1. Sách
  2. ///

Tác Giả Ilse Sand

Tổng hợp sách của tác giả Ilse Sand tại KhoSach.com.vn
học cách yêu lại chính mình - bắt đầu từ việc đi qua cảm giác dằn vặt, tội lỗi

Học Cách Yêu Lại Chính Mình - Bắt Đầu Từ Việc Đi Qua Cảm Giác Dằn Vặt, Tội Lỗi

Nói một cách hình tượng, lương tâm có lẽ là nơi chúng ta thường xuyên soi xét, đánh giá chính mình. Và chắc hẳn bạn tìm đến cuốn sách này là vì đôi khi bạn cũng phán xét bản thân hơi khắc nghiệt.

Việc bạn cảm thấy tội lỗi và lương tâm cắn rứt vốn rất tốt. Nó cho thấy bạn là người có trách nhiệm, quan tâm đến việc đóng góp tích cực cho cuộc sống của chính mình cũng như cuộc sống của người khác.

Một số người nhanh chóng nhận trách nhiệm về những cảm xúc tiêu cực. Trong khi một số khác thì lại hiếm khi hoặc không bao giờ cảm thấy tội lỗi trước những điều tiêu cực xảy ra.

Hầu hết chúng ta đều ở đâu đó giữa hai thái cực trên, nhưng đôi khi lại thiên về bên này hoặc bên kia một chút trong cuộc sống của mình. Chúng ta sẽ có những ngày tốt lành vui vẻ hoặc những khoảng thời gian dài mà ở đó, chúng ta nhìn nhận bản thân và cuộc sống theo hướng tích cực. Rồi cũng có cả những ngày tồi tệ xảy đến khi chúng ta gánh chịu quá nhiều lời chỉ trích, lương tâm cắn rứt và cảm thấy mình không xứng đáng.

Cuốn sách sẽ mô tả cách giúp bạn thay đổi các nguyên tắc và quy tắc mà bạn đã hình thành trong cuộc sống; thoát khỏi cảm giác tội lỗi vốn thuộc về người khác; làm bạn với nỗi sợ hãi; buông bỏ những khó khăn khiến bạn kiệt sức và tìm thấy sức mạnh khi thừa nhận tội lỗi của bạn, chia sẻ nó với người khác - nếu có liên quan - và tha thứ cho bản thân.

ngại gì xấu hổ - thấu hiểu sự xấu hổ và tìm lại tự do trong bạn

Ngại Gì Xấu Hổ - Thấu Hiểu Sự Xấu Hổ Và Tìm Lại Tự Do Trong Bạn

Trên cơ thể bạn có điểm gì khiến bạn không muốn lộ ra trước mặt người khác không? Có nét tính cách nào mà bạn đang cố che giấu, hoặc có điều gì đó đã xảy ra với bạn mà bạn không muốn chia sẻ với ai? Điểm yếu mà bạn hy vọng không ai phát hiện ra?

Khi xét đến những nguyên nhân gây ra các vấn đề của bản thân, có lẽ bạn sẽ ít nghĩ tới sự xấu hổ đầu tiên. Sự xấu hổ thường bị che khuất và rất hiếm khi chúng ta nói về nó. Sự xấu hổ thường bị ẩn giấu sau những vấn đề khác, chẳng hạn như sự dồn nén bản thân quá mức, sự tự ti, kiệt sức trong các tình huống xã hội và những vấn đề liên quan đến các mối quan hệ gần gũi. Nó cũng có thể là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến việc bị lạm dụng hoặc trở thành nguồn cơn của sự tức giận.

Cuốn sách Ngại gì xấu hổ: Thấu hiểu sự xấu hổ và tìm lại tự do trong bạn được viết bằng những ngôn từ rõ ràng, thẳng thắn nhằm chỉ ra sự xấu hổ phát sinh như thế nào; làm sao một số người lại cảm thấy xấu hổ hơn nhiều so với bất kì lý do thực tế nào mà họ có thể đưa ra; làm sao để bạn hiểu được liệu sự xấu hổ có phải là nguyên nhân đằng sau một số vấn đề của bản thân hay không; cách bạn có thể đi qua nỗi xấu hổ của mình và đạt được tự do nội tâm sâu sắc hơn.

