Combo Người Thành Công Không Bao Giờ Trì Hoãn + Tủ Sách Học Làm Người - Đầu Tư Tương Lai (Bộ 2 Cuốn)
1. Người Thành Công Không Bao Giờ Trì Hoãn
Người Thành Công Không Bao Giờ Trì Hoãn
- Xua tan trì hoãn với bí kíp "Du hành thời gian";
- Xác định các ưu tiên THỰC SỰ của bạn;
- Làm trống hộp thư đến, xử lý thư rác bằng công cụ 321Zero;
- Hạn chế căng thẳng bằng công cụ Richard Branson;
- Rời nơi làm việc lúc 5h chiều mà không cảm thấy áy náy;
- Tổ chức cuộc họp theo kiểu Apple, Google và Virgin;
- Kiểm soát phiền nhiễu do các phương thức truyền thông xã hội gây ra;
- Và nhiều bí quyết khác nữa...
Ngoài ra, bạn đọc còn được:
- Tìm hiểu xem mình thuộc mẫu người sử dụng thời gian nào qua phần Trắc nghiệm vui;
- Bỏ tủi 100+ trích dẫn thú vị về quản lý thời gian.
2. Tủ Sách Học Làm Người - Đầu Tư Tương Lai
Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết, mỗi bài viết là một quan điểm, một tính tình, những việc mà chúng ta cần làm để có một tương lai xán lạn và thành công. Đó là bạn nên lên kế hoạch đầu tư vốn học cho bản thân như thế nào? Bạn đang làm việc có chương trình không? Những bước chọn lựa nào là định mệnh, là bước ngoặt của đời bạn?
Đầu tư tương lai nằm trong Tủ sách Học làm người của học giả Hoàng Xuân Việt, với những bài học vô cùng thiết thực, dù đã trải qua một thế kỷ nhưng vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho người trẻ thời nay.
Trích dẫn:
- Trong mỗi cá nhân, tạo hóa ban cho một số khả năng nào đó hoặc tiềm tàng hoặc hiện lộ nhờ những cơ hội thuận tiện thúc đẩy. Tôi có dịp nói trước công chúng tuy tôi nói dở mà bắt buộc phải nói mãi sau cùng bớt ấp úng. Còn trong bạn biết đâu bạn đã có sẵn mầm mống hùng biện, sáng tác, chỉ huy, hội họa, điêu khắc… Chúng như con diều, bạn hãy làm gió cho chúng cất cánh. Chúng là hòn ngọc đang bị bụi cát che lấp đấy, bạn hãy khai quật chúng lên. Muốn vậy bạn hãy tin rằng giá trị đời bạn, bạn có thể xây dựng được và phải xây dựng nữa. Bạn phải cả tin rằng bạn không tự xây dựng thì không ai xây dựng cho bạn cả.
- Làm việc có chương trình. Thưa bạn! Mấy tiếng ấy là con đẻ của óc tổ chức công việc theo khoa học. Làm việc có chương trình là suy nghĩ trước việc mình sắp làm, thấy trước mục tiêu, đo lường trước các trở lực, đề phòng trước các thất bại. Tinh thần khoa học áp dụng vào công việc là tinh thần tổng hợp và phân tích. Nhờ tổng hợp người ta nhìn thống quán toàn bộ công việc. Nhờ phân tích người ta mổ xẻ công việc trong chi tiết. Hai tinh thần đó là kim chỉ nam để lập các chương trình hành động.
- Trong việc chụp cơ hội tôi muốn nhắn riêng với bạn điều này. Là phần đông chúng ta ưa dễ ngại khó. Một cơ hội tốt bao giờ cũng đòi hỏi một số điều kiện. Chụp một cơ hội tốt là tự dấn thân vào công việc không phải đông người làm. Bạn quá biết con đường mòn dễ đi, con đường rừng mới vạch thì gập ghềnh, chông gai, song vì đường mòn dễ đi nên đông người và ta có thể bị nghẽn lối. Chọn nghề mà lựa đường mòn thì đụng phải ý nghĩa của câu: “Một con cá lội mấy người buông câu.”
- Thưa bạn, người bạn trẻ đã quen biết hoặc chưa quen biết, đang đặt chân lên thềm đời hay còn nuôi mộng vàng trên ghế học đường hoặc đã lăn lóc nhiều với cuộc đời nhiều gió bụi! Tôi kể vài trường hợp điển hình trên chỉ muốn để nói với bạn điều này: Ta hãy đối đầu với nghịch cảnh. Ai trên đời cũng có thứ nghịch cảnh riêng cả. Chính mình, mình thấy rõ nghịch cảnh của mình nhất. Hễ vào đời thì sớm muộn gì cũng phải chấp nhận định luật này là: Đối đầu với trở lực. Bao giờ cũng có trở lực, nếu không hành động như vậy thì đầu hàng nó. Ta không tiêu diệt nghịch cảnh thì nghịch cảnh tiêu diệt ta. Hễ muốn ngoi đầu lên thì bằng bất cứ giá nào cũng phải lo chuyển bại thành thắng. Tất cả giá trị của một người đều nằm ở chỗ lật lại thế cờ một tình trạng mà họ cho là bi đát”.
Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết, mỗi bài viết là một quan điểm, một tính tình, những việc mà chúng ta cần làm để có một tương lai xán lạn và thành công. Đó là bạn nên lên kế hoạch đầu tư vốn học cho bản thân như thế nào? Bạn đang làm việc có chương trình không? Những bước chọn lựa nào là định mệnh, là bước ngoặt của đời bạn?
Đầu tư tương lai nằm trong Tủ sách Học làm người của học giả Hoàng Xuân Việt, với những bài học vô cùng thiết thực, dù đã trải qua một thế kỷ nhưng vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho người trẻ thời nay.
Trích dẫn:
- Trong mỗi cá nhân, tạo hóa ban cho một số khả năng nào đó hoặc tiềm tàng hoặc hiện lộ nhờ những cơ hội thuận tiện thúc đẩy. Tôi có dịp nói trước công chúng tuy tôi nói dở mà bắt buộc phải nói mãi sau cùng bớt ấp úng. Còn trong bạn biết đâu bạn đã có sẵn mầm mống hùng biện, sáng tác, chỉ huy, hội họa, điêu khắc… Chúng như con diều, bạn hãy làm gió cho chúng cất cánh. Chúng là hòn ngọc đang bị bụi cát che lấp đấy, bạn hãy khai quật chúng lên. Muốn vậy bạn hãy tin rằng giá trị đời bạn, bạn có thể xây dựng được và phải xây dựng nữa. Bạn phải cả tin rằng bạn không tự xây dựng thì không ai xây dựng cho bạn cả.
- Làm việc có chương trình. Thưa bạn! Mấy tiếng ấy là con đẻ của óc tổ chức công việc theo khoa học. Làm việc có chương trình là suy nghĩ trước việc mình sắp làm, thấy trước mục tiêu, đo lường trước các trở lực, đề phòng trước các thất bại. Tinh thần khoa học áp dụng vào công việc là tinh thần tổng hợp và phân tích. Nhờ tổng hợp người ta nhìn thống quán toàn bộ công việc. Nhờ phân tích người ta mổ xẻ công việc trong chi tiết. Hai tinh thần đó là kim chỉ nam để lập các chương trình hành động.
- Trong việc chụp cơ hội tôi muốn nhắn riêng với bạn điều này. Là phần đông chúng ta ưa dễ ngại khó. Một cơ hội tốt bao giờ cũng đòi hỏi một số điều kiện. Chụp một cơ hội tốt là tự dấn thân vào công việc không phải đông người làm. Bạn quá biết con đường mòn dễ đi, con đường rừng mới vạch thì gập ghềnh, chông gai, song vì đường mòn dễ đi nên đông người và ta có thể bị nghẽn lối. Chọn nghề mà lựa đường mòn thì đụng phải ý nghĩa của câu: “Một con cá lội mấy người buông câu.”
