá trị nghệ thuật rất cao với giọng văn tâm tình, âm điệu nhẹ nhàng và câu từ duyên dáng, dí dỏm.
Danh Tác Văn Học Việt Nam - Thi Nhân Việt Nam - Bìa Cứng
Thi nhân Việt Nam là công trình biên khảo có giá trị tin cậy về phong trào Thơ mới, cả về ba mặt: nghiên cứu, phê bình và tuyển thơ. Cuốn sách ra đời sau khi hành trình thơ mới đã đi được 10 năm và vẫn còn tiếp tục chặng đường, nhưng vẫn có ý nghĩa của một công trình tổng kết cả phong trào.
Cuốn sách có giá trị nghệ thuật rất cao với giọng văn tâm tình, âm điệu nhẹ nhàng và câu từ duyên dáng, dí dỏm.
Thi Nhân Việt Nam của hai tác giả Hoài Thanh và Hoài Chân là tác phẩm sưu tầm, giới thiệu các thành tựu của phong trào Thơ Mới được xuất bản vào đầu năm 1942.
Từ hơn nửa thế kỷ trước đây, phong trào Thơ Mới đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền văn học trước Cách mạng tháng Tám của đất nước. Các thi sĩ của thuở ấy đã đem lại cho bạn đọc một tiếng nói mới, phản ánh khá trung thực tâm trạng của cả một lớp thanh niên tiểu tư sản trong cuộc sống có nhiều đau buồn, trăn trở và đôi khi bế tắc trước hiện trạng của đất nước thời bấy giờ. Với sự đổi mới mạnh mẽ của hình thức nghệ thuật, Thơ Mới thật sự đã thu hút được sự chú ý của khá đông bạn đọc yêu thơ và đó cũng là một đóng góp có ý nghĩa vào sự phát triển của thể loại và chứng minh khả năng biểu đạt phong phú của tiếng Việt.
Thi nhân Việt Nam được coi là sự khám phá và đánh giá đầu tiên đối với Thơ Mới. Việc lựa chọn tác phẩm và tác giả đương thời, nhất là những người mới xuất hiện trên văn đàn, là một việc hết sức khó khăn, nhưng với sự cảm thụ khá sâu sắc và với cái nhìn tinh tế, các tác giả đã chọn được một chùm hoa giàu hương sắc trong vườn Thơ Mới để gửi tặng những người yêu thơ. Chính vì thế, Thi nhân Việt Nam đã được bạn đọc cả nước đón nhận và tán thưởng.
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, việc thẩm định lại những giá trị có thể có những thay đổi, nhưng để bảo đảm tính lịch sử của một tác phẩm đã xuất hiện trước đây, Trí Việt Books cho in nguyên văn của tác phẩm, nhằm mang đến cho bạn đọc những cảm xúc vẹn nguyên cùng với tác giả khi cảm nhận về phong trào Thơ Mới một thời.
Thi Nhân Việt Nam (Tái Bản) Thi nhân Việt Nam là tên cuốn sách vừa là hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình về phong trào thơ mới Việt Nam, do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kỳ Thơ mới, ghi nhận lại những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932-1941. Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả. Cuốn sách ra đời ngay vào thời kỳ đỉnh cao của phong trào Thơ mới (1941), khi các thi nhân ưu tú nhất của thời kỳ này, như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Vỹ, Đoàn Phú Tứ v.v. đã xuất bản những tác phẩm hay nhất của mình (như Gửi hương cho gió của Xuân Diệu, Lửa thiêng của Huy Cận, Thơ Hàn Mạc Tử, Thơ say của Vũ Hoàng Chương...), cũng là thời điểm quan niệm "nghệ thuật vị nghệ thuật" của Hoài Thanh đang ở đỉnh cao. Gọi là "đỉnh cao" vì thời gian sau 1941, theo cách mạng, quan niệm của Hoài Thanh chuyển dần thành "nghệ thuật vị nhân sinh" cho đến một mức cực đoan là chính ông muốn xóa sổ cuốn Thi nhân Việt Nam bằng những lời chỉ trích "cái tôi" bỉ mị ngày xưa, trong cuốn đó, một cách cực kỳ gắt gao.
Thi Nhân Việt Nam
Thi nhân Việt Nam là cuốn sách sưu tầm, tập hợp, giới thiệu, phê bình sự nghiệp và thành tựu của 42 tác giả trong phong trào Thơ Mới, xuất bản đầu năm 1942.