Cuốn sách này sẽ phù hợp với những ai quan tâm đến tâm lý học hoặc phát triển bản thân. Và là cuốn sách đặc biệt hữu ích cho những ai có xu hướng cảm thấy điều gì đó không ổn đang diễn ra bên trong họ.

dám sống hướng nội và cực kỳ nhạy cảm - cẩm nang về ranh giới, niềm vui, và sự chữa lành

Bạn từng khổ sở về tích cách hướng nội của mình?

Bạn từng thấy cuộc sống thật mệt mỏi và phức tạp chỉ vì bạn trót mang một tâm hồn nhạy cảm?

Ilse Sand thấu hiểu những điều đó.

Từng đảm nhận công việc mục sư, một vai trò đòi hỏi phải thường xuyên tiếp xúc với mọi người. Nhưng oái ăm thay, Sand lại là một người hướng nội so với công việc đòi hỏi tính cách hướng ngoại này.

Dám sống hướng nội và cực kỳ nhạy cảm là tác phẩm đúc kết nhiều năm tháng làm mục sư và chuyên gia tư vấn tâm lý của Ilse Sand. Nhưng trên hết, nó là trải nghiệm của một người hướng nội đã thoát ra mặc cảm để tìm thấy niềm vui sống và phát huy hết những năng lực mà tính cách hướng nội của mình mang lại.

Tác phẩm là lời tâm tình cho những người hướng nội, cũng như bất kỳ ai yêu mến những người mang tính cách nhạy cảm.

Ilse Sand

Tác giả người Đan Mạch.

Bà từng là mục sư trong hơn mười năm. Những trải nghiệm trong thời gian làm mục sư đã giúp bà rất nhiều trong công việc của một chuyên gia tư vấn tâm lý.

Ilse Sand là tác giả của nhiều đầu sách tâm lý - kỹ năng được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ trên toàn thế giới.

người nhạy cảm trong thế giới vô cảm

“Người nhạy cảm trong thế giới vô cảm” là những chia sẻ của Ilse Sand - một nhà tâm lý học, đồng thời cũng là một mục sư - về những người thuộc nhóm cực kỳ nhạy cảm. Chúng ta đang bị định hình trong một khung văn hóa coi trọng những đặc trưng tính cách và hành vi rất khác với mình. Chính vì thế mà người nhạy cảm ít có khả năng trân trọng bản thân, họ thường phải cố gắng cả đời để tỏ ra “đầy sức sống”, hoạt bát và điều đó không hề dễ chịu chút nào.

Người nhạy cảm không chỉ là những người nhút nhát trong giao tiếp hay sống nội tâm mà còn là những người nhạy cảm với một số những yếu tố mùi hương, tiếng ồn và cả bầu không khí nữa.  Bạn có thể không thuộc nhóm người nhạy cảm, nhưng Ilse Sand còn viết “Người nhạy cảm trong thế giới vô cảm” để dành cho những ai cảm thấy mệt mỏi trong việc gò bó mình vào một quy chuẩn, phải đấu tranh quá nhiều để đạt được kỳ vọng mà xã hội áp đặt hay có một khía cạnh nào trong con người khiến bạn tự ti. Cuốn sách là những nghiên cứu và đúc kết mà bất cứ ai cũng nên tham khảo.

Người thuộc nhóm nhạy cảm có những hạn chế cũng như những khả năng to lớn. Họ có thể giam mình trong vòng luẩn quẩn của sự tự ti, dễ đạt tới mức độ giới hạn khi có những biến cố bất ngờ, khó nói lời từ chối,... Nhưng đồng thời họ còn có những giá trị mà rất riêng như khả năng suy nghĩ sâu để đưa ra những chiêm nghiệm cá nhân, một trí tưởng tượng phong phú với hệ thần kinh tinh nhạy. Chưa kể họ còn giàu lòng trắc ẩn, tử tế và chu đáo. Nếu có thể kiểm soát bản thân và khắc phục hạn chế, những người nhạy cảm sẽ có khả năng xây dựng những mối quan hệ chất lượng cao, dễ dàng phát huy giá trị của mình trong những lĩnh vực như nghệ thuật, chăm sóc khách hàng hay lĩnh vực y tế.

Với Ilse Sand, nhóm người nhạy cảm không cần phải cố gắng để trở thành một ai đó khác chỉ để phù hợp với quy chuẩn của xã hội. Họ hãy cứ bình tĩnh tìm hiểu chính mình, vì “khi những người nhạy cảm cao tìm thấy bản thân trong những môi trường nuôi dưỡng được con người mình, họ sẽ phát triển mạnh mẽ”.

Quyển sách chính là nơi người nhạy cảm tìm thấy chính mình, trao gửi tâm tư, cũng là một tác phẩm để tất cả mọi người mở rộng góc nhìn và tạo động lực để phát triển bản thân.

MỤC LỤC

1. Đặc điểm của những sinh vật có độ nhạy cảm cao

Hai loại tính cách trong cùng một bản thể

Chúng ta tiếp thu nhiều thông tin hơn và đào sâu suy nghĩ về chúng

Nhạy cảm khi thâu nạp thông tin mang tính cảm quan

Dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác

Sự tận tâm

Đời sống nội tâm phong phú

Một tâm hồn với bản năng tò mò

Một giải pháp khác biệt

Chậm rãi và sáng suốt

Những người nhạy cảm thích kiếm tìm cảm giác mạnh

Hướng nội và hướng ngoại

Ưu và nhược điểm của loại hình học

2. Tiêu chuẩn cao và lòng tự tôn thấp

Châm ngôn cá nhân

Tiêu chuẩn cao

Lòng tự tôn hay sự tự tin

Tại sao những người nhạy cảm cao thường thiếu niềm tin vào giá trị của bản thân

Lòng tự tôn thấp và tiêu chuẩn cao duy trì lẫn nhau như thế nào

Hãy thử với việc nói “không”

Nỗi sợ bị bỏ rơi

Nắm lấy cơ hội

3. Cách tổ chức cuộc sống tùy theo tính cách bản thân

Kiến tạo không gian

Khi khách nán lại

Khi bạn phải nói không với điều mình thích

Một số lời khuyên và ý tưởng đối phó với quá tải cảm xúc

Một số lời khuyên về giấc ngủ

Lợi ích của nước, tập thể dục và tiếp xúc cơ thể

Thể hiện bản thân ngăn chặn cảm giác quá tải

Khi bạn bị quá tải từ bên trong

Kể cho người khác nghe về sự nhạy cảm của bạn

4. Làm cách nào để tận dụng và thể hiện khả năng thấu hiểu người khác

Những người nhạy cảm cao thích những tương tác chất lượng cao

Nghỉ giải lao

Đảm bảo bạn là một phần của cuộc đối thoại, chứ không phải độc thoại

Tìm ra những phản hồi mà bạn muốn gửi đi hoặc nhận lại

Cách làm đi sâu và giảm nhẹ một cuộc trò chuyện

Giúp buổi nói chuyện sinh động hơn

Mang cuộc trò chuyện trở lại bình thường

Tương tác theo bốn cấp độ

Mô hình trên hữu ích thế nào đối với những tâm hồn nhạy cảm?

5. Cách đối mặt với cơn giận của chính bạn và người khác

Những người nhạy cảm cao thường có giải pháp khác nhau khi đối mặt với cơn giận

Tận dụng khả năng của bản thân để đồng cảm và đào sâu suy ngẫm

Khi đồng cảm với sự tức giận là không khôn ngoan

Khi bạn không cho người khác biết điều mình không thích

Khi cơn giận bảo vệ chúng ta khỏi sự bất lực và đau buồn

Tránh thuyết giảng đạo đức

Từ “nên” thành “mong muốn” - từ tức giận đến buồn phiền

6. Tội lỗi và xấu hổ

Cảm giác tội lỗi thích đáng

Cảm giác tội lỗi dư thừa

Đối mặt với cảm giác tội lỗi

Cảm giác xấu hổ

Nếu bạn xấu hổ về sự nhạy cảm của mình

7. Các tình huống trong cuộc sống

Những khó khăn trong các mối quan hệ

Làm một người cha, người mẹ nhạy cảm cao

8. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần

Dễ bị lo âu và trầm cảm

Sợ hãi là một cảm xúc tự nhiên

Kiệt sức và trầm cảm

Sự kết nối giữa cảm xúc và suy nghĩ - mô hình nhận thức

Đôi lúc ta cần sáng suốt chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất

Đặc trưng của nhạy cảm cao sẽ giống chứng rối loạn lo âu trong mắt những người khác

Các vấn đề khác có thể gây ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh nhạy cảm

9. Phát triển và lớn mạnh

Những người nhạy cảm cao và liệu pháp tâm lý trị liệu

Yêu thương bản thân - ủng hộ bản thân

Động lòng trắc ẩn với chính mình

Hòa giải

Niềm vui khi trở thành chính mình

10. Nghiên cứu đặc điểm nhạy cảm cao

Phản ứng mạnh mẽ với cảm quan đầu vào

Một khớp nối mới

Bản tính và giáo dục

Kết quả kiểm tra

PHẦN KẾT

Món quà dành cho những người nhạy cảm

Một số ý tưởng cho những người nhạy cảm cao

Các hoạt động cho đi

Các hoạt động khi bạn bị quá tải cảm xúc

Trắc nghiệm về bản thân: Bạn nhạy cảm đến mức nào?

Danh mục tài liệu tham khảo

Lời cảm ơn

TRÍCH ĐOẠN SÁCH:

SỰ TẬN TÂM

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ hay bị ức chế (nhạy cảm) vào độ tuổi lên bốn sẽ ít có khả năng gian lận, phá vỡ các quy tắc hoặc có những hành động ích kỷ ngay cả khi chúng ư chắc chắn rằng không có ai đang theo dõi mình. Hơn nữa, chúng thường đưa ra những câu trả lời hợp tình hợp lý khi phải đối mặt với các tình huống khó nhằn về đạo đức (Kochanska và Thompson 1998)

Nhiều người sở hữu tính nhạy cảm cao rất tận tâm và có xu hướng gánh trách nhiệm với cả thế giới. Từ khi còn nhỏ, nhiều người trong số chúng ta thường “đánh hơi” được sự bất an hiển hiện xung quanh và tìm cách xoa dịu chúng.

'Khi tôi cảm nhận được sự bất hạnh của mẹ, tôi luôn cố tránh thành nỗi phiền toái của bà. Tôi đã nghĩ rất nhiều xem nên làm gì để giúp cuộc sống của mẹ tốt hơn. Một ngày nọ tôi quyết định mỉm cười với tất cả những người tôi gặp. Tôi tưởng tượng người khác sẽ thấy ngưỡng mộ mẹ tôi vì mẹ nuôi dạy con rất giỏi '. - Hanne, 57 tuổi

Khi bạn phát hiện ra sự bất an hoặc căng thẳng xung quanh mình, bạn thường nảy sinh thôi thúc đứng ra chịu trách nhiệm về nó và lập tức nỗ lực thay đổi mọi thứ cho tốt hơn.

Bạn có thể lắng nghe những bức xúc của mọi người liên quan, đưa ra những nhận xét tích cực và cố tìm ra giải pháp. Sau đó, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và cần phải rời khỏi nhóm để về nhà trong khi những người khác nhanh chóng lấy lại bình tĩnh sau cuộc xung đột và tiếp tục với sự hân hoan.

Việc bước ra và chịu trách nhiệm với một chuyện gì đó là ý tưởng hay hoặc dở còn phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể. Vấn đề nằm ở chỗ bạn rất khó giữ cho mình  không bị ảnh hưởng bởi cảm giác khó chịu khi chuyện đó xảy đến và điều này sẽ khuấy loạn bộ não của bạn.

Không ai có thể gánh chịu trách nhiệm cho cả thế giới. Ngoài ra, khi bạn nhận trách nhiệm về một điều gì đó, bạn thực sự đang lấy đi trách nhiệm từ một người khác. Trong một vài tình huống nhất định, điều tốt nhất nên làm là để người trong cuộc chịu trách nhiệm và học hỏi từ những sai lầm của họ.

“Sau khi tôi học được cách không nên luôn luôn nhận trách nhiệm thay cho người khác, tôi thấy mình trữ được nhiều năng lượng hơn để sống trong thế giới này.” - Egon, 62 tuổi

Những người nhạy cảm luôn rất cố gắng  không làm người khác phải chịu đau đớn hoặc khó chịu. Do đó, chúng ta đổ rất nhiều nỗ lực vào cách giao tiếp với những người khác. Những người có tâm trí mạnh mẽ hơn dường như ít cân nhắc hơn về những gì họ sẽ nói hoặc làm. Điều này có thể gây ngạc nhiên với  người có tính nhạy cảm cao.

Tôi thường nghe nhiều những người nhạy cảm cao kể lại rằng họ đã bị sốc thế nào trước những nhận xét thiếu suy nghĩ hay dễ gây tổn thương. Dường như mọi người luôn mong đợi những người xung quanh suy nghĩ thấu đáo và để tâm đến sự tương tác giữa người với người như mình. Nhưng những người khác lại không làm như vậy. Chính vì vậy, ta nên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho điều này hơn để bản thân bị sốc hết lần này đến lần khác.

Một khi bạn đặt quá nhiều tâm tư vào mọi thứ như cách những người có tính nhạy cảm cao vẫn làm, phản ứng của bạn sẽ chậm hơn và khó tương tác tự nhiên với người khác. Bạn có lẽ đã từng chịu thua trong nhiều cuộc tranh cãi, và mãi tới tận hôm sau mới nhận ra mình nên nói và hành xử như thế nào cho đúng.

Tôi thấy cần nhấn mạnh một điều quan trọng rằng những người sở hữu tính nhạy cảm cao không phải lúc nào cũng chu đáo, cẩn thận và thấu cảm. Khi chúng ta  nhạy cảm quá mức hoặc choáng váng trong quá nhiều luồng cảm xúc,  chúng ta dễ trở nên rất thiếu suy nghĩ và đôi khi rất khó gần.

MỘT TÂM HỒN VỚI BẢN NĂNG TÒ MÒ.

Nhiều người nhạy cảm cao tin rằng con người chỉ là một phần của một tổng thể lớn hơn. Thông thường, một người có tính nhạy cảm cao sẽ có sự kính trọng sâu sắc đối với thiên nhiên và cảm nhận được mối liên hệ với các loài động thực vật. Một số người quyết định đào sâu khám phá về những niềm tin và thể chế tôn giáo khác nhau như nhà thờ, trung tâm phát triển bản thân hoặc những cộng đồng tâm linh. Nhưng hầu hết sẽ tạo ra đức tín của riêng mình hoặc chắt lọc ra những gì họ cảm thấy phù hợp với bản thân mình từ nhiều nơi khác nhau.

Mối quan hệ của chúng ta với Chúa, đấng toàn năng, thiên thần hộ mệnh hay bất cứ thứ gì chúng ta muốn gọi tên thường là mối quan hệ rất riêng tư. Chúng ta thiết lập mối liên hệ của riêng mình với đấng thiêng liêng mà không cần đến một linh mục, nhà lãnh đạo tôn giáo hay bậc thầy tâm linh dẫn đường chỉ lối. Trò chuyện với một thứ siêu nhiên tuyệt vời hơn hẳn bản thân mình là một điều khá tự nhiên đối với hầu hết những người nhạy cảm, nhưng chúng ta không cảm thấy sự thôi thúc phải đề cập điều đó với những người khác.

1
Kiến Thức Chia Sẻ là chuyên trang chia sẻ tài liệu học tập hay và sách PDF miễn phí, giúp người học tiếp cận nguồn kiến thức phong phú và đa dạng. Từ sách giáo trình, tài liệu ôn thi đến ebook chuyên ngành, trang web cung cấp đầy đủ nội dung chất lượng, hỗ trợ học tập hiệu quả. Với giao diện thân thiện và kho tài nguyên cập nhật liên tục, đây là địa chỉ tin cậy cho mọi đối tượng học sinh, sinh viên, và người đam mê tri thức. Truy cập ngay để khám phá và tải sách PDF hoàn toàn miễn phí!

VỀ KIENTHUCCHIASE.COM

icon shopee