- Thưa bạn, người bạn trẻ đã quen biết hoặc chưa quen biết, đang đặt chân lên thềm đời hay còn nuôi mộng vàng trên ghế học đường hoặc đã lăn lóc nhiều với cuộc đời nhiều gió bụi! Tôi kể vài trường hợp điển hình trên chỉ muốn để nói với bạn điều này: Ta hãy đối đầu với nghịch cảnh. Ai trên đời cũng có thứ nghịch cảnh riêng cả. Chính mình, mình thấy rõ nghịch cảnh của mình nhất. Hễ vào đời thì sớm muộn gì cũng phải chấp nhận định luật này là: Đối đầu với trở lực. Bao giờ cũng có trở lực, nếu không hành động như vậy thì đầu hàng nó. Ta không tiêu diệt nghịch cảnh thì nghịch cảnh tiêu diệt ta. Hễ muốn ngoi đầu lên thì bằng bất cứ giá nào cũng phải lo chuyển bại thành thắng. Tất cả giá trị của một người đều nằm ở chỗ lật lại thế cờ một tình trạng mà họ cho là bi đát”.
Cuốn sách gồm 2 phần:
- Đặt vấn đề truyền bá tư tưởng, tuyên truyền.
- Truyền bá tư tưởng hay là tuyên truyền như thế nào?
Mỗi phần tác giả lý giải vai trò, nguyên nhân tại sao và cách làm như thế nào để có thể truyền bá được cái mình muốn truyền đạt một cách hiệu quả. Cuốn sách này gửi đến bạn những nghiên cứu tâm lý cùng kỹ thuật tuyên truyền để giúp giải đáp các hỏi trên.
Cuốn sách nằm trong Tủ sách Học làm người của học giả Hoàng Xuân Việt. Ông từng đảm nhiệm vị trí hiệu trưởng của Trường Nhân Xã Học Làm người (1966-1975), Trường Hán Nôm Học Làm Người Nguyễn Trãi (1993-2001), và là tác giả của hơn 300 đầu sách trong nhiều lĩnh vực, nổi bật là sách học làm người.
Trích dẫn:
- Trước hết xin bạn hãy là tín đồ của thần chân lý. Phải phục vụ chân lý thì cuộc đời mới thực có chân giá trị. Tuyên truyền dù tinh xảo đến đâu mà bạn phổ biến tà thuyết thì công lao của bạn rút cục là bia cho đời nguyền rủa. Nói chân lý là nói những lý ít ra không bị lung lay dưới sự kiểm soát của triết học và khoa học. Không có gì khốn đốn cho một đời người bằng hy sinh phục vụ trọn kiếp cho một tà thuyết. Cũng có gì đáng nguyền rủa bằng dùng tà thuyết mà mê hoặc hạng ngu dốt, xô đẩy thế hệ này qua thế hệ kia vào vòng mê hoặc. Đời này đã lỗ đời sau không có gì bảo đảm vốn lời.
- Con đường của những danh nhân đi là con đường chân lý hay ít ra họ cho là chân lý. Các ý tưởng của họ được nối kết lại thành hệ thống mà người ta gọi là ý thức hệ. Con đường của họ chắc cũng là con đường bạn nhắm vì có thể bạn không nuôi cao vọng làm vĩ nhân nhưng bạn vẫn ước mong truyền bá những tư tưởng của mình. Ai trong chúng ta mà từ lúc trên ghế trung đại học không có lúc ngồi nghĩ khi ra trường sẽ hoạt động văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị hay cứu nhân độ thế cách nào đó. Mộng đó là một trong muôn ngàn mộng đẹp của tuổi xuân. Còn nói cho khi ra trường mà ta gặp ngay một cơ hội nào đó để hoạt động. Nói hoạt động là nói truyền bá ý tưởng bằng ngôn từ, cử chỉ, hành vi.
- Cuộc đời của bạn sẽ là một cuộc đời có thực giá nếu bạn theo một chính thuyết, phục vụ một chân giáo, trọn đời theo đuổi khoa học, phụng sự nhân loại. Vũ trụ và con người cho đến bây giờ còn là cái rừng u minh. Các chân lý chưa được khám phá bao nhiêu. Bạn hãy tiếp tay với các danh nhân tiền bối vào công việc khai trí, khai tâm nhân loại. Đời còn thiếu những thế hệ trẻ giàu nhiệt huyết phục vụ lý tưởng ấy. Khi nắm được chân lý, bạn đừng để chân lý khô khan. Nếu vàng người ta làm thành dây tay, kính, lắc để hấp dẫn sự trang sức thì chân lý cũng cần được chuyển thành những ý lực trong một hệ thống.
Sách kỹ năng sống, Sách nuôi dạy con, Sách tiểu sử hồi ký, Sách nữ công gia chánh, Sách học tiếng hàn, Sách thiếu nhi