Bằng sự cảm thụ sâu sắc và cái nhìn tinh tế, Hoài Thanh - Hoài Chân đã rất thành công để dựng lên chân dung và đặc điểm của từng vị thi sĩ. Mỗi một nhà thơ là một khóm hoa rực rỡ, mang vẻ đẹp riêng tạo thành một vườn hoa thơ đầy hương sắc trong dòng chảy văn chương Việt. Cho đến nay, công trình này được xem là một trong những công trình có giá trị văn học vô cùng to lớn đối với nền văn chương nước ta.
Thi nhân Việt Nam là một trong những tác phẩm mà Sống (Thương hiệu sách Tác giả Việt) đặc biệt tuyển chọn để đưa vào Tủ sách Khuê Văn – tủ sách gồm những áng văn trác tuyệt được ví như những vì tinh tú trong nền văn học Việt Nam.
Lược trích:
- Độ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vừng sao đột nhiên ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Dầu sau này danh vọng Thế Lữ có mờ đi ít nhiều, nhưng người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này. Thế Lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ. (Trích bài viết về Thế Lữ).
- Bởi Xuân Diệu đã gửi trong thơ của người lẫn với một chút hương xưa của đất nước, bao nhiêu nỗi niềm riêng của thanh niên bây giờ - Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới – nên chỉ những người lòng còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho một chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê vẫn chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời. Song những ai chê Xuân Diệu, tưởng Xuân Diệu có thể trả lời theo lối Lamartine ngày trước: “Đã có những thiếu niên, những thiếu nữ hoan nghênh tôi”. (Trích bài viết về Xuân Diệu).
- Hàn Mặc Tử đã dựng riêng một ngôi đền để thờ Chúa. Thiếu lòng tin, tôi chỉ là một du khách bỡ ngỡ không thể cùng quỳ lạy với thi nhân. Nhưng lòng rôi có dửng dưng, trí tôi làm sao không ngợp vì cái vẻ huy hoàng, trang trọng, linh lung, huyền ảo của lâu đài kia? Có những câu thơ đẹp một cách lạ lùng, đọc lên như rưới vào hồn một nguồn sáng láng. Xuân như ý rõ ràng là tập thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử. (Trích bài viết về Hàn Mặc Tử).
Trên đỉnh Namsan ngắm mặt trời là hành trình trải nghiệm, khám phá đất nước Hàn Quốc của một cô gái không-biết-tiếng-Hàn. Cuốn sách là trải nghiệm của cá nhân tác giả Hoài Thanh kể về cuộc sống, học tập khi ở Hàn Quốc. Ngoài ra còn có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm khi tìm hiểu – làm hồ sơ – hoàn tất thủ tục – chuẩn bị hành trang đi du học.
Nhận học bổng toàn phần để sang Hàn học tập bằng ngoại ngữ tiếng Anh, Hoài Thanh đã vấp phải nhiều rào cản để hòa nhập với môi trường sống, học tập của Hàn. Nhưng không vì vậy mà cô gái nhỏ nhắn nản chí bỏ cuộc, cô đã nỗ lực rất nhiều để từ một sinh viên không thể nghe hiểu được lời của giảng viên trở thành sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, đứng đầu khoa Quan hệ Quốc tế của trường Đại học Quốc gia Kongju. Những tình huống éo le, dở khóc dở cười mà Hoài Thanh từng gặp phải là “sự thật” mà bất cứ du học sinh nào cũng có thể gặp phải khi các bạn chưa được trang bị nhiều kinh nghiệm sống, kỹ năng mềm.
Trên đỉnh Namsan ngắm mặt trời sẽ cho bạn thấy du học là một cuộc chiến với chính mình, một cuộc chiến giữa lý trí và con tim. Hình ảnh chinh phục tháp Namsan cũng giống như chặng đường du học, có buồn vui, hạnh phúc, nản chí và những điều tốt đẹp sẽ đợi bạn trên đỉnh. Tháp Namsan chỉ là một trong nhiều “đỉnh tháp” bạn cần chinh phục trong cuộc đời này. Hãy can đảm bước đi để được sải rộng đôi cánh của mình!
“Tình yêu của tôi đối với Hàn Quốc cũng đẹp, lãng mạn và vĩnh hằng như những ổ khóa tình yêu trên đỉnh tháp Namsan.”
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi